Nhân chuyến viếng thăm Ad limina của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam vào cuối tháng 6 năm 2009, tiếng tăm của vị Giám Mục Giáo phận Mỹ Tho lại được bàn tán xôn xao. Đó là chuyện bài giảng của GM Bủi Văn Đọc tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành vào ngày 23 tháng 6 năm 2009, bài được phổ biết trên VietcatholicNews ngày 26-06- 2009. Cách đây ít lâu, tôi cũng tìm đọc lại bài giảng này để biết vị Chủ chăn Giáo phận Mỹ Tho nói gì.
Mở đầu bài giảng Đức GM Bùi Văn Đọc đã dùng đoạn tin mừng thuật lại lời của tiên tri Giêrêmia thưa với Thiên Chúa: “Lạy Chúa, chúng con đây còn quá trẻ, chúng con không biết ăn nói”. Lời dẫn chứng này như để xác quyết với dân Chúa, về những thắc mắc mà lâu nay nhiều giáo dân cho rằng các Giám Mục Việt Nam tỏ ra né tránh trước vấn nạn mà Giáo Hội tại nhiều nơi đang phải đương đầu với sự đàn áp của chế độ cộng sản, các ngài đã im lặng trước các biến cố đầy đau thương của Giáo hội Việt Nam trong thời gian gần đây. Không rõ trong Thánh lễ này có bao nhiêu giáo dân Việt Nam tham dự, nhưng GM Bùi Văn Đọc đã đại diện cho HĐGMVN trả lời một cách minh bạch với giáo dân rằng: “chúng tôi không biết ăn nói“, mà dư luận cho rằng không dám nói thì đúng hơn. Toàn bài giảng ngài nói về chuyện đạo đức theo lý thuyết thì rất hay ho, tôi dùng chữ lý thuyết vì những gì ngài nói đều không áp dụng đúng trên thực tế, thí dụ ngài nói: “Chúa chỉ đòi hỏi chúng tôi can đảm nói sự thật khi cần …”, nhưng trên thực tế, sự thật Giáo hội đang bị bách hại, sự thật đảng cộng sản đang chà đạp công lý một cách trắng trợn, thì ngài lại làm ngơ rồi còn biện bác là không biết ăn nói. Thử hỏi chờ lúc nào nữa mới gọi là khi cần ? Trong biến cố Toà Khâm Sứ, Thái Hà, lời tuyên bố của Đức TGM Hà Nội như một chứng tích lịch sử về cuộc tranh đấu của Giáo hội Công giáo Việt Nam dưới thời cộng sản, và được coi như khuông vàng thước ngọc cho việc tranh đấu đòi công lý và sự thật, không phải chỉ riêng cho Giáo Hội mà còn cho cả dân tộc Việt Nam, ngài nói: “Không phải chỉ là chuyện đòi đất đai, mà là ĐÒI CÔNG LÝ VÀ SỰ THẬT“. Đây có phải là khi cần mà Chúa đang đòi hỏi phải nói sự thật không ? Điều ngạc nhiên nhất là khi đọc đến câu trong bài giảng của ngài: “Nếu có ai không thích cộng sản, người ấy không nên yêu cầu chúng tôi khích bác họ”. Người viết lại cảm nghiệm rõ ràng: Đúng là ngài Giám Mục đã không biết ăn nói, bởi vì chuyện thích hay không thích cộng sản là quyền của ngài, nhưng đừng quên rằng ngài là vị Giám Mục Công giáo kia mà !!!
Trên thực tế, chẳng có ai lôi kéo Giám Mục Bùi Văn Đọc khích bác cộng sản làm gì cho mệt, đúng ra trong vai trò Chủ chăn hay nhiệm vụ của một Mục tử khi thấy đàn chiên bị khổ nạn thì hãy dũ lòng thương cho với, thế thôi. Vấn đề đặt ra ở đây không phải là chuyện thích không thích cộng sản, nhưng khi nhìn vào thực trạng tại Việt Nam, quyền con người bị đã và đang bị chà đạp một cách trắng trợn,.nhiệm vụ rao giảng tin mừng của Giáo hội thì không thể không bênh vực quyền con người, nhất là bênh vực những ai đang bị đàn áp, không thể không cổ vũ việc tôn trọng phẩm giá con người khi rao giảng tin mừng.
Trong phạm vi của bài này, tôi không có ý phân tích về bài giảng của Giám Mục Bùi Văn Đọc, bài giảng đã gây xôn xao cho những ai quan tâm đến Giáo Hội quê nhà, chỉ phớt qua một chút như thế để biết danh ngài Giám Mục này được bàn tán xôn xao là ở chỗ đó. Để kết thúc câu chuyện về bài giảng nêu trên của GM Bùi Văn Đọc, xin trích một đoạn trong tác phẩm “Muối Cho Đời” của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã viết ở trang 85 theo bản Việt Ngữ của Phạm Hồng Thái và Tiến sĩ Trần Hoành, để xin ngài Giám mục suy niệm:
“... Giáo Hội không được phép chạy theo thời thế. Giáo Hội phải nói lên cái xấu, cái nguy của thời đại, phải nhắc nhở lương tâm những kẻ cầm quyền, những người trí thức và những kẻ thờ ơ, hẹp hòi trước những nỗi thống khổ của thời đại.
Là Giám mục tôi thấy có nghĩa vụ phải làm chuyện đó ... Lời Chúa trong Kinh Thánh và những lời của các giáo phụ như vang lên trong đầu tôi, kết án nặng nề những mục tử làm chó câm để tránh bị phiền toái và vì thế để cho nọc độc lan tràn.
Im lặng không phải là bổn phận hàng đầu của người công dân, và riêng tôi, tôi kinh sợ một Giám mục chỉ biết an phận, chỉ lo làm sao để tránh phiền phức và lấp liếm xung đột”.
Để biện luận cho sự im lặng, trong thời gian gần đây, đề tài đối thoại với nhà nước VC lại được các vị quyền cao chức trọng trong Giáo Hội Công giáo Việt Nam đề ra, đó là HY Phạm Minh Mẫn, và Giám Mục Bùi Văn Đọc. Đặc biệt GM Bùi Văn Đọc đã đưa ra một đề tài mang tính thời sự và khá hấp dẫn, đó là: “Phương hướng đối thoại và hợp tác của Giáo hội tại Việt Nam với Nhà Nước”. Khi nói chuyện tại buổi sinh hoạt của câu lạc bộ Nguyễn Văn Bình vào ngày 28-11-2009. Tôi gọi đề tài mang tính thời sự, bởi lẻ mãi đến nay mà ngài Giám mục còn mơ hồ bày ra chuyện đối thoại với nhà nước VC, hoá ra các ngài cứ mãi ôm cái mộng hảo huyền về chuyện đối thoại những người cộng sản được sao? Với đề mục Phương hướng đối thoại và hợp tác của Giáo Hội tại Việt Nam với Nhà Nước được đưa ra trong lúc này nhằm mục đích gì, nhất là khi đứng trước sự đàn áp thô bạo của nhà nước VC đối với tôn giáo mà những giáo dân đang gánh chịu ?
Được biết rất nhiều vị Giám Mục Việt Nam cũng như nhiều Giáo Hội địa phương đã kiên trì trong việc đối thoại với nhà nước VC ít nhất từ năm 1975 đến nay. Cụ thể, Đức TGM Nguyễn Kim Điền đã từng kiên trì đối thoại với cộng sản trong suốt 11 năm kể từ năm 1977, ngài đối thoại ngay trong các cuộc Hội Nghị của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Bình Trị Thiên tổ chức tại Huế, đối thoại bằng những văn thư gởi linh mục Nguyễn Thế Vịnh Chủ tịch Uỷ Ban liên lạc Công giáo Toàn Quốc đề ngày 19-10-1983 bày tỏ quan điểm của Giáo Hội và phản bác sự hoạt động của Uỷ Ban này đã can thiệp vào công việc nội bộ của HĐGMVN. Đối thoại bằng văn thư gởi Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội ngày 11-04-1984, văn thư gởi Ông Nguyễn Văn Linh Tổng Bí thư ngày 23-3-1988 để nói lên sự thật Giáo hội đang bị đối xử bất công, không có tự do tôn giáo, cuối cùng ngài đã bị bức tử vào ngày 8-6-1988. Vụ đối thoại nơi Giáo Phận Huế là Dòng Thiên An đã xẩy ra vào những năm đầu thế kỷ thứ 21 kể từ năm 2001, các cha và các thầy Dòng Thiên An Huế cũng đã lặn lội ra tận Hà Nội để xin gặp Thủ Tướng, Chủ Tịch Nước hầu đuợc đối thoại để trình bày việc Ty Văn Hoá Thừa Thiên Huế ngang nhiên cưỡng chiếm đất đai của Dòng Thiên An, chẳng đối thoại đuợc chi, và sau nhiều năm liên tục viết đơn khiếu kiện gởi đi khắp nơi, cuối cùng Dòng Thiên An đã mất trắng trên 40 hecta đất gồm những vườn cam và đất trồng trọt. Đây là nguồn lợi nuôi sống của cả Dòng. Thế rồi Thiên An nơi yên tịnh của một Dòng Tu, lại biến thành khu ăn chơi giải trí, quấy rầy chốn tu trì với chủ đích phá hoại tôn giáo của nhà cầm quyền Thừa Thiên Huế.
Vụ Toà Khâm Sứ đang ở thời kỳ sôi động mà cả thế giới đang chờ giờ G, giờ giật sập chế độ cộng sản. Tình thế đang sôi động như thế, bổng nhiên Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã cùng với giáo dân rút lui vào Thánh Đường khi ngài nhận được Thư của Phủ Quốc Vụ Khanh vào đầu năm 2008. Vâng lời Toà Thánh , Đức Cha Giuse rút lui với thiện chí để tìm đường đối thoại, nhưng cuối cùng chẳng đối thoại được gì với nhà nước VC, trái lại còn bị tấn công đàn áp thô bạo nữa. Từ tháng 8 năm 2008, giáo dân Thái Hà phát động mạnh việc cầu nguyện đòi công lý và sự thật, tình hình căng thẳng, nhà cầm quyền Hà Nội đã thực sự tấn công đàn áp giáo dân Thái Hà bằng lực lượng vũ trang vào trung tuần tháng 8 năm 2008. Lúc bấy giờ Đức TGM Ngô Quang Kiệt đang ở Hoa Kỳ và ngài đã lập tức trở về Hà Nội vào đầu tháng 9. Khi về đến Hà Nội, ngài tuyên bố với truyền thông hải ngoại: “qua kinh nghiệm về chuyện đối thoại trong vụ Toà Khâm Sứ, hôm nay vụ Thái Hà, tôi nghĩ Nhà nước phải có một bước đột phá hơn để giải quyết…”. Khi nói lên điều này, Đức Cha Ngô Quang Kiệt đã có ý mong ước phía nhà nước phải đủ can đảm nhìn nhận sự thật và công lý thì mới giải quyết được vấn đề gọi là ĐỐI THOẠI. Cuộc đối thoại thẳng thắn công khai mang tính lịch sử của Đức Cha Kiệt với Uỷ Ban Nhân Dân Quận Đống Đa thành phố Hà nội vào ngày 20 tháng 9 năm 2008 , ngài tuyên bố trước Uỷ Ban với lời xác quyết: “tự do tôn giáo là cái quyền chứ không phải là ân huệ mà nhà nước ban cho …”. Từ cuộc cuộc đối thoại thẳng thắn này, ngài đã phải chống đỡ với bạo quyền cộng sản bên cạnh đàn Chiên của mình trong Giáo Tỉnh Hà Nội một cách quyết liệt, đôi lúc ngài cũng cảm thấy cô đơn trong hàng ngũ giữa anh em Giám mục với nhau.
Trở lại đế tài: “Phương hướng đối thoại và hợp tác của Giáo Hội tại Việt Nam với Nhà Nước” của GM Bùi Văn Đọc. Bài dài đến 4 trang , được đánh số từ 1 đến 10 để biện luận cho việc đối thoại với nhà nước VC là cần thiết, hầu hết đề tài ngài lại dựa vào Huấn Từ của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI gởi cho HĐGMVN trong chuyến viếng thăm Ad limina vào cuối tháng 6 năm 2009 . Mục đích của ngài Giám Mục trong buổi nói chuyện với đề tài này là làm công việc biện minh để bảo vệ sự im lặng của HĐGMVN trước những thắc mắc của nhiều giáo dân trong và ngoài nước, khi các vụ việc sôi động đã xẩy ra từ Toà Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Toà, Loan Lý …
Mới đọc cái tựa đề: “Phương hướng đối thoại và hợp tác của Giáo Hội tại Việt Nam với Nhà Nước” thì ai cũng vui mừng hớn hở vì nghĩ rằng HĐGMVN đã có phương pháp đối thoại với cộng sản hữu hiệu hơn và mới mẻ hơn. Thế nhưng khi đọc toàn bài thì chẳng có gì hưng phấn vì Đức GM Bùi Văn Đọc đã dựa vào Huấn Từ Ad limina 2009 để biện minh cho sự Im Lặng của HĐGMVN là đi đúng với tinh thần của vị Cha Chung theo lối lý luận chủ quan của ngài. Mở đầu ngài nói: “Trước hết, tôi xin nói lên một vài cảm tưởng và suy nghĩ khi lắng nghe và đọc đi đọc lại Huấn Từ của Đức Thánh Cha. Cảm tưởng đầu tiên của tôi là rất vui mừng, vì bài Huấn Từ đáp ứng lại một cách tuyệt vời sự chờ đợi của các Giám Mục Việt Nam. Quả thật, chúng tôi cần sự hướng dẫn cụ thể của Toà Thánh trong một hoàn cảnh rất tế nhị, mà chỉ một va vấp nhỏ cũng có thể mang đến thiệt hại to lớn cho Giáo Hội và Đất Nước.”
Trong thời gian gần đây, nhà nước cộng sản cũng đã giải thích Huấn Từ theo cung cách của họ như vậy, họ bảo Đức Giáo Hoàng đã nói trong Huấn Từ: người Công giáo tốt cũng là công dân tốt. Công dân tốt ở đây phải hiểu theo nghĩa cộng sản nói, là người công dân mà nhà nước VC bảo sao nghe vậy, cứ cúi đầu để ca tụng suốt đời: ”tôi nhờ ơn bác đảng mà có được hôm nay, cám ơn đảng đã cho xây nhà thờ, đã cho tổ chức lễ Giáng sinh, cho tổ chức các lễ hội linh đình …”. Còn kiểu công dân như Đức Cha Kiệt là phản động, vì dám nói lên sự thật. GM Bùi Văn Đọc cũng lý luận theo lối này để biện minh cho lối mũ ni che tai. Đọc đoạn Huấn Từ của Đức Giáo Hoàng gởi HĐGMVN “Anh Em cũng như tôi đều biết rằng một sự hợp tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị là điều có thể thực hiện được …” tức phải hiểu rằng, đây là sự bày tỏ thiện chí của Giáo Hội, ngài hy vọng và mong muốn rằng cộng đồng chính trị tại Việt Nam tức đảng cộng sản phải biết lắng nghe để có sự hợp tác lành mạnh giữa Giáo Hội: ”có thể thực hiện được”, nhưng trên thực tế có bao giờ nhà nước cộng sản nghe đối thoại đâu? Có bao giờ cộng sản để Giáo hội hợp tác lành mạnh trong việc xây dựng đất nước đâu? Huấn Từ viết tiếp: “Về điểm này, Giáo hội mời gọi mọi phần tử của mình dấn thân cách trung thành nhằm xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng“.
Đây là điểm then chốt của vấn đề mà Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh với dân Chúa kể cả các Giám mục, đó là việc xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng. Nếu không cùng nhau ngồi xuống đối thoại sòng phẳng và tôn trọng lẫn nhau để tìm ra điều hợp lý khi giải quyết một vấn đề gì, thì cần phải DẤN THÂN( Giáo hội mời gọi các phần tử phải dấn thân). Đức Cha Kiệt khi không còn đối thoại với thành phố Hà Nội được nữa thì ngài kêu gọi cầu nguyện, cầu nguyện để đòi Công Lý và Sự Thật. Đức Thánh Cha kêu gọi DẤN THÂN để xây dựng xã hội công bằng, chẳng khác nào lời nhắn nhủ: Tự do không ai cho không, muốn xã hội công bằng cũng không phải tự nhiên mà có. Trong phần này của Huấn Từ, Đức Thánh Cha cũng đã nói thẳng với nhà nước cộng sản rằng: “ Tôi thấy điều quan trọng này là phải nhấn mạnh rằng các tôn giáo không gây ra mối nguy hiểm cho sự đoàn kết quốc gia, bởi vì tôn giáo nhằm giúp đỡ cá nhân thánh hoá chính mình và qua các tổ chức của mình, các tôn giáo ước mong phục vụ tha nhân một cách quảng đại và hoàn toàn vô vị lợi”. Sao GM Bùi Văn Đọc không nói thẳng với nhà nước VC về điều này mà lại bày chuyện nói với giáo dân về phương hướng đối thoại.
Đó là vài trích đoạn trong Huấn Từ có liên quan đến đề mục Đối Thoại mà Đức Cha Bùi Văn Đọc đã đưa ra “Phương hướng đối thoại …”
Để đánh giá về câu chuyện: Phương hướng đối thoại của GM Bùi Văn Đọc đã đưa ra, xin trích dẫn chuyện đối thoại rất thời sự về Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt mà Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch HĐGMVN đã trả lời phỏng vấn Ban Biên Tập trang Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (WHĐ) khi ngài đang ở Sở Kiện tham dự lễ Khai Mạc Năm Thánh, cuộc phỏng vấn được WHĐ ghi ngày ( 26-11-2009) tức trước bài nói chuyện “Phương hướng đối thoại …”của GM Bùi Văn Đọc 2 ngày. Xin bấm vào đây để đọc toàn bài phỏng vấn: www.tgpsaigon. net/baiviet- tintuc/20091126/ 3149
Người viết xin tóm gọn vài ý chính mà Đức Cha Chủ tịch đã trả lời với WHĐ về Giáo Hoàng Học Viện (GHHV). Giáo Hoàng Học Viện ngưng hoạt động từ hè năm 1977 và vào đầu năm 1980 thì Nhà Nước chiếm dụng. Khi đất nước đổi mới, từ cuối năm 1993, HĐGMVN đã có kiến nghị đề nghị Nhà nước VN trao trả lại cho Giáo Hội và từ đó mỗi khi có dịp HĐGMVN cũng như Giáo Phận Đà Lạt đều thường xuyên nhắc nhở Chính quyền về đề nghị trên.
Đây là cuộc đối thoại một chiều trước sự im lặng của nhà nước VC không biết GM Bùi Văn Đọc có biết không?
Đức Cha Chủ tịch kể tiếp: Khi thấy một phần diện tích của GHHV đang được thi công, ngày 22-11-2008 Đức Cha đã gởi kiến nghị lên các cấp Chính Quyền tỉnh Lâm Đồng, đề nghị dừng lại việc thi công, Toà Giám mục lại nhận được văn thư số 8860/UBND-ĐC ngày 4/12/2008 của tỉnh Lâm Đồng đề nghị Toà Giám mục ủng hộ việc xây công viên nơi phần đất của GHHV, ngày 19/12/2008 ngài cũng tiếp tục gởi kiến nghị lên cụ Trưởng Ban Tôn Giáo để nói lên nhu cầu cấp thiết của Giáo Hội và cứ thế cuộc đối thoại của vị Chủ tịch HĐGMVN đã đi vào hư vô. Đơn từ khiếu kiện chẳng nhằm nhò gì đối nhà nước VC, và nhà cầm quyền tỉnh Lâm Đồng cứ việc thi công rầm rộ trên diện tích cơ sở GHHV như lời Đức Cha Chủ tịch đã nói, ngài cũng đã tiếp tục gởi kiến nghị lên Thủ Tướng Chính Phủ vào ngày 02-11-2009 để đề nghị Thủ Tướng xem xét một lần nữa nguyện vọng của HĐGMVN, và câu chuyện đối thoại trong vụ GHHV kết quả đến nay ra sao, chắc GM Bùi Văn Đọc đã quá biết.
Đó là chuyện đối thoại về GHHV của Đức Cha Chủ tịch hay HĐGMVN cũng thế, xin GM Bùi Văn Đọc suy niệm về phương hướng đối thoại với VC mà ngài đang muốn quảng bá, thiết nghĩ âu cũng chỉ là để che đậy sự im lặng đáng sợ mà thôi.
Tóm lại xin các ngài không nên tiếp tục đem chuyện đối thọại với nhà cầm quyền VC để biện minh cho sự im lặng của các ngài. Bởi vì Nhà nước VC chuyện cai trị đất nước bằng bạo lực, bằng đường lối lừa bịp, gian dối, lật lọng .. chẳng bao giờ họ tôn trọng những gì mà họ đã hứa, mà lại đi rêu rao chuyện đối thoại cho mệt.
Biến cố Thánh Giá bị đập phá tại Núi Thờ Đồng Chiêm, giáo dân bị đánh đập có người bị trọng thương, cả thế giới cùng hướng về Đồng Chiêm để cùng hiệp thông với cuộc khổ nạn mà giáo dân Đồng Chiêm đang gặp phải, đặc biệt từ đất nước Ba Lan, từ Canada đã lên tiếng hổ trợ và hiệp thông cầu nguyện, nhưng các ngài chủ chăn của 2 Giáo Tỉnh Sài Gòn và Huế cũng vẫn IM LẶNG. Xin mời các ngài đọc Văn thư của TGM Thomas Collins TGP Toronto, Canada gởi ông Đại Sứ VC Nguyễn Đức Hùng tại Canada ngày 28 -01-2010. Văn Thư phản đối nhà nước cộng sản VN đàn áp giáo dân Đồng Chiêm và đập phá Thánh Giá, xin bấm vào link kèm để đọc văn thư: www.vietcatholic.net/news/clients/ReadArti cle.aspx?Id=76967.
Trong Văn thư, Đức TGM Thomas Collins đã nhấn mạnh: Người tín hữu Công giáo là những công dân tốt của các quốc gia trên toàn thế giới, và việc tự do thực thi Đức Tin cũng như việc tôn sùng Thánh Giá của họ không phải là những mối đe dọa cho bất kỳ một quốc gia hay chính phủ nào. Thật vậy, người công dân Công giáo Việt Nam là một nguồn sức mạnh và sinh lực sống còn cho đất nước tuyệt vời của quý quốc. Thật là điều hổ thẹn khi họ không được tôn trọng.
Tôi thúc dục Ông Đại Sứ khuyến khích chính phủ của Ông cùng làm việc trong một tinh thần hợp tác với người tín hữu Công giáo của Việt Nam, hỗ trợ họ trong việc thực thi Đức Tin, và qua đó mang lại thêm sự thịnh vượng cho qúy quốc và tăng thêm uy tín của Việt Nam trên thế giới.
Những vị Hồng Y, Giám Mục Việt Nam nghĩ gì khi bên kia bờ Đại Dương, vị Giám Mục Toronto đã biết đồng cảm với những đau thương mà giáo dân xứ Đồng Chiêm đang bị đàn áp một cách thô bạo, nhất là niềm tin Kitô Giáo đang bị nhà nước VC xúc phạm qua hành động đập phá Thánh Giá nơi Đồng Chiêm?
Nguyễn An Quý
Mở đầu bài giảng Đức GM Bùi Văn Đọc đã dùng đoạn tin mừng thuật lại lời của tiên tri Giêrêmia thưa với Thiên Chúa: “Lạy Chúa, chúng con đây còn quá trẻ, chúng con không biết ăn nói”. Lời dẫn chứng này như để xác quyết với dân Chúa, về những thắc mắc mà lâu nay nhiều giáo dân cho rằng các Giám Mục Việt Nam tỏ ra né tránh trước vấn nạn mà Giáo Hội tại nhiều nơi đang phải đương đầu với sự đàn áp của chế độ cộng sản, các ngài đã im lặng trước các biến cố đầy đau thương của Giáo hội Việt Nam trong thời gian gần đây. Không rõ trong Thánh lễ này có bao nhiêu giáo dân Việt Nam tham dự, nhưng GM Bùi Văn Đọc đã đại diện cho HĐGMVN trả lời một cách minh bạch với giáo dân rằng: “chúng tôi không biết ăn nói“, mà dư luận cho rằng không dám nói thì đúng hơn. Toàn bài giảng ngài nói về chuyện đạo đức theo lý thuyết thì rất hay ho, tôi dùng chữ lý thuyết vì những gì ngài nói đều không áp dụng đúng trên thực tế, thí dụ ngài nói: “Chúa chỉ đòi hỏi chúng tôi can đảm nói sự thật khi cần …”, nhưng trên thực tế, sự thật Giáo hội đang bị bách hại, sự thật đảng cộng sản đang chà đạp công lý một cách trắng trợn, thì ngài lại làm ngơ rồi còn biện bác là không biết ăn nói. Thử hỏi chờ lúc nào nữa mới gọi là khi cần ? Trong biến cố Toà Khâm Sứ, Thái Hà, lời tuyên bố của Đức TGM Hà Nội như một chứng tích lịch sử về cuộc tranh đấu của Giáo hội Công giáo Việt Nam dưới thời cộng sản, và được coi như khuông vàng thước ngọc cho việc tranh đấu đòi công lý và sự thật, không phải chỉ riêng cho Giáo Hội mà còn cho cả dân tộc Việt Nam, ngài nói: “Không phải chỉ là chuyện đòi đất đai, mà là ĐÒI CÔNG LÝ VÀ SỰ THẬT“. Đây có phải là khi cần mà Chúa đang đòi hỏi phải nói sự thật không ? Điều ngạc nhiên nhất là khi đọc đến câu trong bài giảng của ngài: “Nếu có ai không thích cộng sản, người ấy không nên yêu cầu chúng tôi khích bác họ”. Người viết lại cảm nghiệm rõ ràng: Đúng là ngài Giám Mục đã không biết ăn nói, bởi vì chuyện thích hay không thích cộng sản là quyền của ngài, nhưng đừng quên rằng ngài là vị Giám Mục Công giáo kia mà !!!
Trên thực tế, chẳng có ai lôi kéo Giám Mục Bùi Văn Đọc khích bác cộng sản làm gì cho mệt, đúng ra trong vai trò Chủ chăn hay nhiệm vụ của một Mục tử khi thấy đàn chiên bị khổ nạn thì hãy dũ lòng thương cho với, thế thôi. Vấn đề đặt ra ở đây không phải là chuyện thích không thích cộng sản, nhưng khi nhìn vào thực trạng tại Việt Nam, quyền con người bị đã và đang bị chà đạp một cách trắng trợn,.nhiệm vụ rao giảng tin mừng của Giáo hội thì không thể không bênh vực quyền con người, nhất là bênh vực những ai đang bị đàn áp, không thể không cổ vũ việc tôn trọng phẩm giá con người khi rao giảng tin mừng.
Trong phạm vi của bài này, tôi không có ý phân tích về bài giảng của Giám Mục Bùi Văn Đọc, bài giảng đã gây xôn xao cho những ai quan tâm đến Giáo Hội quê nhà, chỉ phớt qua một chút như thế để biết danh ngài Giám Mục này được bàn tán xôn xao là ở chỗ đó. Để kết thúc câu chuyện về bài giảng nêu trên của GM Bùi Văn Đọc, xin trích một đoạn trong tác phẩm “Muối Cho Đời” của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã viết ở trang 85 theo bản Việt Ngữ của Phạm Hồng Thái và Tiến sĩ Trần Hoành, để xin ngài Giám mục suy niệm:
“... Giáo Hội không được phép chạy theo thời thế. Giáo Hội phải nói lên cái xấu, cái nguy của thời đại, phải nhắc nhở lương tâm những kẻ cầm quyền, những người trí thức và những kẻ thờ ơ, hẹp hòi trước những nỗi thống khổ của thời đại.
Là Giám mục tôi thấy có nghĩa vụ phải làm chuyện đó ... Lời Chúa trong Kinh Thánh và những lời của các giáo phụ như vang lên trong đầu tôi, kết án nặng nề những mục tử làm chó câm để tránh bị phiền toái và vì thế để cho nọc độc lan tràn.
Im lặng không phải là bổn phận hàng đầu của người công dân, và riêng tôi, tôi kinh sợ một Giám mục chỉ biết an phận, chỉ lo làm sao để tránh phiền phức và lấp liếm xung đột”.
Để biện luận cho sự im lặng, trong thời gian gần đây, đề tài đối thoại với nhà nước VC lại được các vị quyền cao chức trọng trong Giáo Hội Công giáo Việt Nam đề ra, đó là HY Phạm Minh Mẫn, và Giám Mục Bùi Văn Đọc. Đặc biệt GM Bùi Văn Đọc đã đưa ra một đề tài mang tính thời sự và khá hấp dẫn, đó là: “Phương hướng đối thoại và hợp tác của Giáo hội tại Việt Nam với Nhà Nước”. Khi nói chuyện tại buổi sinh hoạt của câu lạc bộ Nguyễn Văn Bình vào ngày 28-11-2009. Tôi gọi đề tài mang tính thời sự, bởi lẻ mãi đến nay mà ngài Giám mục còn mơ hồ bày ra chuyện đối thoại với nhà nước VC, hoá ra các ngài cứ mãi ôm cái mộng hảo huyền về chuyện đối thoại những người cộng sản được sao? Với đề mục Phương hướng đối thoại và hợp tác của Giáo Hội tại Việt Nam với Nhà Nước được đưa ra trong lúc này nhằm mục đích gì, nhất là khi đứng trước sự đàn áp thô bạo của nhà nước VC đối với tôn giáo mà những giáo dân đang gánh chịu ?
Được biết rất nhiều vị Giám Mục Việt Nam cũng như nhiều Giáo Hội địa phương đã kiên trì trong việc đối thoại với nhà nước VC ít nhất từ năm 1975 đến nay. Cụ thể, Đức TGM Nguyễn Kim Điền đã từng kiên trì đối thoại với cộng sản trong suốt 11 năm kể từ năm 1977, ngài đối thoại ngay trong các cuộc Hội Nghị của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Bình Trị Thiên tổ chức tại Huế, đối thoại bằng những văn thư gởi linh mục Nguyễn Thế Vịnh Chủ tịch Uỷ Ban liên lạc Công giáo Toàn Quốc đề ngày 19-10-1983 bày tỏ quan điểm của Giáo Hội và phản bác sự hoạt động của Uỷ Ban này đã can thiệp vào công việc nội bộ của HĐGMVN. Đối thoại bằng văn thư gởi Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội ngày 11-04-1984, văn thư gởi Ông Nguyễn Văn Linh Tổng Bí thư ngày 23-3-1988 để nói lên sự thật Giáo hội đang bị đối xử bất công, không có tự do tôn giáo, cuối cùng ngài đã bị bức tử vào ngày 8-6-1988. Vụ đối thoại nơi Giáo Phận Huế là Dòng Thiên An đã xẩy ra vào những năm đầu thế kỷ thứ 21 kể từ năm 2001, các cha và các thầy Dòng Thiên An Huế cũng đã lặn lội ra tận Hà Nội để xin gặp Thủ Tướng, Chủ Tịch Nước hầu đuợc đối thoại để trình bày việc Ty Văn Hoá Thừa Thiên Huế ngang nhiên cưỡng chiếm đất đai của Dòng Thiên An, chẳng đối thoại đuợc chi, và sau nhiều năm liên tục viết đơn khiếu kiện gởi đi khắp nơi, cuối cùng Dòng Thiên An đã mất trắng trên 40 hecta đất gồm những vườn cam và đất trồng trọt. Đây là nguồn lợi nuôi sống của cả Dòng. Thế rồi Thiên An nơi yên tịnh của một Dòng Tu, lại biến thành khu ăn chơi giải trí, quấy rầy chốn tu trì với chủ đích phá hoại tôn giáo của nhà cầm quyền Thừa Thiên Huế.
Vụ Toà Khâm Sứ đang ở thời kỳ sôi động mà cả thế giới đang chờ giờ G, giờ giật sập chế độ cộng sản. Tình thế đang sôi động như thế, bổng nhiên Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã cùng với giáo dân rút lui vào Thánh Đường khi ngài nhận được Thư của Phủ Quốc Vụ Khanh vào đầu năm 2008. Vâng lời Toà Thánh , Đức Cha Giuse rút lui với thiện chí để tìm đường đối thoại, nhưng cuối cùng chẳng đối thoại được gì với nhà nước VC, trái lại còn bị tấn công đàn áp thô bạo nữa. Từ tháng 8 năm 2008, giáo dân Thái Hà phát động mạnh việc cầu nguyện đòi công lý và sự thật, tình hình căng thẳng, nhà cầm quyền Hà Nội đã thực sự tấn công đàn áp giáo dân Thái Hà bằng lực lượng vũ trang vào trung tuần tháng 8 năm 2008. Lúc bấy giờ Đức TGM Ngô Quang Kiệt đang ở Hoa Kỳ và ngài đã lập tức trở về Hà Nội vào đầu tháng 9. Khi về đến Hà Nội, ngài tuyên bố với truyền thông hải ngoại: “qua kinh nghiệm về chuyện đối thoại trong vụ Toà Khâm Sứ, hôm nay vụ Thái Hà, tôi nghĩ Nhà nước phải có một bước đột phá hơn để giải quyết…”. Khi nói lên điều này, Đức Cha Ngô Quang Kiệt đã có ý mong ước phía nhà nước phải đủ can đảm nhìn nhận sự thật và công lý thì mới giải quyết được vấn đề gọi là ĐỐI THOẠI. Cuộc đối thoại thẳng thắn công khai mang tính lịch sử của Đức Cha Kiệt với Uỷ Ban Nhân Dân Quận Đống Đa thành phố Hà nội vào ngày 20 tháng 9 năm 2008 , ngài tuyên bố trước Uỷ Ban với lời xác quyết: “tự do tôn giáo là cái quyền chứ không phải là ân huệ mà nhà nước ban cho …”. Từ cuộc cuộc đối thoại thẳng thắn này, ngài đã phải chống đỡ với bạo quyền cộng sản bên cạnh đàn Chiên của mình trong Giáo Tỉnh Hà Nội một cách quyết liệt, đôi lúc ngài cũng cảm thấy cô đơn trong hàng ngũ giữa anh em Giám mục với nhau.
Trở lại đế tài: “Phương hướng đối thoại và hợp tác của Giáo Hội tại Việt Nam với Nhà Nước” của GM Bùi Văn Đọc. Bài dài đến 4 trang , được đánh số từ 1 đến 10 để biện luận cho việc đối thoại với nhà nước VC là cần thiết, hầu hết đề tài ngài lại dựa vào Huấn Từ của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI gởi cho HĐGMVN trong chuyến viếng thăm Ad limina vào cuối tháng 6 năm 2009 . Mục đích của ngài Giám Mục trong buổi nói chuyện với đề tài này là làm công việc biện minh để bảo vệ sự im lặng của HĐGMVN trước những thắc mắc của nhiều giáo dân trong và ngoài nước, khi các vụ việc sôi động đã xẩy ra từ Toà Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Toà, Loan Lý …
Mới đọc cái tựa đề: “Phương hướng đối thoại và hợp tác của Giáo Hội tại Việt Nam với Nhà Nước” thì ai cũng vui mừng hớn hở vì nghĩ rằng HĐGMVN đã có phương pháp đối thoại với cộng sản hữu hiệu hơn và mới mẻ hơn. Thế nhưng khi đọc toàn bài thì chẳng có gì hưng phấn vì Đức GM Bùi Văn Đọc đã dựa vào Huấn Từ Ad limina 2009 để biện minh cho sự Im Lặng của HĐGMVN là đi đúng với tinh thần của vị Cha Chung theo lối lý luận chủ quan của ngài. Mở đầu ngài nói: “Trước hết, tôi xin nói lên một vài cảm tưởng và suy nghĩ khi lắng nghe và đọc đi đọc lại Huấn Từ của Đức Thánh Cha. Cảm tưởng đầu tiên của tôi là rất vui mừng, vì bài Huấn Từ đáp ứng lại một cách tuyệt vời sự chờ đợi của các Giám Mục Việt Nam. Quả thật, chúng tôi cần sự hướng dẫn cụ thể của Toà Thánh trong một hoàn cảnh rất tế nhị, mà chỉ một va vấp nhỏ cũng có thể mang đến thiệt hại to lớn cho Giáo Hội và Đất Nước.”
Trong thời gian gần đây, nhà nước cộng sản cũng đã giải thích Huấn Từ theo cung cách của họ như vậy, họ bảo Đức Giáo Hoàng đã nói trong Huấn Từ: người Công giáo tốt cũng là công dân tốt. Công dân tốt ở đây phải hiểu theo nghĩa cộng sản nói, là người công dân mà nhà nước VC bảo sao nghe vậy, cứ cúi đầu để ca tụng suốt đời: ”tôi nhờ ơn bác đảng mà có được hôm nay, cám ơn đảng đã cho xây nhà thờ, đã cho tổ chức lễ Giáng sinh, cho tổ chức các lễ hội linh đình …”. Còn kiểu công dân như Đức Cha Kiệt là phản động, vì dám nói lên sự thật. GM Bùi Văn Đọc cũng lý luận theo lối này để biện minh cho lối mũ ni che tai. Đọc đoạn Huấn Từ của Đức Giáo Hoàng gởi HĐGMVN “Anh Em cũng như tôi đều biết rằng một sự hợp tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị là điều có thể thực hiện được …” tức phải hiểu rằng, đây là sự bày tỏ thiện chí của Giáo Hội, ngài hy vọng và mong muốn rằng cộng đồng chính trị tại Việt Nam tức đảng cộng sản phải biết lắng nghe để có sự hợp tác lành mạnh giữa Giáo Hội: ”có thể thực hiện được”, nhưng trên thực tế có bao giờ nhà nước cộng sản nghe đối thoại đâu? Có bao giờ cộng sản để Giáo hội hợp tác lành mạnh trong việc xây dựng đất nước đâu? Huấn Từ viết tiếp: “Về điểm này, Giáo hội mời gọi mọi phần tử của mình dấn thân cách trung thành nhằm xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng“.
Đây là điểm then chốt của vấn đề mà Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh với dân Chúa kể cả các Giám mục, đó là việc xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng. Nếu không cùng nhau ngồi xuống đối thoại sòng phẳng và tôn trọng lẫn nhau để tìm ra điều hợp lý khi giải quyết một vấn đề gì, thì cần phải DẤN THÂN( Giáo hội mời gọi các phần tử phải dấn thân). Đức Cha Kiệt khi không còn đối thoại với thành phố Hà Nội được nữa thì ngài kêu gọi cầu nguyện, cầu nguyện để đòi Công Lý và Sự Thật. Đức Thánh Cha kêu gọi DẤN THÂN để xây dựng xã hội công bằng, chẳng khác nào lời nhắn nhủ: Tự do không ai cho không, muốn xã hội công bằng cũng không phải tự nhiên mà có. Trong phần này của Huấn Từ, Đức Thánh Cha cũng đã nói thẳng với nhà nước cộng sản rằng: “ Tôi thấy điều quan trọng này là phải nhấn mạnh rằng các tôn giáo không gây ra mối nguy hiểm cho sự đoàn kết quốc gia, bởi vì tôn giáo nhằm giúp đỡ cá nhân thánh hoá chính mình và qua các tổ chức của mình, các tôn giáo ước mong phục vụ tha nhân một cách quảng đại và hoàn toàn vô vị lợi”. Sao GM Bùi Văn Đọc không nói thẳng với nhà nước VC về điều này mà lại bày chuyện nói với giáo dân về phương hướng đối thoại.
Đó là vài trích đoạn trong Huấn Từ có liên quan đến đề mục Đối Thoại mà Đức Cha Bùi Văn Đọc đã đưa ra “Phương hướng đối thoại …”
Để đánh giá về câu chuyện: Phương hướng đối thoại của GM Bùi Văn Đọc đã đưa ra, xin trích dẫn chuyện đối thoại rất thời sự về Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt mà Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch HĐGMVN đã trả lời phỏng vấn Ban Biên Tập trang Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (WHĐ) khi ngài đang ở Sở Kiện tham dự lễ Khai Mạc Năm Thánh, cuộc phỏng vấn được WHĐ ghi ngày ( 26-11-2009) tức trước bài nói chuyện “Phương hướng đối thoại …”của GM Bùi Văn Đọc 2 ngày. Xin bấm vào đây để đọc toàn bài phỏng vấn: www.tgpsaigon. net/baiviet- tintuc/20091126/ 3149
Người viết xin tóm gọn vài ý chính mà Đức Cha Chủ tịch đã trả lời với WHĐ về Giáo Hoàng Học Viện (GHHV). Giáo Hoàng Học Viện ngưng hoạt động từ hè năm 1977 và vào đầu năm 1980 thì Nhà Nước chiếm dụng. Khi đất nước đổi mới, từ cuối năm 1993, HĐGMVN đã có kiến nghị đề nghị Nhà nước VN trao trả lại cho Giáo Hội và từ đó mỗi khi có dịp HĐGMVN cũng như Giáo Phận Đà Lạt đều thường xuyên nhắc nhở Chính quyền về đề nghị trên.
Đây là cuộc đối thoại một chiều trước sự im lặng của nhà nước VC không biết GM Bùi Văn Đọc có biết không?
Đức Cha Chủ tịch kể tiếp: Khi thấy một phần diện tích của GHHV đang được thi công, ngày 22-11-2008 Đức Cha đã gởi kiến nghị lên các cấp Chính Quyền tỉnh Lâm Đồng, đề nghị dừng lại việc thi công, Toà Giám mục lại nhận được văn thư số 8860/UBND-ĐC ngày 4/12/2008 của tỉnh Lâm Đồng đề nghị Toà Giám mục ủng hộ việc xây công viên nơi phần đất của GHHV, ngày 19/12/2008 ngài cũng tiếp tục gởi kiến nghị lên cụ Trưởng Ban Tôn Giáo để nói lên nhu cầu cấp thiết của Giáo Hội và cứ thế cuộc đối thoại của vị Chủ tịch HĐGMVN đã đi vào hư vô. Đơn từ khiếu kiện chẳng nhằm nhò gì đối nhà nước VC, và nhà cầm quyền tỉnh Lâm Đồng cứ việc thi công rầm rộ trên diện tích cơ sở GHHV như lời Đức Cha Chủ tịch đã nói, ngài cũng đã tiếp tục gởi kiến nghị lên Thủ Tướng Chính Phủ vào ngày 02-11-2009 để đề nghị Thủ Tướng xem xét một lần nữa nguyện vọng của HĐGMVN, và câu chuyện đối thoại trong vụ GHHV kết quả đến nay ra sao, chắc GM Bùi Văn Đọc đã quá biết.
Đó là chuyện đối thoại về GHHV của Đức Cha Chủ tịch hay HĐGMVN cũng thế, xin GM Bùi Văn Đọc suy niệm về phương hướng đối thoại với VC mà ngài đang muốn quảng bá, thiết nghĩ âu cũng chỉ là để che đậy sự im lặng đáng sợ mà thôi.
Tóm lại xin các ngài không nên tiếp tục đem chuyện đối thọại với nhà cầm quyền VC để biện minh cho sự im lặng của các ngài. Bởi vì Nhà nước VC chuyện cai trị đất nước bằng bạo lực, bằng đường lối lừa bịp, gian dối, lật lọng .. chẳng bao giờ họ tôn trọng những gì mà họ đã hứa, mà lại đi rêu rao chuyện đối thoại cho mệt.
Biến cố Thánh Giá bị đập phá tại Núi Thờ Đồng Chiêm, giáo dân bị đánh đập có người bị trọng thương, cả thế giới cùng hướng về Đồng Chiêm để cùng hiệp thông với cuộc khổ nạn mà giáo dân Đồng Chiêm đang gặp phải, đặc biệt từ đất nước Ba Lan, từ Canada đã lên tiếng hổ trợ và hiệp thông cầu nguyện, nhưng các ngài chủ chăn của 2 Giáo Tỉnh Sài Gòn và Huế cũng vẫn IM LẶNG. Xin mời các ngài đọc Văn thư của TGM Thomas Collins TGP Toronto, Canada gởi ông Đại Sứ VC Nguyễn Đức Hùng tại Canada ngày 28 -01-2010. Văn Thư phản đối nhà nước cộng sản VN đàn áp giáo dân Đồng Chiêm và đập phá Thánh Giá, xin bấm vào link kèm để đọc văn thư: www.vietcatholic.net/news/clients/ReadArti cle.aspx?Id=76967.
Trong Văn thư, Đức TGM Thomas Collins đã nhấn mạnh: Người tín hữu Công giáo là những công dân tốt của các quốc gia trên toàn thế giới, và việc tự do thực thi Đức Tin cũng như việc tôn sùng Thánh Giá của họ không phải là những mối đe dọa cho bất kỳ một quốc gia hay chính phủ nào. Thật vậy, người công dân Công giáo Việt Nam là một nguồn sức mạnh và sinh lực sống còn cho đất nước tuyệt vời của quý quốc. Thật là điều hổ thẹn khi họ không được tôn trọng.
Tôi thúc dục Ông Đại Sứ khuyến khích chính phủ của Ông cùng làm việc trong một tinh thần hợp tác với người tín hữu Công giáo của Việt Nam, hỗ trợ họ trong việc thực thi Đức Tin, và qua đó mang lại thêm sự thịnh vượng cho qúy quốc và tăng thêm uy tín của Việt Nam trên thế giới.
Những vị Hồng Y, Giám Mục Việt Nam nghĩ gì khi bên kia bờ Đại Dương, vị Giám Mục Toronto đã biết đồng cảm với những đau thương mà giáo dân xứ Đồng Chiêm đang bị đàn áp một cách thô bạo, nhất là niềm tin Kitô Giáo đang bị nhà nước VC xúc phạm qua hành động đập phá Thánh Giá nơi Đồng Chiêm?
Nguyễn An Quý
No comments:
Post a Comment