Tuesday, October 28, 2008

Một cái nhìn qua nghi án văn học Nguyễn chí Thiện, tác giả tập thơ Vô Đề

From: "mai"
Add sender to Contacts
To: "DD Congluan" , diendandautranh@yahoogroups.com, "Saigon nhat bao" , "DDnuocviet" , "DD thảo luận" , VN-Politics@yahoogroups.com
Cc: "Xuong van Le" , "Dinh Nguyen" , "Diep Nguyen" , "Dan Vo"

-- On Tue, 10/28/08, hoang nguyen wrote:

From: hoang nguyen
Subject: [PhoNang] Mot cai nhin qua nghi an van hoc NGUYEN CHI THIEN, tac gia tap tho VO DE
To: "phonang"
Date: Tuesday, October 28, 2008, 5:17 PM

Ghét thì ghét, thương thì thương, không cần nghe lời

Câu chuyện ông Nguyễn Chí Thiện có phải là tác giả của tập thơ Vô Đề hay không đã là đề tài xôn xao dư luận trên Internet và cả bên ngoài đời nhiều năm qua, đặc biệt chấn động trong mấy tháng nay. Nhiều người bảo đây là một nghi án văn học lớn nhất từ trước đến nay. Thế nhưng ngoài là một nghi án văn học, việc ông NCT là hay không là tác giả của tập thơ Vô Đề sẽ đưa đến những hệ lụy gì, có ảnh hưởng như thế nào? Đây là điều mà người Việt tị nạn chúng ta quan tâm.
Có hai hệ lụy chính, một là vấn đề tình cảm, hai, quan trọng hơn, là vấn đề chính trị.

Hệ lụy chính trị

Về tình cảm, tuyệt đại đa số người Việt chống Cộng đều thương ỳêu nhà thơ tài hoa, anh dũng, tác giả của tập thơ Vô Đề. Chúng ta đều muốn biết xem con người bằng xương bằng thịt NCT hiện đang sống có phải là tác giả này không, để đối xử với ông một cách thích hợp. Nhưng điều này không có tầm ảnh hưởng về chính trị.

Mặt chính trị mới là quan yếu nhất. Tiếng nói, lập trường của một nhân vật được mọi người yêu, phục, thường có sức mạnh hướng dẫn quần chúng. Nếu ông NCT là một điệp viên của VC thì người ta e ngại rằng ông có thể đưa quần chúng đi vào quỹ đạo mà VC muốn. Đây có lẽ là lý do chính yếu nhất khiến người ta cần đưa "nghi án" NCT ra ánh sáng. Ảnh hưởng chính trị của nghi án văn học "tác giả Vô Đề" là chủ điểm của bài phân tích này.

Trong các xã hội, tình trạng dân trí càng cao chừng nào thì sự tôn sùng thần tượng càng ít chừng đó. Trăm năm, ngàn năm truớc thì "Quân xử thần tử thần bất tử bất trung", nhưng ngày nay, đặc biệt là ở những xã hội dân trí cao, người ta nghe theo lẽ phải, không tuân theo cá nhân. Các cường quốc như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp trong thế kỷ qua đứng đầu thế giới nhưng nguyên thủ của họ đến rồi đi, thậm chí đôi khi còn bị chỉ trích nặng nề. Họ hùng mạnh nhờ dân trí cao, không nhờ vào việc thần tượng hóa lãnh đạo.

Dân trí

Trường hợp của ông NCT cũng không ngoại lệ. Trình độ dân trí của người Việt ở hải ngoại nói chung khá cao. Hiện tượng thần thánh hóa một nhân vật ngày càng giảm đi. Cho nên, dù ông có đúng là tác giả của thi phẩm Vô Đề, ở hải ngoại này, nếu ông có khuynh hướng, chủ trương, hay phát biểu sai lệch với nguyện vọng của đồng hương thì tầm ảnh hưởng của ông không lớn như ở trong một xã hội có dân trí thấp.

Ta hãy lấy một ví dụ. Có một vi hữu trên diễn đàn trích dẫn lại lời phát biểu của ông NCT, trong đó đại ý ông NCT không khuyến khích những cuộc biểu tình chống Cộng của chúng ta (Người viết xin miễn trách nhiệm về phần này vì thứ nhất đây là một thí dụ, thứ nhì người viết không có khả năng phối kiểm tính xác thực của tin này). Nếu thực sự ông NCT có nói điều này, và nếu thực sự điều ông NCT tuyên bố không thuận theo suy nghĩ của quý vị lãnh đạo Cộng Đồng và đồng hương có quan tâm đến chính trị, thì ông NCT sẽ bị mất uy tín nhiều hơn là thuyết phục được số đông. Các vị lãnh đạo Cộng Đồng ngày nay không phải như những ông trưởng làng, tiên chỉ ngày xưa, nhắm mắt tuân theo giáo điều của nhà vua, và chúng ta, quần chúng ngày nay, suy nghĩ độc lập chứ không còn là ngu dân nữa.

Dân trí cao sẽ vô hiệu hóa phần nào khả năng hướng dẫn quần chúng của một cá nhân. Bên cạnh đó, có một hiện tượng mà một số người xem là có tác hại, lại vô cùng hữu ích, đó là sự tự do phát biểu ý kiến, phê phán trên diễn đàn, trước công luận.

Tự do ngôn luận

Một số người cho rằng việc "đánh phá" ông NCT là không tốt (có lẽ dùng chữ "phân tích", hay "phê phán" thì khách quan hơn từ "đánh phá"). Tuy không phải lập luận phê phán hay phân tích nào cũng có giá trị, nhưng chính nhờ kẻ nói ngược người nói xuôi, quần chúng mới có cơ hội nhìn được nhiều mặt của vấn đề và từ đó, khó có một cá nhân nào có thể hướng dẫn quần chúng đi sai đường, gây tác hại quá lớn.

Đến hôm nay, trên internet, số đông không còn, hay ít khi thẩm định một ý tưởng, một câu nói, dựa vào người phát biểu, mà người ta thẩm định trên nội dung của ý tưởng, lời nói ấy. Tự do ngôn luận đã giúp nâng cao dân trí.

Tóm lại, tuy sau buổi họp báo của ông NCT, nghi án vẫn hoàn nghi án, nhưng khi lùi lại ba bước, nhìn cuộc diện một cách tổng quát thì ta nhận thấy rằng cho dù ông Nguyễn Chí Thiện có thật là tác giả của tập thơ Vô Đề hay không, với điều kiện sinh hoạt ngôn luận tự do, với trình độ dân trí tương đối cao, tầm ảnh hưởng chính trị của một cá nhân, trong trường hợp này là của ông Nguyễn Chí Thiện, không lớn như trong những xã hội mà người ta thường thần thánh hóa thần tượng.

Hoan nghênh tự do ngôn luận. Cho dù nghi án văn học của thi phẩm Vô Đề không được giải quyết, chúng ta chỉ có hoặc thương hay ghét, hay nghi ngờ ông NCT, nhưng không nhất thiết phải nghe lời ông NCT, hay bất cứ ai, vì mỗi người trong chúng ta đều có tự do tư tưởng và suy nghĩ độc lập.

Hoàng Nguyên
(hoang4ebgmail. com)


No comments:

Post a Comment