Friday, October 10, 2008

Quyền-Lợi và Trách-Nhiệm


Thanh Thủy


Thành phần Chú-Thích của chương Kết-Luận trong quyển Can-Trường Trong Chiến Bại của Phó Đề-Đốc Hồ-Văn Kỳ-Thoại, tác-giã có viết lại lời của Gs.Nguyễn-Ngọc-Huy như sau: ”Giữa người và người mới có tình-cảm, mới có yêu thương mới có phản bội, giữa quốc gia và quốc gia chỉ có quyền lợi quốc gia, chớ không có tình cảm”.

Câu nói trên của Gs. Nguyễn-Ngọc-Huy tưởng là 2 mệnh-đề khác nhau, nhưng thực ra chỉ là một, tất cả đều là Quyền-Lợi, có điều khác biệt là giữa con người với nhau, được hành sử theo Quyền-Lợi Riêng, còn giữa quốc-gia với nhau, được hành sử theo Quyền-Lợi Riêng rộng lớn hơn của mỗi quốc-gia và quyền-lợi riêng của mỗi quốc.gia chính là Quyền-Lợi Chung của mỗi quốc-gia đó.

Con người trời sanh ra vốn mang tách-chất ích-kỹ, cho nên muốn dành quyền-lợi cho mình và vì có tình-cảm, có yêu-thương cho nên những quyền-lợi muốn dành cho những thân-nhân của mình, xa hơn nữa là cho cơ-sở, cho tổ-chức, phe nhóm của mình, vì thế mới có phản-bội, tạo nên chia rẽ tổ-chức, phân-hóa đoàn thể. Tất cả những thứ đó đều là quyền-lợi riêng, còn đối với quốc gia, chỉ có một quyền-lợi tối thương là quyền-lợi quốc-gia dân-tộc, đó là quyền-lợi chung của mỗi quốc-gia mà người lãnh-đạo quốc-gia yêu nước thật sự không bao giờ đem dâng hiến hay chia sẻ cho quốc-gia khác.

Giữa con người với nhau thì quyền-lợi riêng lúc nào cũng ở trước mặt, là thực-tế của cuộc sống hàng ngày. Con người luôn bị bon chen trong cái quyền-lợi thực-tế và trước mặt đó cho nên luôn bị quay cuồn trong vòng xoáy của thời cuộc, của lợi-danh, của những ham-muốn, của những cám-dỗ chung-quanh cho nên thông thường càng lúc càng xa rời lý-tưởng lúc ban đầu, quay mặt với bạn bè, xoay lưng với đoàn-thể, phản-phúc với chiến-hữu, với anh em.

Từ khi vượt thoát khỏi vòng kìm-tỏa của bạo-quyền Cộng-sản Hà-nội, sang đến bến-bờ tự-do, ai cũng ấp-ủ trong lòng một ngọn lửa đấu-tranh, hận-thù tập-đoàn Cộng-sản Việt-Nam đã cam tâm làm tay sai cho Cộng-sản Nga-Hoa, phản dân, hại nước, giết hại đồng-bào, nên ai cũng quyết tâm nuôi dưỡng lý-tưởng đánh-đổ bạo-quyền Cộng-sản để quang-phục lại quê-hương.

Từ những ngày đầu của năm 1980, những tổ-chức, những phong-trào chống Cộng thi nhau ra đời đều đã được sự hưởng-ứng nồng-nhiệt của mọi người và ngọn lửa đấu-tranh luôn luôn sôi sụt khắp nơi ở hải ngoại. Nhưng từ khi bạo-quyền bắt đầu nới lỏng kinh-tế để cứu nguy chế-độ, cho phép người Việt ở hải-ngoại được đem tiền về thăm quê nhà, thì làn sóng “Áo Gấm Về Làng” và những tổ-chức tranh-đấu “Cuội” do Việt-cộng và do những người vô liêm-sĩ dựng lên để “Làm Tiền” đã dần dần làm nghiêng đi cán cân tranh-đấu. Tai-hại đầu tiên là tạo lý-do để Cao-Ủy Tị-Nạn Liên-Hiệp-Quốc và lòng nhân-đạo của thế-giới quay lưng với hàng trăm ngàn đồng-bào còn đang bị kẹt trong các trại tị-nạn ở Hồng-Kông, Thái-Lan, Mã-Lai, Nam-Dương …, và bao nhiêu thảm-cảnh thường xuyên xảy ra công-khai trên biển Đông, trên đường bộ của những người đi sau.

Nhiều nhà tranh-đấu chân-chánh thời bấy giờ đã không ngớt lên tiếng kêu gọi đến lương-tâm của mọi người, nhưng đều vô-ích vì quyền-lợi riêng đã làm mờ mắt tất cả, thậm chí một số người còn mang tiền về làm ăn, bị lừa-đảo bỏ của chạy thoát thân mà vẫn chưa sáng mắt! Một vài tướng-lãnh và một số người có chức-quyền thời Việt-Nam Cộng-Hòa cũng a-dua “Áo Gấm Về Làng” một cách ô-nhục, chẳng những thế mà còn nghe theo Việt-cộng tuyên-bố trên đài phát-thanh những điều bất lợi cho Cộng-Đồng tranh-đấu ở hải-ngoại, tất cả cũng chỉ vì quyền lợi riêng. Thật là mai-mỉa!

Vào tháng 5 năm 1983, ông nhạc-sĩ già thời-danh đang ở Mỹ cùng với người con dâu mang đờn đi khắp nơi và sang các quốc-gia tự-do ở Âu-Châu hát với chủ-đề “Hát Cho Nhân-Quyền” rất được người Việt tị-nạn hoan-nghinh và mua ủng-hộ hết số băng cassette mà ông mang theo.

Trong một ca khúc mà ông hát, có đoạn hàm ý nói: Thời tiền-sử, loài vượn phải mất bao nhiêu triệu năm để trở thành người, còn với Cộng-sản thì chỉ cần ba năm, hay ba ngày thôi, họ biến con người trở thành loài vượn. Ông hát câu nầy một cách say-mê trước những tràng pháo tay và lòng thổn-thức của bao nhiêu khán-giả.

Nhưng, sau nầy ông đã tự-nguyện trở về sống với bạo-quyền, có lẽ ông chán cuộc sống của loài người và muốn được bọn Cộng-sản nhanh chóng biến ông thành loài vượn như ông đã hát hay là ông đã quên đi câu hát để quay lưng với niềm thương yêu của đồng-bào đã một thời dành cho ông? Tất cả đều chỉ là quyền-lợi riêng, không những ông, mà hầu như cả gia-đình ông đều như thế: “Sống chết mặc ai, tiền tao bỏ túi”.

Thời Việt-Nam Cộng-Hòa, nhiều cấp lãnh-đạo quốc-gia cũng vì lo củng-cố cho quyền-lợi riêng mà không làm tròn bổn-phận với quốc-dân, với quân-đội trong thời chiến để cho Việt-cộng từ Bắc tràn xuống xăm-lăng. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chúng ta mất nước vào tay giặc Cộng, quyền-lợi chung của quốc-gia, dân-tộc là quyền tự-do, dân-chủ đều bị tước-đoạt tất cả.

Như những gì chúng ta được chứng-kiến sau đó, khi quyền-lợi chung bị tước-đoạt thì tất cả mọi người dân đều trở thành tay trắng, quyền-lợi riêng chẳng những không giữ được mà ngay cả bản-thân cũng không được an-toàn, nhanh chân chạy thoát nạn được đã là điều may.

Từ bao nhiêu năm nay, nếu người Việt ở hải-ngoại không ồ-ạt “Áo Gấm Về Làng”, không mang tiền của về cứu chế-độ Cộng-sản, và một số người tranh-đấu không vì quyền-lợi riêng mà biến-chất làm rạn-nức đoàn-thể, phân-hóa tổ-chức thì chắc-chắn là bạo-quyền Việt-cộng không thể còn tồn-tại cho đến ngày nay và đất nước chúng ta chắc chắn đã được quang-phục từ lâu, tự-do, dân-chủ đã được phục-hồi, mọi người Việt chúng ta đều được quyền đem khả năng và tài sức của mình về xây-dựng lại quê-hương mỗi ngày một thêm giàu mạnh. Chúng ta đều được tự-do đi về mà không phải lo sợ cúi đầu một cách nhục-nhã khi bước qua cửa khẩu như hiện nay. Quyền-Lợi Riêng của mọi người đều được tôn-trọng và thăng-hoa trong Quyền-Lợi Chung tối-thượng của đất nước.

Lời nói trên của Gs.Nguyễn-Ngọc-Huy tuy ngắn-ngủi, nhưng chất chứa một nhắn-nhủ tâm-huyết: ”Quyền-Lợi Chung của quốc-gia, nếu mình không lo thì không có quốc-gia nào đứng ra lo cho mình, và một khi Quyền-Lợi Chung bị mất thì tất cả mọi Quyền-Lợi Riêng cũng đều bị mất theo”.

Hơn một ngàn năm đất nước chúng ta bị giặc Tàu đô-hộ và một trăm năm bị thực-dân Pháp xăm chiếm đã chứng-minh lời nói trên: qua đó, người Việt-Nam không còn gì hết, tài nguyên quốc-gia bị chiếm mất, tài-sản tiêu-tan, dân tình sống triền-miên trong cảnh lầm-thang khốn-khổ và giờ đây, dưới ách thống-trị của bạo-quyền Việt-cộng, tình-cảnh còn thê-thãm hơn nhiều.

Những kẻ thường hay “Áo Gấm Về Làng” có khi nào dành được một phút suy-tư để nhận thấy trách nhiệm của mình đối với niềm đau thương dai-dẳng của dân-tộc từ hơn ba chục năm nay không? Có thấy hổ-thẹn với những Trần-Văn-Bá, với những Lê-Quốc-Quân, với những Hồ-Thái-Bạch không? Và suy cho cùng, xem lại mình có phải là một tội-đồ không? vì đã tiếp tay để cứu sống một chế-độ phi-nhân của bạo-quyền ở Bắc-bộ-phủ để chúng tiếp-tục gieo-rắc tang-thương cho dân-tộc, bóc-lột nhân-dân, tham-nhũng tột cùng, cướp đất, cướp nhà, cướp chùa, cướp nhà thờ của những kẻ tu-hành, cướp ruộng vườn của dân để bán buôn, khai-thác thương-mại, làm của riêng, sanh ra những phong-trào Dân Oan Khiếu-Kiện ở khắp nơi, sanh ra những cuộc tranh-đấu đòi lại tài-sản của Tòa Khâm-Sứ, của giáo-xứ Thái Hà, của Giáo-Hội Phật Giáo Việt-Nam Thống-Nhứt,v.v… và tàn-tệ nhứt là vụ hiến đất, dâng biển cho ngoại bang.

Có lẽ hỏi là đã tự trả lời và ước-mong sao mỗi người trong chúng ta cần phải có những hành-sử với chính mình sao cho được thích-nghi.

Cám ơn Phó Đề-Đốc Hồ-Văn-Kỳ-Thoại đã ghi lại những điều đáng được ghi nhớ.

Thanh-Thủy (09/10/2008)


No comments:

Post a Comment