Thi sĩ Hữu Loan, người nổi tiếng với bài thơ Màu tím hoa sim và có cuộc đời chìm nổi, đã qua đời ở nhà riêng tại thôn Vân Hoàn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa hôm 18/03, hưởng thọ 95 tuổi.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên được báo trong nước dẫn lời nói: “Hữu Loan là một con người cương cường, dám sống cho những điều mình tin, mình yêu và mình nghĩ”.
Tham gia phong trào Việt Minh từ đầu thập niên 1940 và sau đó là cuộc kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan nổi tiếng lần đầu tiên qua bài thơ Đèo Cả:
Gian nan lòng không nhợt
Căm hờn trăm năm xa
Máu thiêng trôi dào dạt
Từ nguồn thiêng ông cha
Năm 1949, ông sáng tác bài thơ Màu tím hoa sim trong hai giờ đồng hồ để tưởng niệm người vợ đầu, bà Lê Đỗ Thị Ninh, tử nạn vì bị nước cuốn trôi.
Theo lời kể của chính nhà thơ, hai người kết hôn được hai tuần thì ông phải tiếp tục lên đường hành quân.
"Hôm tiễn tôi lên đường, Em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ giờ em không còn cô bé Ninh nữa, mà là người bạn đời yêu qúy của tôi. Tôi bước đi, rồi quay đầu nhìn lại ... Nếu như chín năm về trước, nhìn lại chỉ thấy một nỗi buồn man mát thì lần này, tôi thật sự đau buồn. Đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống.
"Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: vợ tôi qua đời! Em chết thật thảm thương: Hôm đó là ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1948, em đưa quần áo ra giặt ngoài sông Chuồn( thuộc ấp Thị Long, Nông Cống), vì muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi đi nên trượt chân chết đuối! Con nước lớn đã cuốn em vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn lòng tri kỷ, để lại tôi nỗi đau không gì bù đắp nổi."
60 năm đi qua, hàng triệu độc giả đã yêu quý và thuộc những dòng thơ của Màu tím hoa sim:
Chiều hành quân qua những đồi hoa sim những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết.
Màu tím hoa sim tím chiều hoang biền biệt
Nhìn áo rách vai tôi hát trong màu hoa.
“Áo anh sút chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm
Mẹ già chưa khâu …”
Bài thơ càng trở nên nổi tiếng nhờ được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc - Phạm Duy, Dzũng Chinh, Anh Bằng, Duy Khánh.
Theo nhà thơ Thanh Thảo, Màu tím hoa sim "mang một nỗi ám ảnh khôn nguôi của cả dân tộc Việt về chiến tranh, về những bi kịch trong chiến tranh. Điều đó lý giải vì sao bài “Màu tím hoa sim” ngay từ khi đất nước còn bị chia cắt, đã được độc giả cả hai miền Bắc-Nam cùng yêu thích".
Truân chuyên
Sau năm 1954, Hữu Loan về lại Hà Nội, làm việc tại báo Văn Nghệ.
Cuộc đời ông biến chuyển trong giai đoạn 1955-56, khi xảy ra phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm đòi hỏi tự do cho văn nghệ tại miền Bắc.
Trong cuộc phỏng vấn của BBC năm 2002 với nhà thơ Hữu Loan, ông kể lại lý do vì sao Màu tím hoa sim khi đó bị 'đánh': "Lúc bấy giờ làm Thơ là phải làm về Cộng sản, làm về Bác Hồ chứ không được khóc cái đau riêng của mình. Cái đau khổ riêng của con người là không được khóc."
Còn trong một tự thuật gần đây hơn, tác giả kể thêm:
"Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động. Tôi phản động ở chỗ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc?
Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu quý, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày. Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được! Tôi bỏ tôi về, tôi phải đi cày đi bừa, đi đốn củi, đi xe đá để bán."
Cuộc sống chật vật, bị lãng quên cứ tiếp tục như thế cho đến cuối thập niên 1980, khi tên tuổi của ông được khôi phục trở lại. Năm 2004, một công ty tại Việt Nam mua bản quyền bài Màu tím hoa sim với giá 100 triệu đồng.
Source: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture/2010/03/100320_huuloan_orbit.shtml
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên được báo trong nước dẫn lời nói: “Hữu Loan là một con người cương cường, dám sống cho những điều mình tin, mình yêu và mình nghĩ”.
Tham gia phong trào Việt Minh từ đầu thập niên 1940 và sau đó là cuộc kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan nổi tiếng lần đầu tiên qua bài thơ Đèo Cả:
Gian nan lòng không nhợt
Căm hờn trăm năm xa
Máu thiêng trôi dào dạt
Từ nguồn thiêng ông cha
Năm 1949, ông sáng tác bài thơ Màu tím hoa sim trong hai giờ đồng hồ để tưởng niệm người vợ đầu, bà Lê Đỗ Thị Ninh, tử nạn vì bị nước cuốn trôi.
Theo lời kể của chính nhà thơ, hai người kết hôn được hai tuần thì ông phải tiếp tục lên đường hành quân.
"Hôm tiễn tôi lên đường, Em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ giờ em không còn cô bé Ninh nữa, mà là người bạn đời yêu qúy của tôi. Tôi bước đi, rồi quay đầu nhìn lại ... Nếu như chín năm về trước, nhìn lại chỉ thấy một nỗi buồn man mát thì lần này, tôi thật sự đau buồn. Đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống.
"Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: vợ tôi qua đời! Em chết thật thảm thương: Hôm đó là ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1948, em đưa quần áo ra giặt ngoài sông Chuồn( thuộc ấp Thị Long, Nông Cống), vì muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi đi nên trượt chân chết đuối! Con nước lớn đã cuốn em vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn lòng tri kỷ, để lại tôi nỗi đau không gì bù đắp nổi."
60 năm đi qua, hàng triệu độc giả đã yêu quý và thuộc những dòng thơ của Màu tím hoa sim:
Chiều hành quân qua những đồi hoa sim những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết.
Màu tím hoa sim tím chiều hoang biền biệt
Nhìn áo rách vai tôi hát trong màu hoa.
“Áo anh sút chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm
Mẹ già chưa khâu …”
Bài thơ càng trở nên nổi tiếng nhờ được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc - Phạm Duy, Dzũng Chinh, Anh Bằng, Duy Khánh.
Theo nhà thơ Thanh Thảo, Màu tím hoa sim "mang một nỗi ám ảnh khôn nguôi của cả dân tộc Việt về chiến tranh, về những bi kịch trong chiến tranh. Điều đó lý giải vì sao bài “Màu tím hoa sim” ngay từ khi đất nước còn bị chia cắt, đã được độc giả cả hai miền Bắc-Nam cùng yêu thích".
Truân chuyên
Sau năm 1954, Hữu Loan về lại Hà Nội, làm việc tại báo Văn Nghệ.
Cuộc đời ông biến chuyển trong giai đoạn 1955-56, khi xảy ra phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm đòi hỏi tự do cho văn nghệ tại miền Bắc.
Trong cuộc phỏng vấn của BBC năm 2002 với nhà thơ Hữu Loan, ông kể lại lý do vì sao Màu tím hoa sim khi đó bị 'đánh': "Lúc bấy giờ làm Thơ là phải làm về Cộng sản, làm về Bác Hồ chứ không được khóc cái đau riêng của mình. Cái đau khổ riêng của con người là không được khóc."
Còn trong một tự thuật gần đây hơn, tác giả kể thêm:
"Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động. Tôi phản động ở chỗ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc?
Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu quý, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày. Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được! Tôi bỏ tôi về, tôi phải đi cày đi bừa, đi đốn củi, đi xe đá để bán."
Cuộc sống chật vật, bị lãng quên cứ tiếp tục như thế cho đến cuối thập niên 1980, khi tên tuổi của ông được khôi phục trở lại. Năm 2004, một công ty tại Việt Nam mua bản quyền bài Màu tím hoa sim với giá 100 triệu đồng.
Source: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture/2010/03/100320_huuloan_orbit.shtml
No comments:
Post a Comment