Nhóm LyTranLeNguyen / Paris
Tôi tán thành nhận xét của ông BNH về vấn đề giảo nghiệm chữ viết của Nguyễn Chí Thiện. Cách đây gần hai ngàn năm, quân sư Trình Dục đã hiến kế Tào Tháo dùng thư giả mạo của Từ Mẫu, mẹ của Từ Thứ để đánh động lòng hiếu thảo của ông mà bỏ Lưu Bị về với Tào Tháo. Hồi 36 trong truyện Tam Quốc kể rõ chuyện này. Quả nhiên sau nhiều lần nghiên cứu và bắt chước nhuần nhuyễn Tuồng Chữ của bà Từ Mẫu, chuyên viên phản gián của Tào Tháo đã viết một bức thư giả mạo y chang tuồng chữ của Từ Mẫu khiến Từ Thứ không ngờ bị gạt!
Ngày nay, nếu hoàn toàn tin vào sự giảo nghiệm nét chữ của NCT có thể bị hố. Cái gì HỮU HÌNH đều có thể bắt chước giống gần 100 % thí dụ khuôn mặt, tướng đi, chữ viết v.v…, duy phần VÔ HÌNH thì khó bắt chước. NCT không thể một sớm một chiều thu nhận đầy đủ CHẤT XÁM (tri thức) của nhà thơ Vô Danh và cũng không thể sao y bản chánh HỒN THƠ của nhà thơ nầy. Bởi vậy, NCT mới nặn ra những bài thơ mang chất VÈ, do quý vị khám phá sự khác biệt lớn lao về tri thức và hồn thơ giữa kẻ ăn cắp NCT và khổ chủ Vô Danh.
Thiết nghĩ việc giảo nghiệm chữ viết của NCT không cần thiết, vì hai yếu tố thuộc lọai vô hình mà NCT khó bắt chước là tri thức và hồn thơ được nhiều vị thức giả NVQG đối chiếu, phân tích tách bạch trắng đen đã xác định NCT không phải là tác giả tập thơ Vô Đề. Đó là chưa kể rất nhiều sự kiện “trước sau không như một” về NCT đã phơi bày ra ánh sáng mà đương sự NCT không thể phủ nhận được!
Lời thêm: Trong văn học sử Việt Nam thế kỷ 19, nhà nho Tôn Thọ Tường dùng điển tích Từ Thứ Qui Tào cộng với điển tích Tôn Phu Nhân Qui Thục để biện hộ hành vi ra cộng tác với giặc Pháp của ông. Nhà nho Phan Vă n Trị chỉ trích Tôn Thọ Tường cho rằng “trung thần bất sự nhị quân”, tạo ra cuộc bút chiến thơ xướng họa hào hứng. Sau đây là hai câu kết của bài thơ xướng họa Tôn Phu Nhân Qui Thục:
Ai về nhắn với Châu Công Cẩn
Thà mất lòng anh được bụng chồng (TTT)
……….
Anh hỡi Tôn Quyền, anh có biết
Trai ngay thờ chúa, gái thờ chồng (PVT)
Tôn Thất Bằng
Kính gửi Tiên-Sinh Tôn Thất Bằng.
Thưa Tiên-Sinh,
Lịch sử luôn luôn tái diễn.
Sự nhận xét của Tiên-Sinh không phải là vô lý.
Thi Phong của Người Thơ không bao giờ thay đổi dù bất cứ thời điểm nào .
Bài học " TừThứ quy Tào " chúng ta cần phải tinh tường vàthấu triệt .
Kính
Nhóm LyTranLeNguyen / Paris
No comments:
Post a Comment