Sunday, October 26, 2008

Vụ tư tình vụng trộm của Huề thượng Phước Huệ với nữ Phật tử Diệu Đức


Vụ tư tình vụng trộm của Huề thượng Phước Huệ với nữ Phật tử Diệu Đức Xét theo luật pháp Việt Nam thời xưa

Nguyễn văn Trần

Trong xã hội Việt Nam thời xưa, luật pháp và đạo đức có mối liên hệ mật thiết với nhau vì đạo đức là nền tảng của luật pháp. Mọi vi phạm đạo đức đều bị luật pháp trừng phạt rất nặng nề. Chánh quyền quân chủ đặt nặng vấn đề gìn giữ kỷ cương xã hội và bảo vệ đạo đức đối với gia đình. Cá nhân không phải chỉ có nhiệm vụ pháp lý đối với nhà vua, mà còn có nhiệm vụ pháp lý đối với gia đình nữa.

Theo lễ giáo thời xưa ở Việt Nam thì “nam nữ thọ thọ bất thân” nên nam và nữ nếu không phải vợ chồng thì không được phép gần nhau. Thậm chí bắt tay nhau hoặc trao một vật gì trực tiếp làm đụng chạm tay chân hay thân thể đều bị cấm kỵ. Việc lập gia đình cho con cái phải do cha mẹ định đoạt. Nam nữ tuyệt đối không có quyền tự do luyến ái. Theo lễ giáo, kỷ cương đó, thì vụ tư tình vụng trộm của Huề thượng Phước Huệ với nữ Phật tử Diệu Đức quả là hành động vi phạm lễ giáo nghiêm trọng, mà vi phạm lễ giáo chính là vi phạm luật pháp.

Vậy chúng ta thử lược thuật vụ tư tình vụng trộm của Huề thượng Phước Huệ với nữ Phật tử Diệu Đức, nêu lên những hành động của hai người để xem xét theo luật pháp Việt Nam thời xưa. Hành động phạm pháp này bị xử phạt thì hình phạt sẽ như thế nào?

Cùng hành động này ngày nay có vi phạm luật pháp không?

Sơ lược vụ tư tình vụng trộm

Huề thượng Phước Huệ là viện chủ Phước Huệ tổ đình tọa lạc tại vùng Sydney. Bà Diệu Đức ở Californie, Huê kỳ. Mười lăm năm trước, bà được một vị tu sĩ xuất gia thuộc hệ phái Phước Huệ giới thiệu qua chùa Phước Huệ ở Úc để chửa bệnh.

Đến chùa, bà gặp Huề thượng Phước Huệ và được Huề thưọng nhận ra vì đã để ý bà từ thuở bà 13, 15 tuổi. Huề thượng nói rõ với bà nay gặp bà ở đây, “bà không chạy khỏi tay Huề thượng ”.

Sau đó, bà trở về Mỹ. Huề thượng qua Mỹ sống chung với bà, mỗi năm 2 lần, mỗi lần 1 tháng hoặc hơn. Mỗi lần Huề thượng qua, bà mướn nhà riêng để hai người sống chung. Có khi đưa nhau đi chơi xa và ở Hotel. Vụ tư tình vụng trộm này, chồng của bà biết và đã một lần can thiệp, yêu cầu Huề thượng hãy ngưng vụ tư tình này. Chồng của bà và bà, theo lời của bà, ly thân, chưa ly dị nên vẫn sống chung một nhà. Hai người có 2 con nay đã lớn.

Vụ tư tình vụng trộm này kéo dài 15 năm (3/2008).

Qua vụ tư tình của Huề thượng Phước Huệ với nữ Phật tử Diệu Đức, chúng ta có thể ghi lại mấy điều quan trọng:

- Gặp nhau, hai người tư tình vụng trộm, không chấp hành một lễ tục nào hết.

- Bà Diệu Đức có chồng và con cái.

- Hai người tư tình bên ngoài nhà của họ.

Sự trừng phạt hành động phạm pháp trên đây của Huề thượng Phước Huệ và nữ Phật tử Diệu Đức theo luật nhà Lê.

Trong bộ Quốc Triều Hình Luật của nhà Lê có những điều luật liên hệ đến việc nam nữ lấy nhau không không theo những lễ tục:

1. Điều 401: “Kẻ phạm gian với vợ cả của người thì bị kết án lưu hay tử, nếu người nữ đồng phạm là vợ lẻ thì gian phu được xử nhẹ đi một bực. Người sang cả phạm tội thì bị xử khác.

Trong mọi trường hợp, gian phu đều phải nộp tiền như luật định. Người vợ cả hay vợ lẻ phạm gian đều bị kết án lưu, điền sản giao về nhà chồng. Nếu các nữ đồng phạm là vợ cả hay vợ lẻ chưa cưới thì tất cả được xử nhẹ đi một bực.”

2. Điều 405: “Kẻ thông gian với vợ cả của người thì bị đánh 60 trượng, biếm 2 tư và phải nộp tiền tạ nhiều ít theo thứ bực cao thấp, nếu hai bên sang hèn cách nhau xa thì xử khác”.

Vua Lê Thánh Tông, còn sai các quan làm ra một số điều luật tập hợp lại dưới nhan đề Thiên Nam Dư Hạ Tập. Trong tập sách này, có nhiều điều liên quan đến tội phạm gian và thông dâm.

Đến năm Hồng Đức thứ 20 (1489), nhà Lê lại ban hành 10 điều luật qui định tội gian thông. Chúng tôi trích dẫn vài điều liên quan đến vụ tư tình này.

1. Điều 1: “Nam nữ đồng tình thông dâm với nhau thì bị đánh 50 roi, người nữ phạm bị bắt làm tỳ của nhà nước, người nam phạm bị kết án đồ làm đồn điền binh sung vào vệ quân Hoài Nhơn” (Qui Nhơn ngày nay)

2. Điều 2: “Kẻ tìm cách phạm gian với vợ của người thì bị đánh 100 trượng, thích vào mặt 8 chữ, và kết án lưu Viễn Châu.”

3. Điều 10: “Nam nữ nói chuyện với nhau ban đêm thì bị kết án đồ.”

Án xử Huề thượng Phước Huệ và nữ Phật tử Diệu Đức theo luật lệ nhà Lê.

Nếu xét xử Huề thượng Phước Huệ và nữ Phật tử Diệu Đức theo điều 401 của Quốc Triều Hình Luật về tội phạm gian với vợ cả của người bởi Huề thượng đã chủ động chinh phục bà Diệu Đức ( tôi đã để ý đến em hồi em 13, 15 tuổi. Nay gặp tôi ở đây, em không chạy khỏi tay tôi đâu ) thì Huề thượng phải bị kết án lưu hay tử và còn phải nộp tiền phạt. Về phần bà Diệu Đức, vợ cả, bị kết án lưu, tài sản giao về cho nhà chồng.

Theo điều 405, thì Huề thượng bị phạt 60 trượng, biếm 2 tư (Huề thượng bị hạ xuống còn Đại Đức) và phải nộp tiền tạ. Trong trường hợp này, tiền tạ phải nhiều theo gia thế và địa vị xã hội của bà Diệu Đức.

Nếu vụ tư tình vụng trộm này được xử theo một số điều của bộ Thiên Nam Dư Hạ Tập, thì điều 1 phạt mỗi người “50 roi”, Huề thượng bị kết án đồ làm đồn điền binh sung vào vệ quân Hoài Nhơn ; bà Diệu Đức bị bắt “làm tỳ của nhà nước” về tội “nam nữ đồng tình thông dâm với nhau”.

Theo điều 2, vì đã chủ động phạm gian với vợ cả của người (em không chạy khỏi tay tôi đâu), Huề thượng bị đánh 100 trượng, thích vào mặt 8 chữ, kết án lưu Viễn Châu.

Theo điều 10, cả hai người đều bị kết án đồ về tội “nam nữ nói chuyện với nhau ban đêm”.

Theo luật nhà Lê, tội gian và thông gian có một sự khác nhau nhỏ: gian chỉ tội gian dâm và thông gian chỉ sự quan hệ thân mật. Bị khép tội gian thì bản án là lưu hay tử, còn bị khép tội thông gian thì chỉ bị đánh 60 trượng và biếm 2 tư.

Trường hợp của Huề thượng Phước Huệ và nữ Phật tử Diệu Đức bị ghép cả 2 về tội gian và thông gian.

Án xử Huề thượng Phước Huệ và nữ Phật tử Diệu Đức theo luật nhà Nguyễn

Luật nhà Nguyễn hay Hoàng Việt Luật Lệ bị nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sao chép gần giống luật nhà Thanh, mà luật nhà Thanh lại lấy nguyên bản của luật nhà Minh. Riêng luật nhà Lê không giống luật Trung Hoa.

Tuy nhiên, theo giáo sư Nguyễn ngọc Huy thì luật nhà Nguyễn có nhiều điểm mà luật nhà Minh không có.

Ngoài ra, về sau, nhà Nguyễn có sửa đổi nhiều so với luật nhà Minh và nhà Thanh.

Về tội trạng của Huề thượng Phước Huệ và nữ Phật tử Diệu Đức, áp dụng luật nhà Nguyễn thì điều qui định về tội “hòa gian và điêu gian” như sau: “Phạm tội hòa gian thì đánh 80 trượng, nếu trong vụ hòa gian, nữ phạm gian có chồng thì hình phạt là 80 trượng; phạm tội điều gian thì đánh 100 trượng”.

Điều kế tiếp: “Trong tội hòa gian và điêu gian, nam và nữ phạm tội đều bị trừng phạt y như nhau.”

Chú thích:

Hòa gian là nam nữ đều đồng ý tư tình với nhau. Điêu gian là họ cùng dẫn nhau đến một chổ khác để ái ân, tránh dư luận.

Theo đây, Huề thượng Phước Huệ và Phật tử Diệu Đức, cả hai đều bị mỗi người 100 trượng về tội điêu gian.

Năm 1837, vua Minh Mạng ban hành một điều luật về tội phạm gian theo đó, nếu trong vụ phạm gian, nữ phạm là đàn bà có chồng mà không có con thì 2 người nam nữ phạm gian đều bị xử giảo nhưng bị giam chung thân chớ không đem thắt cổ, còn nếu nữ phạm gian có chồng và có con thì hai người nam nữ phạm gian đều bị án giảo và bị hành quyết.

Nếu áp dụng sắc lệnh của vua Minh mạng thì Huề thượng Phước Huệ và nữ Phật tử Diệu Đức đều bị án giảo và thi hành bản án .

Luật nhà Nguyễn có ghi rỏ đàn bà bị phạt trượng, không được chuộc mà phải chịu đòn, nhưng khi thi hành thì đánh bằng roi (nhỏ hơn trượng).

Luật nhà Lê cũng nhẹ tay đối với nữ phạm nhân, như cùng tội trạng, phụ nữ bị kết án nhẹ hơn đàn ông. Đây là đặc điểm của luật pháp Việt Nam quí trọng người phụ nữ.

Đối với luật pháp ngày nay

Trước luật pháp ngày nay, nhất là ở Tây phương, vụ Huề thượng Phước Huệ với nữ phật tử Diệu Đức không thể bị truy tố như thời xưa ở Việt Nam.

Nhưng về mặt đạo lý, vụ tư tình vụng trộm này chẳng lẽ lại không bị phê phán?

Vậy đâu là đạo lý? Cả sau cổng chùa?

Ngày nay trên khắp lục địa, những giá trị cổ truyền đều bị sụp đổ, và trong một hoang tưởng người ta nghĩ rằng một xã hội mới đã tái tạo cuộc sống.

Sau biến cố tháng 5/1968, một lớp thanh niên xuất hiện, chối bỏ cái xã hội hậu chiến được biểu hiện qua cuộc chiến của Mỹ ở Đông Nam Á và cuộc đàn áp đẩm máu của Liên xô đối với các “nước anh em”.

Nhưng xa hơn những sự kiện này là thói tục xã hội, gia đình, mọi tương quan quyền lực kể cả trong gia đình đều bị xét lại. Có khi bằng cả bạo loạn. Âm nhạc loạn động, luyến ái tự do và lạm dụng ma túy lên ngôi.

Những thân thể nảy lửa phơi bày tự nhiên khiêu khích, phát họa những đường nét hứa hẹn tự do luyến ái. Thanh niên giờ đây sống không còn bị một thứ ngăn cấm nào ràng buộc.

Tất cả đều hô to khẩu hiệu “quyền hưởng lạc thú” và “tự do yêu”.

Riêng phụ nữ, thuốc ngừa thai và tình dục tự do trở thành một thứ quyền (tự do) trong nữ quyền.

Ở Việt Nam, biến cố 5/1968 không mấy ảnh hưởng.

Ngày nay những giá trị đạo lý nền tảng bị sụp đổ do sự tàn phá có hệ thống của chánh sách cộng sản cai trị.

Phật giáo truyền thống bị Phật giáo nhà nước thao túng cho quyền lợi của chế độ, với công an làm thầy chùa

Phật giáo hải ngoại không bị áp lực cộng sản phải có nhiệm vụ duy trì và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc trong cộng đồng người Việt hải ngoại.

Giới tu sĩ xuất gia phải là tấm gương sáng về đạo hạnh làm giá trị qui chiếu cho đồng bào phật tử .

Trường hợp Huề thượng Phước Huệ là một thực tế mà cộng đồng phật tử nên suy nghĩ và cùng nhau tìm giải pháp. Trước nhứt người Phật tử phải thấy mình thật lòng bảo vệ đạo và bảo vệ chùa; Giữ cho chùa luôn luôn là nơi thanh tịnh, tôn nghiêm, hành động của các thầy luôn luôn trong sáng.

Để thật sự kết thúc những trang đen tối vừa qua, xảy ra ở chùa Phước Huệ do Huề thượng Phước Huệ gây ra, Phật tử thử đề nghị với Huề thượng Phước Huệ tổ chức một đại lễ sám hối để Huề thượng Phước Huệ phơi bày ra trước cộng đồng Phật tử tất cả những việc làm sai trái của ông với tư cách một tu sĩ xuất gia năm 16 tuổi. Cả với sự tham dự để cùng sám hối của nữ Phật tử Diệu Đức. Tại sao không làm được? Đồ tể biết buông dao còn thành Phật kia mà!

Sau đại lễ sám hối, Huề thượng Phước Huệ hôm qua không còn nữa.

Một Đại lão Huề thượng Phước Huệ khác với thân tâm an lạc xuất hiện giữa một cộng đồng phật tử tràn dâng sự kính trọng.

Bởi người xưa nói “Người làm cho Đạo lớn, Đạo không làm cho người lớn”!



Ghi chú

Nguyễn Ngọc Huy, Mối tình vụng trộm giữa Kim Trọng với Thúy Kiều xét theo luật pháp thời xưa, di cảo, Nguyễn Ngọc Huy Fondation và Mekong Tỵ nạn, Huê Kỳ, 1996.

Nguyễn Ngọc Huy, Le Code de LÊ, Paris, 1969 (Thư viện Cujas, ParisV)

P.L.F. Philastre, Le Code Annamite Bản dịch Hoàng Việt Luật Lệ, Paris,

1909, Thư viện Cujas, Paris V

Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn văn Tài, Lê Triều Hình Luật, Văn Hóa, Hà Nội, 1997

Nguyễn văn Trần

No comments:

Post a Comment