Nam Nhân (Quân nhân QLVNCH)
Vậy những tội ác đó là gì? Đặc điểm của tội ác này là việc một tập đoàn người Việt tự nguyện làm tay sai cho ngoại bang, gây thiệt hại cho người dân và đất nước Việt Nam.
Những tội ác đó là: Ngay từ khi chấp nhận hình thành đảng việt-gian cs thì Hồ chí Minh đã vạch kế hoạch vào năm 1929 và thực thi kế hoạch đó vào năm 1930. Để mở đường cho việc người dân Việt Nam dễ dàng chấp nhận thân phạn nô lệ đối với Nga Sô và Tàu cộng, thì HCM và đảng cộng sản và những tên tội ác trong băng đảng của hắn đã thực hiện cái gọi là bốn cuộc cách mạng. Thời kỳ đầu chúng không ngần ngại nói huỵch toẹt ra là:
“Trí, Phú, Địa, Hào
Đào tận gốc, trốc tận rễ”
Sau này vì hoàn cảnh biến chuyển của thế giới, chúng đổi thành ra những ngôn từ dễ lọt tai hơn:
Thứ nhất: Cách mạng ruộng đất.
Thứ hai: Chỉnh đốn tổ chức.
Thứ ba: Cách mạng văn hóa tư tưởng.
Thứ tư: Cách mạng công thương nghiệp tư bản tư doanh.
Xét cho cùng bốn cuộc “cách mạng” nêu trên hay còn gọi là:
“Trí, Phú, Địa, Hào
Đào tận gốc, trốc tận rễ”
Chẳng qua chỉ nhằm tiêu diệt những tầng lớp dường cột của bất kể một quốc gia nào trên thế giới. Khi một xã hội mà bốn tầng lớp trên bị tiêu diệt, thì chỉ còn những người dễ dàng chấp nhận thân phận nô lệ. Đó là tội ác lớn nhất của tập đoàn Hồ chí Minh cho đến nay.
1. Chúng đã phá hủy công trình dựng và giữ nước mà Tổ Tiên ta hơn bốn ngàn năm mới định hình được truyền thồng văn hóa, truyền thống lịch sử, truyền thống sinh hoạt trong xã hội với đặc thù là của đạo sống người Việt. Nếu như xưa kia ở làng xã người ta thường khuyên nhau là: Tối lửa tắt đèn, bán anh em xa, mua láng giềng gần. Thì ngày nay bốn cái mà gọi là cuộc cách mạng đó của vgcs đã làm đảo lộn xã hội khiến cho tất cả đức tin và giá trị đều bị hủy diệt hoặc bị thay đổi. Tất cả mọi người dân VN không còn được học tập để tôn thờ những giá trị của VN, những anh hùng, liệt nữ của dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngược lại phải tôn thờ những tên ngoại bang như: Lê nin, Stalin, Mao trạch Đông.
2. Chúng biến nhân dân VN sau khi bị triệt tiêu, bị thoái hóa bốn tầng lớp rường cột nói trên. Thì tất cả trở thành nô lệ: binh nô, nông nô để sản xuất ra của cải vật chất và để bán xương máu cho sự bành trướng chủ nghĩa thực dân đỏ của Nga Sô, Tàu cộng ra toàn Đông Dương và chiếm dần ra toàn vùng Đông Nam Á. Vì thế cho nên, việc HCM và các tay sai của hắn cho đến nay lấy việc dâng đất dâng biển cho Tàu cộng là một việc đương nhiên. Vì trong thực tế chúng đã có chủ trương không phải là dâng một phần đất mà dâng trọn vẹn đất nước VN, toàn thể nhân dân VN phục vụ cho những mục đích bành trướng của thực dân Đỏ.
3. Một tội ác nữa của Hồ chí Minh và tập đoàn việt gian của hắn là tàn phá tài nguyên của đất nước. Môi trường sinh hoạt xã hội và môi trường thiên nhiên. Hễ bất kể một nhân tài nào của đất nước về mọi lãnh vực thì đều bị tiêu diệt dưới hình thức là không cho chủ nghĩa cá nhân được tồn tại dùng bạo lực để đấu tranh giai cấp, dùng bạo lực để giải quyết vấn đề của “cách mạng”. Vì thế trong xã hội VN ở thời kỳ của HCM cho đến nay là tập đoàn việt-gian cộng-sản, nên chưa bao giờ chúng có một đường lối hay một chính sách nào để ích quốc lợi dân cả. Cho nên, để có thể đấu tranh lật đổ bọn việt-gian Hồ chí Minh và những kẻ kế thừa của nó thì điều quan trọng đầu tiên là phải giác ngộ toàn dân rằng bản chất của chúng là việt gian, hành động và tư tưởng của chúng là đầu hàng ngoại bang. Chúng ta muốn giữ gìn được đất nước, muốn duy trì lại những truyền thống văn hóa, xã hội tốt đẹp của đạo sống Việt, thì chỉ có một con đường duy nhất là phải đánh đuổi tập đoàn vgcs. Trong tình hình hiện nay, muốn đánh đuổi tập đoàn vgcs thì mọi người đều phải nhận ra được những tên việt-gian với người dân là hai mặt đối kháng không thể dung hòa được. Hễ còn việt-gian thì đất nước và nhân dân còn bị khốn khổ. Nhân dân muốn được tự do, hạnh phúc, đất nước muốn phát triển bằng các nước bạn, thì không thể nào còn những tên việt gian sống lẩn trong người dân Việt. Ở đây có nghĩa là không phải tiêu diệt thân xác chúng, mà tiêu diệt ý chí thống trị của chúng. Buộc chúng phải trở về làm một người dân lương thiện. Chúng không được phép ngồi vào ghế cai trị đất nước, bởi vì lịch sử đã chứng minh rằng: Từ khi chúng chưa nắm được quyền cho đến khi chúng nắm được quyền thống trị, thì lúc nào chúng cũng tìm cách tiêu diệt người yêu nước. Trong mọi lãnh vực, chúng luôn tìm cách dựa vào thế lực ngoại bang, chính là Nga Sô và Tàu cộng và làm lợi cho Nga Sô Tàu cộng, tàn phá đất nước và gây thiệt hại nặng nề cho người dân Việt Nam trên mọi lãnh vực.
Việc hành xử từ tên đại việt gian Hồ chí Minh và cái đảng việt gian mà chúng tự nhận là đảng cộng-sản Việt nam (CSVN) đã thừa hành mọi chỉ thị của Nga Tàu, vì quyền lợi Nga Tàu mà giết hại người dân Việt Nam và bán đất dâng biển của đất nước cho Tàu cộng từ những năm khởi đầu cuộc chiến. Cuộc chiến tàn phá đất nước này, do chính chúng nhận súng đạn từ Nga Tàu về khởi xướng. Điển hình là công hàm bán hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Phạm văn Đồng ký thừ lệnh tên đại việt gian Hồ chí Minh năm 1958. Một điều gian manh là phần lãnh thổ hai quần đảo trên thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng-Hòa vào thời điểm nêu trên.
Đến nay, vẫn còn nhiều người mù mờ về hai chữ “việt-gian” mà chưa gọi hoặc không dám gọi đúng tên của lũ việt-gian cộng-sản bán nước giết dân. Một số các ngòi bút truyền thông hải ngoại cũng không dùng đúng tên của kẻ thù tàn ác, vô luân, thâm độc nhất của dân tộc mà mục tiêu, hành động của cả cái đảng gọi là CSVN rõ ràng là hành động của lũ VIỆT GIAN!
Đúng như ngôn từ mà Tổ Tiên chúng ta đã xác định: “Việt gian là người Việt nam, nhưng chính chúng can tâm làm tay sai cho ngoại bang, vì quyền lợi của ngoại bang, giúp ngoại bang hành động phương hại cho đất nước và dân tộc Việt Nam.” và Tổ Tiên chúng ta đã xử dụng đặt tên cho những bọn người như chúng.
Xét về tư tưởng và nhìn vào hành động của tên đại việt gian Hồ chí Minh và cái đảng của hắn từ khởi thủy cho đến nay. Không ai trong chúng ta mà không nhận ra rằng, rành rành chúng, bọn tự nhận là đảng CSVN chính là lũ VIỆT GIAN qua những yếu tố cấu thành tội việt gian của chúng sơ lược sau đây:
- Cấu kết, tuân lệnh ngoại bang Nga, Tàu, đem vũ khí về khởi chiến, gây chết chóc tang thương cho chính người dân Việt.
- Tiêu diệt bốn thành phần căn bản xây dựng của đất nước: Trí, Phú, Địa, Hào với khẩu hiệu:
“Trí, Phú, Địa, Hào
Đào tận gốc, trốc tận rễ”
- Truy giết, bách hại mọi thành phần cá nhân, đảng phải yêu nước chân chính.
- Dâng đất dâng biển của tiền nhân để lại cho Tàu cộng.
- Buôn dân làm nô lệ lao động và tình dục trên khắp thế giới.
Có gọi đúng tên, nêu đúng tội, thì bọn việt gian và con cháu của chúng mới sợ. Người dân Việt nam khắp mọi nơi đều biết mới khinh khi, ruồng ghét và không còn sợ hãi cả lũ bất lương, tàn ác đã gây ra bao tội ác, khổ đau cho dân tộc chúng ta. Từ đó, việc giành lại tự do, nhân quyền và chủ quyền của đất nước sẽ chẳng bao xa.
Sau 30/4/1975, chiếm cả nước để vơ vét tài sản và vật chất của người dân miền Nam sống dưới chế độ VNCH bằng nhiều phương thức, nào đổi tiền, bắt tù “cải tạo”, đánh tư sản mại bản… Cướp nhà cửa, tài sản không chỉ của những người bỏ nước ra tìm tự do trước đó mà cả những gia đình giàu có; gia đình của quân, cán chính VNCH và đày đọa họ lên các vùng kinh tế mới. Thực chất là để giết lần mòn những nạn nhân bị cướp bóc này, hệt như việc bọn vgcs theo đuôi Hồ vào chiếm Hà nội năm 1954 sau hiệp định Genève về Việt Nam. Nghĩa là chúng cưỡng chiếm nốt cả nhà cửa, tài sản và cả người dân sống từ phía Nam của cầu Hiền Lương (vĩ tuyến 17) đến tận mũi Cà Mau.
Tục ngữ Việt nam ta có câu: “Miệng ăn núi lở!”, “Lòng tham không đáy”. Với bản chất chỉ tuân lệnh Nga Tàu cướp phá, chém giết người dân Việt, bọn vgcs đã không thể tự kiếm kế sinh nhai lương thiện để lo liệu cho chính bản thân và gia đình của chúng. Vì thế, sự thành công của số người bỏ nước ra đi tìm tự do mà chính chúng tìm cách hãm hại, tàn sát trên đường đào tẩu nanh vuốt của vgcs. Mà ngay Phạm văn Đồng, thủ tướng ngụy quyền vgcs đã mỉa mai, hỗn láo, nhục mạ là: “thành phần phản cách mạng, ma cô, đĩ điếm, lười lao động, ôm chân đế quốc….”. Thì chúng đã đổi lại thành: “Việt kiều yêu nước, khúc ruột xa ngàn dặm và còn là “bộ phận không thể tách rời Tổ quốc VN!”” (sic). Qua những hơi đồng USD (đô la Mỹ) ồ ạt đổ về vì tình liên đới ruột thịt, bà con, nhân đạo… của tập thể người Việt tỵ nạn vgcs khắp nơi trên các quốc gia có người Việt tỵ nạn định cư. Món ngoại tệ có bảo chứng thật của các quốc gia tự do trên thế giới đã được người Việt tỵ nạn vgcs gửi về giúp thân nhân và vô điều kiện để thân nhân mình đổi lấy những tờ giấy lộn như toa thuốc dầu Nhị Thiên Đường xoa cơn trúng gió. Còn bọn vgcs lần lượt trở thành những tên tư bản đỏ với hàng trăm triệu đến hàng tỷ đô la Mỹ gửi tại các ngân hàng nước ngoài. Đó là chưa kể của chìm, tiền mặt và bao nhiêu dinh thự, bất động sản chúng chia nhau cướp bóc của người dân trong nước. Hố ngăn cách của bè lũ việt gian bán nước với người dân ngày càng sâu rộng thêm. Con cháu và gia đình bọn vgcs lần lượt bò ra hải ngoại như đi chợ với nhiều mục đích khác nhau. Mới đây trên các Diễn Đàn điện tử đã đăng tải hình một đám cưới thật sang trọng, đắt tiền như các đám cưới của minh tinh màn bạc ở các nước Âu Mỹ giàu có. Chỉ riệng một bó hoa cưới đã tốn trên hai tỷ đồng VN (gần 200,000 đô la Mỹ). Chưa kể tiền chúng bỏ ra mướn một hòn đảo, nhà hàng và các phục dịch khác.
Để “nắm được” cái khúc ruột xa ngàn dặm tại các nước tư bản mà tiếp tục moi tiền dài dài; tựa những con bò với các bầu sữa béo tốt, vô tận. Nghị quyết 36 của đảng vgcs ra đời nhắm vào mục tiêu đầy lòng nhân ái từ tâm hay quên tại hải ngoại. Lần lượt các màn kịch: Những nhà đối kháng đấu tranh cho dân chủ với các diễn viên như Trần Độ, Trần Khuê, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Khắc Toàn, Phương Nam Đỗ Nam Hải, Nguyễn Đan Quế… ở trong nước lần lượt được tô hồng chuốt lục, tung lên các phương tiện truyền thông trong cũng như ngoài nước. Với sự hỗ trợ của bọn bút nô, văn nô và một số cơ quan truyền thông đã bị mua chuộc, cài cấy người của bọn vgcs vào hoạt động. Một số kẻ trong cộng đồng người Việt tỵ nạn vgcs đã vì lý do nào đó, bị vgcs cấy sinh tử phù nên đã răm rắp đồng loạt thổi ống đu đủ cho bọn đấu tranh cuội trong nước nêu trên.
Đồng thời, bọn quan thầy Trung cộng của bọn vgcs mè nheo đòi hỏi bọn vgcs chia công, chia lời việc giúp đỡ người và của trong cuộc chiến tay sai cho chúng nhuộm đỏ được cả nước Việt nam sau 30/4/1975. Không những chỉ bọn Tàu phù xâm lược chính thức chiếm lĩnh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam mà năm 1958 tên thủ tướng ngụy quyền vgcs Phạm văn Đồng đã ký nhượng quyền kiểm soát cho chúng.
Phần lãnh thổ, Tàu phù bành trướng còn xâm lược sâu khỏi biên giới vào đất nước Việt nam tại sáu tỉnh địa đầu cực Bắc. Những bài tập đọc và học thuộc lòng qua bao thế hệ của tiền nhân gầy dựng đất nước: “Nước Việt Nam hình cong chữ S, một giải từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau…” kể từ đó đã không còn nguyên vẹn mà đã bị bọn vgcs cắt mất khúc đầu dâng cho Tàu cộng. Về mặt kinh tế, Tàu cộng còn yêu sách và đã được bọn vgcs “hồ hởi, phấn khởi” vui lòng chấp thuận cho Tàu cộng mặc tình thao túng thị trường Việt Nam dưới nhiều hình thức và luật lệ của bọn khách trú. Thêm vào đó, người Tàu với thông hành của Trung cộng, việc xuất, nhập hoặc cư trú trên đất nước Việt nam không cần xin phép hoặc gia hạn.
Phần lãnh hải, bọn Tàu phù bành trướng vạch cắt lằn ranh đánh cá và dò tìm mỏ dầu ngoài khơi biển Đông của Việt nam, cũng đã được bọn đầu lãnh vgcs gật đầu “hảo lớ” hết trọi. Tàu phù vạch đến đâu, cha con bọn vgcs gật đầu đến đó.
Việc xâm lấn dần dần của Tàu cộng dưới sự ưng thuận của bè lũ vgcs đã là một bảo kê cho chúng được hưởng quyền làm “Thái Thú” của Tàu cộng xâm lăng lâu dài trên giải đất còn lại của Việt Nam. Thực chất người của Tàu cộng và tay sai của chúng đã cầm quyền lãnh đạo bọn vgcs còn lại trong cái gọi là đảng CSVN từ những năm của thập niên 1950.
Bọn vgcs nhắm vào khối người việt tỵ nạn vgcs tại hải ngoại và chúng quan trọng đến nỗi phải chi ra hàng tỷ đô la Mỹ. Từ là một tổ chức Viêt kiều bình thường chúng đã phải nâng lên một ủy ban ngang hàng một Bộ và chúng lại ra nhiều nghị quyết của từ Ban bí thư đến nghị quyết của Bộ chính trị. Không những thế ngoài việc tìm cách thâu tóm, “quản lý” cái cộng đồng người Việt tị nạn vgcs ra chúng còn tổ chức một bộ phận tìm cách đầu độc, câu mồi tại hải ngoại. Tiền chi tiêu cho cái nghị quyết 36 khởi đầu gần một tỷ đô la Mỹ, mà hàng năm còn bổ xung thêm. Chúng tìm cách “quản lý” thân nhân của những người Việt tỵ nạn vgcs mà thân nhân còn kẹt lại ở trong nước. Không riêng gì trung ương mà cho đến các tỉnh, huyện địa phương cũng có những bộ phận quản lý, móc nối những người “yêu nước”và thân nhân của họ. Chúng tìm mọi cách gây mơ hồ cho tập thể người Việt tị nạn vgcs tại hải ngoại mà mau quên. Thí dụ việc chúng chi ra mấy triệu đô la Mỹ cho cái gọi là “Duyên dáng VN”. Mở màn tại Úc Châu, Mỹ rồi sang Âu Châu.
Một cộng đồng giàu tài nguyên chất xám lẫn tài chính sau khi ổn định, bao năm cần mẫn làm việc, học hỏi hấp thụ nền dân chủ và được hưởng đủ nhân quyền nơi các xứ định cư. Nhưng không bao giờ quên nguồn cội và tràn đầy tính người, từ tâm mặc dù quả cảm trước gian nguy thử thách, ứng phó với những nghịch cảnh trên con đường tìm đến bến bờ tự do. Họ nhìn về quê hương và đa số chỉ thấy đồng loại đang gánh chịu những tai ương do chính bọn mệnh danh “giải phóng” hà hiếp, cướp mòn tinh thần lẫn thể xác từ thế hệ này sang thế hệ khác của người thân và đồng bào ruột thịt trong nước. Có người đã phải than: “Chúng cũng là người Việt Nam, tại sao chúng lại có thể nhẫn tâm như vậy với đồng bào của chúng?!!! CSVN chúng có còn là người không???”
Trong cộng đồng người Việt tỵ nạn vgcs tại hải ngoại cũng có những thành phần chủ hàng, trí nô, bút nô, các đảng phái ma trơi làm tay sai cho vgcs, thừa hành mọi chỉ thị chủa vgcs nhằm làm suy yếu tinh thần đấu tranh cho một nước Việt nam dân chủ, nhân quyền và thịnh vượng qua các cuộc gây rối, chi rẽ, phân hóa trong hàng ngũ tỵ nạn vgcs chúng ta. Những đảng phái, tổ chức ma trơi thực thi mọi kế sách làm mất lòng tin vào chính nghĩa và lẽ tất thắng của người Việt tỵ nạn vgcs tại hải ngoại. Đánh lạc hướng đấu tranh của người Việt tỵ nạn qua nhiều hiện tượng giật gân có, tiêu cực có. Nhất là việc kêu gọi “Quên quá khứ xóa bỏ hận thù, Hòa Hợp Hòa Giải” để xây dựng đất nước mà mập mờ chỉ có vế đầu. Còn vế sau Hòa Hợp Hòa Giải với ai thì lại bỏ lửng.
Để thực hiện được những việc trên, bọn vgcs đã xử dụng chính tiền của người Việt tỵ nạn vgcs gửi về, cộng thuế của người dân trong nước, thêm với các khoản tiền viện trợ nhân đạo và từ các cơ quan từ thiện quốc tế. Những bất hạnh, khó khăn trong xã hội VN do chính sách cướp bóc của bọn vgcs gây ra, thì chúng lại không dùng tiền thâu thuế của dân, tiền viện trợ nhân đạo của quốc tế nhận được mà giúp đỡ giải quyết, lại đùn cho cộng đồng người Việt tỵ nạn vgcs “đóng góp từ thiện”. Trong khi đó, tại hải ngoại đã từng có những kẻ ngu xuẩn đứng ra tổ chức các buổi “gây quỹ từ thiện” cho chúng bóp cổ mình và bóp cổ cả đồng hương tỵ nạn vgcs nữa. Là người Việt tỵ nạn vgcs, trong khi quyên góp tiền xây dựng tượng đài, bia tưởng niệm thuyền nhân, giúp Thương binh QLVNCH thì khó khăn. Nhưng quyên góp tiếp máu cho vgcs thì thật là mau mắn! Chẳng lẽ, sau một thời gian dài tỵ nạn, óc của bọn người này đã hóa bùn?!
Với người dân bị trị trong nước, chắc chắn không cần các đảng phái hay cá nhân nào đó lên tiếng Hòa Hợp Hòa Giải. Vì đại đa số người dân bị trị trong nước với người Việt tỵ nạn vgcs tại hải ngoại chẳng có oán thù, giận hờn, đố kỵ ngoài tình ruội thịt đồng bào. Còn đối với bọn vgcs đang chiếm quyền cai trị đất nước thì như Boris Yelsin đã nói: “Cộng sản chỉ có thay thế chúng chứ không có thể sửa đổi chúng”. Và bọn vgcs cũng không ngoại lệ.
Đồng thời một số đảng phái chính trị dỏm như Việt Tân phở bò thường xuyên tìm cách đưa những thành phần dân chủ cuội, phản tỉnh cuội do vgcs “gởi gắm” với ý đồ hợp thức hóa tỵ nạn để rồi sau thời gian được đóng ấn phản tỉnh thứ thiệ, đi diễn thuyết, viết bài tham luận chửi CSVN dữ dội. (Thực ra, những tên phản tỉnh cuội này chỉ nêu ra và rủa xả vào những điều mà ngay cả người dân trong nước và tập thể người Việt tỵ nạn vgcs đã biết cả rồi). Nhằm sẽ luồn lách nhảy ra lãnh đạo cộng đồng người Việt tỵ nạn vgcs. Từ Bùi Tín, Vũ Thư hiên, Nguyễn Minh Cần, Hoàng Minh Chính… Gần đây con cờ Nguyễn chí Thiện (NCT) lại được đánh bóng do băng đảng Việt Tân cùng các tên chủ hàng qua nghị quyết 36 của vgcs. Cộng đồng người Việt lại được chứng kiến cảnh NCT và đám lâu la tung trò xiếc khỉ. Hết việc Thiện giả, Thiện thật rồi đến tác giả thật của tập thơ Vô Đề. Sự chú tâm của đại đa số đồng bào tỵ nạn vgcs trong vụ NCT này là: Ai là tác giả tập thơ Vô Đề mà thôi. Đúng như bà Hoàng Dược Thảo và một số người khác quan tâm đã viết: Đây là một nghi án văn học mà tác giả thực cần được bạch hóa và trả lại sự thật cho tác giả tập thơ. Thế là một cuộc tranh luận kẻ bênh, người chống trên các Diễn Đàn điện tử kéo theo một số tờ bóa điện tử trên mạng lưới toàn câu và tờ Sàigòn Nhỏ ở California cũng nhập cuộc. Qua những chứng cớ trình làng của hai phía bênh chống việc NCT không phải là tác giả tập thơ vô đề, ngay cả một cuộc họp báo do NCT mời và nhóm người thuộc đảng Việt Tân tổ chức ngày 25/10/2008 vừa qua tại Garden Grove, California. Thêm vào đó những lập luận bênh đỡ cho NCT cũng được tuần tự đưa ra. Nào là phỏng vấn, hình ảnh NCT cầm tập thơ, bằng chứng giảo nghiệm chữ viết, thư của Olivier Todd, sự hiện diện lên tiếng của bà nhà văn Jean Libby. Tiếp theo dẫn chứng NTC với tổng cộng 27 năm gian khổ trong tù dưới chế độ vgcs… Thêm dẫn chứng mới đây phóng ảnh tờ Việt Báo số 32, ngày 24 tháng 11 năm 1980 đăng tải nguồn tin NCT sau khi được vgcs thả, đã mở động điếm tại Hải Phòng để kiếm ăn. Vì lý do đó mà NCT thôi không làm thơ chống cộng nữa. Xin quý bạn đọc xem phần phóng ảnh đính kèm phía dưới bài viết để thẩm định.*
Nói đến khổ đau của nạn nhân do họa vgcs gây ra thì hầu hết mọi người dân Việt đều là nạn nhân của vgcs cả. Có những nạn nhân đã ra người thiên cổ trong các cuộc đấu tố, thanh trừng, giết hại hàng lọat như vụ Ba Làng ở miền Bắc Việt nam trước đây, vụ chôn sống tập thể hàng ngàn người dân miền Trung tại Huế, các vụ nổ tàu vượt biên do chính chúng tổ chức để cướp thật hết tiền, vàng của các nạn nhân đã tin lời hứa bịp của chúng. Những quân, cán chính VNCH trong các trại tù khổ sai trá hình “cải tạo” qua những đầy ải, đau thương tinh thần lẫn thể xác. Có người bỏ cả mạng sống mình trong khi bị chúng giam cầm hành hạ. NCT, hai mươi bảy năm?!
Trong ba, bốn lần tù của NCT mà tổng cộng được NCT kể lại là 27 năm. Nhưng, không biết lý do tại sao bị vgcs bắt tù? Và, sự đau khổ thể xác mà NCT kể lại qua Hạt máu thơ, truyện Hỏa Lò thì sự khổ đau đó chẳng thấm tháp vào đâu so với sự khổ đau, tủi nhục của các Thương Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hơn 33 năm rồi và vẫn còn đang tiếp diễn! Không những chính bản thân họ mà gia đình họ cũng bị bọn vgcs phân biệt đối xử; đến nỗi có người đã phải tự thiêu để không là gánh nặng cho vợ con của họ. Trường hợp Thương binh Nguyễn Văn Báu là một điển hình. (Đến lúc chết, bọn vgcs còn hành hạ, yêu sách thân nhân gia đình anh Nguyễn Văn Báu như thế nào. Xin mời quý bạn đọc xem lại bài tường thuật phía dưới bài.)*
Ai khổ hơn ai???
Anh quốc ngày 21 tháng 11 năm 2008
Nam Nhân (Quân nhân QLVNCH)
Phóng ảnh báo Người Việt số 32 - ngày 24/11/1980
"tường thuật lý do ngưng làm thơ chống chế độ vgcs của Nguyễn chí Thiện"
Lê Trần
Cám ơn Bưu điện từ Miền Bắc Cali gởi đến chúng tôi một số tài liệu về NCT
xin gởi lên đây bản tin báo Người Việt số 32 ngày 24 tháng 11, 1980
bản tin Nguyễn Chí Thiện mở động điếm Quán Bà Mậu, Hải Phòng.
Chuyện về anh thương binh tự thiêu
Cập nhật lúc 3:32:56 AM - 03/08/2008
Văn Quang
(Anh Nguyễn Văn Báu khi còn sống)
Vào buổi sáng sớm tinh mơ ngày thứ ba 29 tháng 7 -2008 vừa qua, tôi nhận được cú điện thoại của anh Trần Văn Giáo (người mà anh em Thương phế binh (TPB) vẫn gọi là “Trưởng Làng” TPB Thủ Đức). Anh vẫn có giọng nói điềm tĩnh, nhưng sáng nay đầy tức tưởi:
– Anh ơi, đêm qua có một anh em mình tự thiêu.
Tôi hiểu ba tiếng “anh em mình” ở đây có nghĩa là một anh thương binh VNCH nào đó. Tôi chưa kịp hỏi thêm, anh Giáo đã tiếp:
– Hiện nay đang nằm ở phòng cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy.
– Tình hình thế nào rồi?
– Rất nguy hiểm, chắc khó qua khỏi.
Trong đầu tôi bị ám ảnh bởi hai tiếng “tự thiêu”, chắc là có điều gì bất mãn nên tôi hỏi ngay:
– Lý do nào anh ấy ... tự thiêu? Có phản đối điều gì không?
– Không phản đối ai cả, chỉ vì cái nghèo và bệnh tật của mình. Không muốn làm khổ vợ con. Bây giờ gia đình anh ấy chưa có tiền đóng tiền bệnh viện.
Việc này trong khả năng chúng tôi có thể lo được, song tôi chưa rõ số tiền của độc giả và đồng đội ở nước ngoài gửi tặng, anh Giáo còn giữ bao nhiêu vì từ Tết tới nay đã chi nhiều rồi. Tuy nhiên tôi vẫn trấn an:
– Anh yên tâm, mình sẽ lo cho anh ấy. Tôi sẽ lên bệnh viện ngay bây giờ.
Anh Giáo nói có một số anh em đang ở đây, nếu muốn đi, sẽ cùng đi luôn.
Lúc này tôi mới nhớ ra rằng chưa biết tên người tự thiêu là ai. Thật ra là ai thì cũng thế thôi, nhưng điều cần biết vẫn cứ phải biết:
– Anh ấy tên là gì nhỉ?
– Anh Nguyễn Văn Báu, thương binh cụt hai chân. Ở Bình Hưng Hòa. Anh xem trong danh sách những kỳ tặng quà vừa rồi có tên đấy, anh ấy được tặng một triệu đồng.
Trong khi chờ các anh em đến gặp, tôi mang danh sách ra tìm tên người tự thiêu. Chúng tôi thường phải có những địa chỉ rất cụ thể để tìm nhau cho dễ và tránh thất lạc nếu có gửi quà thì đích thân anh em mang đến.
Người tự thiêu là Nguyễn Văn Báu, trước đây là Binh 2, của Tiểu đoàn 52, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân. Anh bị thương tại mặt trận Bình Long- An Lộc năm 1972. Địa chỉ hiện nay là nhà thuê ở số 15, Đường 19A, Tổ 69, Khu Phố 4, Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TP. Sài Gòn. Điện thoại là số gọi nhờ nhà hàng xóm số 08- 4087517.
Nửa giờ sau, anh Giáo cùng vài anh em thương binh đến nhà tôi. Hôm đó tôi có dự định gặp một số anh em để bàn về vài việc phải làm. Nên có cả Đoàn Dự và Hàm Anh cùng đến.
Đến bệnh viện để được chờ...
Hai chiếc xe gắn máy ba bánh, loại xe dành cho người tàn tật, của anh TB Tân Lưu Thạnh và Nguyễn Văn Đẹp đậu sẵn trước cầu thang chung cư. Nguyễn Văn Đẹp vẫy tôi:
– Anh đi xe này với em nhá.
Anh Đẹp, chúng tôi thường gọi đùa là Robinson, vì khi giã từ quân ngũ tháng 4 năm 1975, về thành phố, không một mảnh đất dung thân, ở đâu cũng bị đuổi, anh liền mang gia đình ra sống giữa cái cù lao của dòng sông Sài Gòn. Trên đường đi Thủ Đức có thể nhìn thấy khu cù lao này chơ vơ giữa ngã ba sông. Nơi không có làng xã nào dính vô, đồng nghĩa với không có địa chỉ, không có hộ khẩu, và cũng chẳng có chứng minh nhân dân. Trong người anh chỉ có mỗi cái Thẻ Căn Cước Quân Nhân chứng nhận anh là ... người. (Tôi đã có lần tường trình với bạn đọc trong loạt bài này). Anh sống cùng gia đình như giữa hoang đảo. Nhưng hai năm gần đây, vì cần đất làm khu giải trí hay công nghiệp gì đó nên người ta “đền bù” cho anh một số tiền rồi đưa gia đình anh “lên bờ”.
Tôi leo lên chiếc xe ba bánh, lần đầu tiên tôi được đi trên chiếc xe gắn máy ba bánh của người tàn tật. Loại xe đặc biệt nên hai chiếc ống nhún rất tốt làm chiếc xe lắc tới lắc lui, ngồi phía sau nghiêng ngả giữa lòng thành phố đầy những lô cốt. Chúng tôi đến bệnh viện Chợ Rẫy trong không khí lộn xộn, hàng chục khu linh tinh đầy rẫy những người bệnh, người đưa bệnh, người chờ được khám bệnh. Kẻ nằm, người ngồi ngay tại chân cầu thang, trải miếng vải hay cái chiếu, túm tụm quanh các vỉa hè ... dưới con mắt lạnh lùng của các bác bảo vệ. Hầu hết những người đó là từ các tỉnh thành lân cận đến để ... được chờ đợi. Nếu không biết trước chỗ nằm của người bệnh, khó tìm ra.
Một anh thương binh đêm qua đã từng tới đây, hướng dẫn chúng tôi gặp hai người con anh Báu. Người con trai lớn là Nguyễn Thành Tâm, sinh năm 1979 đã có vợ và hai con, làm nghề đạp xích lô. Người con gái út là Nguyễn Thanh Hiếu, sinh năm 1983, làm công nhân của công ty may Đại Quang cũng đã có 2 con. Còn một người chị nữa, chồng chết, đang đi bán vé số. Bà vợ anh Báu bị tai nạn đứt gân nhượng chân nên không đến bệnh viện được. Nhìn nét mặt hai người con anh Báu như vẫn còn thất thần, đau đớn vì tai nạn kinh hoàng đêm trước của bố, người con trai nước mắt lưng tròng, kể:
– Nhà em là nhà đi thuê, ở xóm lao động nghèo sau nghĩa trang Bình Hưng Hòa mà mỗi tháng phải trả một triệu hai. Mới đây chủ nhà lại đòi tăng lên triệu rưởi. Dưới nhà chật, chỉ đủ để hai chiếc xe đạp, xe gắn máy cũ. Chúng em ngủ trên gác xép. Bố em cụt hai chân nên trải chiếu nằm dưới nhà cho tiện. Gần một tháng vừa qua bố em bị bệnh tai biến, hai chân lại đau nhức và nhất là sạn thận hành hạ. Ông nằm rên suốt ngày mà cố giấu con cháu. Ông đau lắm, chúng em biết, đang cố chạy tiền đưa ông đi chữa bệnh.
Tôi nói ngay:
– Sao anh không cho chúng tôi biết?
Người con trai lắc đầu:
– Các bác, các anh còn giúp nhiều người khác, làm sao cúng em dám xin thêm, các bác giúp mấy lần đã làm gia đình em biết ơn lắm rồi. Có mấy chú thỉnh thoảng cũng đến cho, nhưng bạn thương binh cũ của bố em có ai làm ra tiền đâu. Các chú cũng chỉ bớt xén cho vài ba chục thôi.
Thật sự lúc này tôi có cảm tưởng như mình có lỗi với gia đình anh, dù biết rằng đó là điều tôi không thể với tới được. Những người thương binh đứng bên tôi cúi đầu, dường như họ cùng chung một ý nghĩ như tôi. Chỉ bởi một ý nghĩ “nếu mình biết trước mà giúp đỡ, chắc tai nạn đã không xảy ra”.
Hai chiếc chân cụt quẫy đạp trong đống lửa
Người con trai anh Báu kể tiếp:
– Đêm 27 tháng 7, vào khoảng 12 giờ, hàng xóm la lên có người cháy. Lúc đó gia đình em ở trên lầu mới đổ xô xuống. Một người đang cháy bùng bùng trong khoảng đất trống nhỏ trước cửa nhà. Khi nhìn thấy hai chiếc chân cụt quẫy đạp giữa đống lửa, lúc ấy gia đình em mới biết đó là bố em. Mọi người nhào vô cứu, nhưng ông đã cháy gần như 90% rồi. Tuy vậy, vẫn còn có thể dập tắt ngọn lửa được. Gọi xe cứu thương đưa ông vào bệnh viện. Nhưng theo bác sĩ cho biết thì không hy vọng gì cứu sống. Toàn thân ông cháy đen. Ông tưới xăng lên người, nhưng sợ cháy nhà, con cháu lại phải thường cho người ta, nên bò ra miếng đất trống trước cửa tự thiêu.
Hai người con lặng lẽ khóc. Cô con gái út sụt sùi:
– Hàng ngày bố cháu thường phải bò chứ có đi được đâu. Ông cố giấu mọi bệnh tật, mọi nỗi đau. Chỉ có lũ trẻ là biết ông nội đau, ông rên rỉ. Khi nào có mấy chú là “lính cũ” đến chơi là lúc bố cháu tươi tỉnh, lại râm ran nói về những chuyện chiến đấu, chuyện chung sống với anh em ngày xưa. Các chú ra về là bố cháu lại bó gối ngồi trước cửa nhìn trời!
Là công nhân nên cô gái nói năng có phần trôi chảy và có vẻ như cô con gái út thông cảm với tâm trạng bố mình nhiều hơn cả.
Tôi nói với anh Giáo mang hai trăm đô la Mỹ, đổi thành tiền VN đi nộp tiền “viện phí”. Người con trai kể:
– Trước khi vào bệnh viện, họ đòi ba triệu, chúng em chỉ mới vay muợn được một nửa, họ cho nằm, nhưng báo trước sẽ phải nộp sáu triệu.
Số tiền hai trăm đô la đổi được hơn ba triệu, vừa đủ cho khoản phải nộp đầu tiên. Thôi thì đến đâu lo đến đấy vậy.
Đợi mãi, mười giờ rưỡi sáng mới cho thăm bệnh. Anh Báu còn nằm trong khoa “săn sóc đặc biệt”, người con trai đưa tôi lên lầu 4. Nhưng cánh của song sắt vẫn đóng chặt. Một chị to béo ngồi canh cửa, chỉ những người có giấy chứng nhận nuôi bệnh mới được vào. Trong trường hợp của anh Báu thì người nuôi bệnh cũng chỉ được đứng ngoài nhìn qua khung kính. Tôi đã “lỉnh” được vào trong khu cửa sắt, nhưng rồi chị to béo gác cửa cũng lôi tôi ra. Tôi đi bài ca con cá: “Chị vui lòng cho tôi vào nhìn mặt anh bạn già của tôi một vài phút thôi”. Vẻ mặt chị gác cửa trở nên dữ dằn: “Không được”. Thấy tôi đứng tần ngần chị nạt: “Có đi không thì bảo”. Tôi vẫn đứng đó, bởi đứng ngoài khung cửa sắt vẫn là quyền của tôi. Chị lườm tôi, tôi vẫn “ngây thơ” nhìn chị, chẳng buồn cãi lý sự với những người như thế làm gì, còn đầy rẫy những nhân viên trong những cơ quan có tí quyền hành còn ngang ngược hơn. Tôi nghĩ giá mà có cái thẻ nhà báo thì may ra “thuyết phục” được chị này. Nhưng tôi chả là cái “thá” gì ở đây, đành quay xuống dưới nhà cùng anh em ra về vậy.
6 triệu một cái xác
Buổi chiều, khoảng 4 giờ, tôi lại nhận được tin báo: “Anh Báu mất rồi”. Đó là điều chúng tôi cũng đã tính đến từ trước. Người con của anh Báu đã nói, nếu bố cháu mất, phải có đủ sáu triệu nộp cho bệnh viện mới được mang xác về. Đó là quy định của bệnh viện. Một anh thương binh bàn:
– Thì cứ nói bố tôi đã tự thiêu vì không có tiền chữa bệnh, nhà tôi không có đủ tiền. Nếu không cho mang về thì chúng tôi xin “biếu” bệnh viện cái xác đó vậy.
Lời bàn có lý, nhưng đó chỉ là “nước cờ liều”, chúng tôi không nỡ nào để việc đó xảy ra. Bệnh viện cứ đòi, tất nhiên chúng tôi phải lo để mang được thi hài anh Báu về với gia đình.
Cho nên ngay buổi trưa hôm đó chúng tôi đã cùng nhau ngồi lại bàn bạc với nhau về số tiền mà độc giả của Tuần Báo Thời Báo ở Canada chuyển về giúp đỡ TPB và người nghèo. 200 đô Canada đã được trả “viện phí”, chúng tôi đồng ý trích thêm 300 nữa để gia đình anh Báu có thể lo hậu sự.
Rất may, khi biết gia đình nạn nhân quá nghèo, bệnh viện đã bớt cho 3 triệu. Số tiền còn lại mua áo quan, thuê mướn dịch vụ tang lễ cũng là tạm đủ cho lúc ban đầu. Lúc này mới thấy được sự giúp đỡ của độc giả và đồng đội ở nước ngoài giá trị đến như thế nào.
(Người cụt hai giò ngồi trên ghế nhựa, người chống nạng thắp nén nhang cho người quá cố)
Buổi sáng hôm sau, chúng tôi lại cùng nhau đến từ biệt người bạn đồng đội. Nhà anh ở tuốt sau nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Tôi ngồi sau xe Anh TB Trần Văn Bảo, một chân gỗ, chuyên chạy xe ôm. Hàm Anh lại nhảy lên chiếc xe 3 bánh của Rô Bin Sơn Nguyễn Văn Đẹp.
Khi chúng tôi đến nơi thì chiếc rạp đã được dựng lên ngay mặt đường hẻm. Chừng hai chục anh em TPB đã có mặt, chỉ cần nhìn những chiếc xe lăn, xe ba bánh xếp hàng bên dãy rào tre là đủ biết đám tang này ... đặc biệt như thế nào. Người què, người cụt, người đui cùng ngồi lặng lẽ quanh hai chiếc bàn tròn mới thuê. Thấy chúng tôi đến họ đứng cả dậy. Sợi dây ân tình của chúng tôi đã bắt nguồn từ lâu. Có anh cụt cả hai dò đang ngồi trên những chiếc ghế nhựa cũng lồm cồm tìm cách đứng lên. Tôi ôm từng anh em lâu ngày mới có dịp gặp lại.
Sau đó tôi và anh Giáo vào chia buồn cùng gia đình người quá cố. Gian nhà chật hẹp, chỉ vừa đủ chỗ đặt cái quan tài ngay cửa ra vào và hai người đứng hai bên. Vợ anh Báu khóc nức nở, không thể nói lời cảm tạ. Tôi nói ngay:
– Toàn bộ số tiền giúp gia đình hôm nay là của độc giả các báo ở nước ngoài và anh em đồng đội ở Canada, ở Mỹ, ở Úc… gửi về. Tôi sẽ chuyển lời cảm ơn của gia đình chị đến với những ân nhân của chúng ta. Còn chúng tôi rất ân hận vì đã không biết rõ hoàn cảnh gia đình ta nên không giúp kịp thời, để chuyện này xảy ra, chúng tôi ân hận lắm.
Tôi và anh Giáo đến trước bàn thờ, thắp hương, nhìn hình ảnh người đồng đội của chúng tôi vừa nằm xuống. Bỗng dưng tôi có cảm tưởng như đó là cái chết của một người “anh hùng”, không khác là bao với những cái chết của những vị tướng lãnh đã tuẫn tiết vào những này 30-4-1975. Cuộc sống của người Thương Binh này kéo dài hơn 30 năm trong muôn điều khốn khó, bệnh tật, đau đớn. Nỗi khổ ấy liệu có ai biết, ai thông cảm, ai nhớ tới? Họ âm thầm chịu đựng và rồi cũng tự kết liễu đời mình, không muốn làm phiền cho con cháu. Chọn một chỗ để chết không liên lụy tới ai. Cái chết quả là dũng cảm.
Ngay cả những người sống quanh anh có lẽ cũng quên anh là một thương phế binh, chỉ biết anh là “ông lão cụt chân”. Khi Hàm Anh hỏi:
– Vậy chính quyền địa phương có biết anh là Thương Binh và có giúp đỡ gì gia đình chị không?
Vợ anh Báu lắc đầu:
– Chẳng biết họ có biết hay không, nhưng họ ... nhiều việc quá nên không giúp đỡ gì bao giờ.
– Thế gia đình chị có được ghi vào “diện” gia đình nghèo khó không?
Lại lắc đầu, chị Báu hạ thấp giọng:
– Không thấy ai nói gì cả. Có lẽ những gia đình được chính quyền ở địa phương quan tâm là những gia đình chính sách, vợ con, con cháu cán bộ, thương binh liệt sĩ “bên này” thôi.
Thật ra đây cũng là chủ trương chung ở tất cả các địa phương chứ chẳng riêng gì ở một nơi đông dân cư như TP. Sài Gòn.
Vẫn giữ đúng “lễ nghi quân cách”
(Vẫn giữ đúng tác phong quân nhân, đúng “lễ nghi quân cách”, hai người một, chào tiễn biệt đồng đội)
Những anh em thương binh khác cũng lần lượt, hai người một cặp, vào thắp hương cho đồng đội quá cố. Người què leo lên ghế, người chống nạng thắp nhang. Cuối cùng là một động tác từ biệt, chào kính vẫn còn giữ đúng “Lễ nghi quân cách”. Họ giơ tay ngang mặt chào theo kiểu “nhà binh”, rất trang nghiêm và trên nét mặt của mỗi người đều hiện rõ một vẻ tự hào, như cái gạch nối không bao giờ hết của một truyền thống ăn vào mạch máu, chảy từ trong đáy sâu tâm khảm. Chính từ những thái độ này mà nghĩa tình đồng đội càng thêm gắn bó.
Khi quay ra, tôi thấy trên bàn có một chiếc bì thư, anh Ký (người lính nhảy dù cụt tay lái xe ôm) cho biết, đó là bì thư để anh em đến viếng có bao nhiêu thì cứ việc bỏ vào đó, không ghi tên, cũng không biết ai đi viếng bao nhiêu.
Tôi hỏi một anh TB cụt một chân ngồi trên chiếc ghế nhựa đỏ:
– Vậy anh để bao nhiêu?
Anh gãi đầu có vẻ bẽn lẽn:
– Tối hôm qua em bán vé số được sáu chục. Chúng em ăn cơm rồi còn ba chục em để vào bì thư. Hy vọng sáng nay bán được kha khá, em để luôn. Nhưng hồi này xăng lên giá nên cũng “hẻo” lắm, chưa thêm được đồng nào.
Tôi nói với anh em, lần này để chúng tôi lo phần hậu sự, nhưng anh em nhất định không nghe, họ nói đó là tấm lòng của mỗi người, không thể thiếu được. Chiếc bì thư lại được đưa đến cho gia đình anh Báu. Người con trai anh tiết lộ riêng với tôi là được bảy trăm hai mươi hai ngàn. Tôi thật sự xúc động vì cái “hai ngàn lẻ” đó. Của ai? Không biết. Nhưng tấm lòng quá lớn.
Hai giờ chiều ngày 31-7-2008 tức ngày 22 tháng 6 năm Mậu Tý, chúng tôi đến đưa anh Nguyễn Văn Báu về nơi an nghỉ cuối cùng. Những chiếc nạng, những chiếc xe lăn, xe 3 bánh, người cụt hai dò di chuyển trên hai chiếc ghế gỗ… lặng lẽ trên con đường nhựa đầy những ổ gà, ổ voi, mấp mô. Từ nhà anh ra nghĩa trang Bình Hưng Hòa gần lắm, anh được hỏa táng lần thứ hai. Tôi không biết có phải tôi vừa đưa tiễn một người “anh hùng thầm lặng” hay không? Điều đó hoàn toàn không cần thiết đối với anh, cả cuộc đời chưa bao giờ anh nghĩ tới hai tiếng này, nhưng sự thật trong cuộc sống và cái chết là như thế.
Xin vĩnh biệt người đồng đội dũng cảm.
Thông tin về việc giúp đỡ anh em TPB và người nghèo
* Tòa soạn Thời Báo Canada cũng vừa gửi về VN, tổng cộng 8.215 đô la Canada. Đây là số tiền của độc giả Thời Báo gửi giúp TPB và người nghèo. Tiếc rằng danh sách quá dài tôi không thể nêu tên từng độc giả. Nhưng những yêu cầu của độc giả tặng cho thành phần nào hoặc một người nào, chúng tôi tôn trọng ý kiến của các vị.
Trong buổi họp ngắn gọn trước khi đến thăm anh Báu, chúng tôi đã phân chia công việc rõ ràng. Anh Trưởng làng TPB Trần Văn Giáo và anh Bảo, đại diện TPB đã giữ 5.000 đô la để giúp anh em TPB trong mọi trường hợp. Anh Đoàn Dự giữ 3.000 đô la để giúp người nghèo. Cô Hàm Anh giữ 1.215 đô la để giúp cả hai thành phần kể trên. Tất cả mọi việc chi tiêu dành cho từ nay đến cuối năm 2008, đều được hỏi ý kiến của anh em và được quyết toán cụ thể đầy đủ.
* Không biết cơ duyên nào đưa đẩy, ngay buổi chiều ngày 2-8-2008, tôi nhận được 1.100 Mỹ Kim của anh Hoàng Trung Toại (ở Mỹ) gửi về tặng anh em TPB và người nghèo (trong đó có 100 tặng chị Thụy Vũ). Anh Toại trước đây cũng là một quân nhân chiến đấu tại mặt trận Bình Long - An Lộc và bị bắt vào năm 1972 cũng tại Bình Long. Sau đó được trao trả và nay định cư tại Mỹ. Anh hoàn toàn chưa biết gì về người đồng đội vừa tự thiêu. Như thế anh Báu cũng là bạn chiến đấu trên cùng một chiến trường với anh Toại. Chúng tôi đã đồng ý trích thêm một phần trong số tiền anh Toại gửi để giúp gia đình anh Báu qua cơn hoạn nạn và gia đình anh có thêm điều kiện để ổn định được cuộc sống.
Nay anh Báu đã mất, xin liên lạc với gia đình anh qua địa chỉ của người con trai anh: Nguyễn Thanh Tâm số 15, Đường 19A, Tổ 69, Khu Phố 4, Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TP. Sài Gòn. Điện thoại là số gọi nhờ nhà hàng xóm số 408.7517 (hoặc số di động 0122379.1632).
Xin tri ân tấm lòng nhân hậu của độc giả và các bạn đồng đội.
Vien Dong Daily News
No comments:
Post a Comment