Xưa nay Tâm vẫn ấm ức giữa việc sống đức bác ái qua việc làm từ thiện cho người còn ở Việt Nam và việc vô tình làm như vậy là nuôi dưỡng kẻ cứ nhởn nhơ đè cổ dân mình, tức là Việt cộng.
Từ bé, Tâm đã được ba mẹ dạy rằng: phải thương thằng em của Tâm, chia bánh kẹo cho nó, có món ăn ngon trong nhà thì phải nhớ để dành cho nó, không có xơi tuốt một mình, những đêm trời lạnh, phải nhớ dành chút mền đắp cho nó, không được lôi hết đắp cho mình mình. (Chả là hồi đó còn ở Việt Nam, ba mẹ chỉ có một cái giường cho hai anh em Tâm ngủ chung, nên ba mẹ phải nhắc nhở như vậy).
Từ những tâm tình bé thơ đó, Tâm lớn lên và mở lòng với người chung quanh khi họ gặp thiếu thốn. Đối với Tâm, việc làm từ thiện là chuyện tự nhiên. Được sống ở Úc, đầy đủ mọi mặt, việc gởi tiền về giúp cho gia đình và những người thân, và ngay cả người không thân, không quen, là một chuyện đương nhiên, miễn là họ đúng là người đang gặp khó khăn thiếu thốn thật, đừng có gian dối (đây cũng là một đức tính Tâm học được ở Úc). Chính vì thế mà Tâm rất hăng hái đóng góp cho các chùa, các nhà thờ, các nhóm người gây quỹ gởi về giúp người ở Việt Nam. Tâm không thắc mắc, vì bao giờ lý do gây quỹ cũng là giúp người kém may mắn hơn mình: nào là trẻ em nghèo, trẻ mồ côi, đau mắt cườm, nạn nhân lũ lụt, dân oan khiếu kiện, v.v.... và v.v....., vì ở Việt Nam thì thiếu gì người cần giúp đỡ.
Tâm rất khâm phục những người đứng ra xả thân, có khi đem hết thời gian tâm trí để tạo những buổi gây quỹ cho người cùng khổ tại Việt Nam, nhất là người trẻ, và lại là người không phải là người Việt Nam, như cô Tim chẳng hạn. Tâm thì chỉ việc đến dự tiệc, vui vẻ, gọi là “gãi ngứa lương tâm mình cho khỏi bị cắn rứt”, nhưng những người tạo nên những buổi gây quỹ đó mới là quý hơn nhiều vì họ rất cực. Tham dự hết buổi gây quỹ từ thiện này đến buổi gây quỹ từ thiện kia để gởi về Việt Nam mà Tâm thấy không những không bớt những buổi gây quỹ, mà còn ngày càng nhiều hơn nữa, càng quy mô hơn nữa. Ở đâu, trên khắp các tiểu bang tại Úc, tuần nào Tâm cũng thấy đó đây những buổi gây quỹ cho người ở Việt Nam.
Tâm miên man suy nghĩ: việc mình cứ gởi tiền về như vậy, chừng nào mới châm dứt, chừng nào dân mình mới đứng dậy tự lo cho mình mà không cần những “tấm lòng bác ái” từ người Việt nước ngoài? Đương nhiên người mình chỉ trông mong vào người mình chứ quốc tế thì chắc chắn không thể lâu dài, không thể mãi mãi được. Người ta còn phải lo cho các người cùng khổ từ các nước khác. Bằng chứng là hồi ba mẹ Tâm vượt biên, còn ở đảo tỵ nạn Pulau Bidong hồi đầu những năm 80, cả thế giới đổ dồn về giúp người Việt Nam tỵ nạn, nào là cho định cư, nào là tiếp tế lương thực, quần áo, v.v.... Thế rồi lòng từ tâm đó cũng phải chấm dứt, và các trại tỵ nạn đóng cửa. Nay quốc tế chuyển lòng từ tâm đến những người tỵ nạn từ các xứ Trung Đông, Phi Châu. Còn người Việt khốn khổ tại quê nhà thì quốc tế đâu rỗi hơi để màng đến một cách ồ ạt! Chỉ có dân mình mới xót xa cho nhau.
Tâm cũng miên man suy nghĩ rằng, cứ cho là những khoản tiền, từ vô số các buổi gây quỹ từ thiện mà Tâm tham dự, chắc chắn đến tay những người Tâm muốn giúp, không bị chặn đầu chặn đưôi, không bị kẻ lợi dụng thì ...... có vô tình làm ..... Bộ Xã Hội dùm cho nhà nước Việt Nam không, mình có đang là Centrelink hay Department of Welfare/Community Services không. Ở Úc, cũng có những cơ quan vô vị lợi như Saint Vincent De Paul, Salvation Army, và biết bao nhiêu cơ quan làm việc xã hội để giúp người dân trong lúc khó khăn. Các cơ quan này sống còn để tiếp tục làm việc được là do những tài khoản của chính phủ Úc, có khi vài trăm, vài ngàn đô la Úc, có khi lên tới vài trăm ngàn, và chính phủ chỉ cung cấp tài khoản cho họ mỗi năm hay mỗi hai năm. Luôn luôn chính phủ đòi báo cáo rành mạch mỗi cuối thời kỳ của tài khóa rồi mới cấp tài khóa mới. Và từ đâu mà chính phủ có những tài khóa này nếu không phải từ đồng tiền đóng thuế của người dân?
Như vậy, việc vận hành của đồng tiền đến những người được giúp đỡ rất là minh bạch. Người chính thức nắm vận mệnh của các việc bề ngoai xem như là giúp người trong lúc khó khăn, hay nói cách khác là việc “từ thiện”, chính là CHÍNH PHỦ, là Nhà Nước.
Vậy thì Nhà Nước VN làm gi để giúp những người dân đang gặp khó khăn?
Người dân Úc nhận những sự giúp đỡ khi cần và hiểu đó là sự vận hành của đồng tiền trong sạch, đồng tiền lương tâm, chính nghĩa trong một guồng máy chính phủ có kiểm soát và công bằng cho mọi người dân. Đồng tiền đi từ tiền thuế của một số công dân, qua việc làm của một số công dân khác, và đến tay một số công dân đang cần đến sự giúp đỡ đó.
Ở Việt Nam , đồng tiền thuế của dân lại .... nằm trong tay một lớp người giầu sụ. Nhìn quanh, những người này toàn là cán bộ cộng sản, con em họ hay những người có ăn tay ăn tấm gì với họ mà bà con hay gọi là tư bản đỏ. Họ tiêu xài đồng tiền, không biết từ đâu tới này, Tâm thấy mà ngợp mắt.
Do đó, đồng tiền giúp người dân, đồng tiên lương tâm của những người “có lòng”, bắt buộc PHẢI đến từ một nguồn vận hành CÓ CHÍNH NGHĨA, tức là một chính phủ trong sạch, công bằng, phải có dân chủ, có đối lập thực sự (không phải dân chủ cuội đâu nhé), để ngăn chặn những gian ác của những phường hại dân.
Qua các việc từ thiện đối với người dân trong nước, người Việt hải ngoại không thể khơi khơi làm dùm “job” cho một nhà nước Việt Nam nhởn nhơ sống trên xương máu và nước mắt của người dân. Bởi vì như thế thì nhà nước đó sẽ khoẻ re, rất rảnh tay khi cái khối người Việt hải ngoại làm dùm cái “job” của Centrelink và các cơ quan xã hội.
Tâm không hiểu tại sao cô Tim, một người dám xả thân giúp người cùng khổ tại Việt Nam, lại sợ chụp hình với lá cờ chính nghĩa?
Lẽ ra, cái việc làm “lương tâm” của cô phải đi kèm với việc giúp cho người dân Việt Nam, cả trong lẫn ngoài nước thấy được cái phần “chính nghĩa” mà dân tộc Việt Nam đang cần. Người dân đang cần được thoát khỏi cái đói của bao tử, nhưng họ cũng cần thoát khỏi cái đói về một nhà nước trong sạch, dân chủ, tự do. Nhà nước đó là cái khao khát của người Việt Nam trong và ngoài nước. Nhà nước đó hiện nay được biểu hiện qua lá cờ vàng ba sọc đỏ, tượng trưng cho cái gì hay, đẹp, đi ngược lại với cái gian tà của cờ đỏ.
Trong hiện tại, cái biểu hiện tốt đẹp đó chỉ có người Việt ở nước ngoài mới được dùng. Lá cờ tưng bừng, lá cờ chính nghĩa, làm rung động cả một vùng trời Sydney và cả thế giới trong dịp World Youth Day (Ngày Giới Trẻ Thế Giới) vào tháng 7 năm 2008. Bao nhiêu người, người Úc và cả thế giới đổ về nơi hành lễ, rưng rưng tâm nguyện rằng: phải làm sao giúp cho lá cờ này sớm hiện diện tại Việt Nam, làm sao đem những giá trị dân chủ, nhân bản, nhân quyền mà lá cờ này biểu tượng, đem về Việt Nam thì mới sớm chấm dứt được nỗi ngặt nghèo của người Việt.
Đây không khải là một đòi hỏi quá đáng. Đây là nhu cầu cấp bách của người dân Việt Nam .
Tâm tin rằng, một khi lá cờ vàng hiện hữu tại Việt Nam , với các giá trị nhân bản cao quý mà lá cờ này biểu hiện, thì những buổi gây quỹ ồ ạt tại hải ngoại như hiện nay sẽ bớt đi và sẽ đến ngày không cần thiết.
Tâm mong rằng những người đang làm việc từ thiện cho Việt Nam, khi mang đến miếng cơm manh áo cho người cùng khổ thì cũng trao cho họ thông điệp rằng: Họ cần phải có một chính phủ tốt lành, trong sạch thì họ và con cháu họ mới chấm dứt được cái đói nghèo triền miên này.
Tâm rất buồn và rất bực khi cô Tim không hiểu cái đói chính nghĩa của người Việt Nam, mà lại không chịu chụp hình với lá cờ vàng. Tâm càng buồn và bực hơn nữa khi thấy các bác cha chú lại cũng tránh né chụp hình với cờ vàng. Người mừng nhất trước sự tránh né này là cái nhà nước độc ác đang hưởng nguyên một bộ Xã Hội Centrelink từ túi tiền người Việt hải ngoại. Tâm dứt khoát không làm Bộ Xã Hội cho Việt cộng, không để cho cái ác duy trì trên đất nước Việt Nam . Sống đức bác ái, có tấm lòng từ tâm, từ thiện như ba mẹ dậy Tâm, theo ý Tâm, là phải làm mọi cách để tiêu diệt sự ác. Do đó, mọi sự tránh né lá cờ vàng, tức là cố ý hay vô tình làm lợi cho cái ác duy trì thêm, đều phải chấm dứt.
Đồng tiền của lương tâm phải là đồng tiền của chính nghĩa thì mới mong sớm chấm dứt được mọi khổ đau trên quê hương.
Từ bé, Tâm đã được ba mẹ dạy rằng: phải thương thằng em của Tâm, chia bánh kẹo cho nó, có món ăn ngon trong nhà thì phải nhớ để dành cho nó, không có xơi tuốt một mình, những đêm trời lạnh, phải nhớ dành chút mền đắp cho nó, không được lôi hết đắp cho mình mình. (Chả là hồi đó còn ở Việt Nam, ba mẹ chỉ có một cái giường cho hai anh em Tâm ngủ chung, nên ba mẹ phải nhắc nhở như vậy).
Từ những tâm tình bé thơ đó, Tâm lớn lên và mở lòng với người chung quanh khi họ gặp thiếu thốn. Đối với Tâm, việc làm từ thiện là chuyện tự nhiên. Được sống ở Úc, đầy đủ mọi mặt, việc gởi tiền về giúp cho gia đình và những người thân, và ngay cả người không thân, không quen, là một chuyện đương nhiên, miễn là họ đúng là người đang gặp khó khăn thiếu thốn thật, đừng có gian dối (đây cũng là một đức tính Tâm học được ở Úc). Chính vì thế mà Tâm rất hăng hái đóng góp cho các chùa, các nhà thờ, các nhóm người gây quỹ gởi về giúp người ở Việt Nam. Tâm không thắc mắc, vì bao giờ lý do gây quỹ cũng là giúp người kém may mắn hơn mình: nào là trẻ em nghèo, trẻ mồ côi, đau mắt cườm, nạn nhân lũ lụt, dân oan khiếu kiện, v.v.... và v.v....., vì ở Việt Nam thì thiếu gì người cần giúp đỡ.
Tâm rất khâm phục những người đứng ra xả thân, có khi đem hết thời gian tâm trí để tạo những buổi gây quỹ cho người cùng khổ tại Việt Nam, nhất là người trẻ, và lại là người không phải là người Việt Nam, như cô Tim chẳng hạn. Tâm thì chỉ việc đến dự tiệc, vui vẻ, gọi là “gãi ngứa lương tâm mình cho khỏi bị cắn rứt”, nhưng những người tạo nên những buổi gây quỹ đó mới là quý hơn nhiều vì họ rất cực. Tham dự hết buổi gây quỹ từ thiện này đến buổi gây quỹ từ thiện kia để gởi về Việt Nam mà Tâm thấy không những không bớt những buổi gây quỹ, mà còn ngày càng nhiều hơn nữa, càng quy mô hơn nữa. Ở đâu, trên khắp các tiểu bang tại Úc, tuần nào Tâm cũng thấy đó đây những buổi gây quỹ cho người ở Việt Nam.
Tâm miên man suy nghĩ: việc mình cứ gởi tiền về như vậy, chừng nào mới châm dứt, chừng nào dân mình mới đứng dậy tự lo cho mình mà không cần những “tấm lòng bác ái” từ người Việt nước ngoài? Đương nhiên người mình chỉ trông mong vào người mình chứ quốc tế thì chắc chắn không thể lâu dài, không thể mãi mãi được. Người ta còn phải lo cho các người cùng khổ từ các nước khác. Bằng chứng là hồi ba mẹ Tâm vượt biên, còn ở đảo tỵ nạn Pulau Bidong hồi đầu những năm 80, cả thế giới đổ dồn về giúp người Việt Nam tỵ nạn, nào là cho định cư, nào là tiếp tế lương thực, quần áo, v.v.... Thế rồi lòng từ tâm đó cũng phải chấm dứt, và các trại tỵ nạn đóng cửa. Nay quốc tế chuyển lòng từ tâm đến những người tỵ nạn từ các xứ Trung Đông, Phi Châu. Còn người Việt khốn khổ tại quê nhà thì quốc tế đâu rỗi hơi để màng đến một cách ồ ạt! Chỉ có dân mình mới xót xa cho nhau.
Tâm cũng miên man suy nghĩ rằng, cứ cho là những khoản tiền, từ vô số các buổi gây quỹ từ thiện mà Tâm tham dự, chắc chắn đến tay những người Tâm muốn giúp, không bị chặn đầu chặn đưôi, không bị kẻ lợi dụng thì ...... có vô tình làm ..... Bộ Xã Hội dùm cho nhà nước Việt Nam không, mình có đang là Centrelink hay Department of Welfare/Community Services không. Ở Úc, cũng có những cơ quan vô vị lợi như Saint Vincent De Paul, Salvation Army, và biết bao nhiêu cơ quan làm việc xã hội để giúp người dân trong lúc khó khăn. Các cơ quan này sống còn để tiếp tục làm việc được là do những tài khoản của chính phủ Úc, có khi vài trăm, vài ngàn đô la Úc, có khi lên tới vài trăm ngàn, và chính phủ chỉ cung cấp tài khoản cho họ mỗi năm hay mỗi hai năm. Luôn luôn chính phủ đòi báo cáo rành mạch mỗi cuối thời kỳ của tài khóa rồi mới cấp tài khóa mới. Và từ đâu mà chính phủ có những tài khóa này nếu không phải từ đồng tiền đóng thuế của người dân?
Như vậy, việc vận hành của đồng tiền đến những người được giúp đỡ rất là minh bạch. Người chính thức nắm vận mệnh của các việc bề ngoai xem như là giúp người trong lúc khó khăn, hay nói cách khác là việc “từ thiện”, chính là CHÍNH PHỦ, là Nhà Nước.
Vậy thì Nhà Nước VN làm gi để giúp những người dân đang gặp khó khăn?
Người dân Úc nhận những sự giúp đỡ khi cần và hiểu đó là sự vận hành của đồng tiền trong sạch, đồng tiền lương tâm, chính nghĩa trong một guồng máy chính phủ có kiểm soát và công bằng cho mọi người dân. Đồng tiền đi từ tiền thuế của một số công dân, qua việc làm của một số công dân khác, và đến tay một số công dân đang cần đến sự giúp đỡ đó.
Ở Việt Nam , đồng tiền thuế của dân lại .... nằm trong tay một lớp người giầu sụ. Nhìn quanh, những người này toàn là cán bộ cộng sản, con em họ hay những người có ăn tay ăn tấm gì với họ mà bà con hay gọi là tư bản đỏ. Họ tiêu xài đồng tiền, không biết từ đâu tới này, Tâm thấy mà ngợp mắt.
Do đó, đồng tiền giúp người dân, đồng tiên lương tâm của những người “có lòng”, bắt buộc PHẢI đến từ một nguồn vận hành CÓ CHÍNH NGHĨA, tức là một chính phủ trong sạch, công bằng, phải có dân chủ, có đối lập thực sự (không phải dân chủ cuội đâu nhé), để ngăn chặn những gian ác của những phường hại dân.
Qua các việc từ thiện đối với người dân trong nước, người Việt hải ngoại không thể khơi khơi làm dùm “job” cho một nhà nước Việt Nam nhởn nhơ sống trên xương máu và nước mắt của người dân. Bởi vì như thế thì nhà nước đó sẽ khoẻ re, rất rảnh tay khi cái khối người Việt hải ngoại làm dùm cái “job” của Centrelink và các cơ quan xã hội.
Tâm không hiểu tại sao cô Tim, một người dám xả thân giúp người cùng khổ tại Việt Nam, lại sợ chụp hình với lá cờ chính nghĩa?
Lẽ ra, cái việc làm “lương tâm” của cô phải đi kèm với việc giúp cho người dân Việt Nam, cả trong lẫn ngoài nước thấy được cái phần “chính nghĩa” mà dân tộc Việt Nam đang cần. Người dân đang cần được thoát khỏi cái đói của bao tử, nhưng họ cũng cần thoát khỏi cái đói về một nhà nước trong sạch, dân chủ, tự do. Nhà nước đó là cái khao khát của người Việt Nam trong và ngoài nước. Nhà nước đó hiện nay được biểu hiện qua lá cờ vàng ba sọc đỏ, tượng trưng cho cái gì hay, đẹp, đi ngược lại với cái gian tà của cờ đỏ.
Trong hiện tại, cái biểu hiện tốt đẹp đó chỉ có người Việt ở nước ngoài mới được dùng. Lá cờ tưng bừng, lá cờ chính nghĩa, làm rung động cả một vùng trời Sydney và cả thế giới trong dịp World Youth Day (Ngày Giới Trẻ Thế Giới) vào tháng 7 năm 2008. Bao nhiêu người, người Úc và cả thế giới đổ về nơi hành lễ, rưng rưng tâm nguyện rằng: phải làm sao giúp cho lá cờ này sớm hiện diện tại Việt Nam, làm sao đem những giá trị dân chủ, nhân bản, nhân quyền mà lá cờ này biểu tượng, đem về Việt Nam thì mới sớm chấm dứt được nỗi ngặt nghèo của người Việt.
Đây không khải là một đòi hỏi quá đáng. Đây là nhu cầu cấp bách của người dân Việt Nam .
Tâm tin rằng, một khi lá cờ vàng hiện hữu tại Việt Nam , với các giá trị nhân bản cao quý mà lá cờ này biểu hiện, thì những buổi gây quỹ ồ ạt tại hải ngoại như hiện nay sẽ bớt đi và sẽ đến ngày không cần thiết.
Tâm mong rằng những người đang làm việc từ thiện cho Việt Nam, khi mang đến miếng cơm manh áo cho người cùng khổ thì cũng trao cho họ thông điệp rằng: Họ cần phải có một chính phủ tốt lành, trong sạch thì họ và con cháu họ mới chấm dứt được cái đói nghèo triền miên này.
Tâm rất buồn và rất bực khi cô Tim không hiểu cái đói chính nghĩa của người Việt Nam, mà lại không chịu chụp hình với lá cờ vàng. Tâm càng buồn và bực hơn nữa khi thấy các bác cha chú lại cũng tránh né chụp hình với cờ vàng. Người mừng nhất trước sự tránh né này là cái nhà nước độc ác đang hưởng nguyên một bộ Xã Hội Centrelink từ túi tiền người Việt hải ngoại. Tâm dứt khoát không làm Bộ Xã Hội cho Việt cộng, không để cho cái ác duy trì trên đất nước Việt Nam . Sống đức bác ái, có tấm lòng từ tâm, từ thiện như ba mẹ dậy Tâm, theo ý Tâm, là phải làm mọi cách để tiêu diệt sự ác. Do đó, mọi sự tránh né lá cờ vàng, tức là cố ý hay vô tình làm lợi cho cái ác duy trì thêm, đều phải chấm dứt.
Đồng tiền của lương tâm phải là đồng tiền của chính nghĩa thì mới mong sớm chấm dứt được mọi khổ đau trên quê hương.
Mai Ly (8/11/2008)
No comments:
Post a Comment