Monday, October 20, 2008

Hương Lòng Dâng Tặng Cố TT Ngô Đình Diệm


Hồng Lĩnh

Mùa thu khởi điểm kết liễu miền Nam tự do ; Mùa thu ấy, vào sáng 02/11/1963, chiến tuyến chống cộng miền Nam, nơi quy tụ cuối cùng của lực lượng quốc gia chống cộng đã mất đi một con người của phép lạ của các năm 1954 - 1956.

Tổng Thống Diệm, một tiên khởi của VNCH, một niềm kiêu hãnh và tướng tiên phong đương cự với xâm lăng CSVN và Đệ III Quốc Tế CS. Để rồi kể từ ngày ấy, cuộc chiến đấu cho tư do bị cướp mất chính nghiã và cuối cùng thua cuộc. Nhắc đến một thu cũ của niềm đau. Nay một thu nữa lại về, gợi lại thu xưa. Xin thắp một nén hương lòng tưởng niệm và vinh danh một tinh thần.
Thanh gươm và cành ô liu của cố TT Kennedy.
Tàn sát bạn từ vịnh Con Heo tới Việt Nam

Vịnh Con Heo: Niềm đau của các chiến sĩ tự do Cuba

Ngày 17/04/1961, vào lúc 2 giờ sáng, khoảng 1' 500 chiến sĩ di cư Cuba chống Fidel Castro, được huấn luyện tại Guatamala và Nicaragua, bắt đầu đổ bộ tại hai bãi biển Playa Girón và Playa Larga của bờ biển có tên Con Heo. Bờ biển nầy nằm ở phía nam thủ đô La Havane và xa cách 200 km. Dùng lữ đoàn 2506 với mật mã I.D. (Invasion Day). Sau 72 giờ giờ chiến đấu (vào ngày 20/04/1963), thành phần đổ bộ mất 90 lính do tử thương và 1179 lính bị bắt và bị kết án 30 năm tù. (Sau nầy Mỹ chuộc họ bằng viện trợ cho Fidel Castro 63 triệu Mỷ Kim hồi ấy, để mua máy cày và thuốc men).

Cuộc đổ bộ thành thảm thương, ngoài lý do tình báo Mỹ sai lầm, vì TT Kennedy không cho phép không quân và hải quân Mỹ yểm trợ. Nên lực lượng đỗ bộ đã bị 200' 000 quân của Fidel Castro tiêu diệt bằng phi cơ, chiến xa và trọng pháo. Thanh gươm của TT Kennedy bị gãy. Ngoài ra vào ngày 28/10/1963, TT Kennedy dùng cành ô liu qua tuyên bố cam kết không tấn công và tháo gỡ các tên lửa Jupiter đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ hướng vào Nga như đổi chác để Nikita Khrouchtchev rút các hỏa tiễn từ Cuba về nước Nga. Nông nỗi nầy do ai?

Trung lập Lào - Niềm đau của TT Diệm và các chiến hữu Lào

Người Pháp suốt cả một chiều dài lịch sử 80 năm cai trị, không bao giờ thành thật với Việt Nam. Nhưng truớc lúc rời khỏi Việt Nam, vào năm 1956, đã để lại một di chúc cho lực luợng chống cộng miền Nam: “ CSVN và CS Quốc Tế sẽ xâm lăng miền Nam tự do qua ngã Lào”.

TT Einsenhower truớc lúc rời khỏi chức vụ đã nhắc nhỡ TT Kennedy: “ Lào là vòm trời bảo vệ tự cho miền Nam. Có thể quân đội Mỹ sẽ phải chiến đấu tại đây”. Nhưng TT Kennedy cương quyết trung lập hóa Lào, để rút chân ra khỏI nơi đây. Trong lúc quân CSVN đang tìm cách xâm lăng tạo địa bàn chuyển quân và vũ khí vào Nam cho cuộc xâm lăng (1960-1975).

TT Diệm, cùng đồng quan điểm với TT Eisenhower và di chúc Pháp: “ CSVN sẽ dùng đất Lào để chuyển quân vào miền Nam”, đã đáp lởi kêu gọi khẩn trương của tướng hữu phái chống cộng Phoumi của Lào quốc. Ông nôn nóng xin TT Diệm quân viện và TT Diệm đã đáp lời qua lệnh mở các kho vũ khí do Pháp để lại. Nhưng TT Kennedy cương quyết không dùng thanh gươm và nhất định cắm cành ô liu tại Lào qua Hiệp Định trung lập Lào vào tháng 07/1962. Tất cả các lực lưỡng chống cộng phải rút khỏi Lào và CSVN ở lại. Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã cực lực phản đối quyết định trên và từ đó mối tình Việt Mỹ trở nên thù nghịch tới chỗ phải hạ hạ sát TT Diêm sau nầy.

Riêng các chiến sĩ hữu phái như tuớng Phoumi Nosavan và các tuớng lãnh khác phải lao đao chống đỡ các hiệu quả của cái Hiệp Định ác quái và ngu ngốc cũng như làm tàng của Mỹ. Rồi khi Đệ I Cộng Hoà miền Nam, người bạn độc nhất và tận tụy với họ, bị TT Kennedy tàn sát còn tàn nhẫn hơn khi ông tàn sát họ. Họ trở thành cô đơn và rơi vào tuyệt vọng. Tướng Phoumi Nosavan rời quê hương để rồi mất tại Thái Lan sau đó (1964).

Kennedy và tội ác giết nền Đệ I Cộng Hoà miền Nam non trẻ và sát hại TT Diệm cùng hai bào huynh của TT Diệm!

Thanh gươm và cành ô liu của TT Kennedy tại Việt Nam.

Các nhà nghiên cứu chính trị đồng thanh về sách lược của TT Kennedy như sau: “ Ứng biến tùy khi! Hôm nay thế nầy. Mai thế nọ của năm 1963!. Từng hồi- Gián đoạn- Tất cả trái ngược của một chiê'n lược chính trị có suy nghĩ và cương quyết. Trong thời kỳ của chính phủ Kennedy,chỉ có thuyết nhị nguyên liên tại (dualisme persiste): “Their War-Our War”. Cuộc chiến của chúng nó- Cuộc chiến của chúng ta ».

Không quan tâm tới sự cương quyêt xâm lăng của cộng sản Việt nam trong suốt chiều dài của nhiệm kỳ, TT Kennedy chỉ đối mặt với ba chọn lựa chính:

1. Có nên nhúng tay vào Việt Nam để tránh cộng sản chiến thắng không ?
2. Có nên ủy thác quân bộ chiến Mỹ hoàn thành nhiệm vụ ấy không?
3. Có nên dành ưu tiên cho giải pháp quân sự chống cộng sản hay cho giải pháp cải thiện chính trị cần thiết hầu được sự ủng hộ của dân chúng miền Nam không?

Sự ngớ ngẫn về tinh thần chống cộng của bọn chính trị xa lông ở Miền Nam Việt Nam đã tạo ra sự nghi ngờ nầy cho chính quyền Kennedy.

Một đêm với TT Diệm qua ghi chép của Nguyễn Mẫu :

1.- « Quốc gia đang trải qua một giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. Quân lực ta thiếu cán bộ. Các tướng lãnh được người Pháp đặt để trong ý thức dùng thâm niên quân vụ như một yếu tố hợp lý cho sự tùng phục để chỉ huy. Quân đội cần những tướng lãnh có học, có tài, có óc hơn cái gọi là thâm niên quân vụ… »

2.- « Ta cần thời gian để xây dựng quân đội và kiện toàn tổ chức quốc gia hầu ứng phó với CSVN».

3.- « Họ (Mỹ) muốn lật đổ chế độ này để cho lính Mỹ vào Việt Nam. Việt Nam không cần lính Mỹ mà chỉ cần duy trì các quan hệ chính trị quốc tế hiện hữu, dành thời gian cho quân lực trường thành và cho tồ chức quốc gia kiện toàn từ trên xuống dưới »

4.- «Lính Mỹ đến. Lính Mỹ không dẹp được du kích CS. Lính Mỹ không ngăn chận được quân Bắc Việt vào Nam…. Lính Mỹ sẽ ra đi và lính Mỹ để lại xã hội Việt Nam băng hoại thui chột đạo đức cổ truyền ».

5.- « Lính Mỹ đền rồi lính Mỹ sẽ ra đi… Không, ta sẽ chết ở đây cho quê hương. Không, ta sẽ chết ở đây cho đồng bào ruột thịt, Bắc Nam cũng như nhau ».

Những lời nói chót của TT Diệm

1.- Vào một buổi tối , trời đã khuya, TT Diệm đi bách bộ bộ trong vườn, tùy viên Lê Công Hoàn nghe TT nói đi và nói lại một một mìnhnhiều lần: « Sau nhiệm kỳ nầy thì mình xin nghỉ, cũng đã ngoài 60 mươi. Xin nghỉ để về lo phụng dưỡng bà cụ. Ở xa mãi chắc bà cụ cũng buồn ».

2.- Riệng đối với Đại Sứ Cabot Lodge ra mặt chủ động và hách dịch, TT Diệm đập mạnh tay xuống bàn và nói qua sự giận dữ tột độ: « Ông nên nhớ rằng tôi vẫn còn là Tổng Thống của một quốc gia có chủ quyền. Tôi muốn ông phải nghe câu hỏi nầy của tôi, là người Mỹ các ông muốn gì ? Tôi sẽ ở đây, và nếu cần, tôi sẵn sàng chết cho danh dự Dân Tộc tôi ».

3.- Khi Thiều Tá Duệ nhờ tùy viên Lê Công Hoàn trình TT Diệm: « Xin sử dụng toàn bộ lực luỡng lữ đoàn, gồm cả thiềt giáp, đánh chớp nhoáng… Phải đánh ngay để hốt gọn bộ tham mưu của họ trước khi cuộc đảo chánh thu hút thêm những đơn vị khác. Lưc luỡng của lữ đoàn sẽ không khó khăn gì nhiều trong việc áp đảo tân binh quân dịch (hình như nhóm quân nầy tới từ TTHL Quang Trung ? ». TT Diệm sau khi nhìn bào đệ Ngô Đình Nhu rồi trầm ngâm: « Đã đành thì thế nào cũng đổ máu. Rồi vợ con của những đứa bị chết, bị thương sẽ ra sao ? Tiết kiệm xương máu để đánh thằng CS không lợi ích hơn hay sao ? Mi nói với Duệ gọi cho họ coi họ muốn gì ở nơi chính phủ ? Nói Duệ đùng có hành động gì nóng nảy ».

4.- Vào lúc 11 giờ 30 tối ngày 01/11/1963, TT Diệm hội tùy viên Đỗ Thọ và Lê Công Hoàn lại và dặn: « Hai đứa mi, một đứa đi theo tau, một đứa ở lại lo việc canh phòng dinh ». Rồi vào lúc 4 giờ sáng, tùy viên Đỗ Thọ gọi về cho tùy viên Lê Công Hoàn và chuyển lệnh của TT Diêm không biết đang ở đâu: « Nếu hôm nay họ có kéo đến đánh dinh thì nói anh em đừng kháng cự, tránh mọi cuộc đổ máu ». Sau chẳng bao lâu TT đã trở thành người thiên cổ bên cạnh xác cố vấn Nhu, đầy máu me và vết đạn cũng như vêt dao găm, trong thiêt vân xa.

Thời gian và chất liệu đã đủ để ghi công một con người

Từ dạo ấy tởi nay đã 45 năm trôi qua. Một chiều dài thời gian, tuy ngắn so với lịch sử của một dân tộc, được xem như đã khá dài so với chiều dài của một đời người. Một khoảng thời gian được xem khá đủ để làm lắng đọng những nét nóng bỏng do các sự kiện đã tạo ra nơi quần chúng. Cũng với thời gian qua, các chất liệu thông tin xem như khá đầy đủ để cho phép có một cái nhìn bao quát về cuộc hành trình của cố TT Diệm trên đường phục vụ quê hương.

Lịch sử chỉ có nhiệm vụ ghi lại một cách đúng đắn về cuộc đời một nhân vật cùng các việc họ đã làm được, gồm tốt lẫn xấu. Những nhận xét phải thật công tâm và phải có nền tảng dựa trên các sự kiện có thật. Xuyên suốt cuộc đời của cố TT Diệm là một hành trình phục vụ quê hương. Vào thời điểm của năm 1954, tại miền Nam không ai có thể hơn cố TT Diệm được từ qúa khứ tới con người. Tuy thế, tới nay vẫn còn một bài viêt nặng mùi hẳn học, cay cú và nhục mạ cố TT Diệm. Đó là nhũng nhận xét đầy cảm tính và lệch lạc.

Không ai có thể chối cãi đuợc là cố TT Diệm, lúc về chấp chánh vào tháng 6 năm 1954, đã phải chấp nhận một di sản hấp hối, xem như tuyệt vọng của nmiền Nam. Nhưng đã tạo được những thành tích vẻ vang: Đón tiếp và an cư lạc nghiệp gần 1' 000' 000 đồng bào di cư từ Bắc vào Nam. Tiếp đến khai trương một thể chế dân chủ đầu tiên cho Việt Nam. Và cố TT Diệm đã tạo đuợc sự kính nể của nhiều quốc gia trên thế giới đối với chính phủ dân chủ miền Nam non trẻ. Miền Nam Việt Nam từ trước tới nay chỉ có 9 năm dân sung suớng và an lành duới một thể chế dân chủ đầu tiên. Thời gian dưới sự lãnh đạo cửa cố TT Diệm ( 1954 - 1963).

Vào lúc CSVN, được CS quốc tế yểm trợ từ vật chất tới tinh thẩn, đang tấn công mãnh liệt vào miền Nam. Thanh gươm và cành ô liu của cái chính phủ thuộc loại ngu ngốc nhất của Mỹ đã gieo rắc tan nát từ Cuba, qua Lào, rồi tới miền Nam Việt Nam. Bất hạnh chồng chất bất hạnh, cũng thanh gươm ấy đã sát hại cố TT Diệm và hai bào đệ của Ông. Nhưng chính phủ ấy đã không có can đảm nhìn nhận đã ra lệnh ấy. Một tồi tàn của tận đáy của tồi tàn.

Tưởng niệm và vinh danh tinh thần Ngô Đình Diệm

Gần ba chục năm gian khổ tìm đường sống cho dân tộc và quốc gia miền Nam Việt Nam, cố TT Diệm đã tạo được một ý thức cao độ về ý niệm danh dự, uy tín và chủ quyền của quốc gia Việt Nam.

Trong tương quan với nước Mỹ, dầu là một quốc gia viện trợ sinh tử cho miền Nam chống cộng, nhưng cố TT Diệm đã chấp nhận cái chết, chứ quyết không chịu bất cứ một chà đạp nào trên danh dự của quốc gia Việt Nam. Cố TT Diệm đã chọn cho mình một tư thế cũa một thủ lãnh miền Nam Việt Nam trên trận tuyến chống cộng sản , quyết không phải cúi mặt khi thương thuyết.

Suốt thời gian chấp chính 9 năm, cố TT Diệm đã không quản ngại vất vả và nguy hại tới tính mệnh, luôn kinh lý tìm hiểu tầt cả sự tình dân gian.

Một vị Tổng Thống có một không hai dùng đồng lương của mình để ủng hộ xây đắp chùa chiền và hàn huyên với các chân tu tại chùa Từ Đàm khi có dịp về Huế.

Một vị Tổng Thống luôn chấp nhận thiệt thòi cho chính bản thân, để tránh đổ máu cho lính tráng trong chính biến 63. Sự thiệt thòi nầy được thể hiện qua nấm mộ sơ sài của Ông tại Lái Thiêu.

Cố TT Diệm đã để lại cho hậu thế một di sản cao quý: Vì dân, vì nước hy sinh tính mạng mình. Trong hàng ngũ các nhà dân chủ hôm nay, thử hỏi có bao nhiêu người can đảm chấp nhận thái độ quyết liệt và dứt khoát như cố TT Diệm, khi phải đối phó với kẻ thù đáng sợ nhất?

Hồng Lĩnh

No comments:

Post a Comment