Saturday, November 8, 2008

Thư lên tiếng của tập thể CĐNVHN Tị Nạn CSVN qua thái độ trịch thượng của cô TIM Aline REBEAUD

Kính thưa quí đồng hương

Ngày 25/10/2008 vừa qua, Cộng Đồng Người Việt Tị nạn CSVN tại San Fernando Valley, California đã tổ chức một buổi quyên góp ngay trong trụ sở của Cộng Đồng, nhằm mục đích giúp đở cho các em tàn tật thuộc Trung Tâm Chấp Cánh Nhà May Mắn, với sự có mặt của cô TIM Aline REBEAUD là người sáng lập và đến từ trong nước.

Trong khi mọi người nghiêm chỉnh chào lá Quốc Kỳ Việt Nam Tự Do thì cô TIM đã giận dỏi bỏ ra ngoài sân đậu xe, sau khi chào cờ xong, cô TIM đã trở lại và tuyên bố như sau:

- Trong các chương trình có tôi hiện diện (cô TIM nói), tôi không muốn quí vị treo cờ và chào cờ, vì việc làm của tôi là việc làm từ thiện, tôi chủ trương phi chính trị ?.

- Trong các buổi sinh hoạt trong nước và ngay tại Trung Tâm Chấp Cánh tôi đều không cho treo bất cứ lá cờ nào ? có thật hay không ? (Bấm vào đây: Aline Rebeaud)

Chúng tôi là những Người Việt Hải Ngoại Tị Nạn CSVN tỏ thái độ bất mãn trước những hành động và những lời tuyên bố trịch thượng đầy gian ý Chính Trị của cô TIM Aline REBEAUD, tại trụ sở Hội Người Việt ở San Fernando Valley, California với những ly do sau đây:

1. Thái đồ trịch thượng ! đến nhà chúng ta xin tiền lại bắt buộc chúng ta dẹp bàn thờ !

Ở khắp nơi trên thế giới, nơi nào có văn phòng hay trụ sở của Cộng Đồng NVHN Tị Nạn CSVN đều cờ lá Quốc Kỳ, cờ vàng ba sọc đỏ, một biểu tượng linh thiêng của tất cả mọi người VN yêu chuộng Tự Do Dân Chủ. « Nhập giang tùy khúc - Nhập gia tùy tục » trước khi đến nhờ Cộng Đồng để tổ chức một buổi quyên góp, cô TIM hẳn đã biết chúng ta là ai ? tai sao chúng ta có mặt ở đây ? Chúng ta đứng dưới lá cờ nào ? và dĩ nhiên cô TIM cũng biết trong mọi sinh hoạt có tính tập thể của Cộng Đồng đều có làm lể chào Quốc Kỳ.

Việc bỏ ra ngoài và ra lịnh dẹp bỏ lá cờ cùng logo có lá cờ vàng của Cộng Đồng, là một thái độ trịch thượng, không tôn trọng biểu tượng và thông lệ cao quý của chúng ta ! thì cô TIM cũng không xem chúng ta ra gì cả !. Cô TIM lấy tư cách gì để phát ngôn như vậy ? Có phải chăng cô TIM được chỉ đạo trước khi ra đi: chỉ lợi dụng lòng từ tâm của Người Việt Hải Ngoại Tị Nạn CSVN chúng ta để quyên góp tiền bạc và cùng lúc bắt buộc chúng ta phải chấp nhận tự xóa bỏ căn cước tị nạn chính trị của chúng ta hay không ?.

2. Phi chính trị hay cố ý chính trị !

Một tổ chức từ thiện thật sự phi chính trị như cô TIM đã tuyên bố, sẽ không bao giờ quan tâm đến vấn đề chính trị cũng như sẽ không bao giờ phân biệt màu sắc chính trị. Họ có thể đi đến bất cứ nơi đâu, ở bất cứ quốc gia nào, để vận động lòng từ tâm của mọi người cho mục đích từ thiện, là mục đính duy nhất của tổ chức từ thiện, mà họ sẽ không phân biệt nơi họ đến là quốc gia nào ? hay thuộc một tổ chức chính trị nào và nhất là người cho tiền thuộc khuynh hướng chính trị nào. Họ chỉ cần biết nơi đó : nhiều người có điều kiện và giàu lòng từ tâm để giúp đở cho mục đích từ thiện của họ. Ngược lại, cô TIM cũng phải hiểu rằng, Công Đồng NVHN Tị Nạn CSVN nói chung và CĐ Tị Nạn CSVN San Fernando Valley đã không phân biệt màu màu sắc, khi đã vui vẻ tổ chức nhiều buổi kêu gọi quyên góp cho Trung Tâm Chấp cánh của cô TIM.

Việc tuyên bố không chấp nhận sự hiện diện của lá Quốc Kỳ và nghi thức chào Quốc Kỳ của Cộng Đồng NVHN Tị Nạn CSVN ở San Fernando Valley trong ngày tổ chức vận động quyên góp, cô TIM đã tự xác nhận chính cô đã quan tâm đến vấn đề chính trị hay nói khác hơn là cố ý phân biệt màu sắc chính trị trong việc làm từ thiện của cô.

3. Sự gian dối ấu trỉ của cô TIM !

Có thật sự trong các sinh hoạt từ thiện của cô TIM ở trong nước và ngay tại Trung Tâm Chấp Cánh Nhà May Mắn, cô TIM hoàn toàn không chấp nhận sự hiện diện của một lá cờ đại diện cho một màu sắc chính trị nào hay không ? Thưa không, cô TIM đã không thành thật, vì trên các tấm ảnh chụp được, trong các sinh hoạt từ thiện trong nước của cô TIM, đều có sự hiện diện của lá cở Đỏ CSVN.

Kính thưa quí vị

Chúng ta khâm phục việc làm từ thiện của cô TIM, nhưng không vì thế chúng ta quên đi bao công lao hi sinh xương máu của những người đã nằm xuống vì lý tưởng Tự Do.

Chúng ta sẳn sàng giúp đở các em tàn tật cũng như khuyến khích việc làm của cô TIM, nhưng cô TIM cũng phải thật tâm biết ơn sự đóng góp của Cộng Đồng NVHN Tị Nạn CSVN.

Chúng ta thương xót cho số phận tật nguyền của các em thuộc Trung Tâm Chấp Cánh Nhà May Mắn, nhưng đất nước chúng ta ngày nay không chỉ có 300 trẻ em tận nguyền này để thương xót. Bao nhiêu trẻ thơ nghèo dốt bịnh tật ở nông thôn, bị bán làm nô lệ tình dục bên Campuchea, Trung Cộng và ngay trên quê hương VN ngày nay ? Và còn biết bao nhiêu đồng bào Dân Oan mất nhà mất cửa lang thang sống trong cảnh màn trời chiếu đất ?.

Lá thư này, nhằm mục đích vạch trần những âm mưu đen tối đàng sau những buổi quyên góp “từ thiện phi chính trị “của cô TIM Aline REBEAUD hiện nay cũng như những lần quyên góp “Từ thiện phi chính trị “ của các tu sỉ quốc doanh trước đây mà quí vị đã biết.

Làm “từ thiện phi chính trị” là đồng nghĩa với việc “đừng đấu tranh nữa và hãy chấp nhận vỉnh viễn đưa tay cứu vớt những nạn nhân của chế độ độc tài tham nhũng CSVN” ? Lá cờ vàng Quốc Gia là biểu tượng của cuộc Đấu Tranh giành lại Tư Do Dân Chủ cho đất nước, ngày nào xóa sạch chế độ phi nhân CSVN, ngày đó người dân VN mới hết khổ.

Cám ơn những người cương trực trong Cộng Đồng San Fernando Valley đã thẳng thắn phản ứng thái độ trịch thượng và đầy gian ý của cô TIM Aline REBEAUD.

Kính thư

***********
    CHUYỆN CÔ TIM
Tú Kép, Nov 05, 2008

Trước khi vào chuyện, Tú Kép xin kể cho bà con nghe một chuyện dzui:

Ngày xửa ngày xưa, có một ông quan rất thanh liêm. Một đời làm quan mà khi hưu trí, chỉ có một mái tranh lụp xụp. Đúng là một túp lều tranh, hai trái tim vàng. Một hôm, quan ông đau nặng. Nhà nghèo không tiền thuốc thang. Quan ông nghĩ rằng phen nầy quan sẽ toi mạng. Nhưng không hiểu sao, sau một thời gian hôn mê, quan tỉnh lại rồi dần dần mạnh khỏe. Khi lành bệnh, trong một bữa cơm, quan hỏi vợ:

“Này bà, hôm tôi đau nặng, tưỏng sắp chết, bà lấy tiền đâu mà thuốc thang tẩm bổ cho tôi được khỏe mạnh trở lại?”

Quan bà sợ quá, rụt rè trả lời với quan ông rằng: “Tôi thưa thật với ông, xin ông đừng rầy la tôi, thì tôi mới dám nói.”

Quan ông gật đầu đồng ý: Bà vợ liền kể: “Ông một đời làm quan thanh liêm, không ăn hối lộ bất cứ của ai. Làm gì có tiền để giành. Có một lần ông giúp người ta. Người ta biết ông rất thanh liêm nhưng người ta không dám đưa tiền trả ơn, mà người ta chỉ hỏi tôi rằng ông tuổi gì. Tôi tình thật trả lời ông tuổi tý. Ngưòi ta liền mang đến tặng cho tôi một con chuột bằng vàng. Tôi thấy đẹp quá, cất làm kỷ niệm, không ngờ hôm ông đau nặng, nhà hết tiền, tôi nhớ đến con chuột, liền đem đi bán để thuốc thang cho ông.”

Nghe đến đây, quan ông đập bàn cái rầm, mấy đĩa thức ăm đạm bạc trên bàn rung rinh, suýt rớt. Quan bà sợ quá năn nỉ: “Thôi mà ông, chuyện xưa rồi, tôi đã xin ông tha lỗi tôi mới dám nói, ông còn la tôi nữa sao?”

Quan ông liền bảo: “Không, tôi muốn nói với bà rằng tại sao bà không nói với người ta tôi tuổi sửu (con trâu) mà lại nói tôi tuổi tý (con chuột)?” Hà hà, con trâu bự hơn con chuột bà con ơi!

Câu chuyện nầy chỉ là một chuyện tầm phào cho vui, nhưng cũng có một ý nghĩa nào đó cho chúng ta suy nghĩ. Con người dù thanh liêm trong sạch, nhưng rồi cũng có lúc, do hoàn cảnh nào đó, do một nhu cầu nào đó, do điều kiện nào đó, lại yếu lòng trước đồng tiền. Vì vậy, ở các nước tây phương nầy, trước vấn đề đồng tiền, để cho chắc chắn, việc quản lý tài chánh cần phải có cơ chế đầy đủ chứ không thể để một người, một mình nắm hết tiền bạc mà không có một nguyên tắc kiểm soát hay chi thu nào cả. Việc quản lý tiền bạc ít nhất phải có bộ “tam xên” tướng sĩ tượng. Ngoài giám đốc hay chủ tịch hay là cái ông gì đó, phải có thủ quỹ, có người chi thu, phải có hóa đơn, chứng từ đầu vào đầu ra … Việt Nam ngày nay luôn luôn có đủ bộ sậu như thế, mà Việt Nam cũng tham nhũng tràn lan. Tham nhũng ở Việt Nam ngày nay trở thành quán tính của cán bộ VC, đến nỗi ngày nay dân chúng trong nước kháo nhau rằng không tham nhũng thì không phải VC.

Thế mà vừa qua, ở Toronto, có một hiện tượng lạ lùng: Cô Tim Thụy Sĩ đến Toronto, nhân danh một hội từ thiện ở Việt Nam do cô lập ra, quyên tiền bà con để giúp Hội từ thiện của cô. Bà con Toronto vốn tốt bụng tốt dạ, mở hầu bao giúp đỡ cô Tim. Nghe nói có người cho cả chục ngàn, tiền đâu mà lắm thế? Tiền sạch hay tiền rửa? Tiền nữ hoàng chứ đâu phải tiền già râu của bọn mafia VC, mà tiêu xài sang quá dzậy? Tuy nhiên, nếu bà con tinh ý, trong cuộc lạc quyên nầy có ba điều lạ:

Điều lạ thứ nhất là tổ chức của cô Tim, chỉ có một mình cô Tim vừa làm giám đốc, vừa làm kế toán, vừa làm thủ quỹ, vừa xuất chi, vừa thu nhập, nghĩa là một mình cô độc diễn chuyện tiền bạc. Điều nầy được mấy cái video, DVD không biết là để khen cô Tim quán xuyến mọi việc của hội từ thiện, hay là để báo động một cách kín đáo chuyện cô Tim độc diễn tiền bạc, lại được nhắc lui nhắc tới hoài hoài à.

Với số tiền ít ít, thì không sao, nhưng với những số tiền lớn, ai dám bảo đảm con tim của cô Tim không bồi rung động như quan ông quan bà trong chuyện con chuột kể trên. Nếu, Tú Kép nói nếu mà thôi, nếu cô Tim lỡ để quên con tim ở đâu đó, rồi lỡ quên một số tiền nào đó, hay làm rơi rớt một số tiền nào đó, nghĩa là Tú Kếu giả thiết là cô Tim rủi ro chứ không cố tình làm thất thoát tiền bạc, rồi chỉ đem về Việt Nam một ít trong số tiền cô quyên được, thì làm sao ai mà biết? Mà có biết thì làm gì nhau? Đó là chưa kể người ta rửa tiền, nhờ cô Tim cầm về Việt Nam cho đám Mafia VC thì sao? Nếu không rửa tiền thì tiền đâu mà có người dám bỏ ra sáu hay bảy chục ngàn cho cô Tim đem về?

Điều lạ thứ hai là khi nhận những số tiền khá lớn, cô Tim mang về Việt Nam cô sẽ khai báo thế nào với Việt Cộng? Việt Cộng có cho mang tiền ra vào dễ dàng không? Việt Cộng hay xài luật rừng, đóng hụi phần trăm. Cô Tim phải đóng tiền mãi lộ bao nhiêu? Một số người ở nước ngoài về Việt Nam cứu trợ, đều phải biết “lịch sự”. Ngày nay, người ta không còn dùng “thủ tục đầu tiên”, mà người ta quay qua biết “lịch sự” với nhau mà thôi. Ai biết “lịch sự” thì người đó biết sống. Cô Tim biết “lịch sự” nhiều ít cho Việt Cộng đây?

Điều lạ thứ ba, trên mỗi bàn tiệc ở nhà hàng tại Toronto mà cô Tim tổ chức, có đặt một phíếu lập danh sách người cho. Danh sách nầy ghi tên, họ, địa chỉ, số điện thoại, nghề nghiệp của người cho. Cách nầy, Việt Cộng gọi là lý lịch trích ngang. Lý lịch trích ngang nầy, cô Tim nộp cho ai? Cho tòa đại sứ Việt Cộng ở Ottawa hay cho công an ở Tân Sơn Nhất? Qua danh sách nầy, tòa đại sứ Ottawa sẽ dễ dàng nắm rõ những nhà “hảo tâm” để tổ chức tiếp những cuộc “lạc quyên” khác hay sao?

Chuyện cô Tim ngang đây chưa hết. Sau Toronto, cô Tim thừa thắng xông lên, qua Hoa Kỳ. Cô đến nhiều nơi để quyên tiền. Một trong những chỗ cô đến là Hội Người Việt ở San Fernando Valley (California) ngày 25-10-2008. Vì đây là trụ sở Hội Người Việt nên có sẵn cờ Việt-Mỹ. Như thông lệ, Hội Người Việt làm lễ chào cờ trước khi sinh hoạt. Cờ Việt đây là cờ của người Việt tỵ nạn, tức cờ quốc gia. Cô Tim liền bỏ hội trường, ra ngoài Parking đứng, và không chào cờ Quốc Gia. Cô còn yêu cầu ban tổ chức phải cất hết các lá cờ quốc gia, cất luôn cái logo của Hội Người Việt, cô mới chịu vào.

Có một số người bênh vực cô Tim cho rằng cô Tim không chào cờ vì cô sợ khi về Việt Nam, công an Cộng sản sẽ làm khó khăn đối với cô. Lý luận nầy có người phản bác ngay. Sợ công an gây khó khăn, sao không ở lại trong nước xin tiền công an, mà lại xin công an chạy ra nước ngoài xin tiền tụi tỵ nạn là tụi chạy theo đế quốc sau năm 1975. Công an Việt Cộng dư biết tiền nầy là tiền móc ruột của ngụy quân ngụy quyền mà.

Đến nhà người ta xin tiền mà bảo người ta cất cờ đi. Lá cờ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Hải ngoại, không khác gì bàn thờ của cộng đồng người Việt Hải ngoại. Cô Tim tới trụ sở Hội Người Việt xin tiền mà cô bảo cất cờ đi, thì không khác gì cô tới nhà người ta xin tiền, mà bảo người ta cất bàn thờ đi. Cô chơi cha quá dzậy? Mà cái ông người Việt nào ở San Fernando Valley cũng kỳ quá dzậy. Đáng lẽ phải tống cổ kẻ nào không chịu chào cờ Việt Nam Quốc Gia ra khỏi trụ sở của người tỵ nạn, các ông lại để cho nó tiếp tục chương trình “xin đểu” như thế?

Tú Kép viết hai chữ “xin đểu” vì cô bé nầy láu cá quá, chỉ muốn xin tiền của cộng đồng người Việt Hải ngoại mà không kính trọng người Việt Hải ngoại, không kính trọng biểu tượng của cộng đồng. Hành động của cô Tim không phải là một sơ sót hay lỗi lầm. Hành động nầy là một sự cố ý, quyết tâm rõ rệt, là một chủ trương có sẵn trong đầu óc cô Tim.

Hành động nầy là bài bản mà công an cộng sản Việt Nam đã cho cô Tim học tập, giống y chang các ông bà tu sĩ quốc doanh, ra hải ngoại nầy chỉ khoái chơi các nốt đô-la, chứ tránh tất cả những nơi có treo cờ vàng. Việt Cộng bây giờ ở trong nước kiếm đủ tất cả mánh khóe để moi tiền hải ngoại, nhưng tiền thôi nhé, những chuyện khác, là VC xin chừa.

Lâu nay, người Việt hải ngoại biết chuyện cô Tim đều xuýt xoa khen ngợi: một cô gái trẻ ở nước ngoài vào Việt Nam giúp trẻ em Việt Nam, thật là quý hóa. Ai cũng quên rằng việc nầy là việc của Việt Cộng. Cán bộ VC chỉ tham nhũng, còn dân chúng sống chết mặc bay. Cô Tim làm việc nầy là gánh dùm gánh nặng cho VC. Cái nhãn hiệu người nước ngoài càng làm cho cô Tim dễ xin tiền, đem về nói là nuôi trẻ em, chính là giúp cho VC giải quyết tệ nạn xã hội do VC tạo ra. Đó là chưa kể bản thân cô Tim, không biết cô làm nghề nghiệp gì ở Thụy Sĩ, bây giờ qua Việt Nam chớp một cái job ngon lành, làm tiền một cách dễ ẹt. Job thơm quá mà, dại chi không làm, lại còn được đi du lịch miễn phí khắp nơi, được đón tiếp đãi đằng ăn ở, và không biết cô có rửa tiền dùm cho ai không?

Những lần viễn du quyên tiền, cô Tim thường tổ chức ở nhà hàng, ăn uống nhảy đầm nên chẳng có chào cờ. Lần nầy, tổ trát gặp phải trụ sở Hội Người Việt, có kính chiếu yêu yểm sẵn, nên mới loài chân tướng cô Tim là cô Tim đỏ. Thôi thì từ nay cộng đồng xin vĩnh biệt em Tim!

Tú Kép
(Toronto 4-11-2008)


No comments:

Post a Comment