Monday, August 25, 2008

Tôi Vượt Biển Cùng Với Tác Giả «Đóa Hồng Gai»


Ngô Đông Cường

Vừa qua, tôi đã đọc thật kỹ về bài viết: Huyền Thoại «Hoạt Động Tình Báo Phượng Hoàng» của Nguyễn Thanh Nga tác giả «Đóa Hồng Gai» của Nhà bình luận Mai Vĩnh Thăng.

Tôi cũng như ông Mai Vĩnh Thăng, đã từ lâu tôi không muốn viết lên sự thật; bởi nghĩ rằng: Dưới ánh sáng mặt trời thì mọi sự không sớm thì chầy nó cũng sẽ được phơi bày một cách rõ ràng, nên không muốn nhắc lại chuyện xưa.

  • Nhưng, đến nay thì tôi tự thấy rằng mình cần phải nói tất cả sự thật, để ông Mai Vĩnh Thăng và đồng bào hiểu thêm về tác giả «Đóa Hồng Gai» là bà Nguyễn Thị Sáu, tức Nguyễn Thị Liên và bây giờ là Nguyễn Thanh Nga.

  • Sau khi đọc cuốn «Hồi Ký Đóa Hồng Gai» ; tôi bỗng giật mình, bởi tôi nhớ lại những chương và những điều đã có ghi trong tập «Tài Liệu Tuyệt Mật» của Việt Tân (bản photocopie) gồm 19 trang, đủ cả hai bản, một bản thảo viết tay và một bản đánh máy. Tôi vội vàng đem ra đọc lại; và bất ngờ tôi đã tìm ra đâu là sự thật.

    Trước khi nói đến tập «Tài Liệu Tuyệt Mật» ấy. Trước hết, tôi xin tường thuật thật rõ ràng về chuyến vượt biển của tôi cùng bà Nguyễn Thị Sáu-Liên-Thanh Nga, tác giả «Đóa Hồng Gai» như sau:

    Chúng tôi bước lên tàu và rời Việt Nam vào lúc 23 giờ đêm 07/09/1977, tại bãi Khánh Dương, Vĩnh Lộc, Thừa Thiên- Huế.

    Chủ chiếc tàu này là ông Mai Văn Trúc, nhưng ông không đi vượt biển trong chuyến này, mà đã bán cho một người thân của gia đình ông, và là một người bạn thân của tôi. Chúng tôi đã đóng góp vàng để mua chiếc tàu này, đồng thời chúng tôi cũng đã mời ông Mai Văn Tre là em ruột của ông Mai Văn Trúc làm tài công và cùng đi với chúng tôi. Hiện nay ông bà Mai Văn Trúc và ông bà Mai Văn Tre đang có mặt tại Cali, Hoa Kỳ.

    Trở lại với chuyến vượt biển trên. Sau khi rời bãi Khánh Dương, tàu bị lạc hướng và tấp vào đảo Trường Sa lúc 01 giờ sáng ngày 10/09/1977. Sau khi tát nước chúng tôi liền rời khỏi Trường Sa, định chạy về hướng HongKong; nhưng một lần nữa lại bị lạc vào đảo Hoàng Sa vào lúc 03 giờ sáng ngày 11/09/1977. Chúng tôi đã bị quân đội Trung Quốc bắt giữ cho đến ngày 15/09/1977, lúc 16 giờ chiều, chúng tôi mới được cho đi. Chúng tôi liền rời Hoàng Sa để đi đến Hải Nam. Nhưng vì gặp bão quá lớn nên tàu đã bị trôi dạt và tấp vào bãi Thừa Lưu, Lang Cô, Thừa Thiên-Huế; và đã bị Công an Biên phòng Thừa Lưu bắt vào lúc 02 giờ sáng ngày 20/09/1977, tất cả những người đi trên tàu đều bị đưa về giam tại đồn công an biên phòng Thừa Lưu.

    Đêm 22/09/1977, lúc 20 giờ, tất cả bị đưa về giam tại Lao Thừa Phủ, Huế. Ngày 30/09/1977, tất cả bị giải giao về Đà Nẵng. Trong số này bị chia ra và bị giam hai nơi, một số giam ở «Đồn Công An Thành Phố Đà Nẵng» ở số 47, đường Trần Quốc Toản Đà Nẵng. Một số giam ở nhà giam Kho đạn, chợ Cồn ở số 15, đường Đào Duy Từ Đà Nẵng.

    Sau khi kết cung, tất cả lần lượt bị đưa vào các nhà giam: Hội An-Tam Kỳ và cuối cùng là Trại cải tạo Tiên Lãnh, Tiên Phước, Quảng Nam.

    Trên chuyến tàu vượt biển này gồm có tất cả là 26 (hai mươi sáu người). Trong đó có:

    Ông Nguyễn Văn Nhứt: Thuyền trưởng.
    Ông Mai Văn Tre: Tài công (Hiện gia đình ông Mai Văn Tre đang có mặt cùng gia đình người anh ruột là Mai Văn Trúc tại Cali, Hoa Kỳ, như đã nói ở trên).
    Ông Nguyễn Văn Bé: Thợ máy
    Và các vị : Nguyễn Quang Mỹ cùng con trai là Nguyễn Quang Vui (Sinh viên)
    Ngô Đông Cường - Giáo sư Trần Công Ngạn - Giáo sư Đào Nguyên Dương là Giáo sư Trường Trung Học Sao Mai, Đà Nẵng.

    Hồ Minh Trung và con trai tên Hồ Minh Trực 11 (mười một tuổi) Nguyễn Văn Tùng (Hiện đã định cư tại Cali, Hoa Kỳ - Nguyễn Văn Cẩm, Hạ sĩ quan Hải Quân ...

    Trong số này, phía người Hoa có hai thiếu nữ và bốn người nam, ông Lưu Khánh Trường làm thông ngôn Hoa-Việt. Phía nữ người Việt, có hai người là cô Quỳnh Nga (tức Café Nga) và người anh tên Dũng (sinh viên) và một thiếu phụ, đó là bà Nguyễn Thị Sáu tức Nguyễn Thị Liên, bà này là vợ bé của bạn tôi là ông thuyền trưởng; và bây giờ bỗng dưng trở thành Nguyễn Thanh Nga tác giả «Đóa Hồng Gai». Nên biết, trong gia đình của bà Nguyễn Thị Sáu-Liên-Thanh Nga, trừ hai người con đầu đã chết, chúng tôi không biết tên; còn tất cả đều mang tên theo thứ tự như: Nguyễn Thị Ba - Nguyễn Thị Bốn - Nguyễn Văn Năm và Nguyễn Thị Sáu.

    Phía gia đình của bà Nguyễn Thị Sáu-Liên-Thanh Nga gồm có năm người cùng đi trên chiếc tàu vượt biển này...

    Có một điều nữa, nhân đây, tôi cũng xin minh xác để ông bà Mai Văn Trúc và ông bà Mai Văn Tre hiện đang có mặt tại Cali, Hoa Kỳ, hiểu được về số vàng 10 (mười) lượng đã không được trọn vẹn trước khi vượt biển. Số vàng ấy do chúng tôi đóng góp và chính tôi đã trao mười lượng vàng này cho bà Nguyễn Thị Sáu - Liên -Thanh Nga, và hai ngày sau cũng chính tôi đã cùng đi với bà Sáu -Liên -Thanh Nga đến gặp bà Mai Văn Trúc và người em chồng là ông ông Mai vănTre tại điểm hẹn. Và chính bà Nguyễn Thị Sáu -Liên - Thanh Nga đã cầm trên tay số vàng mười lượng này để trao tận tay của bà Mai Văn Trúc. Tôi tin tưởng bà Sáu -Liên -Thanh Nga, bà là vợ bé của bạn tôi. Tôi cũng hiểu bà Mai Văn Trúc cũng đã tin tưởng bà Sáu -Liên -Thanh nga, vì bà này là vợ bé của người thân của gia đình họ Mai, nên bà đã không cần kiểm tra trước. Còn một ân tình nữa mà chúng tôi không bao giờ quên được; là ông bà Mai Văn Trúc chỉ lấy tượng trưng có mười lượng vàng, rồi giao tàu cho chúng tôi vượt biển; chứ thực ra chiếc tàu ấy nếu bán cho đúng giá thì ít nhất cũng phải gấp đôi hay gấp ba. Tuy nhiên, vì biết chúng tôi không làm sao có đủ số vàng đó, nhưng lại muốn thoát thân, nên ông bà Mai Văn Trúc cảm thông mà giúp đỡ cho chúng tôi có được phương tiện để vượt biển, mà không tính toán gì cả. Nhưng chẳng may, chúng tôi cùng ông Mai Văn Tre và bà Sáu -Liên - Thanh Nga và tất cả đều bị bắt và ở tù.

    Sau khi ra tù, tôi được biết bà Mai Văn Trúc có gặp vợ chồng bạn tôi. Theo bà Mai Văn Trúc kể, thì sau khi chúng tôi vượt biển, bà đã đến một người bạn là thợ kim hoàn để kiểm tra số vàng mà do chính tay của bà Sáu - Liên -Thanh Nga đã trao tận tay cho bà Mai Văn Trúc. Nhưng sau khi kiểm tra, thì người bạn của bà Mai Văn Trúc cho biết là trong số mười lượng vàng đó, có hai lượng là vàng giả. Chúng tôi cũng biết mục đích của bà Mai Văn Trúc đến gặp bạn tôi, không phải để đòi chúng tôi phải trả thêm hai lượng vàng nữa, để cho đủ mười lượng; mà ý của bà Mai Văn Trúc là chỉ muốn cho chúng tôi biết là bà chỉ nhận có tám lượng vàng mà thôi.

    Nhân đây, chúng tôi những người đã gom góp số vàng trên. Trước hết, chúng tôi chân thành xin gửi đến ông bà Mai Văn Trúc và ông bà Mai Văn Tre với tất cả lòng biết ơn sâu xa nhất. Chúng tôi cũng hiểu rằng, hiện nay hai gia đình họ Mai đã định cư tại Hoa Kỳ rồi, thì cả hai gia đình ông bà Mai Văn Trúc và ông bà Mai Văn Tre cũng không cần đòi chúng tôi phải trả tiếp hai lượng vàng đó. Song ngoài sự biết ơn, chúng tôi cũng muốn nói với bà Mai Văn Trúc là chúng tôi đều là những người chân thật, chúng tôi không bao giờ đem vàng giả để trao cho bà; bởi như thế là bất lương, là lường gạt. Nhưng chúng tôi có lỗi, vì trong thời gian ấy, chúng tôi là những người đang sống trong lo sợ nên không dám giữ vàng trong người; song chúng tôi vì thiếu suy xét, nên đem lòng tin cậy mà đã dại dột đem trao mười lượng vàng ấy cho bà Nguyễn Thị Sáu-Liên-Thanh Nga cất giữ cho đến ba ngày. Bởi vậy, chúng tôi không hiểu bà Sáu - Liên -Thanh Nga đã làm những điều gì, mà từ mười lượng vàng thật sau đó nó chỉ còn tám lượng với hai lượng vàng giả.

    Và vì thế, chúng tôi những kẻ đã thọ ân của hai gia đình họ Mai. Chúng tôi xin thành thật xin lỗi ông bà Mai Văn Trúc và ông bà Mai Văn Tre. Mong hai gia đình cảm thông những điều thiếu sót đã qua.

    Khi nhắc lại những điều này. Chúng tôi muốn nhắc nhở cho bà Sáu-Liên-Thanh Nga rằng bà đã từng đã gây nên những sóng gió. Trong đó có chuyện trước khi vượt biển, giữa lúc mưa bão mà bà đã dựng chuyện rằng:

    «Thằng Nguyễn VănTrường nó bị công an bắt rồi, nó đã khai hết tên họ của những người cùng đi với nó».

    Nên biết, suốt trong thời gian trước khi vượt biển, chúng tôi lúc nào cũng lo sợ sẽ bị công an đến bắt đi vào tù, nên không dám đi lại như những người bình thường. Chỉ có bà Sáu-Liên-Thanh Nga ở trong khách sạn Tao Nhã và khách sạn Đông Kinh tại Đà Nẵng. Chủ của hai khách sạn này là bạn của bạn tôi. Bà là đàn bà con gái nên chúng tôi đã tin cậy mà giao hết mọi việc cho bà. Đến khi nghe bà Sáu-Liên-Thanh Nga nói như thế, chúng tôi hoảng hốt ai cũng đòi xuống tàu đi ngay. Ông Nguyễn Quang Mỹ còn nói:

    «Thà chết dưới biển còn hơn là bị công an bắt bỏ tù».

    Sau đó, đa số đã đồng tình đòi xuống tàu vì sợ công an đến bắt. Khi chiếc tàu rời bãi Khánh Dương thì gặp bão, và khi thấy mạng sống của mọi người vô cùng mong manh, lúc ấy, bà Sáu-Liên-Thanh Nga mới nói thật với bạn tôi rằng:

    «Em xin lỗi anh, vì nôn nóng muốn rời Việt Nam, nên em đã nói dối là thằng Trường nó đã bị công an bắt và đã khai hết những người cùng đi; chứ sự thật thì thằng Trường nó không có bị bắt. Bây giờ, chắc chúng ta sẽ chết dưới đáy biển, nên em muốn nói thật với anh để xin lỗi anh và mong anh tha thứ ».

    Sau khi nghe những lời này, bạn tôi và chúng tôi nữa đã vô cùng hối hận vì đã dại dột đặt lòng tin cậy vào bà Sáu-Liên-Thanh Nga, để xảy ra nông nỗi ấy. Để rồi tất cả phải vào tù của cộng sản.

    1. Những ngày lênh đênh trên biển:

    Chúng tôi không bao giờ quên được những ngày lênh đênh với sóng bão; khi tàu bị ngập nước bà Nguyễn Thị Sáu tức Liên-Thanh Nga đã ỷ lại là vợ bé của bạn tôi, là người mà nhiều người trên tàu rất quý mến, bà đã nói mọi người phải tát nước, riêng mấy đứa cháu của bà là không tát nước. Nghe bà Sáu-Liên-Thanh Nga nói như vậy, Giáo sư Trần Công Ngạn đã lên tiếng phân giải rằng:

    «Nước đã tràn vào tàu nhiều quá, ai cũng phải góp một bàn tay tát nước, thì nước mới cạn, chứ không thì nếu chết thì phải chết tất cả».

    Giáo sư Trần Công Ngạn chỉ nói chừng đó thôi, như thế mà bà Sáu-Liên-Thanh Nga đã nổi Tam bành - Lục tặc lên bà la hét mọi người, bà còn mắng nhiếc cả Giáo sư Trần Công Ngạn; nhưng ông vốn là người tu hành nên ông chỉ chép miệng thở dài chứ không hề nói một lời nào cả. Giờ này, chúng tôi biết Giáo sư Trần Công Ngạn Ông đang ở đâu đó nơi hải ngoại, chắc một lần nữa ông cũng chỉ biết thở dài mà thôi.

    Ấy vậy mà trên sân khấu Thúy Nga ông Nguyễn Ngọc Ngạn đã ca «CÔ Nguyễn Thị Thanh Nga» tức bà Nguyễn Thị Sáu-Liên-Thanh Nga như là một nữ thánh. Bà Nguyễn Thị Sáu-Liên-Thanh Nga còn nói là bà «... không có cơ hội để lập gia đình ... » ( bà còn con gái). Mà kể cũng lạ, Bởi trước đây cũng trên sân khấu Thúy Nga, ông Nguyễn Ngọc ngạn trong trái phá B.40, ông từng tuyên bố:

    «Cuộc chiến cũ đã đi vào tiền kiếp».

    Trong chúng ta, có ai là người nhớ đến «Tiền kiếp» của mình. Như thế, tại sao ông Ngạn còn nhớ và nhắc đến cái «Tiền kiếp» vọng ngữ của bà Sáu-Liên-Thanh Nga. Hay quả đúng như lời của cụ Gàn Bát Sách trước đây đã viết trên Văn Nghệ Tiền Phong:

    «Cái Tiền kiếp của Nguyễn Ngọc Ngạn, Tiền kiếp nghĩa là Kiếp làm tiền».

    Nếu chằng phải như thế, thì hà cớ ông Ngạn phải cải danh, từ cái Ruột Làng Hồng đỏ loét, trở thành cái vỏ Làng Mai ?

    Nên biết, trong những cuốn «Niên giám» và tài liệu cũ mà nhiều người còn lưu giữ, thì cái vỏ Làng Mai bây giờ nó đều ghi rõ ràng là Làng Hồng. Song cho dù có thay đổi cách gì chăng nữa, thì cái ruột của nó đời đời nó vẫn Đỏ loét. Hay Nguyễn Ngọc Ngạn cũng như Trịnh Công Sơn: «Ta thấy em trong tiền kiếp với mặt trời lẽ loi …»

    Trên đây, là những chuyện ông Nguyễn Ngọc Ngạn đã từng gắn bó với những người trong «Tiền kiếp». Còn ở kiếp này, thì ngoài công việc đứng trên sân khấu Nguyễn Ngọc Ngạn cũng là người đứng trên đài «Tiếng Nước Tôi» mà nếu ai muốn biết thì xin hãy vào Diễn Đàn Mẫu Tâm (http://www.mautam.net/). Mục «Tin Tức Văn Nghệ Sĩ Hải Ngoại»; sẽ thấy có người đưa lên diễn đàn cho biết «Nguyễn Ngọc Ngạn trên đài Tiếng Nước Tôi». Nhiều người bạn của tôi, khi thấy hình ảnh Nguyễn Ngọc Ngạn trên cái «đài» này họ đã nói: Tưởng là ai chứ Nguyễn Ngọc Ngạn, thì bất kể thứ nước nào cha Ngạn này cũng chơi hết, chứ chẳng riêng gì cái nước tôi.

    Mà ai muốn nói đến Nguyễn Ngọc Ngạn thì «Đánh chó cũng phải ngó chủ nhà»; Nghĩa là phải xem chừng đến «ông» Thầy của Nguyễn Ngọc Ngạn là Nhất Hạnh. Trong trái phá B.40, Nguyễn Ngọc Ngạn đã cung kính gọi Nhất Hạnh là Thầy, và xưng Con; Nhất Hạnh là Thầy cũng là Sư Phụ của Nguyễn Ngọc Ngạn. Vì vậy, Nguyễn Ngọc Ngạn cũng có bà Sư Mẫu là Cao Ngọc Phượng, nên ai muốn «Đánh» … Nguyễn Ngọc Ngạn, thì «cũng phải ngó chủ nhà» là sư phụ và sư mẫu Nhất Hạnh-Cao Ngọc Phượng.

    Còn một điều nữa là bà Nguyễn Thị Sáu – Liên - Thanh Nga đã viết trong cuốn tạp nhạp «Đóa Hồng Gai» cũng như từng nói trên sân khấu Thúy Nga và nhà báo Vi Anh trên đài SBTN rằng «Công an Đà Nẵng đã vào Hố Nai bắt tôi vào năm 1976». Trong khi sự thực thì bà và chúng tôi đã bị Công an Biên Phòng Thừa Lưu bắt vào lúc 02 giờ sáng ngày 20-9-1977, như đã nói ở trên. Điều này, chỉ đúng độc nhất là việc liên quan đến đứa con trai tên Dương của bà Sáu-Liên-Thanh Nga tại Hố Nai mà thôi. Chuyện liên quan này rất dài dòng nên khó kể hết; chúng tôi có thể kể ở những bài sau.

    Chúng tôi không biết những kẻ nào đã đạo diễn và viết cho bà những điều bịa đặt ngu xuẩn ấy. Vì một khi đã bị công an Việt Nam bắt giam thì bất kể là ai, cũng đều phải tự tay viết và ký «Bản Tường Thuật – Bản Sơ Yếu Lý Lịch - Bản Kiểm Điểm …; và đều phải chụp hình với hai tay nâng cái tấm bảng màu đen, có số tù màu trắng trước ngực. Bà Nguyễn Thị Sáu – Liên -Thanh Nga cũng không ngoại lệ. Hiện nay, tất cả các tư liệu do chính tay bà Sáu-Liên-Thanh Nga viết và ký, cũng như những tấm hình chụp có mang số tù, chắc chắn đều còn lưu giữ trong «Hồ sơ phạm nhân» tại các cơ quan công an Thừa Lưu - Lang Cô, Thừa Thiên - Lao Thừa Phủ, Huế, Đà Nẵng, Tam Kỳ, Hội An - Ty công an Quảng Nam-Đà Nẵng và trại cải tạo Tiên Lãnh, Tiên Phước, Quảng Nam, cũng như tất cả những tù nhân khác.

    Một lần nữa, chúng tôi khẳng định rằng bà Nguyễn Thị Sáu, tức Nguyễn Thị Liên, tức Nguyễn Thanh Nga, tác giả «Đóa Hồng Gai» đã cùng đi với người chồng mà bà là vợ bé và cùng chúng tôi trên chuyến tàu vượt biển, trong đó có các vị mà tôi đã nói ở trên, đã rời Việt Nam vào lúc 23 giờ đêm tại bãi Khánh Dương, Vĩnh Lộc, Thừa Thiên-Huế. Đã bị Công an Biên phòng Thừa Lưu bắt giam. Sau đó bị giam tại lao Thừa Phủ, Huế, rồi bị giải giao về Đà Nẵng. Cưối cùng là Trại Cải Tạo Tiên Lãnh như đã kể ở trên. Chứ không hề có chuyện công an Đà Nẵng đã đi vào tận Hố Nai để bắt bà như những lời bịa đặt, dối trá của bà Sáu-Liên-Thanh Nga.

    Ngoài những chuyện đối trá đó, bà Sáu-Liên-Thanh Nga không bao giờ dám nhắc đến chuyến vượt biển cùng chúng tôi ngày nào. Bà cố tìm cách để giấu kỹ, vì bà sợ mọi người sẽ biết là bà đã từng làm vợ bé. Nhưng tai hại thay, là chúng tôi những người cùng vượt biển, cùng bị công an biên phòng Thừa Lưu bắt, tất cả hiện vẫn còn sống. Chúng tôi là những người bạn của người mà đã lấy bà làm vợ bé; đa số đang có mặt tại hải ngoại; đông nhất là tại Hoa Kỳ. Chúng tôi có dự tính sẽ tổ chức một ngày họp mặt thân hữu, để cùng chia xẻ những buồn vui vượt biển. Lúc ấy, trên mạng lưới toàn cầu, chúng tôi sẽ mời tất cả những người cùng đi trên chuyến tàu vượt biên ngày ấy, chúng tôi còn nhớ tên, còn liên lạc với nhau. Bây giờ biết được tin tức của bà Sáu-Liên-Thanh Nga; chúng tôi cũng sẽ mời bà để cùng nhau ôn lại những ngày lênh đênh trên biển cả, cũng như những năm tháng bị đưa vào các nhà giam và tù cải tạo. Và chúng tôi cũng sẽ mời nhiều người đã cùng đi trên chuyến tàu vượt biển, đã rời Việt Nam vào lúc 23 giờ đêm tại bãi Khánh Dương. Họ sẽ viết lại những gì đã xảy ra trên chuyến đi đầy sóng gió này. Sau đó sẽ cùng chọn tên để in thành Tuyển Tập Vượt Biển. Tôi biết bà Sáu-Liên-Thanh Nga suốt đời sẽ không bao giờ quên được những gì đã xảy ra trên chiếc tàu vượt biển năm xưa, cũng như vẫn khó quên được cái tên Ngô Đông Cường này.

    Trở lại với cuốn «Hồi Ký Đóa Hồng Gai». Sở dĩ tôi quả quyết là có những kẻ đạo diễn và đã viết theo lời kể dối trá của bà Nguyễn Thị Sáu-Liên-Thanh Nga, vì tôi biết một cách chắc chắn là bà này không hề bước vào cái thềm của bậc Trung Học, chứ đừng nói đến Đệ Nhất Cấp hay Tú Tài. Tôi cam đoan, nếu bất ngờ, không có đạo diễn trước, mà có ai chỉ cần đọc cho bà Nguyễn Thị Sáu-Liên-Thanh Nga một đoản văn nào đó và bảo bà chép lại, thì chắc chắn bà sẽ viết sai chính tả ít nhất cũng quá năm lỗi. Hoặc có ai bất ngờ hỏi bà về một môn nào đó của chương trình Trung học, thì tôi biết chắc bà sẽ kêu nhức đầu rồi xỉu cho qua ải.

    Còn một điều khác là trong cuốn «Đóa Hồng Gai» tác giả là người Quảng Nam, nói tiếng Quảng Nam đặc như mọi người đã nghe thấy. Như vậy mà những từ ngữ trong cuốn «Hồi Ký» thì lại viết những từ rất Bắc như dùng từ «buồng giam», trong khi người Quảng Nam đều gọi là phòng giam ; về chế độ ăn uống của tù nhân bà đã viết: "…gồm một ít khoai, sắn, hay ngô …". Nên nhớ, là người Quảng Nam không bao giờ gọi là ngô mà gọi là bắp. Từ ngô là của người Bắc. Và trong cuốn «Hồi ký» này cũng đã viết từ Bố của người Bắc nhiều lần, trong khi người Quảng Nam ai cũng đều gọi đấng sinh thành của mình là Cha hoặc Ba chứ không bao giờ gọi bằng Bố.

    Chúng tôi vẫn nhớ rõ ràng lúc đi thẩm cung ở lao Thừa Phủ, Huế. Bà Nguyễn Thị Sáu tức Nguyễn Thị Liên tức Thanh Nga khi một «Cán bộ Chấp pháp» hỏi đến phần trình độ học vấn bà đã nói nguyên văn là: «Dạ tui đã đậu Tú Từa Hưa». (Tôi đã đậu Tú Tài hai). Nhưng đến khi nộp «Bản tường thuật» thì «Cán Bộ Chấp Pháp» tay cầm «Bản tường thuật» miệng la lớn tiếng với bà mà ai cũng nghe cả, nguyên văn như sau:

    «Chị tưởng cộng sản là ai cũng dốt hết phải không ? Chị có biết tôi là ai không ? Chị khai là đã đậu Tú tài 2, mà chị viết một bản tường thuật chỉ ba trang giấy mà đã sai chính tả hết hơn hai chục lỗi à. Chị nói đã đậu Tú tài 2, thì tôi yêu cầu chị cho tôi biết là chị đã học ở Trường Trung Học nào, ban nào và các niên khóa, tên những ông Giáo sư chị đã học ? Chị cũng phải khai rõ chị thi Tú tài ngày tháng nào và ở đâu ?

    Tôi cho chị biết tôi đã từng sống và đã dạy ở nhiều trường Trung Học tại Đà Nẵng, Chị không biết tôi, nhưng nhiều học sinh Trung Học ở Đà Nẵng biết tôi đấy. Tôi cho chị biết, chị sẽ ở tù vì cái tội phét lác của chị, chị hãy ghi nhớ lấy lời của tôi nói hôm nay đấy nhé».


    Mà quả đúng như vậy. Không phải chỉ với «Công an Chấp pháp» mà ngay cả bây giờ bà Sáu-Liên-Thanh Nga cũng không trả lời được những câu hỏi ấy.

    Bà Nguyễn Thị Sáu-Liên-Thanh Nga đã kể rằng, nhờ bà có tiền đưa cho công an Đà Nẵng, nên bà đã sao lục lại được các giấy tờ, thì bà cũng phải biết, người khác, nếu họ có tiền, thì họ cũng sao lục được những tư liệu của bà ở các cơ quan công an vậy. Song theo tôi nghĩ không cần phải có tiền, nhưng nếu có ai đó họ muốn làm sáng tỏ mọi việc, họ nêu ra những điều hợp lý, thì công an Việt Nam cũng sẽ cho họ những bản photocopie của những gì mà họ cần.

    Tất cả những điều tôi đã viết ra đây, không phải chỉ những người trên chuyến tàu vượt biển ngày nào, mà cả trại cải tạo Tiên Lãnh ai cũng biết bà Sáu-Liên-Thanh Nga đã từng làm vợ bé.

    … Bà Sáu-Liên-Thanh Nga có muốn chúng tôi viết lên những gì đã xảy ra tại Hố Nai và đứa con trai tên Dương của bà hay không ?


    Tôi vẫn nhớ, có một lần trong trại cải tạo, khi đội nhà 10 do Thiếu tá Trương Quang Dõng làm đội trưởng khi đi lao động ngang qua trại nữ, lúc đó bà Sáu-Liên-Thanh Nga đang nhóm rác ở tổ vệ sinh trước trại; và Thiếu tá Trương Quang Dõng đã bị bà Sáu-Liên-Thanh Nga chửi mắng và đòi tát vào mặt vì cái «tội» nói bà là vợ bé của bạn tôi đến nỗi «cán bộ dẫn giải» phải đứng ra can thiệp. Anh Trương Quang Dõng và vợ là chị Tuyết cùng các con hiện đang có mặt tại Hoa Kỳ.

    Tôi hiểu được tâm trạng đau khổ, hối hận của bạn tôi vì đã trót lầm lỡ lấy bà Nguyễn Thị Sáu-Liên-Thanh Nga đến có con. Bây giờ bạn tôi đã sống ấm êm bên vợ và một đàn con cháu. Vì thế, nên bạn tôi không muốn các con của ông biết đến chuyện sai lầm của cha mình. Nhưng tôi nghĩ rằng các con của bạn tôi nay đã trưởng thành, có trình độ Đại Học, thì các cháu ấy sẽ không có sự trách móc gì đến chuyện sai lầm của cha mình trong quá khứ. Về phần người vợ của bạn tôi là một người rất rộng lượng, cảm thông. Nên tôi nghĩ rằng, đến một ngày nào đó, bạn tôi sẽ lên tiếng để nói lên mọi sự thật. Tôi đang chờ ngày ấy.

    Trong trại cải tạo ai cũng biết bà Sáu-Liên-Thanh Nga có biệt danh là «Con Liên Bẹc» «Bẹc» là một tiếng lóng trong trại có nghĩa là láo-phét, để chỉ người hay nói phét. Chính trong cuốn «Đóa Hồng Gai» bà Sáu-Liên-Thanh Nga đã viết: «Liên là tên thường gọi của tôi». Và ông Phạm Hồng khi ngồi bên cạnh bà Sáu-Liên-Thanh Nga trên đài SBTN để trả lời phỏng vấn của nhà báo Vi Anh, ông Phạm Hồng cũng xác nhận là: «Đã nghe những lời của công an trại nữ nói về cái con Liên - Liên, cái con Liên-Liên đó».

    Bà Sáu-Liên-Thanh Nga chắc không bao giờ quên được cái tên Nguyễn Thị Liên từ đâu mà có chứ ???

    Cũng trong cuộc phỏng vấn này bà Sáu-Liên-Thanh Nga đã nói với nhà báo Vi Anh:

    "Tôi làm cả Tham Mưu và cả Hành Chánh. Tôi có quyền quyết định tất cả mọi việc …"

    Nghe những lời nói trên đây của bà Sáu-Liên-Thanh Nga, có nhiều người bạn của tôi đã nói là chắc bà này hoặc là điên, hay là «Điếc không sợ súng». Bởi bà không biết một điều sơ đẳng nào cả, không biết Tham Mưu và Hành Chánh là như thế nào nên mới nói càn, nói ẩu, hoặc phát cơn điên, nổi cơn hứng mới dám phát biểu một cách đại ngôn như vậy.

    Chẳng những Đại ngôn đâu, mà bà Sáu-Liên-Thanh Nga còn lòi đến tận cùng của cái dốt khi lập đi, lâp lại với nhà báo Vi Anh rằng:

    «Tôi muốn cuốn hồi ký (Đóa Hồng Gai) được quay thành PHIN …».

    Tôi nhớ hôm đó, có mấy người bạn tôi ngồi xem, đến khi bà cứ nói PHIN …PHIN … PHIN thì ai cũng cười hết.

    2. Những hành vi của Nguyễn Thị Sáu-Liên-Thanh Nga trong trại "cải tạo":

    Lúc còn ở trong trại cải tạo, có lần tôi bị bệnh được đưa về nằm tại bệnh xá Trại 1. Tôi có quen biết nhiều nữ tù; trong đó có cô Hoàng Thị Ký An, là Ái nữ của Trung Tá Hoàng Nguyên Chỉ huy trưởng Quân lao Quân Khu 1, ông cũng ở cùng trại tù với con gái ruột là cô Ký An ; và tôi cũng thường gặp cô Ký An và nhiều nữ tù khác, mỗi lần họ vào bệnh xá trại nam để nhổ răng hay khám bệnh, vì trại nữ không có Bác sĩ. Vì vậy, nên tôi đã biết nhiều về những việc làm bất nhân của bà Sáu-Liên-Thanh Nga, kể ra thì nhiều lắm nhưng tôi chỉ nói qua một số ít như sau:

    Phải nói cho đúng là trong thời gian đầu kể từ ngày bị bắt vào lúc 02 giờ sáng ngày 20/09/1977, tại đồn công an biên phòng Thừa Lưu cho đến tháng 05 năm 1981, ở trong trại cải tạo bà Sáu-Liên-Thanh Nga vẫn được nhiều người trong trại thương mến.

    Tại trại cải tạo hàng năm «Ban Giám Thị» đã nói có ba đợt tha tù đó là: «Sinh nhật Bác Hồ - Lễ Độc Lập 2-9 và tết Nguyên Đán, nếu ai học tập cải tạo tốt thì sẽ được tha».

    Bà Sáu-Liên-Thanh Nga, đã được tha vào dịp 19/05/1981. Bà đã vào hội trường trại nam cùng một số người khác học tập nội quy lần cuối, đã làm «Tờ kiểm điểm» để xuất trại. Nhưng bất ngờ đến buổi sáng ngày ra trại khi bà cùng một số nữ tù ra cổng để báo cáo xuất trại thì đã bị nghe đọc «Lệnh Câu Lưu Của Ban Giám Thị ».

    Thực ra bà không có tội gì lớn mà phải bị câu lưu, mà đã vì cái tội nói phét. Bà Sáu đã bị bà Nguyễn Thị Ngân một cán bộ can tội «Tham ô» hại bà. Bởi trong thời gian ở trại giam Tam Kỳ lúc đó Bà Sáu-Liên-Thanh Nga còn được gia đình thăm nuôi, còn bà Ngân thì không có ai thăm nuôi cả. Vì thế, bà Ngân vì thiếu thốn nên hàng ngày phải múc nước cầu thay cho bà Sáu mỗi phiên vệ sinh, ngoài ra phải rửa chén, giặt áo quần cho bà Sáu-Liên-Thanh Nga. Bà Sáu-Liên-Thanh nga cũng cần một người như vậy, nên đồng ý cho bà Ngân ăn chung. Tại các trại tạm giam như Đà Nẵng-Hội An- Tam Kỳ thì các «Phạm nhân» đều bị giam chung một phòng. Nhưng khi bị giải giao lên trại cải tạo Tiên Lãnh, thì các tù nhân đều bị chia ra. Vì thế, bà Sáu-Liên-Thanh Nga không ở chung phòng với bà Ngân. Tại trại cải tạo ai cũng phải biết một trong «35 điều nội quy» của trại là:

    « Điều 27: Nghiêm cấm mọi trại viên không được bắt người khác phục vụ cho mình ».

    Biết «Nội quy» là như vậy, mặc dù hai người ở riêng hai nhà, nhưng hàng ngày bà Ngân cứ đến xin thức ăn của bà Sáu-Liên-Thanh Nga. Lúc bấy giờ, thấy không thể bắt bà Ngân phục vụ cho mình như trước nữa, vì sợ «Vi phạm Nội quy» nên bà Sáu không chịu giúp đỡ bà Ngân. Chính vì thế, bà Ngân đã làm một «Tờ trình» nghĩa là tố cáo bà Sáu-Liên-Thanh Nga lúc ở dưới trại tạm giam ở chung với nhau bà Sáu-Liên-Thanh Nga đã nói với bà rằng:

    «Ngày xưa tui làm lớn lắm, mỗi lần chính quyền ở quê tui mà bắt được Việt Cộng thì họ phải trói lại để dưới gốc cây đa, rồi cho người mời tui về nhìn mặt rồi mới đem ra xử bắn».

    Những lời bà Ngân tố cáo này tôi nghĩ cho đến nay cũng còn lưu giữ tại trại cải tạo Tiên Lãnh. Theo tôi, thì bà Sáu-Liên-Thanh Nga chỉ nói phét, chứ không bao giờ có cái chuyện chính quyền nào mà có những việc làm như vậy. Vả lại, bà Sáu-Liên-Thanh Nga là cái thá gì mà quyền hành ghê gớm như thế ? .

    Chính vì vậy, mà bà bị «câu lưu» để điều tra. Cái miệng nó hại cái thân, bà bị đi thẩm cung nhiều lần. Nhưng không hề bị cùm giờ nào cả. Nên biết, nhà cùm biệt giam ở bên trại nam, trại nữ không có nhà cùm, nhà cùm này nằm ngay cạnh nhà 12, góc Hội trường của trại, gần cổng trại nam nhìn xuống nhà cấp dưỡng (nhà bếp). Trừ những người cựu tù trong trại cải tạo này đã và đang là đồng Đảng với bà Sáu-Liên-Thanh Nga, còn tất cả các vị khác đều công nhận những điều tôi nói là hoàn toàn đúng với sự thật. Cũng nên biết, mỗi lần đi thẩm cung, mọi người đều thấy bà Sáu-Liên-Thanh Nga, luôn luôn ngồi giữa thanh thiên bạch nhật trên chiếc ghế cạnh chiếc bàn được «Trật tự» trại đem kê sẵn ở ngay Hội trường, để bà Sáu-Liên-Thanh Nga ngối viết «Tường thuật». Nên biết là Hội trường trống trơn không có vách, nên ai cũng nhìn thấy cả. Mà chính vì nói phét nên bà viết «Tường Thuật» hoài mà «Cán bộ An ninh» chẳng hiểu một điều gì ; bởi vậy, nên bà cứ phải viết nhiều lần, chứ không có bị công an tra tấn, đánh đập gì cả. Nên biết, những «Cán bộ An ninh» này đều có «Trình độ nghiệp vụ» hẳn hoi, nên không dễ gì khai gian, nói dối. Khi tôi viết những điều trung thực này tôi biết rằng sẽ có người chụp mũ tôi là cộng sản hoặc bênh vực công an trại. Nhưng tôi không sợ, vì cộng sản mà biết nói những lời trung thực hay sao ? Và tại trại cải tạo này, tôi thấy chỉ có «Cán bộ dẫn giải» tức công an vũ trang là có quyền đánh tù nhân, có khi đánh đến trọng thương, nếu «Vi phạm Nội quy» như: Trốn trại, không chịu lao động ... còn «Cán bộ Quản giáo» và «Cán bộ Trực trại»thì không bao giờ đánh tù; nhưng lại có quyền lập biên bản mỗi lần tù nhân có những lời nói khinh thường «Các cán bộ» hay «Nói xấu chế độ» ... những «Tội» này một khi bị lập biên bản và đưa lên «Ban Giám Thị» thì chắc chắn sẽ bị vào nhà cùm hoặc bị «Câu lưu». Thời gian «câu lưu» tùy theo mức độ «Vi phạm».

    Sau một thời gian bị thẩm cung, có một lần bà Sáu-Liên-Thanh Nga bị cúp thăm nuôi. Và từ đó, suốt thời gian bị câu lưu từ tháng 5 năm 1981, cho đến ngày bà rời trại cải tạo, không có ai đi thăm nuôi bà một lần nào nữa cả. Trong thời gian này, phải nói là bà sống trong cảnh rất thiếu thốn. Hàng ngày với phần ăn của tất cả tù cải tạo đều chỉ được chia cho một chén sắn độn cơm (loại chén nhôm mà ngày xưa bộ đội miền Bắc thường dùng, nó lớn bằng cái bát uống nước loại nhỏ) và một tô canh rau muống hoặc đậu, bí, bầu … do tù sản xuất. Chỉ đến các ngày lễ như: Lễ Độc Lập 2-9, hay Tết Nguyên Đán … thì tù cải tạo mới được ăn «Bồi dưỡng» bằng cơm trắng và mấy lát thịt heo.
    Và cũng chính vì những sự thiếu thốn, gia đình không thăm nuôi vì bà chị đi buôn Sài Gòn bị tai nạn gãy tay. Cộng thêm với tánh tình và lời nói khiếm nhã, nên đã khiến các bạn tù mà từ lúc đầu mới nhập trại họ từng thương mến, nhưng sau đó họ bắt đầu xa lánh. Nên biết, có nhiều người trong trại không bao giờ có thăm nuôi, vì gia đình nghèo hoặc vợ đã bỏ đi lấy người khác, song họ vẫn được các bạn tù chia xẻ nên không quá thiếu thốn.

    Riêng bà Sáu-Liên-Thanh Nga, từ lúc bị câu lưu có thể vì quá sợ nên quẩn trí, tinh thần của bà mỗi ngày càng khác lạ. Rồi đến một ngày bà nổi điên, bà không làm ăng-ten lén lút, mà bà công khai trước mắt mọi người, hễ thấy trong trại có chuyện gì được cho là «Vi phạm Nội quy» là bà công khai gọi «cán bộ trực trại» đến để trình ; dù là chuyện nhỏ nhặt như đổi áo quần lấy quà thăm nuôi … bà trình tuốt luốt. Trình đến nỗi có những lần «Cán bộ trực trại» chán quá nên khi bà gọi: «Thưa cán bộ … Thưa cán bộ ...» là «Cán bộ trực trại» đã giả vờ không thèm nghe và bỏ đi không quay nhìn lại. Bởi thế, nên suốt ngày, đêm; suốt những tháng năm cuối trong trại, bà Sáu-Liên-Thanh Nga đã bị các tù nhân đồng lòng cô lập; không một ai nói chuyên với bà, dù chỉ một lời thôi. Tôi còn được các bạn trong trại đã kể nhiều chuyện lắm, như chuyện bà đã đem lòng yêu say mê các Sĩ quan như anh Mai Chiến Hạ, Giáo sư Nguyễn Văn Phùng, anh Đỗ Phạm Hiển … trong khi họ chỉ xem bà như là bạn tù, chuyện đó dễ hiểu, bởi họ đều biết bà là vợ bé của bạn tôi và cũng là bạn tù của họ. Có lẽ sau khi đọc bài viết của tác giả Mai Vĩnh Thăng, tôi nghĩ rồi sẽ có nhiều bài viết của nhiều người cùng trại nữa, để mọi việc sẽ được rõ ràng hơn.

    Nhưng tôi biết chắc có một nạn nhân của bà Nguyễn Thị Sáu-Liên-Thanh Nga đã bị «Kỷ luật» nặng nhất đó là bà Nguyễn Thị Cương, bà là vợ của ông Đặng Chua; nhà ở Phường Thanh Bồ, Đà Nẵng. Bà can tội đưa người vượt biển, vì bà đã đưa người em gái ruột cùng ba đứa con nhỏ đi vượt biển, để đoàn tụ với người chồng là một thông dịch viên ở trong quân đội Hoa Kỳ; ông đã di tản trước khi đất nước rơi vào tay của cộng sản. Vì vậy, mà bà đã bị kết án ba năm tù ở, khi vào trại bà Nguyễn Thị Cương cho bà Sáu-Liên-Thanh Nga ăn chung một thời gian. Nhưng không hiểu tại sao sau đó bà Cương không cho bà Sáu-Liên-Thanh Nga ăn chung nữa. Có người nói: Lý do là vì bà Sáu-Liên-Thanh Nga không có thăm nuôi, cũng có người cho rằng cái tánh tình của bà Sáu «Ưa làm bà nội người ta» nên bà Cương không chịu nổi, nên không cho ăn chung.

    Song, dù vì lý do nào đi nữa, thì bà Sáu-Liên-Thanh Nga cũng đã làm bà Cương phải bị câu lưu ba tháng. Đó là nhân ngày lễ giảm án hàng năm tại hội trường trại nam, vào tháng 5/1984. Bà Nguyễn Thị Cương đã được đọc tên là trại viên được giảm án sáu tháng. Nhưng đến ngày mãn án, bà Cương chuẩn bị để ra trại, thì bà Sáu-Liên-Thanh Nga đã làm «Tờ trình» với «Ban Giám Thị» nội dung nói bà Cương đã kể với bà Sáu-Liên-Thanh Nga là do chồng bà Cương chạy vàng cho tòa án nên bà được giảm án sáu tháng. Chuyện này hư thực ra sao, chồng bà Cương là ông Đặng Chua có chạy vàng hay không thì chẳng ai biết. Nhưng «Ban giám thị» đã gọi cả hai người, cả bà Cương lẫn bà Sáu-Liên-Thanh Nga đều phải vào Hội trường trại nam để viết «Bản Tường Thuật». Phần bà Cương đã viết là không hề nói chuyện đó với bà Sáu-Liên-Thanh nga; còn phía bà Sáu-Liên-Thanh Nga thì lại khai là chính bà Cương đã kể chuyện đó. Nhưng ai cũng hiểu, cho dù ông Đặng Chua có chạy vàng cho vợ được giảm sáu tháng tù thì cũng vì lòng thương vợ. Riêng về phía «Ban Giám Thị» cho dù có biết chuyện chạy vàng có thật, thì cũng ở dưới Tòa Án Thành Phố Đà nẵng, chứ công an tại trại cải tạo chắc chẳng có xơ múi gì. Nhưng «Ban Giám Thị» trại đã tuyên bố:

    «Trại viên Nguyễn Thị Cương đã bôi bác chế độ, chứ nhà nước XHCN luôn luôn trong sạch không bao giờ nhận tiền, vàng hối lộ. Vì vậy, chúng tôi quyết định câu lưu trại viên Nguyễn Thị Cương ba tháng và chịu phạt lao động công ích một tháng».

    «Lao động công ích » , nghĩa là phải lao đông 12 giờ một ngày, không được nghỉ trưa; và bà Nguyễn Thị Cương đã phải chịu đủ hình phạt ấy trước khi rời trại.

    Sau khi ra tù vì quen biết với ông Đặng Chua, tôi đã đến thăm viếng gia đình ông bà; đến lúc tôi định chào ông bà xin cáo từ, thì bỗng đâu có hai cháu, là con gái của ông bà xuất hiện trước mặt tôi, đó là cháu Đặng Thị Vinh và cháu Đặng Thị Hiển. Hai cháu đều nói với tôi:

    «Tụi con nghe nói bác cùng đi vượt biển với bà Liên, vậy tụi cháu xin bác chỉ cho tụi con biết cái mặt của bà Liên (tức Sáu-Thanh Nga) để tụi con coi thử cái mặt bả ra làm sao mà bả ác quá vậy ?».

    Tôi chưa kịp trả lời hai cháu Vinh- Hiển, thì bà Nguyễn Thị Cương liền kéo tay tôi ra hiên nhà nói nhỏ:

    «Tui xin ông, ông đừng có chỉ cho hai đứa nó biết mặt con Liên, vì tui sợ hai đứa nó tức giận, lỡ tụi nó đánh hay nó thuê người đánh con Liên là tui khổ lắm đó».

    Tôi hỏi: Sao chị lại khổ ?

    Bà Cương trả lời: «Vì nếu như vậy, công an mà bắt ra họ khai thác, họ sẽ biết hai đứa này là con gái của tui, thì họ sẽ bắt tui, họ sẽ nói tui thù con Liên, nên tui trả thù, mà tui sợ ở tù lắm ông ơi ! Một lần tui tởn tới chết. Vậy, tui xin ông đừng bao giờ chỉ cho tụi nó biết mặt con Liên nghe ông».

    Nghe những lời bà Cương nói như vậy, tôi đã hứa là không cho hai cháu Vinh-Hiển biết mặt bà Sáu-Liên-Thanh Nga; mặc dù lúc đó tôi cũng như nhiều người từng ở trong trại cải tạo Tiên Lãnh, đang sống tại Đà Nẵng, đều biết hàng ngày bà Sáu-Liên-Thanh Nga vẫn đạp xe đạp đi đến ngồi bán thuốc lá lẽ ở ngã tư Chợ Cồn, Đà Nẵng.

    Sau một thời gian, tôi lại nghe những người cựu tù nói lại là bà Sáu-Liên-Thanh Nga đã bị mấy người phụ nữ lạ mặt đánh cho một trận đòn chí tử, đi không nổi, phải bò, đến nỗi phải bỏ đất Đà Nẵng ra đi. Không ai biết người nào đã đứng đàng sau mấy người phụ nữ lạ mặt đã đánh bà Sáu-Liên-Thanh Nga. Bởi lúc ở trong tù, bà đã gây thù chuốc oán quá nhiều.

    Trong lần thăm viếng này tôi có hỏi lại chuyện chạy vàng cho tòa án; thì ông Đặng Chua trả lời:

    «Tôi chẳng có chạy vàng, tiền gì cả. Chỉ vì bà vợ tôi, vì thương em ruột của bả nên đã đưa mẹ con nó đi vượt biển, để cho vợ chồng con cái đoàn tụ, còn vợ tôi không có vượt biển mà phải ở tù, trong khi các con tôi gồm năm đứa, chỉ có cháu Vinh và Hiển là lớn, còn ba đứa sau còn nhỏ, từ bốn tuổi, năm tuổi và bảy tuổi, mà thiếu mẹ; nên tôi đã làm đơn xin cứu xét gửi đến Tòa Phúc Thẩm Đà Nẵng. Vì thế, họ đã cứu xét và giảm án sáu tháng».

    Đó là chuyện thiên hạ sự. Hư thực như thế nào tôi cũng không cần biết. Chỉ thấy tội bà Cương phải bị câu lưu ba tháng tù, mà còn bị phạt «Lao đông công ích» nữa.

    Về những «Bản Tường Thuật» và những lời tố qua, tố lại do chính tay của hai người là bà Nguyễn Thị Cương và Nguyễn Thị Sáu-Liên-Thanh Nga đã viết và đã ký, tôi chắc hiện vẫn còn lưu giữ tại trại cải tạo Tiên Lãnh.

    3. Những Hoạt động trong Mặt Trận Hoàng Cơ Minh của tác giả «Đóa Hồng Gai»:

    Từ trang số 216, bà Nguyễn Thị Sáu-Liên-Thanh Nga, đã kể rất nhiều về những hoạt động của bà và đã nhận tiền của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh (tức Đảng Việt Tân) khi còn ở trong nước vào tháng 4 năm 1991; nhưng vì quá dài dòng nên tôi không thể trích hết vào đây. Tuy nhiên, tôi cũng phải trích vài đoạn ngắn như sau:

    «Về Sài Gòn được ít lâu, anh Nuôi đến tận Bàu Nai gặp tôi và hẹn tôi tới một tiệm ăn ở gần chợ Hòa Hưng, để gặp một đại diện của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh mới ở Mỹ về.

    Trước đây, tôi đã nghe tên Mặt Trận Hoàng Cơ Minh khi đài BBC và báo chí trong nước tường thuật về cái chết của Tướng Hoàng Cơ Minh … Tôi nghĩ rằng đây là một tổ chức dám làm nên rất phấn khởi (từ phấn khởi này sao nghe giống Việt Cộng quá vậy ?) khi được gặp đại diện của Mặt Trận …. Anh Nuôi giới thiệu với tôi người lạ mặt đó là ông Phạm Trung Bửu, (Bí danh) Tổng Vụ Phó Quốc Nội của Mặt Trận…

    Trong cuộc gặp gỡ lần thứ hai này, ngoài tôi, anh Nuôi và ông Bửu, còn có thêm anh Trung tá Tấn (hiện cũng đang ở Mỹ). Trong buổi cơm chiều hôm đó, ông Bửu đã trình bày cho tôi biết sơ qua về tổ chức của Mặt Trận và mục tiêu mà Mặt Trận muốn đạt tới. Ông nói ông có nhiệm vụ thiết lập thêm nhiều cơ sở hoạt động ở trong nước và hướng dẫn tôi về các phương thức xây dựng các cơ sở hạ tầng tại địa phương. Sau đó ông trình bày về các công tác mà Mặt Trận muốn giao cho tôi thực hiện. Ông hỏi tôi có thể đảm nhận những công tác đó không. Tôi bảo đảm với ông tôi thừa can đảm và kinh nghiệm để làm những chuyện đó. Ông liền giao cho tôi một số công tác để thử. Tôi đã hoàn thành không có gì khó khăn.

    Một thời gian sau, Mặt Trận có giao cho tôi những công tác khác và gởi cho tôi một số tiền để thực hiện các công tác đó. Tôi cũng đã hoàn thành một cách tốt đẹp ….

    Đến trang 232, chương Chân Trời Mới- Ra Hải Ngoại.

    «Khi tôi báo tin cho đại diện của Mặt Trận biết tôi được phái đoàn phỏng vấn … ông Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Quốc Nội đã yêu cầu tôi ở lại Việt Nam và hứa sẽ giúp tôi đầy đủ phương tiện để sinh sống và hoạt động, nhưng tôi từ chối, vì muốn đến Hoa Kỳ để chữa bệnh … Tôi có hứa tôi sẽ hoạt động trở lại sau khi chữa bệnh xong.

    … Mặt Trận cũng quan tâm đến tôi. Tôi mới đến Detroit mấy ngày đã nhận được thiệp chúc mừng của Vụ Tổ Chức và Huấn Luyện. Đại diện của các cơ sở Mặt Trận ở Canda và Chicago cũng đến thăm tôi. Cơ sở Chicago mua vé máy bay cho tôi đi Chicago ăn Tết. Tại đây, tôi được đón tiếp rất niềm nở. Cơ sở đã tổ chức một buổi tiệc tân niên lớn, có đông đủ đoàn viên đến tham dự. Trong buổi tiệc này, tôi được giới thiệu đứng lên kể lại cuộc sống trong trại tù cộng sản …Sau đó, Bác sĩ Trần Xuân Ninh, Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Hải Ngoại, và phu nhân mời tôi dùng cơm riêng tại tư thất của ông bà … Sau đó, Giáo sư Vũ Quý Kỳ, Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Hải Ngoại, và phu nhân đã mời tôi ăn cơm thân mật tại tư thất của ông bà…

    Tôi rời Michigan để về Cali vào ngày 10.3.1993, khi đang có những trận bão tuyết dữ dội. Trên đường đi, máy bay phải đổi giờ bay hai ba lần. Mãi đến hai giờ sáng, tôi mới tới phi trường Los Angeles. Người đón tôi tại phi trường là anh Đỗ Hoàng Điềm, Xứ Bộ Trưởng Nam Cali. Anh đưa tôi về nhà anh nghĩ qua đêm. Sáng hôm sau, anh Bùi Huy, Chi Bộ Trưởng, đến đưa tôi tới một căn phòng ở trên đường Kedge mà họ đã thuê sẵn của một gia đình người Việt Nam cho tôi ở, đồng thời hướng dẫn tôi về cách sinh sống và di chuyển trong vùng. Tôi rất mừng vì được sống trong một gia đình Việt Nam …

    Sau khi nơi cư trú của tôi tạm ổn định, những anh em trong Mặt Trận đưa tôi đến sinh hoạt với Tổ Chức Liên Minh Tự Do. Hàng tháng Mặt Trận có trợ cấp cho tôi một số tiền để mua sắm những vật dụng cần thiết …»

    Như tôi đã nói ở trên, bà Nguyễn Thị Sáu tức Nguyễn Thị Liên tức Nguyễn Thanh Nga, đã kể lê thê về những hoạt đông của bà với Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, (Việt Tân) nếu phải trích, phải đọc cho hết, thì chắc các con cháu tôi phải kêu xe cấp cứu của bệnh viện, vì tưởng tôi bị bệnh thổ tả.

    Vì vậy, tôi xin dừng lại nơi đây; để trích qua đôi điều trong cái tập «Tài Liệu Tuyệt Mật» gồm 19 trang ấy. Trong đó, có đầy đủ các phương thức trong toàn bộ sách lược hoạt động. Để mọi người thấy được phần nào về cái mặt thật của Tổ chức này và cũng từ đó cứ «Lấy trong ý tứ mà suy … » để hiểu thêm tại sao trong tổ chức này lại có vô số cái giả .

    Tài liệu này cũng đã có ghi nhiều tên đảng viên cộng sản thuộc hàng cao cấp nhưng tôi chỉ nêu lên một số ít như sau:

    Nguyễn Hộ - Hồ Hiếu - Dương Thu Hương …….

    Đến đây, chúng tôi lại xin phép được ngưng trích, và xin nói thêm là cái tên của một người, mà tôi đành phải để ba chấm ở trên mà không thể nêu đích danh; mặc dù trong tập «Tài Liệu Tuyệt Mật» đã có ghi rõ họ tên. Chúng ta hãy chờ xem. Hỡi những kẻ bất nhân trong môt băng đảng gian manh, tàn ác, chắc các ngươi không thể nào ngờ được «19 trang của cái gọi là Tài Liệu Tuyệt Mật» cùng toàn bộ sách lược đã nằm gọn trong tay của một người xa lạ ???.

    Chúng tôi cũng thừa hiểu, khi biết chúng tôi đã có trong tay những tài liệu này, thì những tên đầu đảng phải tìm hướng đi cho khác với những gì đã ghi trong cái «Tài Liệu Tuyệt Mật».

    Nhưng cho dù có thay đổi bằng cách nào đi nữa, thì những nhân sự đã ghi đầy đủ ấy, không sao thay đổi được. Chúng tôi cũng tiên liệu được mọi điều. Vì thế, chúng tôi không công bố sớm, vì làm như vậy, chúng tôi xét thấy không có lợi. Nên cho đến bây giờ mới đem ra công bố một phần rất nhỏ để cho đồng bào được biết .

    Và bây giờ, tôi xin trở lại với tác giả «Đóa Hồng Gai». Trong thời gian qua bà Nguyễn Thị Sáu tức Nguyễn Thị Liên tức Nguyễn Thanh Nga, đã được băng đảng này đưa đi diễn lắm trò, từ Mỹ, đến Úc, rồi sẽ đến Pháp và còn nhiều nơi nữa … Trước đây, tại Nam Cali bà ta đã lập ra cái gọi là «Hội Của Những Người Vợ Của Cựu Tù Trại Cải Tạo Tiên Lãnh». Bây giờ lại lòi thêm ra một màn «Đoàn ngũ hóa nhân dân». Mà có điều thật khôi hài, lố bịch là khi kéo nhau đi sinh hoạt, cho đến lúc đứng chụp hình chung với các bà trong cái hội này lại có «ông Nhạc sĩ» Hồ Văn Sinh. Và suốt trong buổi sinh hoạt đó Hồ Văn Sinh luôn có mặt bên cạnh bà Sáu-Liên-Thanh Nga tác giả «Đoá Hồng Gai». Sao lạ vậy ? Hội của các bà mà lại có «ông» Hồ văn Sinh ? Sao không dám nói Hồ Văn Sinh là cố vấn hay đạo diễn.

    Tôi biết đa số các bạn cựu tù của trại cải tạo Tiên Lãnh đang có mặt ở hải ngoại. Tôi nghĩ dù không nhớ hết, nhưng ít ra cũng biết và nhớ đôi câu trong một bản nhạc do "Nhạc sĩ" Hồ Văn Sinh sáng tác. Tôi còn nhớ khi mới nhập trại, tôi gặp Hồ Văn Sinh làm «Kỹ thuật».

    Nên biết, Hồ Văn Sinh làm kỹ thuật tại trại cải tạo; nhưng không phải là làm kỹ thuật máy móc, điện tử … mà làm kỹ thuật lao động. Nghĩa là ngày đêm phải «nghiên cứu» tức là phải nghĩ ra những cách nào để bắt tù cải tạo phải «lao động cho đúng kỹ thuật».

    Thí dụ, khi nam tù nhân thay trâu cày, cuốc cho nữ cấy thì phải đúng «kỹ thuật» là cày sâu, cuốc bẩm; còn nữ cấy thì phải thẳng hàng, với kỹ thuật là 4x4. Nghĩa là cây mạ nầy cách cây mạ kia phải đều nhau 4 cm và phải «đạt chỉ tiêu ba người 500 m2 (năm trăm mét vuông) một ngày. Khi nam đốn củi cho nữ tù vác xuống chất thành mét khối, thì phải «đạt chỉ tiêu chung bốn người 6m3 (sáu mét khối) trong ngày …. Còn nhiều thứ «kỹ thuật lao động» lắm mà chẳng làm sao kể cho hết được. Ngoài ra, Hồ Văn Sinh còn kiêm chức «Thường Trực Thi Đua» của Trại 1.

    «Thường Trực Thi Đua». Nghĩa là phải «khuyến khích» đội này «Thi đua» với đội khác. Đội nào kém hơn thì khi họp đội phải bị ghi trong biên bản là «Lao động chây lười» ; Mà trong những lần họp toàn trại «Ban giám thị» của trại luôn nói với tù cải tạo rằng: « Lao động là thước đo của thời gian cải tạo », thì mọi người đã hiểu «Lao động chây lười» thì cái thước đo ấy nó sẽ dài đến bao nhiêu ? Sau đó, Hồ Vãn Sinh được chuyển lên phân trại Thôn 5 để phụ trách đội văn nghệ; thì tôi cũng được chuyển lên phân trại Thôn 5 cùng trại với Hồ Văn Sinh.

    Ngay thời gian đầu mới phụ trách phần văn nghệ của trại; Hồ Văn Sinh đã sáng tác ra liền được một bản nhạc để ca tụng Đảng - Bác - Ca tụng trại cải tạo và để khuyên tù cải tạo đừng trốn trại. Bản nhạc này đã được lệnh của «Ban Giám Thị Trại» bắt buộc tù cải tạo mỗi lần sinh hoạt đội, hoặc sinh hoạt toàn trại, tất cả tù nhân nam, nữ đều phải vừa vỗ tay vừa hát. Nếu ai không vỗ tay, không hát sẽ bị vào nhà cùm kỷ luật. Dù thay đổi bao nhiêu lần «Giám Thị Trưởng» cũng như cả «Ban Giám Thị» Nhưng lệnh này vẫn không thay đổi. Nhân đây, tôi xin chép lại để mọi người thấy «ông nhạc sĩ» Hồ Văn Sinh này còn vô liêm sỉ hơn cả Trịnh Công Sơn.

    Trong cuốn «Hồi ký Đóa Hồng Gai» ở trang số 131, tác giả có kể:

    «Sau những giờ lao động, tù nhân còn bị bắt buộc phải học tập chính trị, nghe đọc báo, tập hát … »

    Vậy, tôi xin chép lại nguyên văn bản nhạc mà tất cả các tù nhân ở trại 1 cũng như các phân trại khác thuộc trại tù Tiên Lãnh ai cũng bị bắt buộc «chấp hành mệnh lệnh của Ban Giám Thị» phải vừa vỗ tay, vừa hát, lời nhạc như sau đây:

    «Tiên Lãnh hôm nay sao mà đẹp thay, từng đồng lúa chín thơm ngát vầng trời mây … Ai tham gia lao động trên đất nầy … Ôi vinh quang thay … người lao động hôm nay… Ai … đến nơi đây mà lòng không thấy ngất ngây… Những cánh đồng thẳng cánh cò bay … những hương thơm cỏ cây ngan ngát … Nghe như chừng có Bác về đây … Ai biết chăng ai … ta hãy cùng nắm lấy bàn tay … quyết một lòng thi đua xây đắp … trên vùng đất này … để ta cùng dâng lên Đảng - Bác … những tấm lòng son sắt hôm nay.
    …………………………………………………………………………………………………. Tiên Lãnh mê say Thiên Đường là đây, từng đàn bướm trắng bay khắp từng ngàn cây ... Ôi như mơ như mộng bao tháng ngày ... Ta không ra đi ... ta ở lại nơi đây… Ta … ngắm mây bay mà lòng mê đắm ngất say … Những sớm chiều mây lững lờ bay … những nương khoai vườn rau xanh mát … Ôi bao đời mới có hôm nay … Mây biết chăng mây … ta đã tìm đến chốn nào đây… biết một lần muôn sau ôm ấp … trong lòng rất đầy … để ta về đêm đêm tỉnh giấc … vẫn nhớ hoài năm tháng hôm nay».

    Đó là những lời nhạc của «Nhạc sĩ» Hồ Văn Sinh người đã ở trong trại cải tạo vì tội Vượt Biển và là người phụ trách «Kỹ Thuật kiêm Thường Trực Thi Đua» và là «Trưởng Ban Văn Nghệ» của trại tù Tiên Lãnh.

    Ngoài những điều đã nói ở trên, Hồ Văn Sinh còn là một đệ tử thân cận của ông Võ Đại Tôn; mà trước đây từng tham gia trong cái gọi là «Hội Nghị Liên Kết Trong Ngoài». Tôi vẫn thuộc lòng bốn câu thơ của cụ Gàn Bát Sách đã viết tặng cái «Hội Nghị» này, và một lần nữa tôi xin phép Cụ để trích lại bốn câu thơ đó để mọi người đọc cho vui lời thơ như sau:

    «Chẳng thà nó nhỏ nó thong,
    Còn hơn nó lớn, nửa trong nửa ngoài.
    Chẳng thà nó nhỏ nó dài,
    Còn hơn nó lớn, nửa ngoài nửa trong».


    Rồi cụ viết tiếp: «… Đã vào thì phải vào tuốt ở trong, thì mới đã. Bằng không thì ở hẳn bên ngoài chứ cứ ở nữa trong nữa ngoài thì đâu có sướng ». Đó là những lời của cụ Gàn Bát Sách, cụ còn viết nhiều lắm, mỗi khi có thì giờ tôi lại lục tủ báo Văn Nghệ Tiền Phong, để đọc lại những bài viết vô cùng giá trị, của những cây bút đã từng nỗi tiếng mấy chục năm qua.

    Cuối cùng, để thấy được mọi việc một cách rõ ràng hơn nữa. Chúng tôi xin gửi đến quý vị đồng hương một đoạn ở trong tập «Nội San Việt Tân» nơi trang 9, số 38, tháng 7-8/1999, nguyên văn như sau:

    «Việt Tân xác nhận tính toàn dân của cuộc cách mạng tháng 8-1945 và tính tự chủ của chính quyền được hình thành vào tháng 9-1945; - Hai đặc tính Cách Mạng và Dân Chủ của Đảng Việt Tân».

    Đến đây, tôi thấy không cần phải viết thêm một điều gì nữa. Bởi, chừng ấy thôi. Ngoại trừ những kẻ đang theo đuổi bả Lợi-Danh. Còn đối với những người dân lương thiện, cho dù chỉ là một người dân quê ít học, với bộ óc bình thường nhất, họ cũng thấy rõ ràng cái bộ mặt thật của băng đảng này rồi. Chẳng có cách nào để biện minh cho những việc làm của đảng Việt Tân.

    Cuối cùng, với bài viết này, chúng tôi xin đề nghị quý vị cựu tù tại Trại cải tạo Tiên Lãnh; cả hai trại Nam và Nữ, ai còn nhớ về những bản nhạc của «ông Nhạc sĩ» Hồ Văn Sinh; cũng như những hành vi của hai Nhân-Vật nầy; nếu hiện nay không là Đồng Đảng với Hồ Văn Sinh và bà Nguyễn Thị Sáu, tức Nguyễn Thị Liên, tức Nguyễn Thanh Nga, tác giả «Đóa Hồng Gai» thì xin hãy vui lòng liên lạc với Tin Paris để bổ sung thêm những gì còn thiếu sót mà chúng tôi chưa ghi chép đầy đủ.

    Ngô Đông Cường

    Lấy từ: http://tinparis.net/vn_index.html



    Trở Về

    No comments:

    Post a Comment