Tuesday, March 16, 2010

Rút Bài Học Từ TKS Tới Cồn Dầu - GHCGVN Cần Một Ủy Ban Đặc Trách - Ts Hồng Lĩnh

Ts Hồng Lĩnh

Lời Vào Đề: Bài nầy nhắm mục đích gửi tới các độc gỉa một đóng góp nhỏ bé cho đại cuộc trong tư thế: Quốc gia lâm nguy, thất phu hữu trách. Trong thể chế CSVN, sự hiện diện của một khối bất đồng chính kiến và có tổ chức phải được xem là một phép lạ và GHCGVN là một trong các tổ chức ấy. Vì lý do ấy, những nỗ lực của bất cứ cá nhân nào, nhắm ủng hộ cũng như góp ý kiến, gửi tới GHCGVN, là một vấn đề cần phải quan tâm và cần thiết.

Sau bao năm liên tiếp trận mạc và trước lúc về cõi khác tại đảo Sainte-Hélène, Nã Phá Luân đã phát biểu: «Muốn giữ ưu thế, sau mỗi mười năm phải thay đổi chiến lược và chiến thuật».

Danh từ chiến lược có nguồn gốc quân sự. Trên tổng quát, chiến lược là cả một kế hoạch to lớn có chiều dài, nối kết các hành động khác nhau để đạt mục tiêu tối hậu. Còn chiến thuật là cách thức thực hiện một nhiệm vụ giai đoạn, ngắn hạn và giới hạn trong mục tiêu.

Vấn đề giữ ưu thế không nhất thiết chỉ dành riêng cho các chính trị gia hay hàng tướng lãnh tại trận mạc. Trái lại nó còn có giá trị cho bất cứ một tổ chức nào, đang phải đối đầu với một bạo lực áp chế, để tồn tại và phát triển, đặc biệt thứ bạo lực ấy là CSVN.

Hiện tại GHCGVN, dầu được che lấp bởi những mỹ từ nào đi nữa, đang phải đương cự với bạo quyền ấy.

Nét Căn Bản Tổ Chức Của GHCG

Từ ngoài vào nhìn vào, GHCG hoàn vũ có một tổ chức vừa hàng dọc và hàng ngang. Trên bình diện quốc tế và hàng dọc, chính phủ Vatican bổ nhiệm và kiểm soát các Vị đứng đầu các Giáo Tỉnh cũng như các Giáo Phận của mỗi quốc gia.

Cứ năm năm một lần, vào các dịp Ad limina, các Giám mục về La Mã yết kiến ĐTC và báo cáo tình hình của Giáo phận mình. Ngoài ra, các Ad limina là những dịp tạo cơ hội để các Giáo Tỉnh và Giáo Phận của một quốc gia, trong bầu không khí tách khỏi thực tế của địa bàn quốc nội, xích lại gần nhau.

Nhưng tại mỗi quốc gia, GHCG không có một vị đứng đầu để đôn đốc và kiểm soát các Vị trách nhiệm Giáo Tỉnh hay các Giáo phận. Từ đó các Giáo Tỉnh hay các Giáo Phận có tính cách tự trị và độc lập với nhau. Do đó, GHCG tại mỗi quốc gia là một Liên Bang không có vị chỉ huy đứng đầu.

Với hệ thống tổ chức ấy, nếu có ai xấu miệng bảo đó là những hoàng triều cương thổ. Thời rất khó phân phôi. Thực tiển đã cho thấy tại VN trong thể chế CSVN, khi có một biến cố xảy ra tại một địa bàn Giáo phận nào đó, một liên hiệp có tiếng nói chung thật khó khăn. Nếu không muốn nói là CSVN đang thi hành chính sách chia rẽ và bẻ bó đũa từng chiếc.

Cho nên cách tổ chức ấy, nay đã trở thành nét văn hóa của GHCG, xem ra không thích ứng để đối phó với hoàn cảnh do CSVN tạo ra. Tuy đã có HĐGMVN từ năm 1980. Nhưng nay xem HĐGMVN là một ban nhạc mà trong đó, trống đánh ngược và kèn thổi xuôi trong giới lãnh đạo đã xảy ra, suốt cả chiều dài của các biến cố, đi từ TKS tới Cồn Dầu. Sự kiện làm ngơ ngác Giáo dân. Một vấn nạn đòi hỏi sáng tạo đổi thay vài nét tồ chức của cơ cấu ấy. Hầu tạo một thích ứng cho GHCGVN trong việc đối đầu với CSVN.

Sơ Tóm Các Diễn Tiến Chiến Lược và chiến thuật của GHCGVN Từ 1980 tới nay

Ngay sau khi chiến tuyến chống cộng miền Nam tan vở vào ngày 30/04/1975, GHCGVN phải khòm lưng chịu trận để che chở linh hồn trong thế phòng ngự, để bảo toàn lực lượng và bị lâm vào tình cảnh thảm thương của một Giáo Hội thầm lặng. Cố ĐT Nguyễn Văn Bình cuốn cờ chạy dài, tự động dâng không cho CSVN tất cả của cải của Giáo Phận. Còn các nơi khác, tuy không dâng hay cúng, nhưng cũng mất hết.

Trong chiều dài lịch sử cùa các năm từ 1975 tới năm 1980, tình trạng GHGCVN thật bi đát và tả tơi, xem ra không có một chiến lược chung. Tuy đã có hành động phản kháng của TGM Nguyễn Kim Điền và linh mục Nguyễn Văn Lý.

Nhưng vào năm 1980, HĐGMVN được thành lập, và vào ngày 1 tháng 5 năm 1980, gửi thư chung cho toàn thể linh mục, tu sĩ và giáo dân cả nước.

Chiến Lược Đồng Hành năm 1980:

    Không Đặt Vấn Đề Đối Thoại Với CSVN
    Không Đá Động Tới CSVN,
    Không Có Mục Tiêu Rõ Ràng,

Vào Năm 1980, các Giám mục VN, trong hoạn nạn, đã gặp nhau và tỏ ra đoàn kết, tổi thiếu qua ngôn từ của thư chung. Các Ngài không đặt vấn đề ai lo phận nấy như hôm nay tại VN và thư chung ấy nói lên ý chí hợp quần và làm việc chung, cũng như chiến lược đồng hành với dân tộc và tổ quốc. Nhưng không ghi rõ mục tiêu của chiến lược ấy và cũng không bảo dân tộc là ai và tổ quốc là cái gì, còn CSVN bảo chúng là dân tộc và tổ quốc. Còn vấn đề chiến thuật hay cách hành động ra sao không thấy ghi gì cả. Ngoài ra thư chung không đặt chiến lược đối thoại với CSVN. Có lẽ vì tình thế bắt buộc úp mở như vậy.

Các Ngài tuyên bố sẽ có hành động, khi có dịp và sẽ là những dịp nào ? Tất cả còn ở trong tình trạng phôi thai dự tính qua vài ngôn từ cũng như chỉ nêu ý chí làm việc chung với nhau thôi.
Xin trích lại một số câu ghi trong thư chung hầu giúp đọc gỉa hiểu rõ tâm trạng và khái niệm đồng hành mơ hồ của các Giám mục ta vào thời điểm ấy, thời điểm của tiến nhanh và tiến mạnh tới XHCN của CSVN và của quốc tế cấm vận, vì lý do bọn CSVN xâm lăng Campuchia. Hơn nữa vào thời điểm ấy, CSVN đang ôm gót CS Nga với một Brejnev chủ trương dùng vũ lực đang thừa thắng xông lên xăm lăng Á Phủ Hãn vào cuối năm 1979.

Tuy các Giám mục tuyên bố chung sức làm việc với nhau. Nhưng có lẽ vì phải xây dựng lại tất cả từ đổ nát, nhất là vấn đề đào tạo, nên chiến lược chính có lẽ là chiến lược XIN-CHO. Nhưng không ai nói ra. Vì vào thời điểm ấy, một đối kháng công khai khó có thể được. Trong khi phải dồn tất cả nỗ lực vào việc đào tạo sau nhiều năm đóng cựa các chủng viện.

1. «Chúng tôi vui mừng được gặp nhau .., chúng tôi được dịp hiểu biết tình hình giáo phận trong cả nước. Nhờ đó chúng tôi thấy rằng, mặc dù sống xa nhau, tâm hồn chúng tôi vẫn là một, và cùng chia sẻ những nỗi âu lo».

2. «Chúng tôi cũng đã chuẩn bị việc tham dự Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới khoá V, và việc các giám mục Việt Nam đi viếng mộ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô.

3. Trước khi bế mạc Đại hội, chúng tôi đã vào lăng kính viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, và đã đến yết kiến Thủ tướng Chính phủ».

4. «Chúng tôi cũng phải cùng nhau gánh vác mọi trách nhiệm của chức vụ giám mục trong tinh thần tập thể và đồng trách nhiệm. Bởi thế, việc thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam là để phục vụ anh chị em đắc lực hơn, Hội đồng Giám mục là nơi quy tụ các vị lãnh đạo Giáo Hội trong một quốc gia hay một lãnh thổ để hợp nhất với nhau».

5. «Chỉ có một tấm lòng, một linh hồn, không một người nào nói là mình có của riêng nhưng đối với họ, mọi sự là của chung. Vậy chúng ta phải đồng hành với dân tộc mình».

6. «Chúng tôi hy vọng sẽ có thể dần dần đề ra những công việc cụ thể».

Chuyển Hướng Chiến Lược Của GHCGVN Trong Chiều Dày Thời Gian Từ 2008 tới 2010

Vào cuối năm 2007 và trong năm 2008, xảy ra đột biến TKS và Thái Hà. Song song với phong trào quần chúng cầu nguyện đòi công lý và tư hữu, TGM Ngô Quang Kiệt, chuyển hướng chiến lược, tuyên cáo tự do tôn giáo là một quyền và không phải Xin-Cho.

Tạo ra một hướng đi mới trong lòng GHCGVN. Từ đó các Giám mục VN chia ra hai phái: Một phái theo khuynh hướng chối bỏ Xin-Cho và phái kia duy trì tình trạng Xin-Cho. Cùng lúc đã xảy ra một số sự kiện như sau:

    UBND Thành Phố Hà Nội Đặt HĐGMVN
    Trước Một Vấn Đề Cụ Thể
    Và HĐGMVN Cũng Đặt Một Số Vấn Đề

    Trong thư chung của 1980, HĐGMVN phát biểu: «Rồi đây với ơn Chúa giúp và hoàn cảnh cho phép, chúng tôi hy vọng sẽ có thể dần dần đề ra những công việc cụ thể. Nói tóm lại là một số chiến thuật hành động.

    Qua các vụ TKS và Thái Hà, CSVN trắc nghiệm ý chí cũng như cách hành động của HĐGMVN. Các Ngài của HĐGMVN phải đối diện với một tình trạng cụ thể và kết quả trắc nghiệm xem ra thật tả tơi từ nguyên tắc tới cách thức hành động!

    Thật thế, tiếp theo những ngày sôi động của hai vụ TKS và Thái Hà, Nguyễn Thế Thảo, trong thế vừa ăn cướp vừa đánh trống, vào ngày 23/09/2008, đã gửi văn thư mang số 1437/UBND-NC tới HĐGMVN với yêu sách đòi HĐGMVN xử lý TGM Ngô Quang Kiệt, các linh mục Vũ Khởi Phụng, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Văn Thật và Nguyễn Ngọc Nam Phong.

    HĐGMVN đã trả lời vào ngày 25/09/2008 như sau: «Sau khi xem xét, chúng tôi thấy các Vị này không làm bất cứ điều gì ngược lại Giáo luật của GHCG».


Từ công văn của Nguyễn Thế Thảo tới câu trả lời của HĐGMVN là cả một sai trái về nguyên tắc. Nguyễn Thế Thảo làm ẩu và cố lộn địa chỉ và HĐGMVN làm sái nguyên tắc.

TGM Ngô Quang Kiệt do Tòa Thánh Vatican bổ nhiệm, thời HĐGMVN lấy quyền gì mà xử lý TGM Ngô Quang Kiệt hay thuyên chuyển Ngài ra khỏi Giáo phận Hà Nội? Còn các Vị linh mục kia ở trong địa bàn Giáo phận Hà Nội, thuộc quyền Cha Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế, qúa lắm và trong tương đối, thuộc quyền TGM Ngô Quang Kiệt, chứ không thuộc quyền HĐGMVN.

Thật thảm thương trong vụ nầy. Một tên vô thần làm ẩu và cố lộn địa chỉ. HĐGMVN không xác định vị trí rõ ràng về giới hạn quyền hành của mình! Vì quyền xét xử một TGM là của ĐTC và chỉ có Ngài mà thôi. Ngoài ra HĐGMVN lại xem ra đứng trên và đứng ngoài sự việc, phản lại tinh thần của thư chung năm 1980 ! Đáng lý ra phải trả lời ngắn gọn: «Trả lại công văn, lý do lộn địa chỉ» để Nguyễn Thế Thảo thấy cái dốt của nó.

Tuy thế, trong thế vớt vát, HĐGMVN cũng đặt ra một số vấn đề qua văn thư đính kèm với tiêu đề: «Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay với những nhận xét như sau:

1. «Luật về đất đai tuy đã sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn bất cập, đặc biệt là chưa quan tâm đến quyền tư hữu chính đáng của người dân. Thêm vào đó, nạn tham nhũng và hối lộ càng làm cho tình hình tệ hại hơn. Thiết nghĩ không thể có một giải quyết tận gốc nếu không quan tâm đến những yếu tố này (quyền tư hữu)».

2. «Trong tiến trình giải quyết những tranh chấp, một số phương tiện truyền thông thay vì là nhịp cầu liên kết và cảm thông thì lại gieo rắc hoang mang và nghi kỵ».

3. «Cũng trong tiến trình giải quyết những xung đột nêu trên và nhiều vụ việc khác, một số người có khuynh hướng sử dụng bạo lực».

4. «Đứng trước tình hình trên, chúng tôi có những đề nghị cụ thể như sau»:

4.1. «Trước hết, nếu luật về đất đai còn nhiều bất cập thì nên sửa đổi cho hoàn chỉnh. Việc sửa đổi này cần phải quan tâm tới quyền tư hữu của người dân như Tuyên ngôn Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền đã khẳng định: "Mọi người đều có quyền tư hữu cho riêng mình hay chung với người khác … và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán» .

4.2. «Kế đến, đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi những người làm công tác truyền thông phải tôn trọng sự thật».

4.3. «Tuy nhiên khi giải quyết những tranh chấp gần đây, đáng tiếc là đã có những hành vi sử dụng bạo lực».

4.4. «Một giải pháp thoả đáng chỉ có thể đạt được nhờ đối thoại thẳng thắn, cởi mở và chân thành, trong hoà bình và tôn trọng lẫn nhau».

Thật tiếc một dịp mất đi! Không biết vì lý do gì mà HĐGMVN không quay đòn lại cho Nguyễn Thế Thảo về các sự kiện trên và yêu cầu Nguyễn Thế Thảo phải trả lời cũng như bắt Nguyễn Thế Thảo phải chịu trách nhiệm ! Hơn nữa HĐGMVN không có thái độ đứng hẵn về phía công lý của TGM Ngô Quang Kiệt, con người đã bị các oan khiên kể trên do Nguyễn Thế Thảo tạo ra ! Hơn nữa không có một ủy ban hay sơ đồ thực tiển hóa các quan điểm ấy để bảo vệ GHCGVN trong các sự việc khác trong tương lai.

Thư Chung Từ Ad limina 2009 Tại La Mã Hạ Cấp Ý Chí Cùng Gánh Vác 1980

THƯ HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA NHÂN CHUYẾN VIẾNG THĂM AD LIMINA 2009

Thư chung nầy, ra đời sau biến cố TKS và Thái Hà, có tính cách hành xử nội bộ. Tuy thế, văn từ bắt đầu khác giọng đối với thư chung của năm 1980 cũng như đối với các quan điểm nêu trên, liên quan tới hai vụ TKS và Thái Hà.

Nếu trong thư chung của năm 1980, các Ngài đặt nặng vấn đề đoàn kết và lo chung, trong thư chung vào dịp Ad limina 2009, các Ngài hô hào «Hiệp Thông». Tuy về ý nghiã, «Hiệp Thông» là hành động chia sẽ, liên đới giữa những khối thường xa nhau hay độc lập với nhau và không nhất thiết phải lo chung như tinh thần của thư chung của năm 1980. Nói chung tinh thần lo chung và gánh vác chung bị xuống cấp thảm hại qua thư chung nầy.

Sám hối của lương tâm sau các biến cố vừa qua. Các Ngài đặt ra ba tiêu đề: SỰ HIỆP THÔNG TRONG GIÁO HỘI; HIỆP THÔNG, ÂN HUỆ THIÊN CHÚA BAN; HIỆP THÔNG VÀ SỨ VỤ. Xin ghi lại một số điểm của thư chung vào dịp Ad limina 2009, để đọc gỉa thẩm định sự thay đổi:

1. «Do bận rộn với công việc mục vụ, ít khi nào các giám mục Việt Nam có cơ hội sống chung với nhau suốt hai tuần, không chỉ làm việc chung mà còn gặp gỡ nhau thân tình trong các bữa ăn hoặc trong khi di chuyển.

2. Nhờ đó, chúng tôi hiểu nhau hơn và gần nhau hơn, mối dây huynh đệ được thắt chặt, ưu tư mục vụ được chia sẻ. Đây là kinh nghiệm thật quý báu và chúng tôi thấy khi về lại Việt Nam, các giám mục cần gặp gỡ nhau thường xuyên hơn và thân tình hơn. Hiệp thông giữa các giám mục cũng hàm nghĩa hiệp thông giữa các giáo phận». (Chua chát quá trong thực tiển và hiện tình).

3. «Về bản thân các giám mục chúng tôi, Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng tôi noi gương các vị mục tử mẫu mực trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam để “sống thánh thiện, khiêm tốn, đơn sơ”, thể hiện “tình yêu hiền phụ đối với Dân Chúa và tình huynh đệ thắm thiết với các linh mục (hết trích)».

Biến Cố Đồng Chiêm, Một Loạt Thông Cáo
Loạn Xà Ngầu, Quay Đầu Đúng 180 Độ,
Đối Với Các Thư Chung Trước Đó

Các Thông Cáo Của HĐGMVN

Trong biến cố Đồng Chiêm, vào ngày 14/01/2010, trước bức xức của dư luận về sự im lặng của GĐGMVN, một thông cáo, tuy mang chữ ký BBT WHD, nhưng thật ra là một thông cáo nặc danh, dấu đầu hở đuôi do lặp lại tỉnh từ: «tương kính» mà chỉ có Chủ Tịch Nguyễn Văn Nhơn đã dùng lần đầu trong một phỏng vấn khi Triết qua Vatican, chứ từ trứơc tới lúc ấy không ai dùng tỉnh từ ấy trong giao tế giữa Vatican và CSVN, với tiêu đề: «HĐGMVN: Lên tiếng hay không lên tiếng » với ngôn từ ngớ ngẫn cũng như thứ thái độ vô duyên»

Tại sao HĐGM không lên tiếng ? Vụ việc Đồng Chiêm là một vụ tranh chấp đất đai liên quan đến đất tôn giáo, mục đích là “soi sáng” cho người đọc, Giáo phận nào lo chuyện của họ".

Một thông cáo, bằng những cụm từ vô nghĩa và trống rỗng, cáo chung chiến lược của năm 1980 và chổi bỏ các quảng bá hiệp thông của thông cáo Ad limina 2009.

Luôn liên quan tới vụ Đồng Chiêm, cái trống thay đổi chiến lược của lãnh đạo HDGMVN tiếp tục nổ tưng bừng qua các phỏng vấn cũng như các thư chúc tết của hai Ngài HY Mẫn và Giám mục Chủ Tịch Nhơn: « Đối thoại và Cộng Tác, Đồng Hành và Hy Vọng ». Nhưng thực tiển hóa là như thế nào? Còn Giám mục Nguyễn Như Thể, bị đồ án xây dựng tại La Vang bịt miệng, nên làm thinh luôn.

Sau vụ Đồng Chiêm, CSVN tiến về Cồn Dầu:

«Vào lúc 9g30 sáng nay, ngày 29.1.2010, một toán công an, an ninh và cán bộ chính quyền đến nhà ông Thái Văn Liên, với thái độ hung hăng, nhưng không có ông Liên ở nhà. Vợ của ông là bà Nguyễn Thị Kim Cúc ra gặp và hỏi: “Việc gì mà các ông đến nhà chúng tôi”. Với thái độ hung hăng áp bức, cán bộ các cấp chính quyền đòi phải kiểm định cho được nhà ông bà.

Cũng tin từ Cồn Dầu cho hay, hôm qua, thứ ba ngày 9 tháng 3, 2010, ông Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, cùng một số thuộc hạ và công an, đã đến nhà xứ Cồn Dầu gặp Linh Mục Chánh Xứ Cồn Dầu Emmanuel Nguyễn Tấn Lục hơn 2 tiếng đồng hồ, từ 2 giờ đến 4 giờ chiều. Trong cuộc gặp gỡ này, ông Nguyễn Bá Thanh đã yêu cầu Cha Nguyễn Tấn Lục giảng trong nhà thờ khuyên giáo dân Cồn Dầu ký giấy đồng ý giải tỏa để chính quyền chuẩn bị giao đất cho các nhà đầu tư.

Ông Thanh cũng lớn tiếng tuyên bố rằng tháng tư này, ông sẽ cho hàng ngàn xe ủi đất đến san bằng ruộng vườn và lấp cánh đồng Cồn Dầu cho dù dân có đồng ý hay không.

Ông khẳng định, đất đai là của nhà nước, nhân dân chỉ là người xử dụng, khi cần thì nhà nước có quyền đòi lại để xây dựng phát triển.

Trong những ngày vừa qua, cán bộ và công an vẫn tiếp tục lung sục từng hộ của tổ dân phố 20, rình rập để gặp cho được chủ hộ để bắt họ phải ký giấy cho kiểm định (Vietcatholic).

GM Giuse Châu Ngọc Trị Phản Ứng Lạ Đời

Thay vì bảo vệ con chiên, Ngài cố sức thay công an đi tìm ai là tác giả của lá đơn kêu cứu của Giáo dân Cồn Dầu.

Ngài nổ tiếp: «Hãy cẩn thận tránh việc chia rẽ lương giáo. Tại sao các dân khác bằng lòng chấp nhận việc di dời mà giáo dân Cồn Dầu lại phản đối, gây khó khăn cho chính quyền và phiền toái cho giáo quyền».

«Rất tiếc là tác giả bức thư vì vô tình hay thiếu hiểu biết, đã biến một tranh chấp dân sự giữa công dân với chính quyền thành xung đột giữa tôn giáo và nhà nước. Khó khăn rắc rối lại tập trung vào Giáo Hội, nhất là Giáo Hội địa phương, nơi sự vụ diễn ra».

«Hơn ai hết, những người có trách nhiệm mục vụ tại địa phương biết phải nói gì và không nên nói gì, nói như thế nào, lúc nào và trong giới hạn nào, để đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động quản trị và mục vụ truyền giáo tại địa phương mình, trong tinh thần tôn trọng sự thật, xây dựng tình hiệp thông, đối thoại và hợp tác lành mạnh».

«Cần phân biệt những hành vi dân sự và hành vi tôn giáo. Tranh chấp dân sự về chương trình qui hoạch tại xã Hoà Xuân không phải là tranh chấp tôn giáo, vì liên quan đến 1500 gia đình phải di dời, mà giáo dân Công giáo chỉ chiếm ¼ sinh sống tại thôn Cồn Dầu. Hơn nữa, Thánh đường và các công trình chung của Giáo xứ không thuộc diện qui hoạch ».

Tấn công Giáo dân chưa đã và cho mất Giáo dân, Ngài quay sang tấn công truyền thông Công Giáo Vietcatholic: «Quá tùy tiện đưa tin hoặc đăng bài, các cơ quan truyền thông Công giáo cần nhẫn nại kiểm chứng các thông tin trước khi đăng tải, và tôn trọng sự thật khách quan của sự kiện được thông tin. Không nên dễ dàng chấp nhận những cộng tác viên nặc danh hoặc ẩn danh trong những đề tài và nội dung nhạy cảm, khiến chúng ta dễ bị lầm lẫn trong một thế giới ảo và quá dễ dãi như internet».

Tấn công xong, Ngài quay sang ca tụng thiện chí ăn cướp CSVN: «Đối với riêng thôn Cồn Dầu, trong quá trình vận động, chính quyền đã tổ chức được đến 20 lần tiếp xúc giữa nhân dân và những người thi hành chương trình qui hoạch này ở các cấp».

Ngài nắm cổ tinh thần của Công Đống Vatican II vào làm nhân chứng cũng như dùng làm tham chiếu. Nhưng theo cách giải thích của Ngài và Ngài chủ trương đối thoại với CSVN cũng của Ngài luôn, trong khi CSVN không chủ trương đối thoại với bất cứ một ai và Giám mục Trị không phải là một ngoại lệ.

Ngài chủ trương tuyệt đối tin vào lời hứa của CSVN trong chiến luợc « Đối Thoại, Cộng Tác, Đồng Hành Và Hy Vọng»: «Chính quyền Thành phố Đà Nẵng giải toả Trường Trần Phú, nguyên là Trường Sao Mai của Giáo phận Đà Nẵng trước năm 1975. Sau một thời gian dài trao đổi thảo luận, kết quả bước đầu là Thành phố đã có văn bản thống nhất chủ trương để Toà Giám mục Đà Nẵng xây dựng một ngôi trường trung học tư thục bằng văn thư số 6807/UBND-QLĐTh do Ông Chủ tịch UBND Thành phố Trần Văn Minh ký ngày 20 tháng 10 năm 2009. UBND Thành phố đã có văn thư số 8279/UBND-NCPC cũng do chính Ông Chủ tịch UBND Trần Văn Minh ký ngày 18 tháng 12 năm 2009, đề xuất về Trung ương xin ý kiến của Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, với câu kết rất tích cực: “Rất mong Ban Tôn giáo Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm giải quyết”.

Ngài xem lời nói ấy là cả một thiện chí và là sự thật : « Và theo thông tin không chính thức, đề nghị này của Thành phố cùng với đề án mở trường tư thục của Giáo phận Đà Nẵng đã được đặt lên bàn làm việc của Thủ tướng Chính phủ». Ngài hô lớn khẩu hiệu: «Tin rằng thiện chí sẽ được đền đáp ». Không rõ CSVN sẽ đền đáp cho Giám mục cái gì ? Nhưng trường Sao Mai đã mất và Các Giáo dân Cồn Dầu đang bị khủng bổ nặng nề ?

Cảm Nghĩ Về Các Chiến Lược Của HĐGMVN Từ 1980 Tới 2010

Trên Phương Diện Tinh Thần

Phải ứa lệ than thở với trời đất cho cảnh bại bể nương dâu trước hạ cấp ý chí đoàn kết của HĐGMVN trong các biến cố gần đây. Chính lúc nầy nên ghi lại lời nói của linh mục Nguyễn Hữu Lễ: «Thời đại nào mà Giáo hội bị bắt bớ, bị ngược đãi, giáo sĩ và giáo dân bị cầm tù, bị chém giết: Đó là lúc Giáo hội mạnh nhất. Ngược lại thời đại nào mà Giáo hội dựa vào các các thế lực chính trị và được chánh quyền ban cho nhiều quyền lợi, nhiều bổng lộc, nhiều ưu tiên: Đó là lúc Giáo hội sa đọa nhất».

Cho tới năm 1980, một chiều dài lịch sử đánh dấu GHCGVN bị CSVN bắt bớ, bị ngược đãi, bị tù đày và bị chém giết, HĐGMVN tỏ ra lành mạnh qua thư chung 1980. Tuy chiến lược còn thuộc dạng khẩu hiệu và mang tính quấy hồ ra cháo lõng. Nhưng tinh thần sống chết có nhau, giữa các Giáo phận và giữa các Giám mục với Giáo dân, đã được thể hiện tối thiểu qua văn từ của thư chung của các Ngài Giám mục Việt Nam vào năm 1980.

Nhưng suốt một chuỗi khổ hạnh dài lê thê, từ TKS tới Cồn Dầu, sau khi đã qua các lối Thái Hà, Tam Tòa và Đồng Chiêm v.v..., các Mục Tử VN chia ra hai cánh và di chuyển trên hai tuyến ngược chiều. Trong 26 Vị, chỉ có chừng 10 Vị còn sát cánh với đàn chiên trong khổ hạnh theo tinh thần thư chung năm 1980.

Còn 16 Vị ki (vì Đối Thoại, Cộng Tác, Đồng Hành Và Hy Vọng) đang ngoảnh lưng hô hóan lý thuyết cũng như thông cáo biện minh hay biện hộ thói đời sa đọa bị mua chuộc hay hèn nhát. Dầu cho biều tượng cứu chuộc có bị đánh nát cũng thừa, dân Chúa có tang thương cũng kệ.

Trên Phương Diện Thuần Túy Chiến Lược Và Chiến Thuật

Trong cuộc đối đầu giữa CSVN và các tôn giáo, cách riêng giữa CSVN và GHCGVN, HĐGMVN luôn cần một chiến lược và một ít chiến thuật. Sau khi xét các khía cạnh chiến lược và chiến thuật của GHCGVN trài qua một chiều dài lịch sử từ 1980 tới nay. Thật tội tình cho các cụm từ: «Chiến lược và chiến thuật». Thay vì chiến lược và chiến thuật đúng nghiã của nó, các Ngài chuyên nghề hô khẩu hiệu. Hô chết sống cùng nhau vừa xong (1980), lại đổi qua ngay khẩu hiệu chết sống mặc bay (2010), vùng nào đã có Mục Tử của nó, liệu mà lo. Một số mưu vặt kéo mền đắp về phía mình không phải là chiến lược hay chiến thuật.

Thánh Gía là biểu tượng của tòan thể Giáo hội và đất đai tại TKS, Thái Hà, Tam Tòa hay nơi khác cũng là của GHCGVN. Giáo dân tại TKS hay nơi khác cũng là dân Chúa và của Giáo Hội. Mục Tử là kẻ chăn chiên và chiên nào cũng là chiên của Giáo Hội.

Hô hào với sáo ngữ thật dễ, nhưng khi có chuyện lại làm thinh hay chạy dài. Rồi còn dùng các chiêu bài: «Đối Thoại Và Cộng Tác, Đồng Hành Và Hy Vọng, Không Làm Phiền Mục Tử» làm lý thuyết. Thứ lý thuyết, nặng mùi khuẩu hiệu, mộng tưởng và không bao giờ thực tiển hóa được. Vì CSVN không đối thoại, cho đi theo chứ không cho đồng hành. Hy vọng vào lời hứa của CSVN hay vào tờ giấy do cán bộ hạ từng đã gửi đi và văn thư có thể đã nằm trên bàn giấy của Ủy Ban Tôn Giáo là hy vọng hay sao ? Để rồi thí hết và cho mất hết, từ chố nầy tới chổ khác với máu chảy và nước mắt nơi Giáo dân. Một thế Xin-Cho đứng hay qùy vẫn là Xin-Cho.

Khi không có cân bằng phương tiện, một mất mát là chuyện thường tình. Nhưng cái khốn nạn là đã mất mát trong chia rẽ với những nhát dao đâm sau lưng. Thứ mất mát thảm hại mang tính cách tồi tàn. Nay chỉ còn lại chiến lược đòi tư hữu cũng như công lý và chối bỏ Xin-Cho do ngọn đuốc tiên phong Ngô Quang Kiệt chủ xướng và cương quyết đòi lại của linh mục Nguyễn Văn Lý. Hai hướng ấy không đi ngoài các quan điểm HĐGMVN nêu ra vào năm 2008, tự do tôn giáo là một quyền được ghi rõ trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền năm 1948 của LHQ và CSVN đã ký vào.

Hãy Chổi Giậy Mà Đi

Về phiá CSVN, chúng có một sách lược nhắm kéo dài cai trị cũng như làm giàu qua bóc lột và cướp bóc, với ba hướng tiến: Hướng tiến theo chủ thuyết Lénine: Đảng nắm quần chúng giáo dân qua giới lãnh đạo, đảng chia rẽ để bẻ đũa từng chiếc, đảng khai trương chính sách đàn áp với thói côn đồ cộng hưởng.

Chính sách nầy xem ra thành công tại hai Tổng Giáo phận Sài Gòn và Huế và bị chống trả tại Tổng Giáo phận Hà Nội. Sự chống trả nầy tạo ra một hướng đi mới cho GHCGVN trong việc bảo vệ tài sản của GH. Và CSVN đã phải đem ra những chiến thuật tối hậu tồi tàn nhất để đối phó.

Nếu CSVN có ban phát cho ai một cái gì đó. Sự ban phát nầy nằm trong chiến lược của Lénine và đó là phần thưởng cho những ai đã có công đồng hành về sách lược của chúng như đã nêu trên.

Suốt cả chiều dài của các biến cố, lực lượng lên tuyến đầu thuộc thành phần linh mục và Giáo dân và thành phần nầy đang phải gánh tất cả đau thương.

Còn phần đông của thành phần Giám mục đang chủ trương những lý thuyết hoang tưởng vời những món giả cầy, làm hề cho CSVN cười. Nhưng rất may đã có TGM Ngô Quang Kiệt và đã cứu vãn được phần nào.

Từ đó một kết luận được xem như là một đề nghị: GHCGVN nay phải thấy rằng việc hô các khẩu hiệu của những năm qua là vô bổ, trái lại phải có chung một sách lược thực tiển đối phó với sách lược của CSVN nêu trên.

Bước đầu của thực tiển hóa là sự ra đời của một ủy ban đặc trách, trong tinh thần thực tiển hóa quan điểm của HĐGMVN đính kèm văn thư trả lời Nguyễn Thế Thảo vào năm 2008, trong chiều hướng do TGM Ngô Quang Kiệt vặch ra, gánh trách nhiệm bảo vệ tài sản của GH cũng như bảo vệ con chiên (bài tiếp ngắn gọn sẽ trình bày công tác của ủy ban đặc nhiệm nầy cũng như các đặc trưng và tư thế vận động).

Ts Hồng Lĩnh


No comments:

Post a Comment