Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 74 tại Bogota, Colombie đồng thanh thông qua Quyết Nghị về Việt Nam
Như chúng tôi đã đưa tin, Quyết Nghị về Việt Nam do Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại soạn thảo và đề nghị, đã được Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế họp Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 74 tại Bogota, thủ đô Colombie (Colombia), đồng thanh biểu quyết chấp thuận. Đại Hội Bogota 2008 là nghị hội và diễn đàn cho các đại diện của một vạn nhà cầm bút sinh hoạt trong gần 150 Trung tâm Văn Bút có trụ sở trên hơn 100 nước. Qua Quyết Nghị về Việt Nam, Hiệp Hội các Nhà Văn thế giới một lần nữa tố cáo, lên án và phản kháng nhà cầm quyền cộng sản độc tài ở Việt Nam tiếp tục trấn áp tàn nhẫn những người tranh đấu bênh vực Nhân Quyền, đòi hỏi Tự Do Dân Chủ và Công Bằng Xã Hội bằng ngòi bút và tiếng nói. Nạn nhân bao gồm nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo, luật sư, giáo chức, sinh viên, tu sĩ và cả giới nông dân, công nhân cùng cựu quân nhân của chế độ. Họ là những người đã từ chối im lặng, dũng cảm bày tỏ sự đối kháng, không chịu khuất phục trước bạo quyền. Họ không muốn bị lừa dối hay mua chuộc để trở thành đồng lõa với tội ác áp bức bất công, tham ô nhũng lạm trên quê hương thân yêu của họ.
Theo nguồn tin, Dự thảo Quyết Nghị về Việt Nam đã được Ủy Ban VBQT Bênh Vực Nhà Văn bị ngược đãi và cầm tù (International PEN CODEP/WIPC) ở Luân Đốn tiếp nhận ngay từ cuối tháng 6 năm 2008. Sau khi phối kiểm và trao đổi ý kiến với Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại, Ủy Ban PEN CODEP/WIPC đã chuẩn y và phổ biến Dự thảo Quyết Nghị về Việt Nam cùng với hàng chục Dự thảo Quyết Nghị khác đến tất cả các Trung tâm thành viên VBQT trước khi Đại Hội Bogota được khai mạc. Từ đầu tháng 7 đến giữa tháng 9, có một số tin tức mới về Việt Nam chưa được ghi trong Dự thảo. Dù vậy, Ủy Ban VBQT CODEP/WIPC cũng phổ biến được hai bản Thông cáo/Kháng Nghị thư trong khi chờ chính thức công bố tất cả các Quyết Nghị của Đại Hội kỳ thứ 74. Nhắc lại, trong Thông cáo/Kháng Nghị thư phổ biến toàn cầu ngày 13 tháng 8 năm 2008, Ủy Ban VBQT CODEP/WIPC chào mừng luật sư nhân quyền Bùi Kim Thành được phóng thích khỏi bệnh viện tâm thần Biên Hòa, nhưng phản đối việc bà có thể đã bị công an áp lực bằng những sự sách nhiễu và đe dọa cực kỳ nghiêm trọng đến nỗi bà bị buộc phải sống lưu vong để lánh nạn. (Bản Tin LHNQVN-TS ngày 13 tháng 8 năm 2008).
Tiếp theo, trong Thông cáo/Kháng Nghị thư ngày 23 tháng 9 năm 2008, Ủy Ban VBQT CODEP/WIPC đòi phóng thích tất cả các nhà tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền bị giam nhốt độc đoán, sau khi được báo nguy về một cuộc leo thang đàn áp những người bất đồng chính kiến, dân chủ đối kháng trong mấy tuần vừa qua. Đặc biệt Ủy Ban nêu tên nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, đồng sáng lập Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do bị kết án 2 năm 6 tháng tù ngày 10 tháng 9; nhà văn và nhà thơ Nguyễn Xuân Nghĩa, thành viên sáng lập Khối 8604, bị bắt ngày 11 tháng 9; bà Lê Thị Kim Thu, phóng viên thời sự và nhiếp ảnh với chuyên đề phong trào Dân Oan, bị bắt từ ngày 14 tháng 8; nhà văn Phạm Văn Trội, cựu chiến binh CS, cộng tác với tạp chí bị cấm Tự Do Dân Chủ, bị bắt ngày 10 tháng 9; nhà thơ trào phúng Nguyễn Văn Túc, nông dân tranh đấu bênh vực Nhân Quyền, bị bắt ngày 10 tháng 9; sinh viên Ngô Quỳnh, nhà văn, bị bắt ngày 10 tháng 9; nhà thơ Trần Đức Thạch, cựu chiến binh CS, bị bắt ngày 10 tháng 9 để thẩm vấn rồi được tạm tha, nhưng sau đó bị bắt lại; cũng như bà Phạm Thanh Nghiên, nhà báo và nhà văn, bị bắt lần cuối cùng ngày 17 tháng 9. (Bản Tin LHNQVN-TS ngày 23 tháng 9 năm 2008).
Dưới đây là toàn văn Quyết Nghị về Việt Nam. Bản tiếng Pháp và tiếng Anh do Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại soạn thảo còn bản tiếng Tây Ban Nha do Văn Bút Quốc Tế phiên dịch sau khi Quyết Nghị được Đại Hội chấp thuận.
(Nguồn tin: nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, thành viên đại diện Văn Bút Quốc Tế tại các Khóa Họp Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, hội viên Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại, Trung tâm Nhà Văn Việt Nam lưu vong và Trung tâm Âu Châu Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Tài liệu: LHNQVN-TS).
Genève ngày 17 tháng 10 năm 2008
Llên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
Bản chuyển dịch ra tiếng Việt của LHNQVN-TS
Quyết Nghị về Việt Nam do Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại (Centre PEN Suisse Romand) đề nghị, với sự tán trợ của Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Ý Thoại và Réto-Romanche .
Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế, họp Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 74 tại thành phố Bogota, nước Colombie/Colombia, từ ngày 17 đến 22 tháng 9 năm 2008,
Phiền trách rằng kể từ Đại Hội Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 73 ở Dakar, nước Sénégal, tình cảnh những nhà văn, nhà báo độc lập và những nhà hoạt động bênh vực quyền tự do phát biểu ở Việt Nam càng tệ hại thêm. Tất cả những nhà văn từng bị giam nhốt được phóng thích trong những năm gần đây tiếp tục bị áp đặt quản chế hành chánh. Nhiều người phải bị hành hung và sách nhiễu nghiệt ngã. Những vụ công kích cường bạo, giam cầm độc đoán, xét xử không công minh và những vụ án tù bất công đã được ghi nhận. Không có sự tôn trọng quyền bị cáo được bàu chữa và sự độc lập của thẩm phán;
Sửng sốt và công phẫn trước những điều kiện sống vô nhân đạo trong các trại tù lao công cưỡng bách, nơi mà tù nhân ngôn luận và lương tâm bị biệt giam hoặc cấm cố. Nuôi dưỡng không đầy đủ, thiếu săn sóc thuốc men và vệ sinh, họ còn bị tù thường phạm hành hung, sỉ nhục và hăm dọa. Trong số nạn nhân có nữ văn sĩ Trần Khải Thanh Thủy, từng trải qua chín tháng tù trong lúc bà mắc bệnh lao phổi nặng và tiểu đường. Bây giờ được phóng thích, bà còn mang những vết thẹo rất rõ trên mặt và trên chân bà, hậu quả của những sự ngược đãi, đối xử tệ hại trong trại giam;
Phản đối sự tái giam giữ tại bệnh viện tâm thần bà Bùi Kim Thành, luật sư nhân quyền và nhà đối kháng sử dụng Internet, từ đầu tháng 3 đến tháng 7 năm 2008, vì những bài bà viết chỉ trích (chế độ). Bà từng bị nhốt tại bệnh viện tâm thần từ tháng 11 năm 2006 đến tháng 7 năm 2007 mà không hề bị buộc tội, chỉ vì bênh vực miễn phí cho hàng trăm Dân Oan (Nạn nhân Bất công), là những phụ nữ vô gia cư và nữ nông dân bị (cán bộ đảng cộng sản) lạm quyền, cưỡng chiếm đất đai (tài sản) của họ. Trong thời gian bị giam nhốt, bà Bùi Kim Thành bị đánh đập hung bạo và bị chích thuốc chưa biết thuốc gì;
Rất khó chịu vì sự tiếp tục giam cầm trong các trại lao công cưỡng bách nhiều nhà văn nhà báo và nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet. Chỉ vì hành sử ôn hòa quyền tự do phát biểu và lập hội mà những người đó bị kết án tù nặng nề kèm theo biện pháp quản chế hành chánh tại những phiên tòa xét xử không công minh. Tội duy nhứt của họ là viết những bài tố cáo tham nhũng, lạm dụng quyền thế (đảng cộng sản) và những vụ vi phạm nhân quyền, hoặc phản đối sự đàn áp những tiếng nói dân chủ bất đồng chính kiến và thuận cho các đài vô tuyến truyền thanh ngoại quốc phỏng vấn. Trong số những tù nhân ngôn luận và lương tâm đó có:
- Linh mục Nguyễn Văn Lý, chủ biên tạp chí Tự Do Ngôn Luận (bất hợp pháp đối với chế độ cộng sản), bị kết án 8 năm tù. Bốn cộng sự viên cũng bị kết án: hai ông Nguyễn Phong, 6 năm tù và Nguyễn Bình Thành, 5 năm tù; cô Hoàng Thị Anh Đào, 2 năm tù treo và bà Lê Thị Lệ Hằng, 18 tháng tù treo;
- Luật sư nhân quyền Lê Thị Công Nhân, nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet, 3 năm tù;
- Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, chủ biên tạp chí Tự Do và Dân Chủ (bất hợp pháp đối với chế độ cộng sản), bị kết án 4 năm tù;
- Luật sư nhân quyền Trần Quốc Hiền, nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet, bị kết án 5 năm tù;
- Bác sĩ Lê Nguyên Sang, nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet, bị kết án 4 năm tù;
- Luật sư nhân quyền Nguyễn Bắc Truyền, nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet, bị kết án 3 năm và 6 tháng tù;
- Nhà báo Huỳnh Nguyên Đạo, nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet, bị kết án 2 năm và 6 tháng tù;
- Ông Trương Quốc Huy, nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet, bị kết án 6 năm tù;
- Ông Vũ Hoàng Hải, nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet, bị kết án 5 năm tù;
- Ông Nguyễn Ngọc Quang, nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet, bị kết án 3 năm tù;
- Ông Phạm Bá Hải, nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet, bị kết án 2 năm tù;
- Nhà báo Trương Minh Đức, bị kết án 5 năm tù. Tình trạng sức khỏe rất xấu;
Thương tiếc nhà trí thức Phật giáo thế danh Lê Đình Nhân, Hòa Thượng Thích Huyền Quang, vừa viên tịch ngày 5 tháng 7 năm 2008, hưởng thọ 89 tuổi sau khi bị áp đặt quản chế tại chùa từ năm 1982;
Lo ngại cho sức khỏe của nhà trí thức Phật giáo thế danh Đặng Phúc Tuệ, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, 80 tuổi, bị áp đặt quản chế tại chùa từ năm 2003;
Kinh ngạc trước cuộc trấn áp các nhà báo độc lập hồi tháng tư và tháng năm 2008, đặc biệt là vụ bắt giam ông Nguyễn Hoàng Hải, bút hiệu Điếu Cày (một trong những người sáng lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do), ông Nguyễn Văn Hải và ông Nguyễn Viết Chiến, phóng viên điều tra của các nhựt báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên;
Được báo động về những thứ ‘’tòa án của nhân dân’’ bất hợp pháp. Tại đó, các nhà văn và nhà báo độc lập bị tố cáo, khiển trách và sỉ nhục bởi một đám đông hiềm thù do cán bộ đảng cộng sản và công an tổ chức. Trong số nạn nhân có ông Lê Thanh Tùng, cựu chiến binh, nhà báo và dân chủ đối kháng bị ‘’đấu tố’’ hồi tháng 4 năm 2008. Ông Lê Thanh Tùng bị buộc tội phản quốc vì đã viết và phổ biến trên Internet nhiều bài báo về tình trạng nhân quyền và nền dân chủ, cùng tập tự truyện về đời ông với tựa đề ‘’Hồi Ký của cựu chiến binh tình nguyện quân đội nhân dân Việt Nam’’.
Thúc giục chính phủ CHXHCNVN
1. Phóng thích tức khắc và vô điều kiện tất cả những nhà văn, nhà báo và trí thức độc lập hiện còn bị giam cầm vì đã hành sử quyền họ được tự do phát biểu:
2. Chấm dứt tất cả những vụ hành hung, sách nhiễu và hăm dọa đối với các nhà văn, nhà báo và trí thức độc lập;
3. Cải thiện tình trạng giam cầm tại các nhà tù và trại giam tập trung, để cho những tù nhân đau yếu được vào bệnh viện, được săn sóc, điều trị thích hợp và được gia đình thân nhân thăm nom dễ dàng;
4. Bải bỏ kiểm duyệt và đình chỉ mọi hạn chế độc đoán đối với quyền tự do phát biểu, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do sáng tạo và xuất bản.
Résolution sur le Viet Nam soumise par le Centre Suisse Romand et appuyée par le Centre Suisse Italien et Réto-Romanche.
L’Assemblée des Délégués de PEN International réunie à son 74ème Congrès Mondial à Bogota, Colombie, du 17 au 22 septembre 2008
Déplore que depuis le 73ème Congrès du PEN International à Dakar, au Sénégal, la situation des écrivains, journalistes indépendants et défenseurs de la liberté d’expression au Vietnam s’est encore détériorée. Tous les écrivains en prison relâchés au cours des récentes années continuent à être soumis à la détention administrative. Certains ont été sujets à des agressions physiques et de fréquents harcèlements. Nouvelles agressions violentes et arrestations arbitraires, nouveaux procès inéquitables et nouvelles peines de prison injustes ont été enregistrés, avec le non-respect des droits de la défense et de l’indépendance des juges;
Choquée et indignée par les conditions de vie inhumaines dans les camps de travaux forcés où sont détenus les prisonniers d’opinion, en isolement et/ou au secret. Mal nourries et privées de soins médicaux et d’hygiène, ils ont été agressés, humiliés et menacés par des internés de droit commun. Parmi les victimes: l’écrivaine Tran Khai Thanh Thuy qui avait passé neuf mois en prison, tout en souffrant de tuberculose avancée et de diabète. Maintenant relâchée, elle porte encore des cicatrices très visibles sur son visage et sa jambe comme une conséquence des mauvais traitements en prison;
Proteste contre la réinternement à l’hôpital psychiatrique de Bui Kim Thanh, avocate des droits humains et cyberdissidente, du début mars au juillet 2008, pour ses écrits critiques. Elle y avait déjà été détenue du novembre 2006 au juillet 2007 sans inculpation pour avoir défendu gratuitement des centaines de Dan Oan (Victimes de l’injustice), des paysannes arbitrairement dépossédées de leur terre. Durant son incarcération, elle était violemment agressée et injectée avec des médicaments inconnus. Elle avait été relâchée sans aucune inculpation;
Profondément troublée par l’emprisonnement dans les camps de travaux forcés des écrivains, journalistes et cyberdissidents, condamnés à des lourdes peines de prison assorties de détention administrative au terme des procès inéquitables pour avoir exercé de façon pacifique leur droit à la liberté d’expression et d’association. Leur seuls crimes ont été d’écrire des articles sur la corruption, l’abus de pouvoir et les atteintes aux droits humains, ou de protester contre la répression des voix dissidentes et d’accorder des interviews à des radios à l’étranger. Parmi ces personnes emprisonnées pour leurs écrits critiques, se sont retrouvées
- Nguyen Van Ly, prêtre et, rédacteur de la revue clandestine Tu Do Ngon Luan (Liberté d’Opinion), condamné à 8 ans de prison de prison. Ses collaborateurs Nguyen Phong et Nguyen Binh Thanh, condamnés respectivement à 6 et 5 ans de prison; Hoang Thi Anh Dao (f), et Le Thi Le Hang (f), condamnées respectivement à 2 ans et 18 mois de prison en sursis;
- Le Thi Cong Nhan (f), avocate des droits humains et cyberdissidente, condamnée à 3 ans de prison;
- Nguyen Van Dai, avocat des droits humains, cyberdissident et rédacteur de la revue clandestine Tu Do Dan Chu (Liberté et Démocratie), condamné à 4 ans de prison;
- Tran Quoc Hien, avocat des droits humains et cyberdissident, condamné à 5 ans de prison;
- Le Nguyen Sang, médecin et cyberdissident, condamné à 4 ans de prison;
- Nguyen Bac Truyen, avocat des droits humains et cyberdissident, condamné à 3 ans et 6 mois de prison;
- Huynh Nguyen Dao, journaliste et cyberdissident, condamné à 2 ans et 6 mois de prison;
- Truong Quoc Huy, Vu Hoang Hai, Nguyen Ngoc Quang et Pham Ba Hai, cyberdissidents, condamnés respectivement à 6, 5, 3 et 2 ans de prison;
- Truong Minh Duc, journaliste, condamné à 5 ans de prison, en très mauvaise santé;
Pleure la mort du moine et intellectuel bouddhiste Le Dinh Nhan (Vén. Thich Huyen Quang) le 5 juillet 2008, à 89 ans, après avoir été maintenu en résidence surveillée depuis 1982;
Craint pour la santé fragile du moine et intellectuel bouddhiste Dang Phuc Tue (Vén. Thich Quang Do) 80 ans, toujours maintenu en résidence surveillée depuis 2003;
Consternée par les récentes attaques menées à l’encontre des journalistes indépendants, en avril et en mai 2008, en particulier les arrestations de Nguyen Hoang Hai (blogueur Dieu Cay), Nguyen Van Hai et Nguyen Viet Chien, respectivement des reporters d’enquête des quotidiens Tuoi Tre (Jeunesse) et Thanh Nien (Jeunes Gens);
Alarmée par les ‘’tribunaux du peuple’’ illégaux où les écrivains et journalistes indépendants sont dénoncés, blâmés et humiliés par une foule hostile organisée par les cadres du Parti et les policiers de sécurité publique. Parmi ces victimes: Le Thanh Tung, vétéran, journaliste et cyberdissident, ‘’jugé’’ le 25 avril 2008. Il a été accusé de traître pour avoir écrit et publié en ligne plusieurs articles sur la situation des droits humains et sur la démocratie, et un compte-rendu de sa vie, intitulé ‘’Mémoires d’un Ancien Combattant Volontaire dans l’Armée populaire vietnamienne’’.
Demande instamment au gouvernement de la République Socialiste du Viet Nam de
1. relâcher sans délai et sans condition tous les écrivains, journalistes et intellectuels indépendants actuellement détenus pour avoir exercé leur droit à la liberté d’expression;
2. cesser toutes les attaques, tous les harcèlements et menaces d’arrêter à l’encontre des écrivains, journalistes et intellectuels indépendants;
3. améliorer les conditions de vie carcérale dans les prisons et camps, permettre aux prisonniers en mauvaise santé d’être hospitalisés, de recevoir des soins médicaux adéquats et faciliter les visites de leurs familles; et
4. abolir la censure et lever toutes restrictions arbitraires sur la liberté d’expression, la liberté de la presse, la liberté d’association et la liberté de créer et de publier.
--------------------------
Resolution on Viet Nam submitted by the Suisse Romand Centre and seconded by the Swiss Italien and Reto-romansh Centre.
The Assembly of Delegates of International PEN, meeting at its 74th Congress in Bogota, Colombia, 17-22 September 2008
Deplores that since the 73rd International PEN Congress in Dakar, Senegal, the situation of independent writers, journalists and defenders of freedom of expression in Viet Nam has further deteriorated. All writers released from prison in recent years continue to be placed under administrative detention. Some have been subjected to physical attacks and relentless harassment. New violent assaults, arbitrary arrests, unfair trials and unjust prison sentences have been recorded, with no respect for the rights of the defence and the independence of judges;
Shocked and indignant about the inhuman living conditions in labour camps, where prisoners of opinion are held in solitary confinement and/or incommunicado. Undernourished, deprived of medical care and hygiene, they have been attacked, humiliated and threatened by common law detainees. Among the victims: writer Tran Khai Thanh Thuy (f), who spent nine months in prison whilst suffering from tuberculosis and diabetes. Now released, she still bears noticeable scars on her face and leg as a result of ill-treatment in prison.
Protests the internment in a psychiatric hospital for her critical writings of Bui Kim Thanh (f), human rights lawyer and Internet writer, from early March to July 2008. She was previously held without charge in psychiatric detention from November 2006 to July 2007 for defending free of charge hundreds of Dan Oan (victims of injustice), women peasants arbitrarily dispossessed of their land. During her incarceration she was violently beaten and forcibly injected of unknown medication.
Deeply disturbed by the ongoing detention in forced labour camps of independent writers and journalists, condemned to heavy prison sentences at unfair trials followed by administrative detention for the peaceful exercise of their right to freedom of expression and association. Their only ‘crime’ has been to write articles about corruption, the abuse of authority and human rights violations, or to speak out against the repression of dissenting voices, and to grant interviews to the overseas media. Those detained for their critical writings include:
- Nguyen Van Ly, priest, editor of the clandestine review Tu Do Ngon Luan (Freedom of Opinion), sentenced to 8 years’ imprisonment. His co-editors Nguyen Phong and Nguyen Binh Thanh, sentenced respectively to 6 and 5 years’ imprisonment; Hoang Thi Anh Dao (f) and Le Thi Le Hang (f) sentenced respectively to 2 years and 18 months’ suspended imprisonment;
- Le Thi Cong Nhan (f), human rights lawyer and Internet writer, sentenced to 3 years’ imprisonment. - Nguyen Van Dai, human rights lawyer, Internet writer and editor of the underground review Tu Do Dan Chu (Freedom and Democracy), sentenced to 4 years’ imprisonment;
- Tran Quoc Hien, human rights lawyer and Internet writer, sentenced to 5 years’ imprisonment;
- Le Nguyen Sang, physician and Internet writer, sentenced to 4 years’ imprisonment;
- Nguyen Bac Truyen, human rights lawyer and Internet writer, sentenced to 3 years and 6 months’ imprisonment;
- Huynh Nguyen Dao, journalist and Internet writer, sentenced to 2 years and 6 months’ imprisonment;
- Truong Quoc Huy, Vu Hoang Hai, Nguyen Ngoc Quang and Pham Ba Hai, Internet writers, sentenced respectively to 6, 5, 3 and 2 years’ imprisonment;
- Truong Minh Duc, journalist, sentenced to 5 years’ imprisonment, in very poor health;
Mourns the death of Buddhist monk and intellectual Le Dinh Nhan (Ven. Thich Huyen Quang), on 5 July 2008 at the age of 89 after being held under house arrest since 1982;
Fears for the fragile health of fellow Buddhist monk Dang Phuc Tue (Ven. Thich Quang Do), aged 80, who has been held under house arrest since 2003;
Appalled at the recent crackdown of independent journalists, in April and May 2008, particularly the arrests of journalist Nguyen Hoang Hai (pen-name Dieu Cay), Nguyen Van Hai and Nguyen Viet Chien, respectively investigative reporters of the newspapers Tuoi Tre (Youth) and Thanh Nien (Young People);
Alarmed by illegal ‘”people’s tribunals’’ where independent writers and journalists are denounced, blamed and humiliated by a hostile crowd organized by Party cadres and public security policemen. Among these victims: Le Thanh Tung, veteran journalist and Internet writer, ‘’tried’’ on 25 April 2008. He was accused of being a traitor for writing and publishing online several articles on the situation of human rights and democracy, and an account of his life, entitled ‘’Memoir of a Former Volunteer Fighter in the Vietnamese People’s Army’’.
Urges the Socialist Republic of Viet Nam’s government to:
1. release immediately and unconditionally all independent writers, journalists, and intellectuals currently detained for having exercised their right to freedom of expression;
2. cease all attacks, harassment and threats of arrest against those independent writers, journalists, and intellectuals;
3. improve conditions of detention in prisons and in camps, to allow sick prisoners to be hospitalized, to receive adequate medical care and to facilitate family visits ;
4. abolish censorship and lift all arbitrary restrictions on freedom of expression, freedom of press, freedom of association and freedom to create and to publish.
-----------------------------
La Asamblea de Delegados de PEN Internacional, reunida en su LXXIV Congreso en Bogotá, Colombia, del 17 al 22 de septiembre de 2008:
Califica de deplorable el hecho de que la situación de los escritores independientes, los periodistas y los defensores de la libertad de expresión en Vietnam haya empeorado aun más desde que se realizó el LXXIII Congreso de PEN Internacional en Dakar, Senegal. Todos los escritores que han salido de prisión estos últimos años aún son víctimas de detenciones administrativas. En algunos casos, se los ha sometido a agresiones físicas y acosos incesantes. Se han registrado nuevos ataques violentos, arrestos arbitrarios, juicios injustos y condenas a prisión infundadas, sin respeto alguno por los derechos de la defensa y la independencia de los jueces.
Paralizada e indignada por las condiciones de vida inhumanas de los campos de trabajo forzoso, donde los prisioneros de opinión están incomunicados en celdas especiales. Además de sufrir problemas de desnutrición, de falta de higiene y de atención médica, han sido víctimas de ataques y humillaciones por parte de individuos detenidos por cometer delitos ordinarios. Las víctimas incluyen: a la escritora Tran Khai Thanh Thuy (f), que pasó nueve meses en prisión con tuberculosis y diabetes. Ahora está libre, pero aún conserva cicatrices visibles en la cara y en las piernas derivadas del maltrato que recibió en prisión.
Objeta la reinternación psiquiátrica de Bui Kim Thanh (f), abogada especialista en derechos humanos y escritora por Internet, a causa de sus críticas, desde principios de marzo hasta julio de 2008. Desde noviembre de 2006 hasta julio de 2007, estuvo detenida en un hospital psiquiátrico, sin que se le imputaran cargos, por defender a cientos de Dan Oan (víctimas de injusticias) inocentes, campesinas despojadas de sus tierras en forma arbitraria. Durante su encarcelación, recibió violentas golpizas y le inyectaron medicamentos desconocidos por la fuerza.
Profundamente perturbada por la continua detención de escritores y periodistas independientes en campos de trabajo forzoso, quienes recibieron largas condenas en prisión tras juicios injustos, seguidas de una detención administrativa por ejercer, de un modo pacífico, su derecho a la libertad de expresión y asociación. Su único "delito" ha sido escribir artículos sobre corrupción, abuso de autoridad y violaciones a los derechos humanos, expresar su opinión en contra de la represión de voces disidentes o conceder entrevistas a medios extranjeros. Los detenidos por escribir críticas son:
- Nguyen Van Ly, sacerdote, editor de la publicación clandestina Tu Do Ngon Luan (Libertad de opinión), condenado a 8 años de prisión. Sus coeditores Nguyen Phong y Nguyen Binh Thanh, condenados a 6 y 5 años de prisión, respectivamente; y Hoang Thi Anh Dao (f) y Le Thi Le Hang (f), condenadas a 2 años y 18 meses de prisión en suspenso, respectivamente.
- Le Thi Cong Nhan (f), abogada especialista en derechos humanos y escritora por Internet, condenada a 3 años de prisión.
- Nguyen Van Dai, abogado especialista en derechos humanos, escritor por Internet y editor de la publicación clandestina Tu Do Dan Chu (Libertad y democracia), condenado a 4 años de prisión.
- Tran Quoc Hien, abogado especialista en derechos humanos y escritor por Internet, condenado a 5 años de prisión.
- Le Nguyen Sang, médico y escritor por Internet, condenado a 4 años de prisión.
- Nguyen Bac Truyen, abogado especialista en derechos humanos y escritor por Internet, condenado a 3 años y 6 meses de prisión.
- Huynh Nguyen Dao, periodista y escritor por Internet, condenado a 2 años y 6 meses de prisión.
- Truong Quoc Huy, Vu Hoang Hai, Nguyen Ngoc Quang y Pham Ba Hai, escritores por Internet, condenados a 6, 5, 3 y 2 años de prisión, respectivamente.
- Truong Minh Duc, periodista, condenado a 5 años de prisión pese a sus graves problemas de salud.
Lamenta la muerte del monje budista e intelectual Le Dinh Nhan (Ven. Thich Huyen Quang) el 5 de julio de 2008, a la edad de 89 años, tras su arresto domiciliario desde 1982.
Teme por el delicado estado de salud del monje budista Dang Phuc Tue (Ven. Thich Quang Do), de 80 años de edad, que se encuentra en prisión domiciliaria desde 2003.
Expresa su consternación por la reciente ofensiva contra periodistas independientes en abril y en mayo de 2008, en especial, por los arrestos del periodista Nguyen Hoang Hai (seudónimo: Dieu Cay) y de Nguyen Van Hai y Nguyen Viet Chien, reporteros de investigación de los periódicos Tuoi Tre (Juventud) y Thanh Nien (Jóvenes), respectivamente.
Alarmada por la existencia de "tribunales populares" ilegales en los que una multitud hostil denuncia, acusa y humilla a escritores y periodistas independientes, bajo la supervisión de funcionarios políticos del Partido y fuerzas policiales públicas. Algunas de estas víctimas son: Le Thanh Tung, periodista veterano y escritor por Internet, "enjuiciado" el 25 de abril de 2008. Fue acusado de traición por escribir y publicar en Internet varios artículos sobre la situación de los derechos humanos y la democracia, así como un relato de su vida, "Memorias de un ex combatiente voluntario en el Ejército Popular de Vietnam".
Insta al Gobierno de la República Socialista de Vietnam a:
1. liberar de inmediato y sin condiciones a todos los intelectuales, escritores y periodistas independientes actualmente detenidos por haber ejercido su derecho a la libertad de expresión.
2. cesar todo tipo de ataques, acosos y amenazas de arresto a intelectuales, escritores y periodistas independientes.
3. mejorar las condiciones de detención en prisiones y campamentos, permitir la internación de prisioneros enfermos, proporcionarles atención médica adecuada y facilitar las visitas de familiares.
4. abolir la censura y levantar todo tipo de restricciones arbitrarias en contra de la libertad de expresión, la libertad de prensa, la libertad de asociación y la libertad de creación y publicación.
No comments:
Post a Comment