Wednesday, October 1, 2008

Sám-hối hay dám chối?

Việt-đạo Quang

Nhờ sự phát triển của kỹ thuật hiện đại, việc thông tin và liên lạc trên thế giới nay đã trở nên dễ dàng hơn. Do đó mà người ta nhận thức được thực chất của chính-trị và của tôn-giáo. Ít ai còn công nhận rằng tôn-giáo không dính líu đến chính trị. Qua tín ngưỡng, con người nhận thức được mối tương quan và trách nhiệm của mình với tha nhân, và như vậy là có dính líu đến chính-trị. Tuy nhiên, trong chính-trị, người ta cũng biết dùng khái-niệm tôn-giáo để chơi ván cờ ăn thua giữa các phe phái. Điều hiển nhiên là người trong tôn-giáo nào cũng có cái tôi của mình. Vậy nên, muốn gây chia rẽ thì chỉ cần khơi lên cái tôi của họ. Tuy nhiên, khi lá bài chia rẽ tôn-giáo không còn hợp thời thì họ phải chuyển qua trò mê tâm pháp: hiện thân thành những hình ảnh của Thần Thánh, Tiên, Phật, hay Chúa Bà gì đó để khiến các tín đồ vái lạy và hít mê hương cho đến khi ngã gục.

Gần đây, bọn Việt gian cs đã nhân danh từ bi, bác ái, yêu thương và tha thứ để xúi dục các tín đồ ngưng việc đấu tranh cho nhân quyền và chính nghĩa ở Việt-Nam. Tuy nhiên, người Việt tự-do ngày nay không còn là cô Tấm ngây thơ trước thời bị bức tử. Họ đã đi qua cái chết để thành cô Tấm mới, biết và dám nói thật với Cám rằng: muốn đẹp thì phải bỏ cái tà tâm đi.

Đã là người có tín-ngưỡng, không ai không muốn tỏ lòng từ bi, bác ái. Đối với kẻ thù, dù tội có to lớn bao nhiêu cũng phải tỏ lòng tha thứ. Tuy nhiên, tha thứ không phải là tìm chỗ tránh kẻ thù hòng mong được an thân mà là giúp kẻ thù thức tỉnh, dù phải hy sinh mạng sống mình. Để kêu gọi bọn người có dã tâm sám hối quay về, nhà Phật có lời khuyên: buông dao đồ tể, quay đầu thành Phật. Bên Kytô giáo cũng khuyến khích: nếu ăn năn sám hối thì tội gì Chúa cũng tha.

Việc sám-hối ăn năn là một việc đáng khen ngợi. Tuy nhiên, sám-hối có sám-hối thật và sám-hối giả. Có người lý luận rằng việc sám-hối là của lương-tâm, ai có thể xét đoán được? Thế nhưng, không một tôn-giáo nào có thể phủ nhận rằng sám-hối không phải là chỉ lo tìm ơn tha thứ cho cá nhân mình, mà là từ bỏ cái dục vọng cá nhân để mở rộng tâm hồn đến với tha nhân, hòng mong xoa dịu được nỗi thống khổ, đặc biệt là những vết thương do chính mình tạo ra. Khi giác-ngộ, các vị La-hán đã để lại cho đời bài học rằng: họ ý thức được tội ác của họ trong qúa khứ và dốc lòng từ bỏ, mà không nối tiếc. Vì cái quá khứ đó là xiềng xích gông cùm họ và gây nên bao nhiêu tội nghiệp. Người trộm lành bị đóng đanh bên cạnh đức Giêsu cũng vậy: anh ta mạnh dạn thú nhận rằng, ‘chúng ta chịu như vầy là đích đáng…’ Chính mình gieo nhân thì chính mình phải nhận lấy quả. Chỉ khi nào dám chấp nhận cái quả của tội ác mình mới thực sự giác ngộ, mới được cứu rỗi. Tội mình phạm có dính líu đến xã hội, thì tại sao lại cho là việc ăn năn sám hối là việc cá nhân? Nếu là cá nhân thì đã không có gương của các vị La-hán, đã không có cuộc đối thoại giữa người trộm lành với đức Giêsu. Vì thế, chỉ cần xem cách kẻ dữ thi hành phép sám-hối là biết họ sám-hối thật hay giả. Khi người ta thực sự sám-hối, họ thành tâm từ bỏ quá khứ tội lỗi mình. Khi người ta đóng kịch, họ tìm lời biện bạch, chạy tội cho bản thân.

Hẳn nhiên, từ xưa đến nay có rất nhiều các lãnh đạo chính-trị hối-hận, ăn-năn các lỗi lầm quá-khứ của mình. Có thể, trong bè phái Việt gian cs cũng có những người bị lương-tâm dày vò. Tuy nhiên, sự hối hận của họ, nếu có, vẫn chưa được bọn Việt gian cho phổ biến. Ngược lại, những lời chạy tội của phường lưu manh thì được loan truyền dưới mọi hình dạng. Điển hình là bài ‘Đôi Điều về Những Sai Lầm và Bài Học Cấp Thiết’ của JB Nguyễn Hữu Vinh, được đính kèm với thư của ĐHY Phạm Minh-Mẫn.

Ngay từ phần mở đầu, Vinh đã vội vàng chạy tội cho Việt gian cs:

Trong quá trình lịch sử của đất nước Việt Nam hay bất cứ đất nước nào trên thế giới, không có cá nhân, tổ chức hay nhà nước nào thể nói rằng mình không có những sai lầm.

Không biết vì Vinh ít học hay quen miệng nói dối mà cho là sai lầm cũng đồng nghĩa với tội ác. Sai lầm thì có thể cảm thông, nhưng tội ác thì chỉ có thành tâm sám-hối mới rửa sạch được. Nếu nói là trong thời chiến cuộc sai lầm và tội ác giống nhau thì xét lại xem bọn Việt gian đã làm gì với dân tộc sau thời chiến? Vì kẻ thắng không có chính nghĩa nên sau cuộc chiến vẫn còn đổ máu, vẫn còn hận thù, vẫn còn loạn lạc. Người dân, từ lớn đến bé, vẫn bị đoạ đày, phải đi làm công, bị áp bức, bóc lột, bị buôn bán, không những trong nước mà cà nhiều nơi trên thế giới, thậm chí thua cả hàng súc vật. So ra họ còn khốn đốn và chiụ nhục hơn cả thời chiến. Chứng tích còn đó. Vậy đủ biết họ phạm sai lầm hay tội ác trong cuộc chiến.

Kế đó Vinh bắt mọi người, kẻ cướp cũng như nạn nhân, đều phải gánh chịu:

Những sai lầm của từng giai đoạn lịch sử, để lại cho hậu thế những hậu quả mà dù muốn hay không, tất cả đều phải gánh chịu và tìm cách sửa chữa.

Nếu tội của các nạn nhân của Việt gian cs là vì họ là người Việt-Nam thì làm sao họ sửa chữa được? Trong lãnh vực lương tâm, có thể cho rằng tất cả người Việt-Nam đều bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến do bọn Việt gian gây nên: một số chỉ biết thủ lợi cá nhân mà quên mất chính nghĩa. Việc sửa đổi tất cần khôi phục lại công tâm trong lòng người. Tuy nhiên, ở đây Vinh đang bàn đến việc sửa chữa trên lãnh vực lịch sử. Nếu cho rằng nạn nhân và bạo tặc đều phải chịu trách nhiệm về những đổ nát thì chỉ có bọn theo đóm ăn tàn, bọn buôn thần bán thánh mới nói được.

Vì sự thật không thể chối cãi, Vinh đành phải nêu lên trò chơi sám-hối của bọn Việt gian:

Nhiều quan chức Việt Nam đến cuối đời bước ra khỏi bộ máy nhà nước mới có thể nói lên những ân hận, những suy nghĩ và cả những nhận xét của mình về những việc làm có liên quan, về một giai đoạn nào đó có những sai lầm, khi đó họ mới có thể có thời gian nhìn lại mình chăng?

Hình như Vinh tuổi con tôm nên lý luận rằng về hưu là ly khai khỏi đảng cướp. Khổ nỗi con tôm này bị táo bón nên cứ đi ngang như cua: đã là đảng cướp thì giai đoạn nào là không làm ác mà còn cho là ‘về một giai đoạn nào đó có những sai lầm’?

Sau đó Vinh nêu điển hình lời tường trình của võ văn kiệt:

“Tiếc rằng một số năm sau đó, tư tưởng đại đoàn kết đã bị coi nhẹ, quan điểm giai cấp đã được vận dụng một cách máy móc, một chiều. Trong các chiến dịch cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp, nhiều nhân sĩ yêu nước, nhiều nhà kinh doanh có công với cách mạng đã không được coi như bạn nữa, gây những tổn thất lớn về chính trị và kinh tế.

Cái đại đoàn kết của đảng cướp không dính líu gì với nạn nhân của chúng. Nó không phải là cái đoàn-kết của dân-tộc. Tại sao lại cho là cái đại đoàn kết mà võ văn kiệt nêu ra đây là của đảng cướp mà không phải là của dân? Không phải y đã nhìn nhận lỗi lầm trong chiến dịch cải cách ruộng đất sao? Xin thưa, vì võ văn kiệt vẫn ngầm ám chỉ rằng kế hoạch gây chiến tranh trên nước Việt-Nam vẫn là đúng, vì thế y mới nói: ‘Tiếc là một số năm sau đó…’ Như thế thì đâu phải là buông dao đồ tể, đâu phải là từ bỏ quá khứ tội ác.

Trong khi trích dẫn lời võ văn kiệt:

Nếu dùng cách cảm hóa để giải quyết thù hận thì có thể triệt tiêu được thù hận và tạo ra sức mạnh càng ngày càng dồi dào hơn. Nếu cứ còn chia rẽ do hận vì bại, kiêu vì thắng, thì có ích gì cho bản thân, cho đất nước, cho hình ảnh VN trên trường quốc tế?

thì Vinh muốn ám chỉ ai cảm hóa ai? Rồi khi nói đến giả thuyết ‘hận vì bại, kiêu vì thắng’ Vinh có phân biệt giữa hận thù và bảo tồn chính nghĩa không? Khi người ta nhỏ mọn cố chấp những thiệt thòi cá nhân, họ nhớ cái thiệt thòi của cá nhân họ trong quá khứ. Tuy nhiên, người lính Việt-Nam Cộng-Hòa không nhỏ mọn như thế đâu. Họ tưởng niệm sự mất mát và thiệt thòi của dân-tộc như một nữ thuyền nhân đau đớn vì bị hải tặc xâm phạm tiết hạnh. Mà cái thiệt thòi đó không phải chỉ trong dĩ vãng nhưng vẫn còn diễn tiến trong hiện tại. Người lính Việt-Nam Cộng-Hòa mang thanh gươm báu trên mình không phải để trả thù cá nhân mà để bảo vệ chính nghĩa và dân tộc. Trái lại, đảng cướp Việt gian thì có cái kiêu điên rồ vì thắng: chúng ăn mừng Tết Mậu Thân, ngày 30 tháng Tư 75, chúng đưa tiết hạnh của các thiếu nữ Việt Nam ra làm mồi nhử khách du lịch. Đã làm cướp xưng hùng một cõi thì cũng có cớ để mà kiêu hãnh, đằng đây chúng đi cướp của dân để rồi bao phen dâng cúng tài nguyên, sông núi do cha ông gậy dựng nên cho bọn cướp cs quốc tế.

Khi nói đến việc cướp tài sản của dân thì Vinh cho đó là sự sai lầm

mới xảy ra cách đây chỉ hơn vài chục năm và nguyên nhân vụ việc đó, chỉ do một câu nói theo ý nghĩ của ông Đỗ Mười.

Việc nhỏ như lên mạng để lấy tin tức cũng bị đảng cướp kiểm soát chặt chẽ từ khi mạng lưới vi tính lan đến Việt-Nam, vậy mà việc làm có dính líu đến thể diện của đảng, xảy ra trong vài chục năm mà cho là vì lơ là. Ý nghĩ của đỗ mười quả có sức huỷ hoại như ý nghĩ của Tần Thủy Hoàng.

Khi nhìn đến hậu quả của kế hoạch cướp của giết người của đảng thì Vinh nhận sét rằng:

Những hậu quả lâu dài của nó là gì nếu không nói là những nạn nhân và những người biết sự thật sẽ mất đi niềm tin ở một nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản luôn được cho là sáng suốt tài tình.

Ai cho là đảng cướp Việt gian cs sáng suốt tài tình? Nếu là Vinh thì làm gì có chuyện ‘mất đi niềm tin’, có chăng cũng chỉ là việc lo lắng giấy không gói được lửa.

Sau đó Vinh nêu lên việc Toà Khâm Sứ và đất của giáo sứ Thái-Hà, nhưng luôn luôn trung thành với sứ mạng bảo vệ danh dự của Việt gian hồ chí minh, bằng đưa ra những bánh vẽ do cáo hồ tạo nên. Ý rằng: hồ khơi mào cuộc chiến bất nhân nhưng vẫn có lý tưởng yêu nước. Ôi, nếu cứ nắm chặt lá bùa bịp bợm thì biết đến chừng nào mới hồi tỉnh ăn năn?

Việt-đạo Quang


No comments:

Post a Comment