Friday, August 22, 2008

Chế độ "Luật Rừng" với nền kinh tế hoang dã


Trương Minh Hòa

Các loài thú sinh sống trong rừng hay các loài thủy tộc sống ở dưới nước đều bị chi phối bởi một hệ thống bất thành văn "không người lái" là thứ "luật rừng, luật biển" với nguyên lý không bao giờ thay đổi từ ngày tạo thiên lập địa đến nay: "mạnh được yếu thua", hay dưới nước là "cá lớn nuốt cá bé". Trong rừng, cọp, sư tử là chúa tể, có toàn quyền ăn thịt tất cả các loài khác yếu hơn và hiền hòa như nai, thỏ mà không bị trừng trị, hay "xử lý" bởi luật pháp và dưới nước thì các loài kình ngư như cá voi, mỗi trự cũng đớp mỗi ngày hàng trăm ký các nhỏ; nhưng dữ dằn nhất là cá mập hung hăng xơi hết tất cả các thứ cá khác, ngay cả thịt đồng loại cũng không chừa, nên khi con cá mập nào bị thương chảy máu là "các đồng chí cá mập thân thương, bầu bạn, hữu nghị đời đời bền vững" nhào tới cắn xé đến khi nào banh xác, thì "nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng". Đây là điều khác biệt với các loài thú dữ trên rừng, với câu: "hùm dữ không nỡ ăn thịt con".

Loài người cũng có Hán Tộc, ngoài miệng, văn chương với tinh hoa vũ trụ, thành hiền, thánh dữ ... thì "tam cương ngũ thường", đạo lý "đầy mồm, đầy những tứ thư ngũ kinh" nhưng tâm địa thì: "đừng nghe những gì Hán Tộc nói, hãy nhìn kỹ những gì Hán Tộc làm"; trong suốt quá trình lịch sử từ ngày lập quốc đến nay, Hán Tộc luôn áp dụng nguyên lý "rừng" với câu: "lấy thịt đè người" mà mở nhiều cuộc xâm lược, chiếm đất, đô hộ các sắc tộc lân bang, xóa tên nhiều nước nhỏ và ngày nay, Trung Cộng cũng với truyền thống ấy, ỷ vào dân số đông nhất thế giới để áp đảo, gây áp lực, xâm chiếm đất đai, lãnh hải, đe dọa hòa bình, khi có cơ hội. Bất hạnh thay, thứ luật rừng của Trung Cộng lại ảnh hưởng sâu rộng đến các cường quốc lừng danh dân chủ, tự do như Hoa Kỳ, Âu Châu, vì quyền lợi giao thương, kinh tế mà các nước ấy mặc nhiên chấp nhận thứ định nghĩa nhân quyền khác với Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Trung Cộng mang cả luật rừng vào Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để ủng hộ một số chế độ áp dụng luật rừng như Miến Điện, Sudan ... khiến các cường quốc như ngậm phải "miếng tàu hũ" mà câm miệng, rồi ù ù khạc khạc, làm thinh trước những hành động mang đầy tính "luật rừng" của Bắc Kinh.

Các nước theo chế độ Cộng Sản trước đây và ngày nay với tàn dư như Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn, Cu Ba, Lào, thì việc áp dụng luật rừng vẫn là "chủ yếu cơ bản, cơ sở" để duy trì chế độ, cũng giống như trên rừng, dưới nước vậy; một điều thực tế là các Chế độ Cộng Sản không từ chối sát hại, thanh trừng cả đồng bọn để tranh ăn, đúng là "tập đoàn cá mập" vừa tham ăn, vừa ác, không phân biệt phải trái, có táp cứ táp; nhưng miệng vẫn huênh hoang là "đạo đức cách mạng". Đảng Cộng Sản Việt Nam áp dụng chế độ độc quyền cai trị, dùng vũ lực trấn áp, lấy luật rừng làm phương châm hành động, gây bao tội ác tay trời đối với dân tộc; tên Hồ Chí Minh mang luật rừng xanh của cái triết học Marx Lenin từ năm 1930 đến nay, con số nạn nhân lên đến hàng chục triệu, tác hại vô cùng lớn, núi xương, sông máu và ngày nay tội ác vẫn tiếp diễn, cũng dùng chế đô luật rừng làm "cơ bản" trị nước.

Luật rừng đưa đến tình trạng "kinh tế hoang dã" là điều đương nhiên, đây cũng là lối cũ muôn đời của các loài thú, được áp dụng vào xã hội loài người: "mạnh được yếu thua, lấy thịt đè người, cá lớn nuốt cá bé" hay là: "chánh nghĩa có trên đầu súng"; nên người dân nghèo trong nước bị đè nén, trấn áp bởi những con "cá mập kinh tế", đưa đến tình trạng hổn loạn khi cá mập đói mồi, rượt tứ tung các loài khác, đưa đến tình trạng rối loạn kinh tế, tài chánh và dĩ nhiên là đời sống dân chúng càng cơ cực, thì bọn cá mập phình bụng, nuốt gọn tất cả các cá thể kinh tế khác để thỏa mãn cái hầu bao không đáy.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn lấy luật rừng hoang dã làm " hủ đạo", nên sự cạnh tranh chỉ có thể nhìn thấy bởi các "trự cá mập kinh tế" tranh nhau giành quyền lợi và ảnh hưởng, thị trường, khiến sự cạnh tranh chỉ giới hạn trong giới cá mập mà thôi; lâu dần trở thành thiếu linh động cả vốn lẫn phát triển, làm cho nền kinh tế quốc gia bị "chay cứng", nên không có bản năng đối phó với những biến động kinh tế tác động từ bên ngoài lẫn đột biến từ bên trong. Nền kinh tế bao cấp, tập trung của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bị bắt buộc phải chuyển mình sau khi khối Cộng Sản Âu Châu sụp đổ toàn thể, làm cho cái thành đồng vách sắt Liên Sô không còn nữa, nên Việt Nam muốn tồn tại thêm thời gian trước "thoái trào thảm hại của nền kinh tế tập trung" thì phải tạm thời hòa hoãn, lùi lại một bước, thỏa hiệp với "kẻ thù tư bản" với công thức kinh tế dị mô, ngoài sách vở, không giống ai: "lấy kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

Trong cái nền kinh tế vá víu nầy, thì giới cá mập vẫn giữ nguyên luật rừng, ngoài ra còn được tư bản từ bên ngoài nuôi mập thêm bằng các nguồn đầu tư, cấp viện, và những người bỏ nước ra đi gởi tiền về, thu nhập từ buôn bán lao nô và nô lệ tình dục sang các nước thế là giới cá mập đảng Cộng Sản tha hồ mà "đớp" nhiều hơn, nên chỉ trong thời gian ngắn, hàng trăm cán bộ trung ương thành triệu, tỷ phú Mỹ kim; tiền nhiều quá mà không có nơi nào an toàn, vì cái hệ thống ngân hàng nhà nước cũng chỉ là thứ "không tin được" dù chính họ thành lập ra, nên những tay cá mập lớn bèn gởi các trương mục nước ngoài do bọn "tư bản phản động" làm chủ.

Lũ cá mập nầy tranh nhau ăn không ngừng nghỉ, cắn xé nhau, khiến nhiều con cá mập "nhỏ, trung" bị loại ra khỏi cuộc chơi, nhưng các con cá mập lớn, bề thế ở trung ương đảng thì vẫn tồn tại, tiếp tục phát huy luật rừng: "cánh mạnh thì làm giàu nhanh và cánh yếu thì" thua keo nầy, ta nầy keo khác, dậy mà đi". Có thể nói là nền kinh tế Việt Nam trở thành "hoang dã" từ lâu, nên tình trạng rối loạn không thể kiểm soát nổi, do nơi nầy có quá nhiều thứ cá mập kinh tế, kình ngư, thi đua trong cái qui luật cạnh tranh bừa bải, không theo luật lệ như các nước dân chủ. Đó là cái "tình huống" loạn kinh tế, vô phương cứu chữa, là truyền thống luật rừng từ chế độ chính trị đến kinh tế, kéo theo xã hội, tư tưởng, con người, đạo lý và rối loạn chính trị đưa đến biến động là điều không thể tránh khỏi. Trong cái hổn loạn kinh tế, triền miên biến động, đương nhiên là vật giá leo thang, thị trường không kiển soát, thêm nạn tham nhũng, hối mại quyền thế công khai, là chính sách: "lấy tham nhũng bảo vệ đảng cướp" như chủ thuyết Mao Trạch Đông:" lấy nông thôn bao vây thành thị", thì nguy cơ sụp đổ bất thần rất cao so với các nước có nền kinh tế ổn định, cạnh tranh trong sáng với các luật pháp rõ ràng; nếu có khủng hoảng kinh tế nhưng cũng sớm hồi phục.

Về sinh hoạt kinh tế trong nước Việt Nam có những thành phần như sau:

- Các sứ quân kinh tế: là các đại công ty "chiến lược" do nhà nước quản lý, đảng lãnh đạo như hàng không, bưu điện, viễn thông, điện lực, vận tải, xuất nhập cảng ...., ngoài ra còn có các lãnh chúa kinh tế như bộ đội, công an, cũng hùng cứ, cạnh tranh, làm ăn quyết liệt với các sứ quân kinh tế với tình ĐỒNG CHÍ thân thương nhưng luôn ĐÌ CHỐNG nhau để tranh giành ảnh hưởng; nhưng một điều chắc chắn tất cả các sứ quân, lãnh chúa kinh tế luôn nằm trong tay của những "con cá mập" trung ương, và ngày nay có khuynh hướng bàn giao khéo cho lũ "cá mập con" là đám NĂM- XÊ: "Con Cháu Các Cụ Cả"; đây là lãnh vực thu hút rất nhiều vốn "chùa" nhất, đầu tư bừa bãi, tùy tiện, không có "phương án", thường xuất phát từ ý kiến có khi là "tối kiến" của các "đỉnh cao trí tuệ loài người" nắm giữ những chức vụ thủ trưởng, tổng giám đốc, mà dân chúng thừa biết những kinh tế gia, nhà quản trị tài ba lổi lạc HẬU nầy vốn là:

"Chức vụ nhiều mà học chẳng bao nhiêu
Khi kẻ dốt trèo cao làm kinh tế"

Đây là các tay lãnh chúa, sứ quân kinh tế, hùng cứ một lãnh vực kinh doanh, nắm giữ hầu hết tài sản, vốn liếng của đất nước, tức là: "giao tiền cho dốt" chẳng khác nào: "giao trứng cho ác" vậy. Dù là ít học, có khi dốt, nhưng rất tham lam, thường dòm ngó các sứ quân khác và tranh nhau đầu tư vào các lãnh vực "nhạy cảm" theo suy nghĩ thiển cận của những người thiếu trình độ kinh tế, văn hóa mà làm lớn. Nay sa lầy vào địa ốc, khiến công quỷ thiệt hại lớn, trong khi lãnh vực sản xuất thì vẫn "yên tĩnh như Mặt Trận Miền Tây"; những sứ quân, lãnh chúa kinh tế nầy có toàn quyền sử dụng nguồn vốn đầu tư của công ty quốc doanh một cách tùy tiện, vẽ vời chi tiêu bằng các văn bản gian lận, nên đi du lịch, đánh bạc thoải mái, khiến cho công ty càng ngày càng "thoái trào", nhưng cán bộ thì giàu thêm, bọn thủ kho, thủ trưởng tha hồ mà "lấy công cho tư":

"Thủ kho to hơn thủ trưởng.
Đến nhà thủ trưởng, tưởng là nhà kho.
Thủ kho, thủ trưởng bụng to.
Công ty, xí nghiệp, ốm o gầy mòn".


- Các lực lượng kinh tế ngoại ngạch: là các công ty nhiều vốn ở nước ngoài nhảy vào Việt Nam không phải giúp nơi nầy phát triển kinh tế, nhưng chủ yếu là làm sao thu được nhiều lợi nhuận:

"Sản xuất thật nhiều mà tiền công trả chẳng bao nhiêu.
Mức lương vẫn kiên trì không thay đổi"

Các công ty do ngoại quốc làm chủ tha hồ bốc lột sức lao động của thành phần "công-nông" trong cái tinh thần: "lao tư lưỡng lợi" giữa doanh nhân nước ngoài và nhà nước: chủ có vốn, đảng có nhân công, hai bên cùng nhau "róc xương xẻ thịt" những thành phần "ưu tú" theo triết học Marx; được biết thành phần "công-nông" từng bị đảng Cộng Sản Việt Nam lợi dụng xương máu trong các cuộc chiến do lịnh của hai quan thầy Nga-Tàu từ 1945 đến 1975. Nay họ tiếp tục bị bán sức lao động, cũng do sự cấu kết với các nhà tư bản nước ngoài.

- Thành phần Đại Gia: là những người có mối "quan hệ hữu cơ" với đảng từ trung ương, cơ sở, họ là thân bằng quyến thuộc của cán bộ, nên biết trước những chính sách, biện pháp kinh tế; thường cấu kết chặc chẻ với các sứ quân, lãnh chúa kinh tế. Giới nầy làm giàu nhanh, ăn xài sang, dám mua chiếc xe Roll Royce 1,5 triệu Mỹ Kim mà coi như "mèo rụng lông", có đại gia mua cả phi cơ để "tham quan" các nơi.

- Thành phần kinh tế cá thể: gồm tiểu thương, nông gia, thủ công nghệ. Thành phần nầy chiếm đa số trong nước, nhưng rải rác khắp nơi như "bãi cát trên bãi biển" dễ bị gió cuốn đi mất, công việc làm ăn không nằm ngoài câu châm ngôn từ ngàn xưa của người ít vốn, cô thế: "lấy công làm lời", nên số nhân công thường làm việc cho các cơ sở doanh nghiệp bị giới hạn trong gia đình, thân tộc nếu có mướn thêm người thì cũng không nhiều so với các sứ quân kinh tế; thường các công nhân thuộc công ty quốc doanh được tuyển chọn theo lý lịch, quan hệ chính trị, Hồng hơn chuyên; đây là giới công nhân quí tộc, làm không nhiều mà hưởng mức lương cao, nhiều bổng lộc, đặc quyền đặc lợi.

Trong nền kinh tế hoang dã thế nầy, cạnh tranh tùy tiện, mạnh được yếu thua, đương nhiên là các tập đoàn kinh tế lãnh chúa không bao giờ sợ thua lỗ, nếu có thì cũng có nhà nước lo, và sẵn sàng bù lỗ; nếu trường hợp xấu nhất, cùng lắm là các lãnh chúa, sứ quân bị mất chức, kiểm điểm như câu: "phê bình như nói láo, báo cáo như nói chơi" và đổi đi làm nơi khác, nhiều khi béo bở hơn chức vụ cũ nhiều. Các lực lượng kinh tế ngoại ngạch thì gia dặn đầu tư, có kế hoạch, nhiều vốn, họ rất khôn ngoan, thông thường đầu tư vào các lãnh vực "không lời cũng huề vốn" như khách sạn, giải trí (sân đánh golf) nơi giải trí, đại lý phân phối, lập văn phòng môi giới, các công ty lấp ráp, may mặc, giày dép ... nên việc kinh doanh tạm bợ, đầy tính cách chụp giựt:

"Đầu tư như cánh chuồn chuồn.
Lời thì ở lại, lỗ buồn bỏ đi".

Do đó, khi có những biến động, khủng hoảng kinh tế, tài chánh như hiện nay, thì các công ty ngoại ngạch ít bị thiệt hại, vì họ có khả năng ứng phó, tiên liệu một cách khá chính xác. Các sứ quân, lãnh chúa kinh tế cũng không nao núng, tất cả đều có cái lưới nhà nước an toàn qua hệ thống ngân hàng bảo vệ; họ là những tay đánh bạc, mà tiền thì do nhà nước cung cấp, ăn thì bỏ túi và thua thì không thiệt hại gì cả. Các đại gia thì cũng không đến nổi, họ móc nối với các sứ quân, lãnh chúa kinh tế, có khả năng chạy trốn, tránh né những rủi ro và nhờ có vốn tích lũy, có bất động sản, cơ sở làm ăn, nên không lo lắng gì.

Tuy nhiên chỉ có giới kinh tế tư nhân cá thể là "từ chết đến bị thương", khi mà vật giá leo thang, khiến dân chúng tiết kiệm ít dám ăn xài, vốn đầu tư thâm thủng đáng ngại, nếu vay tiền ngân hàng thì càng nguy kịch hơn và có khả năng đưa đến tình trạng trở thành "vô sản chuyên chính" đúng nghĩa như chủ nghĩa Marx.

Khi nhân công không có việc làm, mức mau sắm giảm, làm cho các doanh thương ảnh hưởng nặng nề. Trong cái "tình huống cực kỳ khẩn trương thời thượng" nầy, một số tiểu thương trong diện làm ăn cá thể muốn tồn tại được ngày nào hay ngày ấy thì phải có những biện pháp như: giảm bớt chi phí sản xuất, cho công nhân nghỉ bớt, làm cho nền kinh tế lâm vào "tình huống" đóng cục và nếu con số nầy chiếm đa số, thì đưa đến tình trạng khủng hoảng kinh tế vô phương cứu chữa, có khả năng kéo theo các "sứ quân, lãnh chúa kinh tế" nào yếu thế bị mất chức, phục viên với túi bạc và tài sản có thể sống thoải mái, có khi để lại cho con cháu vài đời mà lòng "phơi phới một niềm vui".

Tình trạng nhân công của các hãng do người ngoại quốc làm chủ đình công, mức độ gia tăng, dù nhà nước có phối hợp với chủ hãng để đàn áp, dàn xếp, cũng không thể "đàn áp nồi cơm" và đàn áp "cái bao tử" của con người; do đó trong nước, nhiều hãng xưởng do người ngoại quốc làm chủ đã bị đình công dài dài từ nhiều năm qua, nay mức độ lãng công gia tăng "không người lái". Các chủ hãng ngoại quốc không thể đáp ứng nhu cầu đòi tăng lương để nhân công có thể tạm sống mà làm việc, do họ không muốn bị mất thêm lợi nhuận, nên trong tương lai, họ có khả năng bỏ giò lái, áp dụng kế thứ 36 "tẩu vi thượng sách", y như nghị quyết 36 của Việt Cộng ở hải ngoại (hình như đảng Cộng Sản Việt Nam đã biết được thất bại nên mới chọn con số 36 để đặt cho nghị quyết chạy, chạy dài dài).

Con số nhân công thất nghiệp gia tăng, tạo thành một lực lượng thất nghiệp, bụng luôn đói, thì công an, hỏa tiển, súng đạn, bộ đội cũng không thể "ngăn được dòng thác của người CÙNG KHỔ", nên cái chế độ Cộng Sản tại Việt Nam như chuông treo chỉ mành là thế ấy. Một điều chắc chắn là trong cái gọi là lực lượng công an, bộ đội nhân dân cũng nằm trong dạng "người cùng khổ" như nhân dân, nên họ có khả năng "trở về với nhân dân" cùng nhau đứng lên trừng trị một thiểu số "rất ít" tướng cướp trong trung ương đảng, để cứu bản thân, gia đình và xa hơn là 83 triệu người cùng chủng tộc, văn hóa.

Người công nhân, nông dân các chủ tiểu thương và gia đình đang lâm vào tình cảnh "tiến thối lưỡng nan" sống không nổi với vật giá leo thang máy "không người lái" vì nhà nước toàn là thứ ít học, kém trình độ thì làm sao đối phó với biến động kinh tế. Họ đang lâm vào "tình huống" cùng cực, thì chuyện "tức nước vở bờ" gần kề. Trong cuộc sống cơ cực nầy lại có thêm "bầy cá mập nhí" ở địa phương, thường "đói" nên tìm mọi cách ăn những con cá bé chung quanh. Nông thôn thì gặp "cường hào ác bá đỏ Việt Cộng" thành thị gặp phải thứ: "du đảng, du côn Ủy Ban, đảng ủy" bao vây, khổ hơn thời Bắc thuộc và thực dân. Đưa tuyệt đại đa số dân nghèo đến chân tường, nên thế nào cũng phải: "vùng lên hởi các nô lệ ở thế gian ... đấu tranh nầy là trận cuối cùng."

Nền kinh tế hoang dã đưa đến hổn loạn, khi tất cả không kiểm soát, cuối cùng đưa đến tan rã thảm hại. Tình hình tan tành nầy không thể đảo ngược được, chế độ Cộng Sản tại Việt Nam chỉ tồn tại theo thời gian như con bịnh nan y đang ở giai đoạn chót, có thể "giã từ gác trọ" bất cứ lúc nào, khi bầy cá mập bị mắc cạn là chờ "kiến ăn cá" thôi. Bây giờ thì đã quá trễ để cứu vớt, nên một số cán bộ cấp cao đã tìm cách tẩu tán tài sản ra nước ngoài, cho con cháu di dân, chuyển tiền và tìm mọi cách làm công dân các nước "tư bản phản động" càng hay.

Những kinh tế gia mà đảng Cộng Sản ca tụng với bằng cấp tiến sĩ, giáo sư, phó tiến sĩ, chuyên gia kinh tế "hàng đầu" cũng phải "đầu hàng" trước hiện tình tan vở nền kinh tế "dị mô" trong cái: "luật cùng tất biến". Những nhà khoa bảng kinh tế xã hội chủ nghĩa thường là không có đủ trình độ kinh tế, vì những kinh tế gia nầy thuộc loại "Hồng hơn chuyên", nhiều khi đổ bằng tiến sĩ theo tiêu chuẩn: "dốt như chuyên tu, ngu như tại chức" có thể đưa chung trong danh sách" tiến sĩ Cầu Muối" cho phù hợp với "đỉnh cao trí tuệ loài người", nên những nhận định kinh tế hay mang đầy tính cách "chủ quan" để làm vừa lòng những "lãnh đạo tài ba lổi lạc HẬU" gốc chăn trâu, thiến heo, đẩy xe bù ệt, du đảng, du thủ du thực, du kích lớp 7 ... nhưng ngay nay nhờ "bổ túc bình dân học vụ" mà cũng có bằng cấp treo đầy trong phòng, là: "trí thức xã hội chủ nghĩa". Những kinh tế gia từ nước Cộng Hòa xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là những người có khả năng "nói về kinh tế như con vẹt", làm việc cho những tên dốt nắm quyền, là thứ: "ăn cơm đảng, nói sảng tối ngày", họ là những "con vẹt kinh tế" được gắng thêm những chữ "tiến sĩ, kinh tế gia" trước tên họ và chữ lót, cũng nhằm để đánh lừa những ai có tập quán quí trọng bằng cấp, nghe tiến sĩ, bác sĩ nói là "khả tín lắm" cơ!

Hay nói đúng hơn, thì kinh tế gia, kinh tế giả, ngay cả kinh tế thiệt (nếu có tên Việt kiều nào về làm cố vấn) thì cũng phát biểu không đi ngoài chính sách, tuyên truyền, và ý kiến của những tên lãnh đạo, lãnh "điếc" (vì làm chức năng lãnh đạo cũng phải lãnh ĐIẾC, nên hổng nghe dân kiêu than). Mỗi khi có biến động kinh tế trong nước, thì những "thằng hề kinh tế" được giới thiệu là tiến sĩ, giáo sư, nhà kinh tế nổi tiếng của Việt Nam, thường hay được vài cơ quan truyền thông hải ngoại mời "phát biểu" để tham dò ý KIẾN hoặc "Ý- RUỒI", nhất là ngày nay khi tình trạng giá xăng dầu gia tăng do ảnh hưởng ngoài tầm tay, nạn lạm phát phản lực "không người lái" được đánh giá là cao nhất thế giới và những thứ có quan hệ đến sản xuất nông phẩm, cà phê, lúa gạo ... xuất cảng giày dép, đồ may mặc, hải sản (tôm và cá basa).

Những thằng hề kinh tế với "quân hàm học vụ: tiến sĩ, phó tiến sĩ, giáo sư" có những nhận định cũng như bất cứ bà nội trợ nào ở nước ngoài, khi đi vòng qua các khu super market để tìm đồ For sale, hầu tiết kiệm ngân sách gia đình và cũng đóng góp vào sư phát triển kinh tế quốc gia tạm dung. Mấy bà nội trợ gốc Việt nầy nhiều khi còn có cái nhìn "khách quan" và có "chất lượng" về nền kinh tế các cường quốc giàu mạnh nhất hành tinh như Mỹ, Âu Châu, Úc, Nhật ... để mua đồ dự trữ như giấy đi cầu, xà bông, dầu ăn, nước mắm, xi dầu, gạo, nếp ... nhiều khi các bà nầy tính toán và tiên đoán tình hình kinh tế các "cường quốc" còn giỏi hơn các tay tiến sĩ kinh tế Việt Nam rất nhiều.

Những thằng hề kinh tế có cái bằng tiến sĩ nầy làm sao bằng được các kinh tế gia ở nước ngoài, ngay cả các tay khoa bảng gốc Việt (nạn nhân của bọn cá mập Việt Cộng) mà người Việt gọi là "chất xám". Cho nên nghe lời bàn kinh tế theo lối "quân sư quạt máy" của mấy tay tiến sĩ kinh tế từ Việt Nam phát biểu trên các đài phát thanh, đăng báo hay truyền hình tiếng Việt, thì tốt hơn là nên hỏi các bà nội trợ sống lâu năm ở các nước tư bản, các bà nầy còn có nhận xét rành hơn các tay tiến sĩ kinh tế Việt Nam nữa.

Hổng tin thì nhờ quí vị làm trong ngành truyền thông tiếng Việt hải ngoại, là các tờ báo, đài phát thanh, truyền hình ... hỏi thử các bà nội trợ "không phân biệt tuổi tác", hay hỏi ngay những cô cậu "Teenagers" thường bị ảnh hưởng của các nhà kinh tế gia "không có bằng tiến sĩ kinh tế", đó là những "kinh tế gia nghiệp dư" là các BÀ NỘI TRỢ, dầy kinh nghiệm, hay nhất là bà nào có mang chứng bịnh ghiền đi chợ, tiếng Anh gọi là "Shopping addict".

Hỏi rằng: "lý do gì mà những thằng dốt, chăn trâu, thiến heo, đánh xe bù ệt, học tới lớp đệ lục ... làm thủ tướng, tổng bí thư, bộ trưởng, mà lương hướng hàng tuần còn thua tiền trợ cấp dành cho người thất nghiệp ở Mỹ, Úc mà sau thời gian ngắn, mà trở thành tỷ, triệu phú Mỹ Kim?".


Các bà, các cháu sẽ trả lời rõ ràng cho quý "truyền thông" nghe, hợp tình hợp lý và có "lô gích" lắm. Nhưng quý vị hỏi mấy ông "tiến sĩ, giáo sư kinh tế" từ Việt Nam, thì càng thất vọng, ngoài những lối dùng "thuật ngữ đấu tố" giải thích quanh co, không có "kinh tế gia nào" giải thích nổi nguồn gốc làm ra tiền nhanh, tiền mạnh và tiền nhiều của các "đỉnh cao lãnh đạo trí tuệ loài người" ở Việt Nam. Đó là thực tế thôi, nên từ đây, mỗi khi tại Việt Nam có biến động kinh tế, tại sao quý vị lại không hỏi thăm ý kiến của các: "kinh tế gia nội trợ", có khi là người "vai kề má tựa", tài năng kinh tế mà không biết, là "kho tàng chất cám" mà không hay, cứ đi tìm ở "đống rác" mà mang về để trong phòng khác, đúng là: "bụt nhà không thiêng".

Trương Minh Hòa

No comments:

Post a Comment