Tuesday, August 5, 2008

Bài học Phạm Xuân Ẩn


Đại Dương

Tang thương phủ lên toàn miền Nam Việt Nam kể từ vĩ tuyến 17 vào sáng 30-4-1975 . Quốc gia có tên Việt Nam Cộng Hòa đã bị bức tử. Phố phường vắng tanh ngoại trừ những chiếc Molotova gắn cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chất đầy cán binh với AK lăm lăm phóng vút qua. Trang bị của chiến binh Việt Nam Cộng Hoà bị vứt nằm trơ trẽn, rải rác trên các nẻo đường. Nhà nhà đóng cửa im ỉm. Người người đăm chiêu như cố dự đoán và đợi chờ một tương lai bất đi.nh. Tất cả thương binh Việt Nam Cộng Hoà bị họng súng AK thúc ra khỏi quân y viện. Họ bị, họ lết, họ dắt díu nhau trong tuyệt vọng. Ngọn đòn thù kiểu dã thú của cộng sản đã mở màn.

Phạm Xuân Ẩn

Hơn 20 năm sau, chúng ta còn tiếp tục bàn cãi về nguyên nhân sụp đổ của Việt Nam Cộng Hoà. Từ các nhà phân tích khắp thế giới cho chí anh phó thường dân Nam Bộ đều liệt kê nhiều lý do thất bại khác nhau. Tình báo chiến lược của cộng sản thao túng tại Việt Nam Cộng Hoà cũng là một yếu tố. Tất nhiên không thể thiếu phần của Phạm Xuân Ẩn.

Sinh quán ở Quảng Ngãi, Phạm Xuân Ẩn được học bổng của Mỹ cho đi du học ngành báo chí ở Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp, Ẩn cư ngụ tại dường Cô Giang và làm việc cho văn phòng tin tức tại Sài Gòn của tuần báo Times (Mỹ). Ẩn sống kín đáo và hoà nhã với mọi người, đúng tác phong công, tư chức trong khu phố yên tịnh, ít kẻ tò mò. Một chiếc vỏ bọc tuyệt hảo cho hoạt động tình báo. Ẩn đã có ảnh hưởng rất lớn đối với việc soạn thảo chính sách của Hoa Kỳ và VNCH cũng như trong lãnh vực dư luận.

Vai trò tình báo chiến lược của Phạm Xuân Ẩn chỉ được biết đến sau ngày 30-4-75 . Trước đó, Cơ quan An ninh VNCH và CIA hầu như không biết gì về hoạt động gián điệp của Ẩn. Làng báo thủ đô Sài Gòn thường lấy tin từ Ẩn cũng không một chút nghi ngờ.

Dựa vào yếu tố nào mà Phạm Xuân Ẩn đã hoàn thành nhiệm vụ tình báo chiến lược trong lòng địch?

Thứ nhất, tâm lý "đèn nhà ai nấy rạng" của dân chúng NCH khiến cho hoạt động của Ẩn được bảo mật tuyệt đối. Chúng ta không muốn xoi mói vào công việc hoặc vi phạm quyền tự do cá nhân của nhau. Chúng ta phó mặc tình trạng an ninh quốc gia cho các cơ quan hữu trách. Phải chăng đó là thái độ vô trách nhiệm của công dân ?

Thứ hai, tâm lý "vọng ngoại" khiến chúng ta tin rằng Ẩn là người của CIA. Và những tin tức do Ẩn cung cấp xuất phát từ Hoa Thịnh Đốn. Ẩn do Mỹ đào tạo và sử dụng thì CIA là cái chắc. Tin do hắn cung cấp làm sao sai được. Khỏi lo, cứ phổ biến thả giàn. Sự quen biết rộng rãi của Ẩn khi cùng các phóng viên ngoại quốc săn in giới chức Mỹ đến Việt Nam càng thêm xác tín vai trị CIA của ông ta. Chớ chơi dại mà chạm vào "ông CIA" có ngày vỡ mặt. Thế là, viên chức cao cấp VNCH, làng báo Sài Gòn thi nhau moi tin từ "nhân vật thạo tin" Phạm Xuân Ẩn. Chiêu "cáo mượn oai hùm" được Ẩn sử dụng thuần thục.

Thứ ba, tâm lý "cạnh tranh" khiến cho phóng viên ngoại quốc cố sức moi móc cho bằng được những tin tức của "phía bên kia". Ẩn là người cung cấp loại đó. Không những thông tín viên báo Times mà hầu hết các nhà báo ngoại quốc đến Sài Gòn đều tìm gặp Ẩn để săn tin liên quan đến "phía bên kia". Trung Ương Cục mớm cho Ẩn nhỉng tin tức mới toanh chưa hề phổ biến trên hệ thống truyền thanh của cộng sản trước đó khiến cho mấy tay phóng viên ngoại quốc cứ mê tít thò lò. Họ tưởng Ẩn đã mua được các tin tức có giá trị. Nhưng sự thực đó là những bản tin do Trung Ương Cục chế tạo. Tại thủ đô VNCH, có rất nhiều trạm chuyển tin mà sau 1975 cộng sản "biểu dương" là "địa chỉ đỏ" (nơi nuôi, giấu cán bộ hoạt động). Do đó, Ẩn chỉ quanh quẩn ở Sài Gòn cũng nhận được đầy đủ chỉ thị.

Thứ tư, viên chức VNCH và Mỹ muốn dùng Ẩn như nhân vật trung gian để chuyển đạt cho "đồng minh" những thông điệp bán chính thức. Nhưng Ẩn lại là đài chặn bắt làn sóng để truyền về Trung Ương Cục Miền Nam. Chủ trương của VNCH và Mỹ cùng các xích mích được Trung Ương Cục nghiên cứu cẩn thận. Chiến lược chiến thuật của cộng sản được điều chỉnh thích đáng. Xích mích giữa VNCH và Mỹ được kích thích thành hiềm khích qua trung gian Phạm Xuân Ẩn.

Trong các cuộc phỏng vấn của hệ thống truyền thông cộng sản sau 30-4-75, Ẩn nói rất ít về vai trò của mình tại Sài Gòn, đúng với bản tính kín đáo. Tuy nhiên có 3 điều tác hại to lớn đối với cuộc chiến tranh Việt Nam .

1- Những nhà soạn thảo chính sách, người thực hiện và dư luận Hoa Kỳ thực sự đã hiểu khá sai lạc về cuộc chiến Việt Nam. Điển hình là những điều cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert S. McNamara trình bày trong cuốn "In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam" xuất bản năm 1995. McNamara thú nhận không những bản thân mà nhiều nhà vạch định chính sách Hoa Kỳ đã không am tường về mưu đồ của cộng sản quốc tế; không rõ quyết tâm của đảng cộng sản Việt Nam; mù tịt về con người và đất nước Việt Nam. Hậu quả, Hoa Thịnh Đốn coi cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam là "chiến tranh giải phóng dân tộc" và Hồ Chí Minh là "người quốc gia yêu nước". Giở lại chồng báo cũ của Hoa Kỳ và thế giới trong những thập niên 1950-1970 chúng ta cũng thấy dư luận sai lầm tương tự.

2- Dân chúng miền Nam hiểu lơ mơ về bản chất thực sự của chủ nghiã Mác-Lênin. Nó được truyền đạt qua giới khoa bảng bằng các hình dung từ đẹp đẽ song song với hình ảnh cán binh cộng sản nửa người nửa ngợm do bộ máy thông tin (dân sự) và tâm lý chiến (quân sự) VNCH thêu dệt nên khiến cho dân chúng nuôi cảm tình với lý tưởng cộng sản. Bản chất của chủ nghiã xã hội, thủ đoạn của cộng sản đã không được mô tả, phân tích tường tận, giải thích sâu rô.ng. Thông tin, tâm lý chiến chỉ tập trung vào việc biêu riếu sự thất học, dáng dấp quê mùa của đảng viên cộng sản mà quên rằng 80% người Việt Nam là nông dân.

3- Dư luận thế giới, kể cả VNCH, phân biệt cộng sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam là 2 thực thể độc lập. Bản chất cuộc chiến tranh xâm lược của Quốc Tế cộng sản và tay sai Bắc Bộ Phủ lại biến thành chiến tranh giải phóng. Cơ quan Việt Tấn Xã với bao nhiêu bằng cấp, tiếng nói chính thức của VNCH; báo chí chống cộng của miền Nam; phóng viên ngoại quốc dạn dày kinh nghiệm cũng bị cộng sản bịp đến sói đầu. Trong cuộc chiến tranh ý thức hệ, cộng sản đã thắng chúng ta trên mặt trận tư tưởng. Họ đẩy chúng ta vào thế mất chính nghiã, làm cho tinh thần bạc nhược, mất ý chí chiến đấu.

Khi khối cộng còn mạnh, cộng sản Việt Nam không mấy quan tâm đến sức đối kháng của người Việt hải ngoại. Thời đó, Bắc Bộ Phủ chỉ muốn giao dịch trong khối cộng. Họ muốn dồn mọi nỗ lực để tiêu diệt tên đế quốc đầu sỏ là Hoa Kỳ. Do đó, mạng lưới tình báo cộng sản Việt Nam tại Hoa Kỳ chỉ tập trung vào việc vận động dư luận Mỹ và thu thập tin tức. Họ chỉ dùng cộng đồng Việt Nam hải ngoại như phương tiện cho các hoạt động chống Mỹ.

Họ không có kế hoạch chống cộng đồng. Khi toàn cầu bị nhuộm đỏ thì sự chống đối của người Việt hải ngoại tất phải tiêu vong. Ngày 31-1-78, FBI bủa lưới bắt Ronald Humphrey (cưới gái Việt khi phục vụ tại VNCH); Trương Đình Hùng (con trai Trương Đình Dzu) cưới gái Mỹ. Sau đó toà phạt mỗi tên 15 năm tù về tội làm gián điệp. Đinh Bá Thi, đại sứ cộng sản tại Liên Hiệp Quốc, bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ. Sau đó chết trong một tai nạn xe hơi ở Phan Thiết làm cho người ta ngờ đến vụ thanh toán.

Nhưng khi khối cộng tan rã, chỗ dưạ mất, viện trợ không còn khiến cho Bắc Bộ Phủ phải tính đường giao thương với khối tư bản để tồn ta.i. Sự chống đối của người Việt hải ngoại làm cho cộng sản Việt Nam khó lòng thực hiện trót lọt mọi kế hoạch. Tiêu diệt sức chống đối của người Việt hải ngoại là ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Bắc Bộ Phủ. Cần phải chuyển hướng dư luận của người Việt hải ngoại từ chống đối sang yểm trợ cho nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nhiều Phạm Xuân Ẩn khác đã được tạo ra để đáp ứng nhu cầu.

Mô hình Phạm Xuân Ẩn phải thuộc loại người có thành tích chống cộng (để dư luận không nghi ngờ), hiểu biết rành rẽ về kỹ thuật truyền thông, am tường hoạt động chính trị, giao thiệp rộng rãi trong giới truyền thông thế giới. Tin mật từ Bắc Bộ Phủ được tung ra qua nhân vật thạo tin để tạo uy tín. Phân tích, bình luận kèm theo với lập luận có lợi cho chính sách của cộng sản Việt Nam. Trước đây, người Việt hải ngoại quyết tâm lật đổ chế độ cộng sản Việt Nam, vì đó là thảm họa của đất nước và dân tộc. Ngày nay, nhiều người chỉ nghĩ đến giải pháp dân chủ hóa chế độ do đảng cộng sản chủ trương. Chúng ta từng chê đảng viên cộng sản bất lực nhưng giờ đây lại tin rằng chỉ có họ mới làm nên lịch sử. Đến lúc nào chúng ta sẽ toàn tâm toàn ý yểm trợ cho đường lối, chính sách đảng cộng sản?

Ai đang thủ diễn vai trò Phạm Xuân Ẩn tại hải ngoại? Chúng ta rút tỉa được gì qua bài học cũ? Chúng ta sẽ hành động như thế nào để khỏi đi vào vết xe cũ?

Đại Dương

No comments:

Post a Comment