Tuesday, October 14, 2008

Chuyện gì xảy ra tại Tòa Đại Sứ Anh ngày 16-07-1979 ??

Nhật Báo Sàigòn Nhỏ

Hôm nay Saigon Nhỏ có nhận được một bài viết của ông Sơn Tùng về ông Nguyễn Chí Thiện. Ðó là một bài viết nên đọc, phải đọc vì nhiều lẽ:

- Ông Sơn Tùng là một luật sư tại Việt Nam .

- Ông Sơn Tùng là chủ tịch Văn Bút VNHN

- Ông là một nhà báo có uy tín, một người hoạt động hăng say cho những vấn đề của cộng đồng.

Bài viết KHÔNG AI CÓ THỂ CHỨNG MINH NGUYỄN CHÍ THIỆN LÀ TÁC GIẢ TẬP THƠ “HOA ÐỊA NGỤC” NGOÀI NGUYỄN CHÍ THIỆN đã được đăng trong cùng số báo ngày hôm nay để độc giả Saigon Nhỏ được đọc tường tận những phân tách “rất chính xác” của nhà báo Sơn Tùng và điều quan trọng cần biết “về nghi án văn học Nguyễn Chí Thiện là tác giả hay không là tác giả tập thơ Vô Ðề”.

Sau đây là phần căn bản liên quan đến Bộ Ngoại Giao Anh trích ra từ bài viết này:
    (trích) Có lẽ cũng nghĩ như vậy nên năm 2006 ông Nguyễn Chí Thiện đã muốn tôi giúp ông làm sáng tỏ sự thật, và tôi cũng muốn thực hiện một cuộc điều tra khách quan và khoa học để chấm dứt một “nghi án” văn học trong cộng đồng người Việt hải ngoại khởi đầu với việc giảo nghiệm dấu tay trên tập bản thảo.

    Nhưng sau gần 30 năm, số phận tập bản thảo nguyên thủy là điều rất đáng lo ngại. Liệu nó có còn được lưu giữ tại Bộ Ngoại Giao Anh? Và nếu còn, nó đang nằm nơi xó xỉnh nào và do ai trách nhiệm? Hiển nhiên, tập bản thảo không phải là một tài liệu quan trọng cần được xếp hạng và lưu giữ giữa hàng triệu giấy tờ, hồ sơ của Bộ Ngoại Giao Anh. Có thể nó đã bị thất lạc vì không ai có trách nhiệm lưu giữ.

    Sự lo ngại của tôi về sau đã chứng tỏ là không xa sự thật. Sau mấy tháng không nhận được hồi âm của Bộ Ngoại Giao Anh, tôi nhờ một người bạn tại Virginia dò hỏi vì ông có liên hệ hoạt động về nhân quyền với tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) ở London. Không bao lâu sau, vào giữa tháng 12.2006, người bạn chuyển cho tôi e-mail của một viên chức tại tổ chức Ân Xá Quốc Tế báo tin đã tiếp xúc

    Về sau, tôi được Nguyễn Chí Thiện cho biết ông đã gọi nói chuyện với ông Alexander và ông ta cũng không biết tập thơ ở đâu, và nói rằng nếu ông Thiện biết tập thơ đang do ai giữ thì cho ông ta biết!

    Ðúng như tôi lo ngại, tập bản thảo đã bị thất lạc. Bộ Ngoại Giao Anh không thấy cần phải lưu giữ tập bản thảo sau khi đã làm theo yêu cầu của tác giả là phổ biến ra ngoài Việt Nam. Người Anh không biết đến cuộc tranh cãi trong cộng đồng người Việt hải ngoại chung quanh tập thơ.

    Bẵng đi hơn một năm không có tin gì thêm về tập bản thảo, bỗng vào tháng 4.2008, tôi được ông Nguyễn Chí Thiện cho biết ông đã nhận được tập bản thảo do vợ một nhà văn người Anh gửi tới. Theo lời ông Thiện, nhà văn này (tôi quên tên) vừa qua đời, bà vợ trong khi dọn dẹp kho sách của chồng đã thấy tập bản thảo nên tìm cách liên lạc với ông để trả lại. Cũng theo lời Nguyễn Chí Thiện, ông đã yêu cầu bà vợ nhà văn Anh gửi tập bản thảo cho ông Ðinh Quang Anh Thái, một nhà báo quen thân với ông tại Orange County, California. Khi nhận được tập bản thảo, ông Thái đã bóc ra, sau đó giao lại cho ông Nguyễn Chí Thiện. Ông Thiện cho biết ông Thái không chịu cất giữ, vì sợ thất lạc.

    Vào đầu tháng 8 vừa qua, trong dịp sang Virginia, ông Nguyễn Chí Thiện ngỏ ý muốn tôi thực hiện việc giảo nghiệm dấu tay và chữ viết trên tập bản thảo. Tôi đã từ chối, cả vì lý lẫn vì tình.

    Về lý, ông Nguyễn Chí Thiện đã nhận và giữ tập bản thảo, nó không còn giá trị để giảo nghiệm dấu tay nữa. Nó đã bị “ô nhiễm” (contaminated) , theo cách gọi của khoa học hình sự. Tôi không rõ với tiến bộ khoa học hiện nay, các chuyên viên giảo nghiệm có thể phân biệt được dấu tay mới với dấu tay 30 năm về trước hay không, nhưng dù sao vai trò của tôi cũng không còn cần thiết nữa khi ông Nguyễn Chí Thiện đã cầm trong tay tập bản thảo.

    Về tình, năm 2006 ông Nguyễn Chí Thiện đã làm chứng thư ủy nhiệm cho tôi liên lạc với Bộ Ngoại Giao Anh tìm bản thảo tập thơ để giảo nghiệm dấu tay. Tôi đã tiến hành công việc một cách nghiêm túc. Khi được tin về tập bản thảo, thay vì báo cho tôi, ông Thiện lại tự quyết định gửi tập thơ cho người khác. Hành động này, dù suy diễn cách nào cũng cho thấy ông Nguyễn Chí Thiện đã chấm dứt sự ủy nhiệm đối với tôi.

    Hành động của ông Nguyễn Chí Thiện có thể đưa tới nhiều suy đoán, nhưng kết quả vẫn là ông đã bỏ lỡ một cơ hội “có một không hai” để chứng minh ông chính là người đã cầm tập bản thảo “Hoa Ðịa Ngục” vào tòa đại sứ Anh ở Hà-Nội ngày 16.7.1979.

    Tôi đã đề nghị với ông Nguyễn Chí Thiện, nay đang có tập bản thảo trong tay, nên tự tiến hành việc giảo nghiệm chữ viết và tìm dấu tay, nếu có thể phân biệt dấu tay mới và dấu tay 30 năm trước.

    Chỉ cách đó mới có bằng chứng vật chất để bác bỏ suy đoán của những người nói rằng Nguyễn Chí Thiện không phải là người cầm tập bản thảo vào tòa đại sứ Anh ở Hà-Nội năm 1979. Nếu không làm được như vậy, suy đoán này vẫn còn tiếp tục được nói đến mà không ai có thể dứt khoát bác bỏ.

    Trong những lần nói chuyện với tôi trước đây, ông Nguyễn Chí Thiện cho biết khi trao tập bản thảo cho nhân viên tòa đại sứ Anh, ông có viết nhan đề tập thơ là “Hoa Ðịa Ngục” và tên ông cùng địa chỉ trên một tờ giấy kèm vào tập thơ. Rất tiếc cho đến nay, không có ai đủ thẩm quyền để xác định có tờ giấy ấy và giải thích vì sao tờ giấy ấy không còn trong tập bản thảo.

    Trước những nghi ngờ và tranh cãi đang diễn ra, việc “Nguyễn Chí Thiện thật, Nguyễn Chí Thiện giả” đã trở thành một “nghi án” văn học và chính trị, và tạo chia rẽ trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Mặt khác, tuy việc nghi ngờ không trực tiếp đe dọa tác quyền của ông Nguyễn Chí Thiện trên tập thơ Hoa Ðịa Ngục, không thể chối cãi việc ấy đã gây phiền nhiễu cho ông và làm tổn thương danh dự của ông. (ngưng trích)
Sau đây là những “sự thật” khi đọc đoạn văn này của ông Sơn Tùng

- Bộ Ngoại Giao Anh không biết gì về tác phẩm này

- Ai giúp ông Nguyễn Chí Thiện tiếp xúc với ông Alexander của Bộ Ngoại Giao Anh vì ông Nguyễn Chí Thiện không nói được tiếng Anh. Tại sao ông Nguyễn Chí Thiện không công bố ra ngoài việc bộ ngoại giao Anh xác nhận họ không có bản chánh của tập thơ Vô Ðề?

- Tại sao từ trong đống sách của người chồng quá cố, bà vợ ông nhà văn Anh nào đó lại biết đó là bản thảo viết tay của tập thơ Vô Ðề và tìm ông Nguyễn Chí Thiện để mà giao lại.

- Tại sao đã ký giấy tờ giao cho ông Sơn Tùng làm đại diện mà ông Nguyễn Chí Thiện không giao cho ông Sơn Tùng để làm giảo nghiệm như giao ước mà lại giao cho Ðinh Quang Anh Thái?

- Trong bản in đầu tiên của báo Văn Nghệ Tiền Phong, tập bản Chúc Thư của Một Người Việt Nam, báo VNTP cho biết người ủy thác cho VNTP phổ biến tập thơ này tên là Q. Sau này mới có tin là toà đại sứ Anh chuyển giao về Bộ Ngoại Giao Anh, Bộ Ngoại Giao Anh giao cho ông Lê Văn đài BBC và ông Lê Văn giao cho ông Châu Kim Nhân mang về cho Nguyễn Thanh Hoàng. Bây giờ sau tin “thất lạc” vì chính Bộ Ngoại Giao Anh cũng không biết, không thấy, không có thì chính ông Thiện là người tìm thấy và cho ông Ðinh Quang Thái mang về, đúng lúc, đúng kỳ.

Nhưng những “sự thật” trong vấn đề “nghi án văn học” ông Nguyễn Chí Thiện không phải là tác giả tập thơ “Vô Ðề” sẽ được hệ thống báo Saigon Nhỏ chấm dứt ở nơi đây, sau số báo này. Bởi vì sau đây vấn đề an ninh, tình báo và chính trị của những người trong cuộc. Không phải là việc một cơ quan ngôn luận về một vấn đề văn hoá của người Việt Nam. Việc ông Nguyễn Chí Thiện không phải là tác giả tập thơ Vô Ðề không chỉ ảnh hưởng chỉ riêng cá nhân của ông Nguyễn Chí Thiện mà hậu quả của nó sẽ lớn hơn nhiều. Nó sẽ liên hệ không chỉ riêng Yết Kiêu của Hà Nội mà còn Hoa Kỳ và nhiều nước khác đã tiếp rước ông Nguyễn Chí Thiện từ bấy lâu nay.

Tuy nhiên, để hiểu vấn đề, để chấm dứt những cuộc bàn cãi không đầu, không đuôi, hệ thống báo Saigon Nhỏ chúng tôi muốn loan báo để cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại cũng như đồng bào trong nước biết một điều quan trọng khi chúng tôi kết luận “ông Nguyễn Chí Thiện” không phải là tác giả tập thơ Vô Ðề để chấm dứt nghi án văn học này là:

- Không hề có người đưa bản thảo tập thơ nào vào tòa đại sứ Anh ở Hà-Nội ngày 16-7-1979.

- Chuyện Toà Ðại Sứ Anh là chuyện bịa đặt hoàn toàn. Ðó là một sản phẩm của tình báo.

Từ mấu chốt này, nghĩ ngược trở lại, vấn đề sẽ sáng tỏ hơn nhiều. Khi ông Nguyễn công Giân, anh của ông Nguyễn Chí Thiện đã không thể lên tiếng giải thích chuyện ông đã đi “ra Bắc” hai lần trong năm 1958 và 1972 khi ông đã vào Nam và là một sĩ quan VNCH thì ông Nguyễn Chí Thiện cũng không thể lên tiếng về những gì xảy ra ngày 16 tháng 7 năm 1979 tại Toà Ðại Sứ Anh ở Hà Nội khi nó không hề xảy ra. Do đó, ông Nguyễn Chí Thiện không thể có dù bản thảo hay bản chánh và ông Nguyễn Chí Thiện không phải là tác giả tập thơ Vô Ðề.

Nhiệm vụ của Saigon Nhỏ trong việc phá vỡ nghi án văn học “Nguyễn Chí Thiện không phải là tác giả của tập thơ Vô Ðề” đến đây là chấm dứt. Từ đây về sau, việc gì xảy ra sẽ tuần tự xảy ra, và những người trong cuộc biết rõ hơn ai hết vai trò của họ trong những ngày sắp tới.

Nhật Báo Sàigòn Nhỏ

No comments:

Post a Comment