Thursday, October 16, 2008

Phan Nhật Nam Bôi Nhọ QLVNCH


TÂM THƯ GỞI ĐẾN NHÀ VĂN PHAN NHẬT NAM


Kính thưa ông Phan Nhật Nam,

Trong bài viết “Ky là Ky” (Qui est Ky?)

http://phanchautrinhdanang.com - 30thang4/Kyniem 30.4 của ông, tôi xin trích đoạn sau:

“…Sáng 29 tháng 4, Thiếu Tướng Không Quân Kỳ dùng trực thăng cá nhân bay lên trời Sàigòn, nhận ra pháo cộng sản đang bắn dồn dập từng phút một. Qua tần số máy liên lạc, y bắt được tín hiệu của một phi đội khu trục Skyraider A1 từ Cần Thơ:

- Đây Nguyễn Cao Kỳ. Phải phá mấy ổ pháo dưới kia.

- Nhận rõ, nhưng chúng tôi chỉ còn mỗi quả bom. Viên phi đội trưởng (khinh mạng) trả lời.

Giờ hỗn quân, hỗn quan bắt đầu."

Thưa ông Phan Nhật Nam ,

Vì những diễn tiến trong bài viết trên đây hoàn toàn không đúng với sự thật, tôi, một trong những chiến sĩ Không Quân, từng là đọc giả của ông, từng là người đã ngưỡng mộ văn chương của ông, xin tóm tắt để đóng góp sự thật về phi vụ chống pháo kích sáng sớm ngày 29/4/75:

Ngay sau khi phi trường Tân Sơn Nhứt bị pháo kích, tôi đượcTh/Tá Lê Văn Sang, Trưởng Phòng Hành Quân PD 518 chỉ định đi bay. Vì thiếu “wingman” nên Th/tá Trương Phùng tình nguyện cùng tôi đi bay trong mưa pháo. Vì bình điện phi cơ của Th/tá Phùng bị hư và đạn pháo kích rơi gần đó, không quá 100 thước (bãi đậu A37) nên sau khi quay máy xong, tôi quyết định cất cánh một mình lúc 4 giờ 25 phút sáng tại phi trường TSN.

Khi lên tới Phú Lâm, tôi được PHĐ AC 119-Tinh Long 06 hướng dẫn oanh kích, mục tiêu là 2 dàn pháo 122 ly cách đài Radar Phú Lâm khoảng 500 mét về hướng Tây. Sau khi thả trái bom thứ 2 xuống mục tiêu thứ nhì, tôi ngưng lại và chờ đợi. Trong thời gian nầy, tôi nghe giọng Tướng Kỳ trong vô tuyến:

- Phi Long 51, anh cứ trút hết bom đạn xuống mục tiêu và mời anh ghé nhà tôi nhậu tối nay.

Mặc dù tôi đã biết người ra lịnh cho tôi là ai nhưng tôi vẫn hỏi lại:

- Giới chức vừa ra lịnh cho Phi Long 51, xin cho biết danh hiệu.

- Tôi Thần Phong 01, Th/Tướng Kỳ đây!

Vừa bay lượn, vừa quan sát mục tiêu, tôi vừa trả lời:

- Thưa Cụ Phó, tôi bay lên đây một mình với 10 trái bom 250 (250 cân Anh), theo tôi nên chờ khi nào thấy rõ mục tiêu hãy thả bom. Tôi có thể ở đây thêm 3 giờ nữa, với kinh nghiệm của tôi, xin ông an tâm!

Ngoài chúng tôi ra, còn có các PHĐ của vài chiếc trực thăng đang quây quần ở phía Đông của Phú Lâm, các nhân viên của đài kiểm báo Paris (có thu âm) nghe được trên tần số. Tôi nghĩ họ là những nhân chứng hùng hồn với một sự thật, sáng như ánh mặt trời mà không có bóng đen nào có thể che khuất được hay làm lệch lạc đi đươc.

Tôi tự hào là một trong những người chiến sĩ đã bám sát lấy chiến trường cho đến giờ phút chót. Tôi, Trần Văn Phúc, chính là người đã lái chiếc A1 Skyraider mà bài viết gọi là viên phi đội trưởng với lời lẽ “KHINH MẠNG trả lời” (không biết ngôn từ kỳ lạ nầy đã được viết sai chính tả? hay có một hàm ý nào mà tôi và những người đọc không thể tìm được trong Tự Điển Việt Nam)

Khoảng 15 hay 20 phút sau, có lẽ bọn chúng (VC) nghĩ chúng tôi hết bom nên bắt đầu pháo trở lại, nhìn rõ nhiều dàn pháo, mỗi dàn 4 khẩu 122 ly, liên tục phóng lên, nhờ vậy rất dễ dàng cho chúng tôi thanh toán những mục tiêu nầy. Lúc bấy giờ Th/Tá Phùng đã bay đến nơi, mặc dù vô tuyến bị hư (không nói được) nhưng Th/Tá Phùng vẫn cất cánh bay lên và cùng với tôi sát cánh chiến đấu bên nhau (hỗn quan, hỗn quân?).

Sau khi dập tắt các dàn pháo ở Phú Lâm, chúng tôi đã trở về để bảo vệ phi trường TSN và Thủ Đô Sàigòn lúc 5 giờ 30 phút và sau đó, chúng tôi cùng với PHĐ AC 119 K-Tinh Long 07 vừa mới cất cánh do Tr/uý Trang Văn Thành (Thành Cambốt) trưởng phi cơ, cùng nhau bảo vệ Thủ Đô Sàigòn.

Lúc 6 giờ 20 Tr/úy Thành nghi ngờ vòng rào phòng thủ hướng Bắc bị cắt nên hướng dẫn Th/Tá Phùng thả 2 trái bom còn lại xuống ngoài vòng đai TSN.

Trên tần số tôi được biết 1 phi tuần Phượng Hoàng - PD 514 do Th/Tá Hồ Ngọc Ấn và Đ/U Nguyễn Tiến Thụy, cất cánh từ Cần Thơ sắp đến TSN nên tôi đã đáp xuống phi trường lúc 6 giờ 50 phút sáng ngày 29/4/75, riêng Th/Tá Phùng chưa chịu đáp xuống nhưng không may, anh bị bắn rơi sau khi chiếc AC-119, Tinh Long 07 trúng hoả tiển tầm nhiệt SA7 không lâu?

Vì đây là những dữ kiện mang tính chất lịch sử có liên quan đến Tổ Quốc và nhất là danh dự của Quân Chủng Không Quân, nên tôi đã nhiều lần cố gắng liên lạc với ông Phan Nhật Nam (qua email: pnn943@aol.com) với thành ý đóng góp những tin tức hoàn toàn xác thật, được chứng minh bởi những chiến sĩ đồng đội đã có mặt trên chiến trường VN cho đến giờ phút cuối cùng. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn không nhận được hồi âm, nên tôi xin phép quý NT, các bạn KQ, độc giả CT và ADMIN cùng BĐH CT mượn diễn dàn nầy để một lần nữa, với hoàn toàn thành ý xin đóng góp cùng người viết dưới tên của ông Phan Nhật Nam.

Vì Tổ Quốc VN, vì danh dự của Quân Chủng Không Quân cũng như của toàn thể chiến sĩ VNCH, nhất là những đứa con đã ở lại với Mẹ VN cho đến giờ phút chót, sau cùng là vì đại danh và uy tín của nhà văn Phan Nhật Nam, chúng tôi mong được một sự hồi âm, và hơn nữa cùng nhau đóng góp để lưu lại những trang sử “ĐẸP và THẬT”.

Chào ông Phan Nhật Nam .

Cựu KQ Trần Văn Phúc PĐ 518 và các chiến hữu. 1/7/08

Đặc biệt cám ơn sự giúp đở của ADMIN và Ban Điều Hành phanchautrinhdanang .com đã giúp đỡ và cùng tôi gởi email cho ông Phan Nhật Nam .

Trong suốt 33 năm qua, có lẽ suốt cuộc đời tôi vẫn ghi nhớ lời nói, thái độ hào hùng của Th/Tá Trương Phùng:

- Trước khi đi bay, anh đã nói với mọi người trong phi đoàn: "trâu đạp cũng chết, chó đạp cũng chết, tôi đi bay với anh".

- Trên đường ra bãi đậu phi cơ: "tụi nó pháo dữ quá, chả lẽ mình nằm đây chờ chết hay sao? bất cứ giá nào chúng ta phải bay lên dù phải hy sinh , hy vọng chúng ta có thể giúp được mọi người, trong đó có gia đình mình".

- Khi ra đến bãi đậu, Th/Tá Phùng hét to với các anh cơ trưởng: "sau khi nổ máy xong, chock out ngay, các anh tìm chổ núp, đừng để chết chùm cả đám"

Tôi thầm phục sự quả cảm của Th/Tá Phùng, bất chấp mọi hiểm nguy, dù vô tuyến hư, không xin phép Đài Ground Control, Đài Kiểm soát Không Lưu và cũng không cần biết phi đạo sử dụng, bằng mọi giá cất cánh lên, cùng tôi chiến đấu bên nhau. Có lẽ trên thế giới nầy chỉ có một mình anh đã làm ?

Từ một năm nay, không ngừng truy tìm tung tích của Th/Tá Trương Phùng, ngày 01 tháng 8, 2008 anh Nguyễn T. Chí được cụ Tư Hườn kể lại, buổi sáng ngày 29/4/75 chính cụ chứng kiến 1 chiếc phi cơ Khu Trục AD-5 bị trúng phòng không, máy phun khói đen và đáp khẩn cấp xuống thửa ruộng của cụ, dọc theo Quốc Lộ 4, cách chùa Từ Quang vài trăm thước, cách cầu Bình Điền non 1 cây số về hướng Bắc, người phi công bước ra khỏi máy bay, nhưng không may anh bị VC bắt trói, bịt mắt, đánh đập và dẫn đi biệt tích.

Cho đến hôm nay, gia đình của Th/Tá Trương Phùng (ở VN) vẫn mong đợi tin anh, chúng tôi đang cố gắng dọ hỏi thêm và hy vọng tìm chút ít manh mối về anh.

Lúc 11 giờ 45 ngày 03/7/08 tôi được tiếp chuyện với nhà văn Phan Nhật Nam bằng điện thoại xin ông bổ túc, nhưng ông Phan Nhật Nam đã hằn học với tôi:

- Tôi đâu có ghi tên tuổi của anh, tại sao anh lộn xộn.

- Tôi có quyền trích dịch tất cả các sách báo, kể cả sách của Võ Nguyên Giáp mà không cần giải thích với ai cả, anh có giỏi đi tìm các tác giả mà cải chánh, hàng triệu người trên thế giới đã đọc rồi.

Ngoài ra, nhà văn Mường Giang đã viết trong website Trangden: http://www.trangdenonline.com

Bài: Ngày 30-4-1975 , Tổng Thống Dương Văn Minh Ðầu Hàng Hay Bị Cộng Sản Bắc Việt Bắt Buộc

Trong lúc ngoài vòng đai thủ đô, các đại đơn vị còn lại của QLVNCH đang tử chiến, để ngăn giặc khắp năm cửa ô, thì Sài Gòn đã hỗn loạn vì sự trốn chạy của Mỹ bằng trực thăng trên mái nhà. Nhiều phi công vì ham sống, đã bỏ chiến đấu, bỏ đồng đội đang tử chiến dưới đất, bay sang tận Thái Lan, trả máy bay cho Mỹ để đước tới định cư ở Hoa Kỳ.

Trần Văn Phúc

No comments:

Post a Comment