Monday, October 6, 2008

Bút Vàng ChíThiện Nhéo Tai Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh


Nam Nhan
(Quân nhân QLVNCH)

Lừa sĩ Nguyễn chí Thiện đang bị bóc mẽ. Báo Sài-gòn Nhỏ cũng vào cuộc, mục đích để cho cả những người muốn tìm sự thật quanh kiệt tác Vô Đề, lẫn Nguyễn chí Thiện cùng có dịp như nhau đặt câu hỏi và trả lời, và trọng tài sẽ là bạn đọc khắp nơi. Từ chỗ Nguyễn chí Thiện cư ngụ đến Sài-gòn Nhỏ cũng rất gần, nhưng Nguyễn chí Thiện không đến (hay không dám đến) mà lại đến "mạn đàm với Hoàng Vân" (một bút danh khác của Thị Thuấn) về đề tài nói trên. Ai cũng biết một cách dễ dàng là từ Bùi Tín, Vũ thư Hiên, Trần mạnh Hảo, cho đến những Hoàng minh Chính, Trần Khuê, Nguyễn thanh Giang cho đến Nguyễn khắc Toàn… đều được Thị Thuấn cho ngồi lên đầu với đầy tự hào, kể cả những loại như Đỗ ngọc Yến, Đỗ hoàng Điềm, Nhật Tiến, Chu thất Tiến, Phan nhật Nam …và đặc biệt là Nguyễn chí Thiện và Toàn Phong Nguyễn xuân Vinh. Cho nên cuộc mạn đàm này, giữa Hoàng Vân và Nguyễn chí Thiện, chủ đích Thị Thuấn tạo điều kiện cho Nguyễn chí Thiện múa gậy vườn hoang. Vài tên lâu la chạy cờ hiệu đã hỉ hả kêu gọi trên các diễn đàn "nhào dzô, nhào dzô mà nghe "Ts Nguyễn chí Thiện" ra chiêu hóa giải.

Theo lời rao hàng đó, Nam Nhân tôi, vội mở trang web Ánh dương ra để nghe cuộc mạn đờm của hai quới nhân đó: một lừa sĩ với một nhà báo … hại, nổi tiếng sủa bậy và nâng bi, thò mặt ở Diễn đàn nào là hoặc bị chửi hoặc làm trò cười cho bà con thành viên Diễn đàn đó (kể cả thời gian Thị Thuấn còn thò cổ trên các Diễn đàn Paltalks).

Nghe cuộc mạn đàm, từ nội dung cho đến ngôn ngữ và cách thể hiện, Nam Nhân tôi phì cười vì cái giọng "nhà quê" của cả hai, như tác giả Trọng Tín, ở Nhật, mới viết bài nhận xét. Nó na ná như cảnh Thị Nở và Chí Phèo đang vừa nhậu vừa tán tỉnh nhau.

Qua cuộc mạn đàm này, xin quý bạn đọc lưu ý những chi tiết sau, mà Nam nhân xin được tóm lược:

Thứ nhất: Nguyễn chí Thiện xác nhận sinh năm 1939. Xác nhận trình độ học lực: đỗ TÚ TÀI PHẦN MỘT, tại Hà-nội vào năm 1956.

Thứ hai: Nguyễn chí Thiện xác nhận là học ở nhiều trường tại Hà-nội, như trường Minh Tân, và học thêm Pháp văn nhiều người, như giáo sư Nguyễn Giang (con học giả và dịch giả Nguyễn văn Vĩnh), và nhiều năm học Anh văn với giáo sư Lê bá Công (Lê bá Khanh). Năm 1954, cộng sản vào Hà-nội, nhờ thày cũ, là giáo sư Nguyễn Giang, được Pháp thuê làm hiệu trưởng trường Albert Sarraut, nên 1955 Thiện được vào học A. Sarraut với tư cách auditeur libre (tức dự thính viên), và học nhảy (lớp) thi đậu tú tài phần một.( Tức là Thiện tự nhận NÓI THẠO CẢ PHÁP LẪN ANH VĂN, NHƯNG GIỎI PHÁP VĂN HƠN ANH VĂN RẤT NHIỀU).

Thứ ba: Nguyễn chí Thiện trả lời câu hỏi của Thị Thuấn, đã khẳng định rằng thời gian đó (tức 1956) chế độ thi cử vẫn như cũ (nghĩa là vẫn có thi tú tài), vẫn học theo hệ 12 năm, vài năm sau (tức sau 1956) mới đổi thành hệ 10 năm.

Thứ tư: Nguyễn chí Thiện cho biết, đến giữa 1956 bị ho lao, có khi ho ra hàng cốc máu, bố mẹ có cái nhà ở phố Lò Đúc, phải bán đi "chữa bệnh hết MẸ nó cả tiền" (nguyên văn câu nói của Thiện). Cho nên 1957 phải xuống Hải-phòng chữa bệnh ho lao ở bệnh viện Việt-Tiệp. Nhưng khi bị tù thì tự nhiên hết bệnh!

Thứ năm: Nguyễn chí Thiện nói không hề liên quan gì đến nhóm Nhân văn - Giai phẩm, khi vào tù mới biết những người đó. Việc đi tù lần đầu là do: ở Hải-phòng, Thiện chơi với một số trí thức(!), lớn hơn Thiện cả dăm sáu tuổi. Trong đó có người dạy học ở TRƯỜNG Bổ túc văn hóa cho công nhân viên. Thiện cho biết, TRƯỜNG đó chỉ có MỘT LỚP HỌC, LÈO TÈO VÀI CÁI BÀN. Và Thiện dạy hộ có hai tiếng đồng hồ thôi. Người bạn có đưa tài liệu cho dạy nhưng Thiện không dùng mà dạy ứng khẩu thôi. Theo sự hiểu biết từ trước 1954, rằng nhờ Mỹ ném hai quả bom nguyên tử nên Nhật phải đầu hàng, trong khi đó thì tài liệu của cộng sản viết là nhờ Liên-xô đánh tan đạo quân Quan đông của Nhật. Vì không tham khảo tài liệu nên việc nói "nhờ 2 quả bom nguyên tử của Mỹ là VÔ TÌNH, chứ biết thì: "bố bảo cũng CHẲNG DÁM" (nguyên văn câu Thiện nói) để bị đi tù. Bị học sinh báo cáo, nhưng công an chưa bắt vội mà theo dõi, 2 tháng sau, tức đầu 1961 mới bị bắt. Lý do: thời kỳ đó Thiện có làm một số thơ, đọc cho bạn bè nghe và tụ họp đấu láo. Bạn bè lại đọc cho người khác nghe và cứ thế truyền đi, công an theo rõi nghi Thiện là tác giả, cùng việc dạy học nói ở trên, nên mới bị bắt. Chuyện làm thơ, Thiện chối, không chứng cớ nên công an chịu, còn sự việc dạy học thì không thể chối được. Vì thế không thể xét xử được, cộng sản đành cho Thiện đi cải tạo 3 năm, nhưng 3 năm rưỡi mới được về. Đó là TÙ LẦN ĐẦU, vào năm 1961.

Thứ sáu: Thị Thuấn cho Thiện biết "CHÚNG NÓ" cứ lôi chuyện của anh ra. Thiện hỏi là ai, thì Thị Thuấn cho biết là Tôn nữ Hoàng Hoa và Hoàng dược Thảo. Thiện cười và nói "lũ đó à, không thèm để ý" và cũng không cần trả lời.

Chẳng cứ Nam nhân, mà tin rằng chuyện ở miền Bắc VN từ 1975 về trước, chắc ít ai biết hoặc còn nhớ đầy đủ, cho nên việt-gian-cộng-sản và lũ đặc công đỏ tha hồ bịa đặt, phét lác, trong đó có cả Nguyễn chí Thiện. Vì thế khi nghe xong "cuộc mạn đờm của Thị Nở-Chí Phèo" này, Nam Nhân đã phải cất công đi London trực tiếp hỏi nhà báo Việt Thường, một người vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng sống về các tội ác cũng như những thủ đoạn lưu manh của tập đoàn việt-gian-cộng-sản, và ông cũng là người gốc Hà-nội, sống ở miền Bắc từ 1954 đến giữa năm 1976 và đặc biệt ông để tâm nghiên cứu về mọi mặt của việt-gian-cộng-sản, cả người lẫn việc.

Ô. Việt Thường cho biết: "Trong cuộc mạn đàm với Hoàng Vân (tức Thị Thuấn), tại sao Nguyễn chí Thiện đã NÓI SAI SỰ THẬT tất cả mọi chuyện mà không sợ sẽ có ngày lòi đuôi:

Thứ nhất: Sau khi việt-gian-cộng-sản vào Hà-nội từ 9-10-1954, thì chúng chiếm ngay các trường Albert Sarraut, làm văn phòng cho các ban của trung ương đảng lao động (tức cộng sản), còn nơi cũng gọi là văn phòng kiêm nhà khách của trung ương là tòa biệt thự của nguyên tổng đốc thời vua Bảo Đại, là Vi văn Định , bố vợ các bộ trưởng giáo dục ngụy quyền Hà-nội là Ts Nguyễn văn Huyên; là giám đốc trường đại học y dược Hà-nội,Gs thạc sĩ Hồ đắc Dzi; và là ông vợ của Bs Tôn thất Tùng, thứ trưởng y tế ngụy quyền Hà-nội kiêm giám đốc bệnh viện Việt-Đức. Còn trường nữ học của Pháp, xưa là Felix Faure, làm trụ sở cho sứ quán Nga-xô. Các trường học vẫn cho các nhà giáo cũ được tiếp tục dạy với tư cách lưu dụng, nhưng hiệu trưởng là đảng viên cộng sản vào nắm quyền, cùng một số giáo viên từ vùng cộng sản tạm chiếm vào, bảo đảm ít nhất mỗi trường lúc đó có 3 đảng viên để hình thành một chi bộ cộng sản. Và cũng có ngay các phân đoàn, chi đoàn thanh niên cứu quốc (tức thanh niên cộng sản hồ chí minh sau này) trong học sinh và giáo viên còn trong lứa tuổi thanh niên. Đồng thời chúng cho lập công đoàn, gồm tất cả giáo viên của trường với hầm bà làng, lao công quét dọn vệ sinh, gác trường, tạp dịch … Thư ký có thể là một giáo viên ngoài đảng, nhưng do chi bộ việt-gian-cộng-sản lựa chọn và chỉ định cho bầu và lãnh đạo. Trong ban chấp hành công đoàn, nhất thiết phải có lao công là thường vụ hoặc phó thư ký. Nếu có dăm giáo viên nữ trở lên thì chúng cho thành lập tổ phụ nữ. Về chuyên môn, chúng cho lập hội đồng giáo viên và các tổ bộ môn để soạn chung giáo án, theo dõi giúp nhau giảng dạy đúng chương trình, có nghĩa không được giảng ngoài giáo án qui định. Và, ở Hà nội, trước khi việt-gian-cộng-sản tạm thời quản lý, thì các trường Pháp như Albert Sarraut, là hệ phổ thông 13 năm (nhiều người hay lẫn là 12 năm). Lớp thấp nhất là Lớp 12 cho đến Lớp Đệ nhất thì thi Tú tài phần 1, học thêm một năm Lớp Kết thúc (classe terminale) thì thi Tú tài phần 2 (còn gọi là toàn phần).

Sau khi việt-gian-cộng sản vào Hà-nội 1954, chúng chiếm trường A.Sarraut cho nên trường phải chuyển về trường Rollandes ở ngã tư Hai Bà Trưng-Phan chu Trinh. Năm 1955, hiệu trưởng (tức Proviseur) là ông Reihms. Năm đó ông Nguyễn Giang mới được tuyển vào dạy lần đầu, do thiếu giáo viên cũ ở Pháp không sang. Chương trình có chút thay đổi. Đó là chỉ dạy bằng Pháp ngữ các môn Pháp văn và Toán. Còn lại bắt đầu dạy bằng tiếng Việt. Pháp vẫn được giữ cái tên trường là Albert Sarraut và chi trả mọi phí tổn bảo trì trường lớp và lương bổng của giáo viên, nhân viên tạp dịch. Việt-gian-cộng-sản quản lý nội dung giảng dạy và cho hình thành các tổ chức đoàn thể như công đoàn, phân đoàn và chi đoàn thanh niên cứu quốc (tức thanh niên cộng sản) và thiếu niên quàng khăn đỏ, chỉ chưa ra mặt chi bộ đảng việt-gian-cộng-sản mà thôi. Ngoài bậc đại học, xưa nay dù ở ngay các nước tự do cũng CHƯA BAO GIỜ CÓ HỌC SINH DỰ THÍNH (auditeur libre) ở bậc trung học phổ thông!!! Đây là ĐIỀU PHỊA ĐẠI LIỀU của Nguyễn chí Thiện! Nên nhớ trong tay việt-gian-cộng-sản, KHÔNG CÓ CHUYỆN CHO NHẢY LỚP và TRONG THI CỬ KHÔNG HỀ CÓ THÍ SINH TỰ DO. Bộ công an ngụy quyền việt-gian-cộng-sản cho hình thành một bộ phận chức năng để giám sát toàn bộ sinh viên các trường đại học và các học sinh hệ phổ thông, nhất là ở cấp 3, kể cả các trường lớp bổ túc văn hóa, vì chúng sợ tụ họp tuyên truyền chống chế độ. Cụ thể, Dương hồng Xương, giáo dân toàn tòng, con thượng thư Dương văn Am, em ruột Ls Dương văn Đàm, cựu chủ tịch (mà cũng là người đầu tiên) hội những người công giáo yêu tổ quốc yêu hòa bình, có trụ sở thời đó ở ngã tư Ngô Quyền--Hai Bà Trưng, lúc đó là phó phòng quản lý giáo dục của sở công an Hà-nội của ngụy quyền việt-gian-cộng sản.

Hệ thống giáo dục của việt-gian-cộng-sản ở ngoài vùng chúng tạm chiếm, trước khi vào Hà-nội, chỉ có 9 năm là thi tốt nghiệp cấp 3. Khi tạm quản lý miền Bắc tới vĩ tuyến 17, các học sinh của chúng học 9 năm phổ thông là được vào học đại học. "Viện sĩ" Nguyễn thanh Giang, dòng sông xanh của đài Chân trời mới, cũng được ưu tiên như vậy. Vì thế khi vào Hà-nội, một số nào đó học sinh trong thành phố học xong Đệ tam chuyên khoa (được coi như hết hệ 9 năm) cũng được trám vào chỗ trống ở các trường đại học. Vì sao? Vì việt-gian-cộng-sản chỉ cần số lượng để lòe bịp miền Nam VN và quốc tế, chứ không coi trọng chất lượng (cái tội số lượng đó cho đến nay vẫn vậy, có phần trầm trọng hơn). Nhưng khi vào đại học thì những học sinh loại 9 năm đó còn thua cả học sinh mới hết đệ tam chuyên khoa, thế là phải đẻ ra trò mở lớp dự bị đại học cho họ, và vào học chính khóa thì kéo dài thời gian học từ 9 tháng/niên học lên thành 11tháng/niên học, tháng còn lại đi lao động chân tay. Cho nên từ năm 1956 không hề có cái gọi là thi tú tài, dù là phần 1 hay toàn phần, mà thay vào đó là thi hết cấp 3 phổ thông! Nguyễn chí Thiện đã NÓI SAI SỰ THẬT trong thi cử của mình, cũng như nhờ ông Nguyễn Giang mà là auditeur libre (học sinh dự thính) của trường Albert Sarraut. Cụ Nguyễn văn Vĩnh có sống lại năn nỉ giùm, chắc ông Nguyễn Giang cũng vừa khóc vừa vái lạy mà từ chối, bởi phải giữ niêu cơm cho gia đình vì Pháp trả lương cao gấp chục lần việt-gian-cộng-sản trả, chưa kể các chế độ đãi ngộ khác cho giáo viên của Pháp, trước khi việt-gian-cộng-sản vào Hà-nội!

Thứ hai: Về chuyện "TRƯỜNG bổ túc văn hóa cho công nhân viên (ở Hải phòng) mà Nguyễn chí Thiện dạy hộ bạn 2 giờ đồng hồ, mà chỉ có MỘT LỚP với lèo tèo vài cái bàn" và thời điểm là cuối 1960, ông Việt Thường nghe xong phá lên cười và giải thích như sau:

Ông Việt Thường cũng có thắc mắc về chuyện dạy học hộ bạn của Nguyễn chí Thiện, được Toàn Phong Nguyễn xuân Vinh đưa ra trong bài giới thiệu quyển Hỏa Lò của Thiện, khi trả lời phỏng vấn của Tường Thắng, chủ web VietnamExodus, và có giải thích về hệ thống tổ chức về giáo dục bậc phổ thông của việt-gian-cộng-sản. Từ đó ông Việt Thường đã hoàn toàn coi điều dạy học hộ bạn bị ốm của Thiện là BỊA ĐẶT. Tháng 11 năm 2007, nhân cuốn Hỏa Lò được trường đại học Yales cho dịch và in, ông Bùi văn Phú có cuộc nói truyện với Nguyễn chí Thiện. Nguyễn chí Thiện mượn cơ hội đó để thanh minh thanh nga rằng đấy là "DẠY ở trường bổ túc văn hóa", chắc Thiện nghĩ ở nơi đó sự quản lý lỏng lẻo chứ không chặt chẽ như sự quản lý ở hệ phổ thông chính quy. Bài phỏng vấn đó của ông Bùi văn Phú khi chuyển sang văn viết (trên web Talawas) thì bị xóa bỏ đoạn Thiện nói về dạy học hộ bạn và bị tù có sự xét xử của tòa án (hì, hì…?!), hiện bản viết có trên web Hưng Việt! Sự hiểu biết của Thiện về cộng sản rất hời hợt, nên tự Thiện thụt chân xuống hố sau sâu hơn hố trước.

Theo ông Việt Thường thì nếu không cố tình tìm hiểu thì cũng dễ tin vào trò bịa, sai lầm của Thiện. Nhờ để tâm nghiên cứu về việt-gian-cộng-sản, đồng thời có nhiều năm trực tiếp làm công việc bổ túc văn hóa, nên ông Việt Thường giải thích rằng: Về tổ chức bộ máy quản lý, bộ giáo dục của ngụy quyền việt-gian-cộng-sản có hình thành một bộ phận chuyên môn gọi là Vụ bổ túc văn hóa. Hệ thống dọc có phòng bổ túc văn hóa ở các sở, ty giáo dục và có cán bộ trong biên chế. Ở các khu phố, thị trấn, huyện đều có cán bộ bổ túc văn hóa trong biên chế của ngành giáo dục. Hệ thống ngang thì các công đoàn ngành, tỉnh, thành, nhà máy lớn hoặc khu công nghiệp, cũng có cán bộ công đoàn chuyên trách về bổ túc văn hóa, có thể thêm cả việc về cái gọi là văn hóa quần chúng. "Viện sĩ" Nguyễn thanh Giang có khoe được giải nhất đơn ca nam chính là theo hệ văn hóa quần chúng này (đừng lẫn với các ca sĩ chuyên nghiệp). Các đoàn thể khác như nông hội, thanh niên hoặc phụ nữ cũng có cán bộ theo rõi hoạt động về bổ túc văn hóa và văn hóa quần chúng. Cho đến cấp tiểu khu cũng có đại biểu khu phố phụ trách về bổ túc văn hóa, nhưng chính là để xóa nạn mù chữ. Sự quản lý, có vẻ rườm rà đó, đều xuất phát từ mục tiêu quản lý hoạt động di chuyển hàng ngày và hoạt động tư tưởng của người dân, phục vụ cho cái gọi là an toàn xã hội, an ninh chính trị, và giáo dục con người xhcn. Một người nào đó vắng nhà vài đêm trong tuần không thể mượn cớ bận đi học bổ túc văn hóa ban đêm hay ngày nghỉ, vì công an và các đoàn thể liên quan, qua sổ sách của các trường lớp bổ túc văn hóa, có thể biết người đó có đi học đêm đó, ngày đó thực không. Nên lưu ý, là vì học viên bổ túc văn hóa là cán bộ, công nhân viên, lớn tuổi, không quản lý di chuyển, hoạt động, hội họp,học tập của họ, lỡ họ bất mãn tụ họp "làm phản động" thì sao. Và việc khuyến khích họ đi học bổ túc văn hóa cũng như tham gia hoạt động văn hóa quần chúng chỉ cốt làm cho họ bận, không có thì giờ nghĩ về thân phận là trâu hay chó, đồng thời qua học tập còn nhồi sọ đầu óc nô lệ cho họ theo phương pháp Paplov: về văn thơ thì của Tố Hữu, Nguyễn đình Thi, Huy Cận, Xuân Diệu, Sóng Hồng (tức Trường Chinh) và đặc biệt của Hồ việt-gian; ngoài ra là của Nga-xô và Tàu cộng. Còn khoa học tự nhiên thì toàn Mendeleev, Butlerov, Lychenco…,còn cái tên Lavoisier thì bị vứt sọt rác!

Vì thế, các trường bổ túc văn hóa (ban đêm và ngày nghỉ), bị quản lý cũng chặt chẽ y hệt các trường phổ thông, nếu không muốn nói rằng nó bị công an ngụy quyền việt-gian-cộng-sản luôn lưu ý đến, chưa nói đến thành phần là học viên, qua Hiệp định Geneve 1954, tập kết từ miền Nam ra, nhất là số ở Khu 5, lập trường "vô sản" và "lý sự cùn, suy diễn chụp mũ" hết xảy luôn. Giáo viên sai một chút là bị ĐẤU TỐ tại chỗ, chứ làm gì có chuyện lén báo công an theo dõi. Và cũng nên nhớ, các phòng học của bổ túc văn hóa là CHÍNH TẠI CÁC PHÒNG HỌC CỦA CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG, hoặc HỘI TRƯỜNG, PHÒNG HỌP CỦA CÁC CƠ QUAN, NHÀ MÁY, và HỌC VIÊN LẪN GIÁO VIÊN RA VÀO PHẢI CÓ THẺ KIỂM TRA CỦA TRƯỜNG BỔ TÚC VĂN HÓA VỚI TÊN, TUỔI, ĐỊA CHỈ RÕ RÀNG. Nhà trường cũng có Ban Giám Hiệu, Ban Giáo Vụ, chuyên trách hoặc bán chuyên trách, cho nên nếu có một giáo viên vì lý do nào đó mà phải tạm nghỉ thì Giám hiệu hoặc Giáo vụ sẵn sàng dạy thay hoặc điều người dạy thay, CHỨ KHÔNG THỂ TỰ Ý NHỜ NGƯỜI QUEN DẠY HỘ!!! Vì thế càng không bao giờ có chuyện, như Nguyễn chí Thiện bịa ra, là TRƯỜNG CHỈ CÓ MỘT LỚP và LỚP THÌ CHỈ CÓ LÈO TÈO MẤY CÁI BÀN.

Cũng xin lưu ý quý bạn đọc là, cái khoảng thời gian mà Nguyễn chí Thiện xuống ở tại Hải-phòng, thì sinh hoạt ở Hải-phòng có thể nói là ngột ngạt nhất miền Bắc. Vì bí thư thành ủy việt-gian-cộng-sản là thằng hoạn lợn Đỗ Mười, giám đốc sở công an là đại tá Mai văn Mạc, do đích thân Hồ việt-gian kết nạp vào đảng việt-gian từ khi cả Hồ và Mạc còn ở Thượng hải, lúc đó Mạc là nhân viên phòng nhì của Pháp, làm việc ở tô giới Pháp. Vì thành tích ác ôn uống máu dân ngon lành như ăn tiết canh heo và ra công trấn lột, dựng đủ các trò gọi là của phản động, gián điệp cho thực dân Pháp và "can thiệp" Mỹ cài lại, cho nên năm 1960, Hồ cho gọi Đỗ Mười về phụ trách cái gọi là "cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh", và Mai văn Mạc về làm cục trưởng cục 78 (tức bảo vệ văn hóa) của bộ công an ngụy quyền việt-gian (xếp trực tiếp của Dương Thông và Quang Phòng). Mạc còn được cho giữ chức quyền chánh văn phòng bộ công an (vì Lê Hồng Hà bị thất sủng) và kiêm viện trưởng viện nghiên cứu bộ công an ngụy, sau được thăng thiếu tướng. Thay thế vị trí của Mười là một đệ tử ruột của Mười, tên là Trần Kiên (còn gọi là Kiên què, khi Mười lên tổng bí thư, đã cho Kiên làm ủy viên ban bí thư việt-gian) cũng ác ôn tàn bạo không thua gì Mười. Trong các gia đình, vợ chồng còn che giấu tư tưởng với nhau, bạn bè thân cũng chẳng dám họp mặt thì làm sao có chuyện Nguyễn chí Thiện tụ họp bạn bè đấu láo và … ngâm thơ (phản dộng cho nhau nghe).

Lại nữa, theo Thiện, thì công an nghi Thiện là tác giả các thơ đó. Tại sao công an nghi? Có nghĩa công an PHẢI NGHE từ một ai đó đọc những thơ đó. Cứ đường dây đó mà lần đâu có khó gì. Giả dụ bọn họ không khai báo ra Thiện thì công an căn cứ vào đâu mà nghi Thiện? Tại sao chỉ mình Thiện bị bắt mà không có ai khác? Thiện không đọc những thơ đó cho công an nghe thì làm sao công an biết có sự xuất hiện của những thơ đó? Đúng là "BỊA DỞ" như đặc công đỏ Vũ thư Hiên từng nhận như vậy!!!

Một số nào đó ra công bào chữa cho Thiện, theo kiểu cãi chày cãi cối. Còn Thiện thì từ đó đến nay, hễ mở miệng là lần sau mâu thuẫn với lần trước. Còn số theo đít Thiện thì nói ngu nhất là Thị Thuấn. Cụ thể cuộc mạn đàm ngày 2-10-2008 vừa xong, Thị Thuấn và Nguyễn chí Thiện đã (có thể là vô tình) nhéo tai lật tẩy Toàn Phong là cây bút vừa nâng bi quá đáng vừa vô trách nhiệm với bạn đọc. Xin dẫn chứng: Trong bài giới thiệu "tát phẩn" Hỏa Lò, Toàn Phong đã trịnh trọng viết là dựa vào tài liệu "chính xác nhất" (của Jean Libby) để hạ bút bốc thơm Thiện, trong buổi dạy học hộ bạn, "đã hào hùng của tuổi trẻ, nói lên sự thật". Nhưng khi mạn đàm với Thị Thuấn thì Thiện thú nhận là vô tình không xem giáo trình mà nói quen như được học từ trước 1954, "nếu không bố bảo cũng chăng dám"(nguyên văn lời Thiện). Vậy là đâu có hào hùng để bảo vệ sự thật!!!??? Truyện tiếu lâm có kể một anh lính lệ đứng hầu quan, nghe quan đánh cái "bủm", anh lính lệ đưa tay bốc gió cho lên mũi hít hà khen thơm. Nghe vậy, quan buồn rầu nói rằng "Dắm thì phải thối, nay của ta mà thơm thì chắc ta bệnh sắp chết mất. Nghe vậy anh lệ hoảng hồn vội bốc gió một lần nữa đưa lên mũi hít thật sâu và hớn hở la lên: dạ thối rồi, thối lắm lắm rồi, chắc quan lớn phải thọ trăm tuổi." Nay nghe câu "cải chính"của Thiện qua mạn đàm với Thị Thuấn vừa xong, không hiểu cái "ông đại tá" Nguyễn xuân Vinh này ăn nói với bạn đọc ra sao đây, vì anh lính lệ mà còn đủ bản lãnh sửa sai, vậy thì ông đại tá lâu năm nghĩ sao??? Còn Thị Thuấn và Nguyễn chí Thiện mau quên câu nịnh của ông Toàn Phong đến thế, để không "ê-đít" lại cái audio mà đã vội tung ra cho bàn dân thiên hạ ngao ngán tư cách của Toàn Phong Nguyễn xuân Vinh. Đúng là khôn ba năm, dại "một dòng chữ"!

Người thứ hai nữa cũng thật là dại, tự dưng thòng lọng cổ mình. Đó là Lm Phan văn Lợi, từ trong nước phóng ra một lá thư mà lý luận coi không được. Ông ấy khuyên không nên chống phá Thiện, có hại cho đấu tranh chung, và cũng như một số lèm nhèm khác, KHẲNG ĐỊNH rằng Thiện lúc nào cũng đi khắp nơi "chửi cộng sản và vạch tội ác của cộng sản" mà thôi. Các vị nói đúng mới có một nửa, đó là chỉ mô tả cái lớp phấn son của Thiện, như phấn son chửi cộng sản của lũ Bùi Tín, Vũ thư Hiên, Trần Khuê, Nguyễn thanh Giang, Hà sĩ Phu và v.v…Các vị đó không biết hay cố tình quên cái việc Thiện khuyên nên để cho văn nghệ, ca sĩ, văn công cộng sản được tự do biểu diễn ở hải ngoại. Thiện cũng khuyên nên chờ một Gorbachev và không chỉ khuyên bằng mồm, mà còn bò vào núi họp Tiểu Diên hồng. Thiện nói và hành động như trên có lợi hay hại cho việt-gian-cộng-sản? Còn việc Thiện hăng hái chống VietWeekly, là thứ tép riêu, nhằm làm mệt lực lượng biểu tình, phân tán lực lượng, vào lúc đó ta đang phải chống phái đoàn nào của việt-gian-cộng-sản??? Còn cái gốc của truyền thông nằm vùng, là tập đoàn báo Người Việt, thì Thiện lặn đâu mất tiêu.

Còn lý luận như Lm Phan văn Lợi là người cho rằng việt-gian-cộng-sản có nhiều người tốt, và phải chờ một Yeltsin VN, xin lỗi phải nói thật là Lm thật thà cả tin quá sức tưởng tượng. Làm ĐƠN XIN ĐƯỢC LÀM ĐIẾM TRONG ĐỘNG thì không thể nào là hiền lương, chưa nói đến là NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU RA KIẾM NGHỀ KHÁC!!! Phải chăng Lm Lợi lo nếu Thiện bị lật mặt, không có ai kêu gọi chờ đợi một Gorbachev nữa. Mà nếu chưa có Gorbachev xuất hiện dọn đường thì bao giờ Yeltsin mà Lm Lợi, ngày đêm mong đợi, mới có thể xuất hiện được???

Còn một nhân vật, trong đám xin được chạy cờ hiệu cho Thiện, vừa ngu, vừa hỗn, bản chất thùng rỗng, thích cuộc đời ký sinh trùng, đó là Trần viết đại Hưng. Hắn cho rằng những người muốn ĐI TÌM SỰ THẬT về tác giả tập kiệt tác VÔ ĐỀ, và nghi vấn về nhân vật Nguyễn chí Thiện, vì những ăn nói bất nhất và CỰC KỲ MÂU THUẪN của Thiện, là ẾCH NHÁI!!!???

Hôm nay, Nam Nhân tôi, xin phép quý bạn đọc, được trưng ra 2 dẫn chứng (có kèm theo bài này) để bạn đọc có thể nhận diện chân tướng và trình độ của Trần viết đại Hưng có đáng cầm bút ti toe viết nhăng viết cuội không?

Thứ nhất: Trên web Hưng Việt (tìm trong saigonbao.com, ở cột thứ nhất); bấm vào mục tác giả, sau đó sẽ tìm tên Nguyễn chí Thiện, quý bạn đọc sẽ thấy phần giới thiệu với những nét quan trọng như sau: Nguyễn chí Thiện tốt nghiệp cử nhân văn chương tại trường đại học Hà-nội; năm 1958 bị bắt tù trong vụ Nhân văn-Giai phẩm cùng với Trần Dần, Văn Cao, Hoàng Cầm, Phan Khôi, Bùi quang Đoài, Hữu Loan … bị kết án 2 năm tù khổ sai và được thả đầu năm 1961. Tháng 11-1961 lại bị bắt không hề biết tội trạng và không đượcxét xử và đến 9-1964 được phóng thích. Lại bị bắt 10-1965 đến 6-1978 được phóng thích. Tháng 7-1979 bị bắt vì đưa tập thơ vào sứ quán Anh và được thả năm 1991.

Trong khi đó thì cuộc mạn đàm với Thị Thuấn vào 2-10-2008, Thiện nói chỉ ĐẬU TÚ TÀI 1. Thiện không hề dính dáng gì đến Nhân văn-Giai Phẩm và đi TÙ LẦN ĐẦU là ĐẦU NĂM 1961.

Thử hỏi Hưng Việt lấy tài liệu này ở đâu. Không từ mồm Thiện ra thì từ ai? Ngay về lời giới thiệu cuốn Hỏa Lò, do Toàn Phong Nguyễn xuân Vinh viết, CHẮC CHẮN Thiện phải đọc qua và PHẢI CHO LÀ ĐÚNG (nếu không đã yêu cầu sửa lại), và trong cuộc mạn đàm với Thị Thuấn về việc dạy học hộ bạn đưa đến bị tù lần đầu, đã mâu thuẫn rồi. Tại sao? Chưa nói đến từ năm sanh cũng dăm cái nói khác nhau! Cho nên đã là NGƯỜI ĐỌC thì PHẢI THẮC MẮC (cho dù là vì cá nhân), còn với NGƯỜI CẦM BÚT VIẾT ĐỂ KHEN HOẶC BÌNH PHẨM, nếu có lương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm với bạn đọc CŨNG PHẢI THẮC MẮC ĐỂ THAM KHẢO TÀI LIỆU TÌM RA SỰ THẬT. Chỉ có lũ BÚT NÔ được thuê hay bị ra lệnh PHẢI VIẾT thì mới không QUAN TÂM ĐẾN SỰ THẬT, cộng thêm lũ kí sinh vào Thiện, hoặc ti toe dăm chữ đã tưởng oách hơn A Q (nhân vật của Lỗ Tấn), y như Trần viết đại Hưng, nếu không chịu khó học tập, chú ý lương tâm ngòi bút, coi chừng từ Viết Đại Hưng lại thành Viết Đại Bại (chắc cũng chẳng ai tội nghiệp cho tư cách BÚT NÔ đâu)!

Nếu Nguyễn chí Thiện còn một chút liêm sỉ, thì hãy TỰ TAY viết bước đầu về lý lịch của mình và tuyên bố phủ nhận những thông tin trước đây. Như thế đàng hoàng hơn. Chứ để thì giờ đấu láo với Thị Thuấn, lại còn "tôi nể chị", thì đúng là trâu ngựa tìm nhau.

Phải chăng cái lý lịch bị rối rắm vì tội danh khác mà đi tù lần đầu và lần thứ hai, không dính dáng gì đến chính trị chính em???

Anh-quốc, ngày 5 tháng 10 năm 2008
Nam Nhân (Quân nhân QLVNCH)



No comments:

Post a Comment