Tuesday, October 14, 2008

Thằng ăn cắp vẫn còn kia!



Trần Thanh


Cuộc chiến đấu này chưa phân thắng phụ*
Ta còn đây và THẰNG ĂN CẮP VẪN CÒN KIA
Chúng tưởng ta câm, chịu nhục, chịu hèn
Nhưng ta vẫn tố cáo và không hề lẫn lú
Ta muốn nói với bầy liếm, BÚ (bú cu + liếm đít việt gian cộng sản!)
Khúc hát khải hoàn ta sẽ hát thiên thu!

MỘT CUỘC TUYỂN LỰA CA SĨ:

Tại một văn phòng tuyển lựa ca sĩ tại quận Cam nước Mỹ: ban giám khảo gồm có ba người, một nam, hai nữ. Thí sinh là một người đàn ông khoảng 50 tuổi. Ông ta có vóc người cao lớn, khuôn mặt xương xương và dài như mặt ngựa, với "mái tây hiên nguyệt gác chênh vênh" (răng vẩu) Sau vài câu chào hỏi ngắn gọn, vị nhạc sĩ chánh chủ khảo kiêm chủ nhân trung tâm ca nhạc Sống Giang vừa nhìn vào tờ resume vừa hỏi:

- Xin lỗi, xin anh Chí Phèo cho biết nghệ danh của anh là gì?

Thí sinh trả lời bằng giọng bắc Hà Nam Ninh chính cống:

- À, nghệ danh của tôi nà "Con Ve Sầu Mùa Ðông"!

Ban giám khảo hơi khựng người trước cái nghệ danh hơi lạ đời, tuy nhiên vì thời gian quá gấp rút, còn nhiều thí sinh khác đang chờ bên ngoài nên họ phải vào đề ngay:

- Vâng, thưa anh Ve Sầu Mùa Ðông, xin anh cho biết anh chuyên hát loại nhạc nào?

Thí sinh Chí Phèo bèn nói huyên thuyên:

- Tôi nà ca sĩ thượng hạng, đã từng được nhà lước ta phong tặng danh hiệu "nghệ sĩ nhân dân". Còn nhạc thì bất cứ nhạc gì tôi cũng hát được tuốt: nhạc xanh, nhạc đỏ, nhạc tím, nhạc vàng! Ðây lày ông hãy xem lày, đây nà cái nít (list) niệt kê tất cả nhân chứng sống đang còn sống ở Việt Lam, họ đã từng biết tôi đã từng nà ca sĩ lổi tiếng ở trong lước!!!

Vừa nói, thí sinh Chí Phèo vừa dí một tờ giấy vào mặt ông giám khảo, để ép buộc ông ta phải đọc. Vị giám khảo nữ thấy vậy bèn xua tay:

- Anh Chí Phèo à, chúng tôi đang tuyển lựa tài năng ca sĩ và tuyển lựa trực tiếp, nghĩa là chúng tôi cần anh biểu diễn, hát ngay cho chúng tôi nghe chớ chúng tôi không cần nhân chứng!

Thí sinh Chí Phèo hơi tái mặt, tuy nhiên ông ta vẫn tiếp tục móc trong cặp táp ra một xấp giấy khác, xìa ra trước mặt ban giám khảo:

- Ðây lày, các vị hãy xem, đây nà tất cả các giấy khen và bằng khen mà tôi đã được bộ thông tin văn hóa chứng nhận tôi nà nghệ sĩ nhân dân, một ca sĩ có giọng ca vàng thượng hảo hạng ở trong lước, không có ca sĩ nào địch lổi! Quý vị không tin ư? Thì đây, đây nà hình ảnh của các vị ninh mục ở trong lước đã từng biết tôi nà ca sĩ lổi tiếng, quý vị hãy xem! Tôi có ghi cẩn thận số phôn tay, số điện thoại nhà, nếu quý vị muốn "chếch" thì cứ việc, "lô bóp lầm" (no problem)!

Ông nhạc sĩ chánh chủ khảo hơi bực bội:

- Anh Chí Phèo à, khi ra thông báo tuyển lựa ca sĩ, chúng tôi đã ra điều kiện là mỗi ca sĩ phải hát cho chúng tôi ba bài hát tự chọn. Thậm chí, chúng tôi chỉ cần nghe anh hát một bài thôi là có thể biết anh là người có thực tài hay không! Chúng tôi không cần resume hay nhân chứng, hay những bằng khen, giấy khen, huy chương của nhà nước việt cộng đã cấp cho anh! Mấy thứ đó không đáng tin đâu! Anh có thực tài hay không, cứ hát cho chúng tôi nghe một bài là chúng tôi biết liền!

Mặc dù bị kê tủ đứng nhưng "ca sĩ" Chí Phèo vẫn cứ trơ mặt lỳ:

- Khổ quá, tôi lói như thế mà quý vị không tin ư? Tôi đã từng năn nộn dưới gầm sân khấu, ủa quên, năn nộn trên sân khấu trên ba mươi lăm rồi! Huân chương, huy chương của nhà lước ban tặng nhiều không kể xiết. Ðây lày, quý vị hãy xem, đây nà danh sách những nhân chứng sống, họ nà HÀNG XÓM của tôi đấy. Họ sẵn sàng nàm chứng cho tôi, xác nhận tôi đúng nà ca sĩ có nghệ danh "CON VE SẦU MÙA ÐÔNG" chính hiệu. Họ cũng sẵn sàng xác nhận tôi chính nà người đã biết ca hát núc còn ở truồng tắm mưa từ thuở bé!!! Tôi có số phôn, số phấc (fax) của họ đây, có cả địa chỉ của họ ở Việt Lam nữa, quý vị có muốn "chếch" (check) không?

Ðến lúc này thì ông chánh chủ khảo thật sự tức giận:

- Anh Chí Phèo! Sao anh "phèo" quá vậy? Tụi tôi không có thì giờ để đùa giỡn với anh! Bây giờ tụi tôi yêu cầu anh hát ngay cho chúng tôi ba bài hát do anh tự chọn. Nếu không thì xin mời anh đi ra ngoài để chúng tôi kêu thí sinh khác!

Bị phản ứng khá mạnh, Chí Phèo đâm ra hoảng, nói sảng:

- Khoan, hẵng gượm đã, để tớ cho cậu xem cái lày: - đây nà ảnh của nhà văn lổi tiếng đã từng ở tù chung với tớ đấy nhé! Nhà văn lày đang sống ở quận Cam đây. Ông ta sẵn sàng nàm chứng cho tớ, xác nhận tớ đúng nà ca sĩ "CON VE SẦU MÙA ÐÔNG" chính cống bà nang trọc! Chính tớ đã ca cho ông ta nghe nhiều nần khi còn ở trong tù! Ðây nà số phôn nhà của ông ta. Còn đây nà số phấc (fax) của ông ta. Cậu cứ gọi đến ông ta mà xác minh ní nịch!

Vị nữ giám khảo bực quá nói gay gắt:

- Cái chúng tôi đang cần là cái tài năng thật sự của anh. Prove it! (hãy chứng minh đi) Sao anh cứ đánh trống lãng, cứ đưa hết nhân chứng này tới nhân chứng nọ ra để làm gì? Anh có phải là ca sĩ không? Nếu anh có thực tài thì hãy hát liền cho chúng tôi nghe một bài. Nếu thấy được thì chúng tôi sẽ ký hợp đồng với anh ngay tức thì! Còn nếu không được thì xin mời anh đi ra ngoài! Chuyện anh bị ở tù ở Việt Nam không có liên quan gì đến việc tuyển lựa ca sĩ của chúng tôi!

Bị dồn vào thế bí, Chí Phèo bèn đánh bài tẩu mã:

- À, quý vị cần tớ hát niền bây giờ à? Bây giờ tớ không có .... HỨNG để hát! Tuy nhiên, tớ có thâu sẵn giọng ca oanh vàng của tớ vào cuộn băng cát xét "đề mô" (hát thử) đây lày. Quý vị cứ nghe thì biết!

Ông giám khảo dứt khoát xua tay đuổi Chí Phèo ra ngoài:

- Thôi, cám ơn. Xin mời ông đi ra ngoài! Làm nghề ca sĩ mà phải có hứng mới hát được thì chết rồi! Nói cho ông nghe, nghề ca sĩ là phải có mặt để hát ở khắp mọi nơi, ở ngoài trời cũng như ở trong rạp; hát ban ngày cũng như hát lúc nửa đêm về sáng, hát bất cứ lúc nào mà khán giả yêu cầu. Vào thời chiến, có những ca sĩ phải ra tận ngoài tiền tuyến để hát phục vụ cho các chiến sĩ nữa đó! Thôi, go out!

Thế là "ca sĩ" Chí Phèo tiu nghỉu bước ra khỏi phòng tuyển lựa ca sĩ! Còn lại ba người giám khảo bình luận với nhau:

- Thằng cha này có vẻ khùng điên và mờ ám quá!

- Nó lấy nghệ danh "Con Ve Sầu Mùa Ðông" là mình biết nó là thằng bịp rồi! Con ve nó chỉ ca hát vào mùa hè mà thôi, chớ có khi nào ve sầu mà hát vào mùa đông! Bởi vậy, dứt khoát thằng này không phải là ca sĩ, mà chỉ là một thằng bị bệnh tâm thần như thằng tướng hải quân giả mạo vừa rồi, mới bị đưa ra tòa!

LIÊN TƯỞNG ÐẾN TRƯỜNG HỢP ÔNG NGUYỄN CHÍ THIỆN:

Qua câu chuyện tuyển lựa ca sĩ nêu trên, chúng ta liên tưởng đến trường hợp ông Nguyễn Chí Thiện.

GIẢ SỬ kể từ khi ông Thiện được định cư tại Mỹ, ông vẫn tiếp tục sáng tác đều đều những bài thơ rực lửa, lên án tội ác của cộng sản và chống cộng đến "dư thừa sức đạn bắn" thì có lẽ không có ai đặt nghi vấn về ông làm gì. Vì sao? Bởi vì hữu xạ tự nhiên hương. Cái tài của ông tự nó biện minh cho ông, mạnh còn hơn ngàn lần những nhân chứng hay những sự giảo nghiệm chữ viết.

Một người đã đạt đến trình độ làm được những bài thơ xuất thần, tuyệt tác như tác giả Vô Danh thì chắc chắn có đủ trình độ để làm được thơ ứng khẩu. Trong suốt 13 năm qua, đã có rất nhiều cơ hội cho ông Thiện làm thơ ứng khẩu, ví dụ như những lần sinh hoạt trong các buổi biểu tình, các buổi lễ tưởng niệm, các buổi hội thảo ..v..v.. Rồi có những biến cố chính trị lớn xảy ra, ví dụ như những tên đầu gấu Khải, Triết, Dũng đi qua Mỹ ăn xin, những đoàn văn công của việt cộng, biến cố Viet Weekly, vụ Trung Cộng xâm chiếm hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vụ dân oan trong nước, vụ tòa Khâm Sứ Hà Nội, vụ đấu tranh của giáo dân công giáo Thái Hà. Tuy nhiên, hầu như qua các sự kiện và các biến cố nêu trên, người ta không thấy ông Thiện sáng tác được một bài thơ nào! Hay nói một cách ví von, "khẩu súng" thơ của ông đã .... hết đạn! (Thật ra, làm đếch gì có đạn mà hết! Chỉ đeo khẩu súng nhựa cho oai thôi!)

Ông Võ Ðại Tôn sau 10 năm ở tù cộng sản, khi trở về Úc, ông vẫn tiếp tục sáng tác thơ và thơ của ông ta vẫn hay như lúc trước. Ông ta là nhà thơ thứ thiệt thì trước sau ông vẫn là nhà thơ. Cái tài của ông không ai có thể tước bỏ hay tranh đoạt được. Không có ai dám nghi ngờ ông là thi sĩ dỏm.

Trong biến cố tên Trần Văn Trường treo cờ máu tại phố Bolsa hồi năm 1998, có những đêm có khoảng gần 20 ngàn người tham dự biểu tình! Những tiếng hô vang "đả đảo cộng sản" vang xa hàng chục cây số! Trong bầu không khí rừng rực lửa đấu tranh như vậy, nhạc sĩ Nhật Ngân đã có hứng khởi viết ngay bài hát "Lửa Bolsa" trong lúc ông đang tham dự biểu tình, rồi sau đó đưa ngay cho đài phát thanh, các "ca sĩ dã chiến" tập hát trong vòng 30 phút rồi phát thanh ngay để đáp ứng kịp tình hình thời sự đang nóng bỏng!

Nhạc sĩ Nhật Ngân là người có thực tài, có thể "ứng khẩu" để viết nhạc liền tại chỗ.

Xin đưa thêm một ví dụ khác: Trong truyện Tam Quốc Chí, có nhân vật là Tào Thực, con trai thứ tư của Tào Tháo rất giỏi thi phú, được thiên hạ xưng tụng là thiên tài "thất bộ thành thi" (bước đi bảy bước là làm xong một bài thơ) Khi Tào Tháo chết, Tào Phi nối ngôi, thấy Tào Thực lúc nào cũng say sưa rượu chè, Phi bèn ra lệnh:

- Ta nghe đồn nhà ngươi có tài "thất bộ thành thi", vậy ngươi hãy chứng minh cái tài của ngươi xem? Nếu ngươi làm không được thì ta e rằng ngươi sẽ khó giữ được cái đầu của ngươi trên cổ!

Nghe người anh nói như vậy, Tào Thực bèn thưa:

- Xin đại huynh cho đề tài, đệ sẽ "thất bộ thành thi" ngay ...

Tào Phi bèn chỉ vào bức tranh treo trên tường, có hai con trâu đang húc nhau:

- Ngươi hãy bước đi bảy bước rồi sáng tác một bài thơ về bức tranh đó xem sao!

Thế là Tào Thực bèn biểu diễn thiên tài "thất bộ thành thi", vừa xong bảy bước thì ông cũng vừa đọc xong câu thơ kết thúc! Tào Phi cảm phục tài của người em và nhờ đó mà Tào Thực thoát chết!

Thế còn "thiên tài" của thi sởi Nguyễn Chí Thiện thì sao? Có "thất bộ thành thi" được không, hay mười ba năm liên tiếp bị táo bón, không rặn ra được một bài thơ nào? Xin đừng đề cập đếp tập "Hạt Máu Thơ". Ðó chỉ là một sự lăng nhục ngôn ngữ tiếng Việt và sự "lạy ông con ở bụi này", tự ông Thiện đi tố cáo ông Thiện!

Trong hai bài viết trước, tôi đã thách đố ông Thiện làm được ba bài thơ liên quan đến ba biến cố lịch sử lớn: dân oan, Thái Hà-Khâm Sứ và Hoàng Sa-Trường Sa. Tôi không dám đòi hỏi ông phải xuất khẩu thành thi hay thất bộ thành thi mà chỉ mong ông ngồi ở nhà, một tuần lễ làm .... MỘT bài thơ thôi cũng được! Không lẽ ông đã từng "sáng tác" trên 600 bài thơ rồi mà bây giờ làm thêm ba bài nữa không được? Không lẽ ông đã từng "sáng tác" bài Ðồng Lầy dài trên 400 câu thơ mà bây giờ làm một bài thơ khoảng chừng 15 câu, cũng không làm được?

Nếu ông chứng minh được thực tài của ông thì TÔI SẼ NGƯNG NGAY, KHÔNG THÉC MÉC gì đến nghi vấn "Ai là tác giả của tập thơ Vô Ðề nữa"!

Tôi nhớ hồi năm 1998, lúc ngồi uống cà phê với mấy người bạn, có người đã lên tiếng:

- Quái lạ, ông Nguyễn Chí Thiện sang Mỹ đã được bốn năm rồi mà sao không thấy ông ta làm bài thơ nào hết? Ðộc giả đang mong chờ được thưởng thức những sáng tác mới của ông ta, chờ đến mỏi con mắt! Sao lạ thế nhỉ?

Một người bạn nêu nghi vấn:

- Hay, không khéo thằng cha này là đồ giả mạo cũng chưa biết chừng! Tác giả Vô Danh đã bị việt cộng giết chết rồi! Ông nhà báo Thế Huy đã viết một bài phân tích mà tôi thấy rất xác đáng. Nhưng theo tôi, không cần phải dài dòng chứng minh lý lịch hay giảo nghiệm chữ viết làm gì cho mất thì giờ. Khi mình gặp mặt ông Nguyễn Chí Thiện, nếu muốn thử tài, cứ xin ông ta "xuất khẩu thành thi" về một đề tài nào đó như thằng Tào Phi ra đề tài cho Tào Thực trong truyện Tam quốc Chí. Thực hay giả, biết liền! Cũng ví như một người tự xưng là có bằng TIẾN SĨ TOÁN HỌC thì phải giải được tất cả loại toán từ trình độ đại học trở xuống. Nếu khi có người nghi ngờ, yêu cầu ông "tiến sĩ" này giải mấy bài toán lớp 12 mà ông ta từ chối nhiều lần vì lý do KHÔNG CÓ "HỨNG" thì ta có thể kết luận đó là tiến sĩ dỏm! Chuyện này đã từng xảy ra ở Việt Nam!

Một người khác lên tiếng:

- Nhưng nếu giả sử ông Thiện này là điệp viên của việt cộng mà thằng này nó thực sự có tài xuất khẩu thành thi thì sao?

Ông nêu nghi vấn đáp lời:

- Thơ của tác giả Vô Danh thấy vậy mà rất khó bắt chước. Ông ta đã từng tâm sự, thơ của ông không phải là thơ. Nó thực như tù đày, như chết chóc, như đau thương. Nó kinh khủng như đảng, đoàn, như lãnh tụ, như trung ương. Mình cứ tưởng nó bình dân, cứ viết bừa là thành ra thơ của ông Vô Danh, nhưng không phải dễ dàng thế đâu! Hầu như trong bất cứ bài thơ nào của ông Vô Danh cũng có những Ý TƯỞNG MỚI LẠ. Người bắt chước có thể làm những bài thơ câu tám chữ, bắt chước cách gieo vần, bắt chước giọng điệu nhưng những Ý TƯỞNG VÀ NHỮNG TÂM SỰ của thi sĩ Vô Danh thì không thể nào bịa ra được! Ý tưởng và tâm sự của thi sĩ Vô Danh chính là "DNA" hoặc dấu tay của riêng ông ta, không thể nào trùng hợp với bất cứ người nào khác!

NHỮNG TÊN ÐIỆP VIÊN CỦA VIỆT CỘNG:

Ðiệp viên của việt cộng hoạt động trong miền Nam từ năm 1954 đến 1975 thì nhiều vô số kể. Trong phạm vi bài này tôi chỉ đề cập đến một vài tên nổi bật như:

1. Họa sĩ Ớt tức Huỳnh Bá Thành. Trước năm 1975, tên này hoạt động dưới lớp áo nhà báo, chuyên vẽ tranh biếm họa cho nhiều tờ báo ở Sài Gòn. Sau năm 1975, hắn lộ diện, trở thành thiếu tá công an của việt cộng, làm phó tổng biên tập tờ báo Công An tại thành Hồ. Tên này đã tích cực chỉ điểm cho việt cộng bắt gần hết các văn nghệ sĩ trong vụ án "Hồ Con Rùa". Sau này hắn chuyên viết các truyện được mang tên là "Vụ án viết lại". Khoảng năm 1996, hắn bị chết vì "bệnh" nhưng nghe đồn hắn bị việt cộng thanh toán giống như tên bộ trưởng công an Phạm Hùng.

2. Tên Vũ Ngọc Nhạ (1928 - 2002) là điệp viên gộc của việt cộng, nằm vùng trong guồng máy của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Sau năm 1975, hắn được việt cộng phong hàm thiếu tướng công an.

Tên điệp viên này tên thật là Vũ Xuân Nhã, quê ở Thái Bình, hồi nhỏ đi tu trong trường dòng, lên tới chức thầy bốn. Năm 1953, hắn được Ðỗ Mười, bí thư Liên khu ủy Khu 3 tuyển chọn vào lực lượng tình báo.

Năm 1954, tên Nhạ được việt cộng bố trí di cư vào Nam để hoạt động cho kế hoạch "Hậu Hiệp Ðịnh Geneve". Tình báo của việt cộng đã sáng tác ra một LÝ LỊCH GIẢ cho tên Nhạ như sau:

- Tên mới: - Vũ Ðình Long
- Ngày tháng năm sinh: ngày 30 tháng 3 năm 1928 (đúng sự thực cho dễ nhớ)
- Nơi sinh: Xã Vũ Hội, Vũ Thư, Thái Bình (đúng sự thực cho dễ nhớ)
- Tham gia Việt Minh sau ngày toàn quốc kháng chiến
- Vào đảng Cộng sản năm 1947 (thời gian kết nạp ồ ạt)
- Năm 1951 trở thành thị ủy viên của thị xã Thái Bình
- Năm 1952, bất mãn vì bị kỳ thị là thành phần gia đình địa chủ và Công giáo (ÐÂY LÀ CHI TIẾT BỊA ÐẶT) nên trở về Phát Diệm, tham gia lực lượng tự vệ của giám mục Lê Hữu Từ và linh mục Hoàng Quỳnh

Sau khi di cư vào Nam, tên Nhạ đã cư trú tại chợ Thị Nghè, Sài Gòn và thường xuyên sinh hoạt trong hội Cựu tự vệ Công Giáo Phát Diệm, được sự tín nhiệm của linh mục Hoàng Quỳnh và giám mục Lê Hữu Từ. Qua lớp vỏ bọc "người giúp việc" cho giám mục Lê Hữu Từ, tên Nhạ đã lần lần được giới thiệu, chui sâu, luồn cao và trở thành "cố vấn chính trị" cho chính quyền của nền Ðệ nhất và Ðệ nhị Cộng Hòa! Ðặc biệt khi ông Thiệu mới lên làm tổng thống, ông cần sự hậu thuẫn của khối Công giáo nên đã nhờ tên Nhạ làm gạch nối trung gian. Tên Nhạ đã lợi dụng cơ hội này, móc nối và cài được 42 tên điệp viên khác cùng hoạt động trong guồng máy của chính quyền ông Thiệu. Nhưng sau đó, đường giây tình báo của tên Nhạ bị CIA và tình báo của VNCH phá vỡ, toàn bộ đều bị bắt gọn, tháng 12 năm 1969, bị đưa ra tòa và bị đày đi Côn Ðảo.

Tháng 7 năm 1973, tên Nhạ được chính phủ VNCH trao trả lại cho việt cộng tại Lộc Ninh theo Hiệp định Paris. Ðến năm 1981, Vũ Ngọc Nhạ được việt cộng phong cấp đại tá công an và được bố trí .... ngồi chơi xơi nước, làm công tác "nghiên cứu" tình báo! Việt cộng đa nghi nên không dám dùng tên Nhạ trở lại! Năm 1988, tên Nhạ được việt cộng phong chức thiếu tướng công an rồi tiếp tục ngồi chơi xơi nước cho đến lúc chết.

Tên Nhạ được Tòa thánh Vatican và Ðức Giáo Hoàng tặng bằng khen và huy chương "Vì Hòa Bình" vào tháng 6 năm 1971. Hắn được con quạ đen "linh mục" Hoàng Quỳnh khen như sau:"Thầy bốn hiền lành như con bồ câu và khôn ngoan như con rắn!"

3. Phạm Xuân Ẩn (1927 - 2006) sinh quán tại tỉnh Ðồng Nai và đặc biệt tên điệp viên việt cộng này ra đời tại nhà thương .... điên Biên Hòa, được chính các bác sĩ Pháp đỡ đẻ! Cha của Ẩn là kỹ sư công chánh làm việc cho Pháp. Khi lớn lên Ẩn đi theo việt cộng, đến năm 1953 được kết nạp vào đảng cộng sản, dưới sự chủ tọa của Lê Ðức Thọ, Phó bí thư kiêm trưởng ban Tổ chức trung ương cục miền Nam.

Năm 1954, Ẩn tham gia quân đội Pháp rồi đến năm 1957 được qua Mỹ học về ngành báo chí. Kể từ đó, dưới lớp vỏ bọc là "phóng viên" tên Ẩn đã hoạt động tình báo trong lòng chế độ VNCH trong suốt gần 20 năm.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tên Ẩn đã làm nhiều người kinh ngạc khi hắn "chơi" nguyên một bộ quân phục việt cộng, với nón cối dép râu đầy đủ, hiên ngang đi dạo chơi trên các đường phố Sài Gòn! Ðặc biệt trên ve áo của hắn có đeo quân hàm trung tá và mang một cái tên mới là đồng chí "Hai Trung", tức Trần Văn Trung! Ðến lúc đó nhiều nhà văn, nhà báo ở Sài Gòn mới há hốc mồm ra vì không ngờ "thằng bạn thân" của mình là cán bộ việt cộng nằm vùng!

Nhưng sau đó, thân phận của tên Ẩn cũng không hơn gì tên Nhạ, nghĩa là được mời ra bắc để làm công tác "nghiên cứu tình báo", nghĩa là ngồi chơi xơi nước và bị giam lỏng! Trong suốt 10 năm bị quản chế, luôn luôn có tên công an đứng canh gác trước nhà tên Ẩn và mãi đến năm 1986, lệnh quản chế mới được hủy bỏ!

Năm 1990, tên Ẩn được phong cấp thiếu tướng công an.

QUYỂN TIỂU THUYẾT "SỐNG CHÌM" CỦA VIỆT CỘNG

Khoảng năm 1986, lúc còn ở trong nước, tôi có đọc một quyển tiểu thuyết tình báo của việt cộng, mang tên là "Sống Chìm" Vì thời gian đã lâu nên tôi không nhớ tên tác giả nhưng tôi còn nhớ lời giới thiệu của nhà xuất bản và nội dung quyển tiểu thuyết. Theo lời giới thiệu của nhà xuất bản thì tác giả quyển tiểu thuyết là đại tá công an đã về hưu và đã có 20 năm kinh nghiệm hoạt động tình báo trong lòng địch (trong chế độ VNCH) Nhà xuất bản còn giới thiệu thêm rằng tác giả là người rất giỏi Anh ngữ, đã từng làm công tác thông phiên dịch, đó là lý do vì sao tác giả đã dịch và biên tập lại một số truyện tình báo ở nước ngoài để phục vụ độc giả.

Quyển tiểu thuyết tình báo là tập truyện, dày khoảng 150 trang, bao gồm nhiều truyện ngắn, trong đó truyện ngắn chính, mang tên là "Sống Chìm". Nội dung tóm tắt của Sống Chìm là một điệp viên của Nga được cài vào hoạt động tại Âu Châu, sống tại các nước Anh, Pháp trong vòng 20 năm, mãi đến khi thế chiến thứ hai chấm dứt mới xuất đầu lộ diện.

Ngoài truyện Sống Chìm, còn một truyện ngắn khác mà đến bây giờ làm tôi liên tưởng đến hiện tượng Nguyễn Chí Thiện.

Nội dung truyện này như sau:

- Vào đệ nhị thế chiến, lúc quân Ðức đã chiếm hết toàn bộ Châu Âu, thì nước Mỹ lên kế hoạch tổng phản công. Cơ quan tình báo quân sự của Mỹ bèn giăng bẫy để đánh lừa quân Ðức. Họ lấy một xác chết vô thừa nhận của một tên bụi đời nào đó, mặc vào người hắn một bộ quân phục, mang lon trung tá. Toàn bộ giấy tờ trong bóp của viên "trung tá" tình báo này đều là giấy tờ giả. Ðặc biệt viên trung tá này còn xách theo một cái cặp táp, trong đó có đựng một số hồ sơ tuyệt mật của bộ quốc phòng. Hồ sơ này liên quan đến kế hoạch tấn công bằng máy bay và đổ bộ vào một số thành phố tại nước Pháp. Cái cặp táp này có giây xích và cái còng số tám, còng dính vào tay ông "trung tá", để làm tăng thêm phần quan trọng là vật bất ly thân, kể cả lúc đi ỉa!

Trước khi thả cái xác chết này xuống biển để trôi dạt vào bờ biển nước Pháp thì tình báo Mỹ đã cẩn thận ngâm cái xác chết này trong một cái hồ chứa nước biển khoảng một tuần lễ để cho mọi thứ có mang vẻ te tua, tang thương, phong trần, y như thật. Sau đó, tình báo Mỹ cho tàu ngầm, chờ khi hướng gió thuận thổi vào bờ thì đem thả cái xác chết đó cách bờ biển nước Pháp khoảng 100 cây số. Ðồng thời họ còn thả thêm một số vật dụng bằng gỗ, bằng nhựa, của tàu ngầm, dàn cảnh như là một chiếc tàu ngầm của Mỹ bị trúng thủy lôi, bị chìm. Viên trung tá Mỹ là một sĩ quan tình báo quan trọng đang đi công tác trên chiếc tàu ngầm đó.

Quả nhiên sau đó quân Ðức vớt được cái xác chết của "trung tá" Mỹ và một số vật dụng của tàu ngầm bị trôi dạt vào bờ. Tình báo quân sự của Ðức cũng ra sức "ngâm cứu" cái xác chết, thấy các dấu tay đều ăn khớp với dấu tay in trên thẻ căn cước quân nhân. Ngoài ra, bộ quân phục và cái xác của ông "trung tá" đã bị nước biển và nắng làm cho sờn mục, nhiều chỗ bị cá rỉa, như vậy chứng tỏ là chiếc "tàu ngầm" của Mỹ đã bị trúng thủy lôi của .... phe ta (Ðức quốc xã) cách đây khoảng một tháng! Nhưng quan trọng hơn hết là cái cặp đựng tài liệu, được cơ quan tình báo quân sự của Ðức nghiên cứu rất kỹ và sau đó là họ kính cẩn đệ trình lên ngài quốc trưởng Hitler, báo cáo rằng tụi Mỹ nó sắp sửa tấn công các thành phố A,B,C trên nước Pháp! Tên Hitler tin vào báo cáo của cấp dưới bèn ra lệnh tăng cường phòng thủ các thành phố A,B,C. Thế là bọn Ðức đã rơi vào cái kế nghi binh của Mỹ. Bọn chúng không ngờ rằng mục tiêu đổ bộ và tấn công thực sự của quân đội Mỹ là bờ biển Normandie nước Pháp!

VŨ NGỌC NHẠ, PHẠM XUÂN ẨN và điệp viên NGUYỄN CHÍ THIỆN:

Sau khi tìm hiểu về lý lịch của hai tên điệp viên Nhạ và Ẩn thì chúng ta thấy rằng việt cộng đã có những cơ quan chuyên trách về tình báo từ lâu, từ trước năm 1954. Chính thằng trùm của bọn chúng là thằng Hồ, bản thân nó cũng là một điệp viên. Vì vậy chúng ta không thể coi thường cho rằng bọn chúng dốt không biết gì, cho đến khi bị tụi nó moi hết tim gan ra ngoài, lúc đó có hối hận thì đã muộn! Một vài điểm sau đây ta cần lưu ý:

ÐỐI VỚI TÊN NHẠ:

1. Tên Vũ Ngọc Nhạ được tình báo việt cộng bố trí di cư vào Nam để thi hành kế hoạch "Hậu Hiệp Ðịnh Geneve".
2. Hắn mang LÝ LỊCH GIẢ để hoạt động, với các bí danh như Hai Long, Hai Nhạ, Hai Nhã ..v..v..
3. Từ năm 1981 đến 1988 hắn làm việc tại Hà Nội và phụ trách công tác "nghiên cứu tình báo"

ÐỐI VỚI TÊN ẨN:

1. Lúc miền Nam gần sụp đổ, tình báo của việt cộng đề nghị tên Ẩn nên trà trộn vào đám người di tản để tiếp tục "sống chìm" và hoạt động tình báo trên đất Mỹ! Tuy nhiên tên Ẩn từ chối vì "nhiệm vụ đã hoàn thành"!
2. Sau năm 1975, tên Ẩn, cũng như tên Nhạ, bị giam lỏng ngoài Bắc và được giao công tác "nghiên cứu về tình báo"
3. Rất có thể tên Ẩn là tác giả của quyển tiểu thuyết "Sống Chìm" xuất bản vào khoảng năm 1986. Vào thời gian này tên Nguyễn Văn Linh vừa lên làm tổng bí thư, chủ trương cởi trói văn nghệ.

TÊN ẨN và TÊN NHẠ LÀ "CHA ÐẺ" CỦA ÐIỆP VIÊN NGUYỄN CHÍ THIỆN???

Qua những sự kiện nêu trên, chúng ta có thể giả thuyết rằng:

- Sau năm 1975, lúc nằm chèm bẹp tại Hà Nội, được đảng giao cho công tác "nghiên cứu tình báo" thì hai tên Ẩn và Nhạ đã đề xướng ra kế hoạch "sống chìm", nghĩa là cài một điệp viên việt cộng vào cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Bản thân tên Nhạ đã từng sống và làm việc trong chính quyền miền Nam cho nên hắn đã rành sáu câu những gì mà những quan chức VNCH thường suy nghĩ và hành động. Bản thân hắn cũng đã từng bị ở tù Côn Ðảo và khám Chí Hòa, vậy thì những gì xảy ra trong tù, nhất là những "ăng ten" do chính quyền cài vào, sống chung với tù nhân, hắn cũng rành sáu câu!

Hai tên Ẩn và Nhạ phải rất tích cực làm công tác này để đoái công chuộc tội vì bọn chúng đang bị giam lỏng! Ðặc biệt tên Ẩn đã phạm khuyết điểm là đã từ chối công tác do đảng giao, tiếp tục "sống chìm" tại Mỹ!

Ngày nay, khi xem những phim hình sự của Mỹ, ta thấy cảnh sát Mỹ cũng vẫn dùng thủ thuật cấy người làm điệp viên ở trong tù, sống trà trộn với tù nhân để thâu lượm tin tức. Mỗi một điệp viên đều mang một lý lịch giả và phải học cho thật thuộc làu làu, chớ có nói lộn xộn .... thí dụ như nói ba bốn năm sinh khác nhau thì có thể bị toi mạng ngay trong nhà tù!

Như vậy thì khi xảy ra sự việc thi sĩ Vô Danh bị bắt cùng với tập thơ Vô Ðề trong khoảng thời gian 1979 - 1980 thì tình báo việt cộng bắt đầu giao công tác cho hai đồng chí Nhạ và Ẩn làm đạo diễn.

Thi sĩ Vô Danh có thể đã đem tập thơ Vô Ðề vào tòa đại sứ Anh rồi sau đó bị công an bắt, bị ép buộc phải chép lại một tập thơ thứ hai rồi bị thủ tiêu.

Tuy nhiên thi sĩ Vô Danh có thể chưa bao giờ đem tập thơ vào tòa đại sứ Anh. Nghĩa là sau khi ông đã chép tay toàn bộ các bài thơ của ông thì ông bị công an bắt và bị thủ tiêu.

Sau khi thi sĩ Vô Danh bị thủ tiêu thì hai tên Ẩn và Nhạ lên kế hoạch phải tìm kiếm một người tù hình sự nào đó, biết tiếng Anh và Pháp, có năng khiếu về thơ nhưng không cần phải biết làm thơ giỏi để huấn luyện trở thành điệp viên, đưa vào xâm nhập cộng đồng người Việt tại hải ngoại! Với hào quang của tập thơ Vô Ðề đã có sẵn thì tha hồ tên điệp viên này được cộng đồng người Việt hải ngoại tung hô vạn tuế! Bản thân tên Nhạ chỉ đi tu ở nhà dòng có mấy năm, vậy mà khi sống trong miền Nam, luôn luôn được mọi người kính trọng gọi là "thầy Bốn"!

Và thế là đã xảy ra sự kiện điệp viên Nguyễn Chí Thiện chạy vào tòa đại sứ Anh để trao tập thơ. Ðây là kế hoạch do hai tên Ẩn và Nhạ vạch ra. Tôi tin đây là sự kiện có thật vì vào khoảng năm 1981, khi còn ở trong nước, tôi đã nghe những tin đồn do chính các cán bộ việt cộng nói ra:

- Có một thằng thi sĩ "phản động" chạy vào tòa đại sứ Anh trao tập thơ!

Sau khi đã trao tập thơ cho tòa đại sứ Anh thì điệp viên Nguyễn Chí Thiện được đưa đi tù, sống chung với những tù chính trị ở miền Nam đưa ra. Mục đích của việc làm này là để tạo cho điệp viên Thiện một cái vỏ bọc cho thật an toàn, được chính những người quốc gia chứng kiến và sau này chính những người này sẽ làm chứng cho hắn! Thỉnh thoảng điệp viên Thiện có cao hứng đọc một vài bài thơ do hắn "sáng tác" thì những bạn tù cứ tưởng hắn chính là tác giả! Ðó là lý do vì sao đã có những người ở trong nước lên tiếng làm chứng cho tên Thiện rằng chính họ đã thấy tên Thiện "sáng tác" bài thơ "Ðồng Lầy" ở trong tù!!!

Do đó, yếu tố "nhân chứng" là không đáng tin cậy vì chính bản thân người làm chứng cũng bị lừa thì họ "chứng" cái gì!? Ðó là chưa kể đến yếu tố kẻ gian làm chứng gian thì có trời mà biết!!!

Khi coi những phim hình sự, ta thấy có những điệp viên do cảnh sát cài vào trong tù và họ dàn cảnh y như thật: - tên "tù" hình sự bị đánh te tua, bầm dập, máu me đầy mặt! Sau đó hắn sống chung với những tên tù khác và luôn luôn "bất mãn", chửi chính quyền để khai thác những kẻ nhẹ dạ, moi ruột gan ra để tâm sự!

Sau năm 1980 thì điệp viên Nguyễn Chí Thiện đã ở tù liên tục trên 10 năm, sống chung, trà trộn với rất nhiều tù chính trị trong miền Nam đưa ra, mãi đến năm 1995 mới được sang Mỹ. Ðây là một sự dàn dựng rất công phu của tình báo việt cộng kéo dài trong suốt 15 năm. Những người bênh vực cho ông Thiện cứ bám vào sự kiện:

- Rõ ràng là ông linh mục ABC nào đó đã từng ở tù chung với ông Thiện ở ngoài bắc. Không lẽ ông linh mục lại đi làm chứng gian!
- Rõ ràng ông X, ông Y nào đó đã từng ở tù chung với ông Thiện và thấy ông ta đọc thơ ở trong tù!

Chính vì những cái "RÕ RÀNG THẤY" mà chúng ta đã biến thành trò hề để cho những thằng giặc cộng nó cười, nó rung đùi nói: - những thằng quốc gia ở hải ngoại ngu như con bò, còn tệ hơn trẻ em học mẫu giáo, cứ thấy "rõ ràng" là tin ngay!

Ðấy, ông phóng viên Phạm Xuân Ẩn, "RÕ RÀNG" là phóng viên tờ báo Time nhưng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì hắn đội nón cối, đi dép râu trên đường phố Sài Gòn!

Khi chúng ta thấy mấy thằng chơi bài ba lá, chúng ta thấy "rõ ràng" vậy mà đặt tiền vào thì không trúng! Cái trò "ở tù chung", hay gọi là trá hàng đã xảy ra trong lịch sử của rất nhiều quốc gia trên thế giới, đâu có gì là mới lạ, mà tại sao nhiều người lại bị việt cộng lừa bịp, mà mắt một cách quá dễ dàng?

Làm chính trị đâu phải đơn giản như đi học mẫu giáo, hễ thấy cô giáo đưa ra cái bánh thì tin ngay đó là cái bánh?

NGOÀI ÐIỆP VIÊN NGUYỄN CHÍ THIỆN THÌ SỞ TÌNH BÁO CỦA VIỆT CỘNG CŨNG BIẾT RẤT RÕ AI CHÍNH LÀ TÁC GIẢ CỦA TẬP THƠ VÔ ÐỀ:

Qua những điều trình bày nêu trên, chúng ta thấy rằng Nguyễn Chí Thiện không phải là tác giả của tập thơ Vô Ðề. Cha đẻ của kế hoạch tình báo xâm nhập này là hai tên Vũ Ngọc Nhạ và Phạm Xuân Ẩn đều đã chết nhưng tôi tin rằng những hồ sơ lưu trữ vẫn còn lưu lại trong sở tình báo của việt cộng tại Hà Nội. Khi chế độ của bọn việt gian cộng sản bị sụp đổ, chúng ta có thể tóm cổ những thằng công an để điều tra thì thế nào cũng tìm ra sự thật. Không phải chỉ có một mình ông Thiện mới thực sự biết điều bí mật. Nếu nói như vậy thì hóa ra nếu ông Thiện chết thì điều bí mật sẽ vĩnh viễn bị chôn vùi?

CUỘC PHỎNG VẤN NGÀY 2 THÁNG 10 NĂM 2008

Ðây là cuộc phỏng vấn mới nhất do bà Bút Vàng Ðỗ Thị Thuấn phỏng vấn ông Nguyễn Chí Thiện. Trong cuộc phỏng vấn này, những lời giải thích của ông Thiện lại tiếp tục gây thắc mắc cho người nghe vì những lý luận và những chi tiết vô lý, bất khả tín. Và mới đây, nhà báo Việt Thường cũng đã lên tiếng về "nghi vấn văn học Nguyễn Chí Thiện" Những lý luận của nhà báo Việt Thường rất vững chắc vì ông đã từng sống ở đất Bắc từ nhỏ đến lớn, có nhiều nghiên cứu và kinh nghiệm về cái chế độ việt gian cộng sản. Quả thật là tổ đã trác điệp viên Nguyễn Chí Thiện khi ông ta dựng nên câu chuyện "dạy học môn lịch sử". Người miền Nam thường có câu là "nói dốc không có căn là như vậy"! Câu chuyện phét lác của ông Thiện đã bị nhà báo Việt Thường vạch trần trụi, cứng đờ lưỡi, không còn đường chối cãi! Ông Thiện không ngờ chính ông Việt Thường đã từng làm công tác bình dân học vụ tại Hải Phòng! Do vậy bác Thiện nhà ta tưởng bở bèn chế ra câu chuyện cái "trường học" chỉ có .... một lớp để hợp thức hóa cái huyền thoại mình là tù nhân chính trị!

Cao nhân tắc hữu cao nhân trị. Ði đêm có ngày gặp ma, nói láo mãi rồi cũng có ngày bị người ta vạch mặt! Nếu ông Thiện là người lương thiện thì ông phải nói rõ ngay từ đầu. Ðằng này ông đã nói chuyện một cách mập mờ, khiến cho người nghe hiểu lầm rằng ông dạy học thay cho người bạn ở trong một trường cấp 2 hoặc cấp 3 nào đó. Như vậy mới oai! Nhưng khi bị ông Việt Thường chất vấn: -trường đó tên là gì, ở đường nào, hiệu trưởng tên gì, người bạn giáo viên tên gì, thì ông Thiện ... tắt cái đài! Sau đó, để chữa cháy, ông Thiện lại phịa ra "cái trường" chỉ có ... một lớp học, bàn ghế kê ngoài vỉa hè nên không có hiệu trưởng, không có tổ bộ môn, không có bí thư chi bộ đảng!

Những điều này đã biến ông Thiện trở thành trò cười và đó là lý do vì sao đoạn băng ghi âm cuộc phỏng vấn ngày 2 tháng 10 năm 2008 đã bị hủy bỏ, biến mất khỏi tờ báo điện tử Ánh Dương! Nếu cuộc nói chuyện của ông Thiện là có giá trị và có sức thuyết phục thì bà Thuấn sẽ tiếp tục để nó trên báo Ánh Dương để được nhiều người chiêm ngưỡng và thưởng thức, cớ sao lại lấy nó xuống???

KẾT LUẬN:

Cuộc phỏng vấn ngày 2 tháng 10 là sự kiện càng làm cho tôi tin rằng ông Thiện không phải là tác giả của tập thơ Vô Ðề. Ông ta đã nói láo quá nhiều và để lộ ra rất nhiều sơ hở. Quan trọng nhất là ông không thể chứng minh được thi tài của mình cho công chúng thấy, để xứng đáng với cái tác phẩm Vô Ðề mà ông tự nhận mình là tác giả. Hữu xạ tự nhiên hương. Ðằng này chúng ta chỉ hửi thấy những mùi hôi tỏa ra từ ông thôi.

Ông chủ trương hòa hợp hòa giải với việt cộng, tán thành cái gọi là "Tiểu Diên Hồng" của tên ma đầu Hoàng Minh Chính và ta cứ nhìn những đám bạn bè của ông thì biết: - Toàn là những bọn đầu trâu mặt ngựa, lưu manh điếm đàng, chính khứa xôi thịt như những tên đại ma đầu Bùi Tín và Vũ Thư Hiên ..v..v.. Những sự kiện này hoàn toàn trái ngược với những bài thơ trong tác phẩm Vô Ðề: " ... sẽ có một ngày con người hôm nay, vất súng, vất cùm, vất cờ, vất đảng ..."

Ông Thiện "chống cộng" bằng cách đội những tên ma đầu chính trị lên đầu ông ta! Vậy mà nhiều người cứ hô hoán lên rằng ông Thiện là chiến sĩ "chống cộng"! Những người bênh vực cho ông Thiện thường nói rằng từ ngày ông ta ra hải ngoại KHÔNG THẤY ông ta làm điều gì hại cho cộng đồng. Không lẽ chờ nó ký cái văn kiện đầu hàng như thằng Dương Văn Minh thì lúc đó mới thấy là có hại? Thằng điệp viên thì nó phải hoạt động khéo léo, lấy dao đâm thật ngọt vào lưng đối thủ chớ nó có cho mình biết ý định của nó đâu? Chính nhờ như vậy mà tên Phạm Xuân Ẩn đã hoạt động tình báo liên tục 20 năm mà không bị phát hiện. CIA của Mỹ cũng đui mắt! Chúng ta phải tập nhìn thấy những cái ẩn nấp đằng phía sau, để thấy được những âm mưu của kẻ thù. Người Mỹ cũng có câu "read between the lines" (đọc giữa hai hàng chữ)

Hiện tượng điệp viên Nguyễn Chí Thiện không phải đến nay, năm 2008 chúng ta mới biết. Ngay từ khi ông ta mới sang Mỹ, nhiều người đã nêu nghi vấn về ông ta rồi. Nhưng lúc đó công chúng thấy ông ta được Mặt Trận (tức đảng cướp Việt Tân bây giờ) đỡ đầu cho nên ai cũng ngại, nhất là vào thời điểm ấy, vụ ám sát vợ chồng ký giả Lê Triết vẫn còn làm cho nhiều người lạnh cẳng! Thôi nếu có théc méc gì đó thì cũng thủ khẩu như bình cho chắc ăn, đụng tới Mặt Trận là phiền lắm, không khác gì đụng tới đảng cướp Ðầu Lâu Máu hồi thời Pháp thuộc!

Có câu chuyện kể rằng một ông nọ cũng ưa lên tiếng phản đối Mặt Trận thì một hôm ông ta nhận được một lá thư. Khi ông mở thư ra xem thì chỉ thấy một tờ giấy in hình MỘT CÁI HÒM và một ít bột thuốc súng! Sáng hôm sau khi mở cửa đi làm thì ông thấy ai đó bỏ một viên đạn đồng ngay trước cửa nhà ông! Sợ quá, ông .... đái luôn trong quần và mất ngủ liên tục cả tháng trời! Sau đó, ông phải rước thầy pháp về nhà cúng kiếng để hối lộ các tà ma, quỷ sứ, ông mới được yên thân!

Hiện nay chúng ta ở hải ngoại đang bị một cổ hai tròng. Ðó là hai cái tròng việt gian cộng sản và bọn Việt Tân. Bọn chúng đang kiểm soát khoảng 95% giới truyền thông ở hải ngoại. Các tờ báo giấy bị bọn chúng kiểm soát gần như tuyệt đối. Nếu có ai viết một bài báo chống cộng thì khi đem đến tòa soạn để đăng, sẽ nhận được lời từ chối lịch sự:

- Xin lỗi chúng tôi chỉ thuần túy làm thương mại chớ không làm chính trị!

Trong khi đó thì các tờ báo giấy vẫn cứ đăng rất nhiều quảng cáo du lịch, từ thiện, có lợi cho việt cộng! Các đài phát thanh, truyền hình và trung tâm băng nhạc cũng đang chịu chung số phận, ăn xôi chùa ngọng miệng! Chúng ta chỉ còn hy vọng vào các tờ báo điện tử trên internet. Bọn việt cộng thường dùng những thủ đoạn là vừa mua chuộc, vừa hăm dọa như bọn chúng đã từng làm trước năm 1975 tại miền Nam. Bọn chúng đã từng ám sát các ký giả và quăng lựu đạn vào những tòa soạn báo chí chống cộng! Khẩu hiệu của bọn chúng thường đưa ra là: - một là ăn tiền, hai là ăn kẹo đồng, muốn chọn cái nào?

Ðó là lý do vì sao nghi án văn học Nguyễn Chí Thiện vẫn còn đang được tiếp diễn.

Ðể kết thúc, xin mượn những câu thơ của tác giả Vô Danh:

Ðau đớn lắm cái lầm to thế kỷ
Sử sách nghìn đời còn mãi khắc ghi
...................................................

Cuộc đời chúng ta có nhiều nhầm lẫn
Nhầm nơi, nhầm lúc, nhầm người
Nhưng cái nhầm to uổng phí cả đời
LÀ ÐÃ ngốc NGHE VÀ TIN LỜI ÔNG NGUYỄN CHÍ THIỆN!!!

Trần Thanh
Ngày 13 tháng 10 năm 2008


Chú thích:

Phỏng theo bài thơ "Cuộc chiến đấu này" của tác giả Vô Danh trong tác phẩm Vô Ðề

PHẦN PHỤ LỤC:

NHỮNG LỜI RÊN RỈ CỦA THỊ NỞ:

- Khổ quá, bác Thiện nhà ta ở tù lâu như thế mà những kẻ xấu vẫn nhất định không chịu công nhận bác là Thi sĩ, thế là thế nào? Thật là bất công quá! Thượng đế hỡi có thấu, cho bác Thiện và Thị Nở này? Bọn xấu còn phao tin là Thị Nở yêu bác Thiện, tức Chí Phèo nữa cơ đấy! Ừ thì tao yêu Chí Phèo đấy, thằng chó nào dám làm gì tao nào? Thị Nở này sẵn sàng xé xác bọn chó chúng mày ra!

Hồn ma của Vũ Ngọc Nhạ và Phạm Xuân Ẩn lên tiếng:

- Này Thị Nở, đây là tiếng nói của thiếu tướng công an đây! Thằng Chí Phèo nó có phải là thi sĩ đâu mà cứ bắt nó phải làm thi sĩ? Chính tụi tao đã làm đạo diễn, dựng lên nhân vật "thi sĩ", "ngục sĩ" Nguyễn Chí Thiện. Nó là tù hình sự chứ không phải là tù chính trị. Chuyện nó bị ở tù không có ăn nhập gì đến chuyện làm thơ! Bà đừng có la lối, bênh vực nó nhiều quá mà bể hết kế hoạch tình báo của đảng! Công phu của sở tình báo chuẩn bị suốt 15 năm mới cấy được một nhân vật như vậy vào cộng đồng người Việt tại hải ngoại, giờ đây cái miệng bu lu ba loa của bà làm hư hết!

Bà yêu thằng Phèo thì hai đứa rủ nhau ra một bụi rậm hoặc một cái mả bỏ hoang nào đó ở ngoài đồng .... Hả to miệng ăn dồi, ăn xôi, không phải là sướng hay sao???

THỊ NỞ:

- Khổ quá, nhân chứng thì rất nhiều, bây giờ ngay cả những con chuột, con gián, con kiến, con rệp, con bọ chét ở trong tù mà chúng nó bức xúc quá, cũng phải lên tiếng bênh vực cho bác Thiện, sẵn sàng đứng ra làm chứng là bọn chúng đã từng ở .... tù chung với bác Thiện! Mấy con bọ chét còn lớn tiếng xác nhận là chúng đã được bác Thiện gãi và đọc bài thơ "Ðồng Lầy" cho chúng nghe nữa cơ đấy!!!

Hồn ma Vũ Ngọc Nhạ và Phạm Xuân Ẩn:

- Này thị Nở, tụi tao bắt thằng Phèo nó học thuộc thơ rồi thảy nó vào tù thì nó đọc thơ oang oang, có gì đâu là lạ? Nhân chứng mà còn chưa ăn ai nữa là đem mấy con chuột, con gián, con rệp, con bọ chét ra để làm chứng? Rõ là hâm quá đi thôi, đúng là Thị Nở ngớ ngẩn và tâm thần!

Nếu bà không tin thì bà cứ tuột quần rồi nói thằng Chí Phèo nó chiêm ngưỡng cái "lá đa" của bà, rồi nói nó xuất khẩu thành thi được không? Tụi tao dám bảo đảm, nó mà làm được một câu thơ thôi thì tụi tao tình nguyện ở luôn dưới địa ngục này với bác Hồ, không bao giờ thèm đi đầu thai nữa!!!


No comments:

Post a Comment