Wednesday, November 5, 2008

Luật sư Đỗ thái Nhiên chữa cháy


Hoa Lư Phạm Thái

Trong bài "Anh không chết" mới đây trên Vietnamexodus tác giả đã xoa bóp con bệnh đang bị phỏng nặng bằng dầu Nhị thiên Đường.

http://teolangthang.blogspot.com/2008/10/anh-phi-cht.html

Toàn bài viết tưởng như cứu sống được Nguyễn Chí Thiện bằng cách đưa ý nghĩa muốn sống của cuốn phim "chúng tôi muốn sống".

Luật sư Đỗ thái Nhiên đã chơi khăm NCT, vì cái hình ảnh thành công nhất của cuốn phim đó là cảnh đấu tố "Cải cách ruộng đất" ám chỉ cái cung cách điều khiển buổi họp của NCT ngày 25/10/2008, Cách họp hành, cách đặt vấn đề và áp đảo tội nhân bằng những tiếng la ó trong buổi hop báo hôm đó có khác gì trong phim "chúng tôi muốn sống" đâu!!!

Trong buổi đấu tố đó, Luật sư Đỗ thái Nhiên đã đóng vai “nhân dân” mớm lời cho Sạo Sĩ chánh án NCT bằng câu nói sau đây:

Hỏi: Xin nhà thơ cho biết sự lien hệ chặt chẽ giữa hai tập thơ "Hoa địa ngục 1" và "Hoa địa ngục 2"

NCT được dịp đưa ra một lô những câu thơ để minh hoạ cái sự liên hệ đó bằng cách ngâm mấy câu thơ:

"..Hoa địa ngục tập hai mà xuất bản"
" Trận thứ hai ta lại thắng hung tàn"

Hay quá, sao Láo Sĩ đoán có ngày Đỗ thái Nhiên ướm lời cho mình mà nặn trước được ra thơ như thế?

Đỗ thái Nhiên chỉ là bút hiệu của Luật sư Nguyễn Phương Minh một cựu sĩ quan của quân lực VNCH. Thời SV ông là người rất nhiệt thành, đã từng ra ứng cử chủ tịch ban đại diện SV Luật Đại học Luật khoa SG thì ông đưa banh cho NCT phải hay rồi. Nhưng, nhưng tiéc cái là ông không cho trúng thuốc, ông chỉ xoa bóp bằng cuốn phim “Chúng tôi muốn sống” để hồi sinh cho NCT, tuy nhiên bằng cách này, ông đá đòn ngầm NCT một cách tuyệt hảo.

Là một cựu Luật Sư ông cố đưa ra ba dẫn chứng về giảo nghiệm. Nhưng cả ba dẫn chứng đó không được ông diễn giải ra sao cho có tính cách"Luật học thâm cứu" mà chỉ nêu ra một cách mơ hồ hoặc thừa thãi.

Ba chứng cứ đó là:

1) Chứng chỉ giảo nghiệm tự dạng ghi ngày 13/Dec/1995: Cuộc giảo nghiệm này được thực hiện bởi trung tâm giảo nghiệm quốc gia, Dorothy Brinkerhoff, tọa lạc tại số 4316 Boyar Avenue, Long Beach, CA. 90807.

2) Chứng chỉ giảo nghiệm tự dạng ghi ngày 15/Oct/2008: Cuộc giảo nghiệm này được thực hiện bởi Trung tâm “A and M. Matley”, địa chỉ 3092 Army Street, CA. 94110.

Cả hai chứng chỉ số (1) và (2) đều kết luận chữ viết trong tập thơ Hoa Địa Ngục(Bản chuyển vào tòa Đại Sứ Anh ngày 16/07/1979) và chữ viết của Nguyễn Chí Thiện ngày nay tại Mỹ là chữ viết của một người.

3) Chứng chỉ giảo nghiệm nhân diện qua hình chụp ghi ngày 03/08/2006: Cuộc giảo nghiệm này được thực hiện bởi trung tâm Stuchman, Forensic Photography, địa chỉ 421 Walnut Street, Suite 120, Napa, CA. 94559. Chứng chỉ này kết luận: hình chụp Nguyễn Chí Thiện ở trong tù và hình chụp Nguyễn Chí Thiện ở Mỹ là hình của một người.

Đó chỉ là 3 miếng thuốc dán mà ông kê toa cho cái thương tích phỏng cháy cấp ba của NCT.

Này nhé, hai cái giám định chữ viết thì ông không giải thích là giám định viên so sánh ra sao? các thắc mắc, chẳng hạn như của ông Nguyễn phúc Liên về sự khác biệt trong chữ S trong câu cuối cùng của lá thư gửi cho toà đại sứ Anh (xin coi
  • BẢN CHÍNH THƯ CỦA ÔNG NGUYỄN CHÍ THIỆN

  • Nguyễn Phúc Liên

    Tôi xin minh định ngay rằng những điều nhận xét của tôi dưới đây không phải là để PHẢN ĐỐI hay để ỦNG HÔ.. Đây hoàn toàn là những nhận xét có tính cách kỹ thuật, chứ không thiên vị gì cả. Thấy sao nói vậy mà thôi.

    Khi đọc trên Diễn Đàn, tôi thấy hai LÁ THƯ: một lá THƯ đen trắng được nói là Báo VĂN NGHỆ TIỀN PHONG đang giữ; một lá THƯ có nền mầu hồng được nói là Ông NGUYỄN CHÍ THIỆN đang giữ.

    Tôi muốn quan sát xem lá THƯ nào được chụp lại từ lá THƯ kiạ Tôi không dám xác nhận rằng lá THƯ nào là BẢN CHÍNH (Original) hay là cả hai lá THƯ đều không là BẢN CHÍNH.

    HAI LÁ THƯ



    PHÂN TÍCH CHỮ S SAU CHỮ E



    Trong lá THƯ mà Văn Nghệ Tiền Phong đang giữ, thì chữ S sau chữ E có sự đồng nhất từ đầu THƯ cho đến cuối như chúng tôi liệt kê trên đây. Như vậy chữ S này là cùng một người viết.

    Trong lá THƯ mà Ông NGUYỄN CHÍ THIỆN đang giữ, thì từ đầu cho đến chữ infortunes, các chữ S sau chữ E cũng đồng nhất như trong lá THƯ của Văn Nghệ Tiền Phong, trừ chữ S cuối cùng của chữ INFORTUNES. Chữ S này trong THƯ của Ông Nguyễn Chí Thiện có thêm phần trên cao hơn lên và đồng thời chữ S này trở thành lạc loài, không phải cùng một người viết.

    Vì vậy, có thể nói rằng lá THƯ mà Văn Nghệ Tiền Phong đang giữ có tính cách đồng nhất từ một người viết; còn lá THƯ mà Ông Nguyễn Chí Thiện đang giữ không mang tính cách đồng nhất của một người.

    Nếu lá THƯ của Văn Nghệ Tiền Phong được chụp lại từ lá THƯ của Ông Nguyễn Chí Thiện, thì chữ S cuối cùng của chữ INFORTUNES phải có phần trên của chữ S cao lên, chứ không thể mất phần này với nét rất đậm được. Như vậy có thể nói rằng lá THƯ của Ông Nguyễn Chí Thiện được chụp lại từ lá THƯ của Văn Nghệ Tiền Phong, rồi ai đó THÊM phần trên cao lên của chữ S cuối cùng. Chính việc thêm phần trên của chữ S cuối cùng khiến chúng ta thấy rằng:

    => Người thêm phần trên của chữ S không phải là người đã viết lá THƯ gốc bởi vì tác giả lá THƯ viết chữ S sau chữ E rất đồng nhất từ đầu cho đến cuối THƯ như trong lá THƯ mà Văn Nghệ Tiền Phong đang giữ.

    => Nếu cả hai lá THƯ được chụp từ một BẢN GỐC, thì phải giống nhaụ Nhưng hai bản chụp lại khác nhau về chữ S cuối cùng nàỵ Người ta dễ chấp nhận bản chụp của mà Văn Nghệ Tiền Phong đang giữ là từ Bản gốc vì có sự đồng nhất của chữ S sau chữ E từ đầu đến cuối, trong khi ấy lá THƯ của Ông Nguyễn Chí Thiện xa với Bản gốc vì không có sự đồng nhất. Chẳng lẽ tác giả đang viết chữ S sau chữ E từ đầu cho đến gần cuối, lại đốc chứng viết chữ S cuối cùng lạc loài ra.

    => Nếu Văn Nghệ Thiền Phong nói rằng THƯ mình đang giữ là Bản gốc, thì việc nói này có lý hơn bởi lẽ chữ S sau chữ E chứng tỏ một người viết. Còn nếu Ông Nguyễn Chí Thiện nói lá THƯ mà Ông đang giữ là Bản gốc, thì chúng ta có lý do nghi ngờ bởi lẽ chữ S cuối cùng không phải là của tác giả đã viết một kiểu chữ S từ đầu thư đến phút chót.

    Chúng tôi cũng xin chú thích thêm ba điểm khác nhau nữa trong hai lá THƯ:

    * Sau chữ merci trong thư của Văn Nghệ Tiền Phong không có dấu CHẤM câu, trong khi ấy trong THƯ của Ông Nguyễn Chí Thiện lại có dấu CHẤM.

    * Sau chữ Humanité trong THƯ của Văn Nghệ Tiền Phong có dấu CHẤM câu, trong khi ấy trong THƯ của Ông Nguyễn Chí Thiện lại không có dấu CHẤM.

    * Trước hàng Veuillez agréer ... trong THƯ của Văn Nghệ Tiền Phong có dấu vết gấp của lá THƯ, trong khi ấy trong thư của Ông Nguyễn Chí Thiện không vết gấp lá THỰ Chẳng lẽ Bản gốc không có vết gấp mà Văn Nghệ Tiền Phong lại thêm vào cho phức tạp. Trong khi ấy, lá THƯ của Ông Nguyễn Chí Thiện, sau khi chụp có vết gấp thư, thì có người đã sửa vết gấp đi cho sạch sẽ. Điều này cũng chứng tỏ rằng lá THƯ của Ông Nguyễn Chí Thiện không phải là Bản gốc bởi lẽ lá THƯ của Văn Nghệ Tiền Phong chứng minh rằng Bản gốc có vết gấp của lá THƯ gốc.

    Nguyễn Phúc Liên
Cũng không giải thích tại sao cách viết trong lá thư đó thì chữ Vi tronng các vần "viết", "Việt" thì "vi" dính liền, còn trong lá thư gửi cho Nguyễn Ngọc Bích thì chũ "v" tách rời chữ "i"?

Tại sao trong lá thư tiếng Pháp thì chữ "d" được viết là "d" còn lá thư tiếng Việt thì chữ "đ" lại giống như chữ "o" ghép với chữ "t". Luật sư Đỗ cũng không viết dưới hình thức biện minh trạng cho rành mạch, để các thắc mắc kia được giải tỏa. Ít ra cũng nên cho thấy đó là các văn phòng có giá trị, và cách làm của họ nghiêm chỉnh tới đâu, căn cứ trên các án lệ của toà, bao nhiêu giám định của họ đã được chấp nhận?

Họ đã dùng văn bản nào so với văn bản nào? Tại sao lại phải có tới hai lần giảo nghiệm về chữ viết.

Còn phấn giảo nghiệm về hình ảnh, thử hỏi NCT đã đi tù đã chẳng gặp các văn hào Vũ thư Hiên, Phan Nhật Nam là gì, vậy thì giảo nghiệm hình ảnh là thừa. Trong ngành Luật thì chỉ cần đúng và đủ. Những cái dư thừa, toà bác bỏ vì không liên hệ, thế thì đưa tấm hình trong tù ra cho mục đích gì khác nữa? Vấn đề là tại sao quản giáo lại chụp cái ảnh đó? Ảnh đó nói lên sự hiên ngang hả? bao nhiêu tù cải tạo hiên ngang, như Kha từ Giáo, hay Ngô Nghĩa có được chụp ảnh đâu? Chụp rồi lại còn cho tù nhân một tấm làm kỷ niệm như NCT, Luật sư Đỗ biện bạch ra sao cho vấn đề "đánh bóng chế độ" này? đánh bóng ở chỗ tù nhân được ăn mặc tươm tất, mặt kên kên với quản giáo mà chẳng bị ăn đòn?

Luật sư Đỗ trong khúc dạo đầu bài viết đã lôi cả nhạc "Trần thiện Thanh", để dẫn nhập cho toa thuốc hồi sinh là "Anh không chết đâu anh", mà than ôi, thực ra là làm cho Sạo Sĩ chết luôn rồi!!!

Nguyễn Phương Minh đã ám sát NCT chứ còn ai nữa. Luậnt sư Đỗ thái Nhiên cứ giả vờ hỏi mãi!!!

Hoa Lư Phạm Thái



No comments:

Post a Comment