Kính Tác Giả Tôn Nữ Hoàng Hoa
Kính Tác Giả dothainhien
Kính thưa qúi vị
Hương nhận được bài viết của tác giả dothainhien. Mặc dù bài viết này gởi cho tác giả Tôn Nữ Hoàng Hoa, nhưng được chuyển ra cho các diễn đàn liên mạng. Như thế bài viết không còn có tính cách riêng tư (private), mà trở thành một bài viết được phổ biến trong lãnh vực công cộng (public domain). Hương xin mạo muội có đôi dòng hồi đáp của một đọc gỉa quan tâm.
Vì Hương không có nhiều thì giờ cũng như không phải là nhà văn, nhà báo, Hương xin được viết tóm tắt và kính cẩn không đồng ý (respectfully disagree) với tác giả dothainhien về những điểm sau đây:
(1) Tác giả dothainhien viết:
"Ngôn ngữ là ngôn ngữ chung. Dùng ngôn ngữ chung để diễn tả suy nghĩ riêng bao giờ cũng dễ dàng dẫn tới hiểu lầm và/hoặc bất đồng ý kiến. Đó là cội nguồn của tính đa nguyên trong đời sống xã hội" (dothainhien)
Theo Hương SG, "Dùng ngôn ngữ chung để diễn tả suy nghĩ riêng" không phải là nguyên nhân "dẫn tới hiểu lầm và/hoặc bất đồng ý kiến". Và đó không phải là "cội nguồn của tính đa nguyên trong đời sống xã hội" .
"Hiểu lầm" là do sự thiếu hiểu (kém trình độ) của người đọc (hay người nghe) hoặc do người viết (hay người nói) không có khả năng dùng ngôn ngữ chung để diễn tả tư tưởng hoặc sự kiện mình muốn trình bày. Bất đồng ý kiến chỉ đơn thuần là bất đồng về quan điểm chứ không phải là do "dùng ngôn ngữ chung để diễn tả suy nghĩ riêng". Điều nầy rất rõ ràng và không cần giảng giải thêm.
Cũng thế "cội nguồn của tính đa nguyên trong đời sống xã hội" không phải là do "Dùng ngôn ngữ chung để diễn tả suy nghĩ riêng" mà là do sư tôn trọng nhân bản và nhân quyền (gồm quyền tự do ngôn luận) của của các phần tử trong xã hội !
(2) Kế đến tác giả dothainhien viết:
"Đặc biệt đối với một vụ án kiểu "Vô Đề/Hoa Địa Ngục", luật pháp phân xử phải là luật pháp của dân tộc tính Việt + dân tộc tình Việt. Tại hải ngoại này và ngay cả tại trong nước Việt Nam ngàynay làm thế nào có được loại luật pháp kia? Nhiều lắm nay mai người ta sẽ kiện nhau về tội nhục mạ, vu khống nhân khi tranh cãi lẩn nhau chung quanh vụ Vô Đề." (dothainhien)
Hương thành thật nhận xét rằng đoạn văn trên không được sáng sủa mặc dù tác giả dùng ngôn ngữ chung (tiếng Việt). Theo Hương biết. Nghi án của tác phẩm Vô Đề là: "Ai là tác giả của thi tập Vô Đề ?" Những người nghi ông Nuyễn Chí Thiện không phải là tác giả của tập thơ Vô Đề đã diện dẫn những "circumstantial evidence" như ngày sanh, trình độ học vấn, sinh ngữ … Tác giả dothainhien cần giảng giải thêm tại sao: "vụ án kiểu " Vô Đề/Hoa Địa Ngục", luật pháp phân xử phải là luật pháp của dân tộc tính Việt + dân tộc tình Việt".
Trên thực tế, nếu đi đến toà án (bất cứ toà án nào trong xã hội pháp trị), thì bằng chứng mạnh nhất là nguyên bản chép tay "Vô Đề" của tác giả "Khuyết Danh" và lá thơ viết bằng tiếng Pháp cũng nhưng hình ảnh của người trao tập thơ được toà đại sứ Anh thu hình qua các máy ảnh trong toà đại sứ Anh. Bao nhiêu bằng cớ đó (với những kiễm chứng khoa học) cũng đủ cho toà tuyên bố ông NCT có phải là tác giả của tập thơ "Vô Đề" hay không ? (Ngoài ra tòa án cũng có thể dùng circumstantial evidence, if it's powerful enough!)
Hương không nghĩ ra tại sao: "luật pháp phân xử phải là luật pháp của dân tộc tính Việt + dân tộc tình Việt". Nhờ tác giả dothainhien giải thích hộ cho dọc giả về điểm này !
(3) Sau đó tác giả dothainhien đặt câu hỏi:
"Phải chăng Vô Đề và Vô Giải Pháp có một liên hệ đau đớn mang tính định mệnh? Biết trước Vô Đề và Vô Giải Pháp là một cặp bài trùng khắc nghiệt tại sao chúng ta vẫn hăng say tiến vào trận địa xung đột ý kiến? Để làm gì? Để thấy một cộng đồng vỡ tan tành ư?" (dothainhien)
Có phải chăng đây là lối chơi chữ , "Vô Đề và Vô Giải Pháp" Tại sao t ác giả dothainhien có ý tưởng này ? Tại sao vô giải pháp ???
Vì thi phẩm "Vô Đề" có một giá trị đặc biệt trong nền văn học và chính trị, nghi án nầy cần được quan tâm và giải quyết thỏa đáng, nhất là người tự nhận mình là tác giả đang còn sống giữa chúng ta. Tại sao chúng ta phải tự mãn với ý nghĩ "Vô Đề và Vô Giải Pháp" trong khi chúng ta đang sống trong một thời đại có mức kỹ thuật cao độ mà vấn đề điều tra "identity" không phải là vần đề qúa rắc rối nhất là "person of interest" còn sống giữa chúng ta?
Hương không nghĩ là công đồng sẽ tan vỡ vì sự bất đồng nầy. Có chăng chỉ là một số người bênh và chống quá nóng nảy mà chửi bới nhau như những người không may mắn có cơ hội sống trong nề nềp. Trên thực tế, người Việt quan tâm rất mong muốn nghi án nầy được giải quyết thỏa đáng, càng sớm càng tốt cho sự bình an của tác giả thật sự, cho sự trong sáng của nền văn học, và cho niềm tin của chúng ta cũng như các thế hệ mai hậu !
(4) Chính đề, phản đề, và tổng hợp đề:
Thú thật lần đầu tiên Hương hân hạnh nghe đựợc "Tam đề luận" nầy. Thành thật cám ơn tác giả dothainhien.
Tuy nhiên, trong nghi án nầy, theo "tam đề luận" và theo sự hiểu biết của Hương:
"Nguyễn Chí Thiện là tác giả Vô Đê" không phải là chính đề! Trong nghi án, chính đề là: "Ai là tác giả của Vô Đề ?" (Đấy, mới có từ ngữ "nghi án". Diễn trình của một nghi án là:
Nghi án => toà án => điều tra => Phán quyết của toà dựa trên các bằng chứng (evidence).
Chỉ đơn giản như thế, không có chính đề, phản đề cũng như tổng hợp đề trong trường hợp nầy. Đây là một vụ án về tác quyền chứ không phải là luận thuyết hay biện chứng.
5. Sau cùng Hương đồng ý với tác giả dothainhien: "Bất đồng nhưng không bất hoà" !
Nếu Hương SG viết điều chi không phải xin tác giả dothainhien vui lòng chỉ giáo cho.
Kính bút
Hương Sàgòn
(Một đọc giả quan tâm không phe phái)
No comments:
Post a Comment