Douglas MacMillan, Bussiness Week 28/5/09
Cánh cửa chính đang mở rộng tại quốc gia Á châu này, nhưng đau đớn thay là sự việc phải né tránh áp lực của nhà cầm quyền trong chủ trương kiểm soát và kiềm chế hoạt động Internet, thông tin mạng của người dân.
Đại công ty internet YAHOO đang chuẩn bị để khuếch trương thương vụ tại Việt Nam. Nhưng trong khi đang bành trướng hoạt động tại quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á này, họ phải cẩn thận để ngăn ngừa trường hợp họ sẽ trở thành một đồng lõa của nhà cầm quyền trong những nỗ lực nhằm hạn chế người dân của họ truy cập mạng lưới Internet.
Việt Nam đang là một thị trường mới đầy hứa hẹn mà hãng YAHOO đang nhắm khai thác. Hơn 95% trong khoảng 18 triệu khách hàng Internet xử dụng YAHOO nhắn tin nhanh (Instant Messages) và email theo một thăm dò của hãng nghiên cứu TNS. YAHOO cũng đang trợ giúp tài chính cho những tụ điểm như Internet Cafés tại Saigon và những nơi khác. Rồi với sự thông dụng của hệ thống trang mạng cá nhân (Blogging Platform), đã châm ngòi cho việc ra đời YAHOO 360Plus với phiên bản Việt Ngữ vào tháng 5, 2008.
Nhưng công việc bành trướng thương vụ của YAHOO như thế lại đang bị trở ngại từ nhà cầm quyền trong chủ trương hạn chế người dân việc truy cập mạng Internet. Mùa Thu năm ngoái (2008), nhà cầm quyền đã thành lập “Cơ Quan quản lý Radio, Truyền Hình và Điện Tử”, là một bộ phận nhằm theo dõi và kiểm soát mạng lưới điện tử Internet. Cơ Quan này đã ra một sắc lệnh chính phủ, theo đó sẽ gia tăng hình phạt đối với những bài viết đả kích chính phủ được đăng tải trên trang mạng của mình. Theo tổ chức “Phóng Viên Không Biên Giới” – PVKBG – một tổ chức tranh đấu cho quyền làm người đặt trụ sở tại Paris, Pháp quốc, thì Sắc lệnh này cũng còn đòi hỏi những công ty cung cấp dịch vụ mạng Internet như YAHOO phải cung cấp cho họ những tư liệu, dữ kiện của khách hàng.
“Những kẻ thù” của mạng Internet
Từ Bản Báo Cáo tháng 3, tổ chức PVKBG đã liệt kê Việt Nam vào danh sách những quốc gia mà họ xem là “kẻ thù của Internet”. Trong đó, họ đã nêu lên khoảng 30 trường hợp “Bất đồng chính kiến mạng” (Cyber Dissident) đã bị nhà cầm quyền bắt giam từ 2002 – 7 người trong số đó vẫn còn đang trong lao tù – PVKBG cũng phê bình Đỗ Quý Doãn, Phó Bộ Trưởng Thông Tin & Liên Lạc về một lời tuyên bố của ông ta vào tháng 2 rằng “Một trang nhật ký cá nhân (Blog) là một trang thông tin cá nhân. Nếu một ai (blogger) xử dụng nó như một trang mạng thông tin, báo chí thì sẽ bị trừng phạt vì vi phạm luật”. Ông Doãn đã không hồi báo để trả lời câu hỏi của nhiều tổ chức, báo chí về lời tuyên bố trên.
Sự việc YAHOO đáp lại lời đòi hỏi của nhà cầm quyền (để nhắm canh chừng, theo dõi và gây khó khăn cho người dân Việt Nam khi xử dụng Internet) cho thấy những khó khăn khi họ hoạt động kinh doanh trong những quốc gia nào đã chứng tỏ sự bất khoan nhượng đối với sự tự do phát biểu trên mạng, cũng như khi phê bình hay đả kích nhà cầm quyền tại đây. Những công ty nào không tuân thủ những đòi hỏi của nhà cầm quyền sẽ có thể bị giới hạn hay ngăn cấm hoạt động làm ăn nếu không bị đóng cửa. Đối với những công ty nào chiều theo đòi hỏi của nhà cầm quyền thì đều bị những tổ chức hội đoàn đấu tranh cho Tự Do Ngôn Luận và Nhân Quyền chế nhạo là những kẻ hèn hạ như dê cừu.
Hãng YAHOO tại Trung Cộng đã bị chỉ trích dữ dội vì họ đã từng cung cấp những dữ kiện cá nhân của những ai truy cập Internet cho nhà cầm quyền Trung Cộng vào năm 2004, khiến cho nhà báo Shi Tao đã phải bị kết án tù giam 10 năm. YAHOO tại Trung Cộng hoạt động dưới tên Alibaba.com, mà YAHOO chỉ nắm một số nhỏ cổ phần trong đó. “Chúng tôi đã học một bài học khó khăn khi tiên phong làm việc tại những thị trường vừa mở cửa. Chúng tôi cũng đã chấp nhận những khó khăn cũng như đã cố gắng để trở thành một công ty hàng đầu trong thương trường cũng như trong vấn đề tôn trọng Nhân Quyền”, theo lời ông Michael Samway, Phó Giám Đốc và Phụ Tá Cố Vấn Trưởng Công Ty YAHOO.
Cũng theo YAHOO, nhà cầm quyền Việt Nam chưa hề gặp gỡ công ty YAHOO để đòi hỏi công ty này phải chiều theo chỉ thị mới. Thực ra, rất có thể trên giấy trắng, mực đen thì những công ty ngoại quốc (không do người Việt làm chủ) thì sẽ được miễn trừ chăng? “Chúng tôi chưa thấy những hành vi cụ thể nào từ nhà cầm quyền chứng tỏ rằng họ đang áp dụng những điều lệ mới đối với những công ty Internet nước ngoài”, Ông Samway đã nói như vậy. Tuy nhiên, YAHOO đang chuẩn bị những bước đi mà qua đó họ hy vọng sẽ tránh được những ràng buộc vô lối từ nhà cầm quyền Việt Nam mà một ví dụ điện hình là YAHOO đã thiết trí những máy chủ của hệ thống Việt Ngữ tại Singapore.
Những bloggers đang bị tù tội
Vào tháng 4/2008, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giam chủ nhân trang blog “Điếu Cày”, tức Nguyễn Hoàng Hải; một người dũng cảm, trung trực và kết tội ông với tội danh trốn thuế. Những tổ chức đấu tranh cho Nhân Quyền đã cho biết rằng sự bắt bớ này là một hình thức khủng bố nhằm trấn áp những luồng chỉ trích nhà cầm quyền trên hệ thống mạng Internet. Ông Vincent Brossell, một phóng viên thuộc tổ chức PVKBG đặc trách khu vực Á Châu Thái Bình Dương đã lên tiếng rằng: “Họ sẽ không thể bỏ tù tất cả những blogger nào quan tâm đến vận mệnh đất nước Việt Nam, nhưng họ sẽ bắt giữ những người nào nổi tiếng nhất, có tiếng nói dũng cảm nhất và cả những ai viết về những vấn đề nổi cộm nhất. Và đó là phong cách làm việc của họ.”
Colin Maclay, Giám Đốc Điều Hành “Berman Center for Internet & Society” từ trường Đại Học lừng danh Harvard cho rằng “việc ngăn cấm công chúng của nhà cầm quyền Việt Nam có thể có tác dụng ngược; nó sẽ là tiền đề cho một cuộc đối đầu với những công ty cung cấp dịch vụ mạng Internet toàn cầu, qua đó các nhà blogger bất đồng chính kiến đã xử dụng như một khí cụ hữu hiệu.
YAHOO cũng đang xử dụng những bước kế tiếp nhằm chuẩn bị cho một cuộc đối đầu với những chính quyền nước ngoài. Tháng 10 năm 2008, YAHOO đã cùng với GOOGLE, MICROSOFT, Berman Center và rất nhiều tổ chức NGO vô vụ lợi khác đã gặp nhau thảo luận và tìm ra những hướng đi nhằm đối phó với những yêu sách từ những quốc gia khác. Tập đoàn này được gọi là “Global Network Initiative” đã gặp gỡ thường xuyên để thảo luận về những vấn đề này. Họ cũng đã mở ra những cuộc hội thảo đại chúng cũng như đã đưa ra những bản tin nhằm phản đối những sự việc cấm đoán như vậy trên hệ thống truyền thông đại chúng, tựa như sự chận đứng YouTube của Google tại Trung Cộng vừa qua.
Ngoài việc thiết trí những trang chủ tại Singapore, YAHOO còn cho biết là họ cũng đã thay đổi phương cách hoạt động và tư cách pháp lý để nhằm đáp ứng cho những hành động từ phía nhà cầm quyền. “Chúng tôi cần phải quan tâm và hành xử cho phù hợp với những phong tục, tập quán địa phương ở những nơi chúng tôi làm ăn, nhưng chúng tôi cũng quyết tâm giữ vững lập trường chính đáng bất di, bất dịch” ông Samway nói như vậy. Mặt khác, ông cũng còn thêm rằng ảnh hưởng của đầu tư từ ngoại quốc hiện nay rất quan trọng và là con số lớn tại một đất nước đang trong giai đoan mở mang như Việt Nam, so với Trung Cộng, một quốc gia có nền kinh tế phồn thịnh và phát triển hơn.
Những bước đi thận trọng của Google
Tình hình căng thẳng tại Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của nhiều phía, kể cả chính phủ Hoa Kỳ. Vào ngày 31 tháng 3, Dân Biểu Liên Bang Lorretta Sanchez (Đảng Dân Chủ-California) và 11 bạn đồng nghiệp trong Hạ viện Hoa Kỳ đã gởi một lá thư đến Giám Đốc Điều Hành công Ty YAHOO là Carol Bartz để yêu cầu công ty đừng cúi đầu với những đòi hỏi vô lý từ nhà cầm quyền Việt Nam để tiếp tay với họ trong việc kiểm soát và giới hạn trang mạng Internet nói trên. Ông Samway thuộc công ty YAHOO đã trả lời trên giấy trắng, mực đen rằng “Chúng tôi nhìn về phía trước để cùng tiếp tục làm việc với quý vị” trong vấn đề này.
Hãng YAHOO không phải là công ty duy nhất làm việc với Việt Nam trên lãnh vực này. GOOGLE trình làng qua mục “Tìm Kiếm” Search engine, Picasa với chia xẻ hình ảnh, và dịch vụ GOOGLE Groups; nhưng GOOGLE không cung cấp dữ kiện cá nhân của những chủ nhân các trang blog trong thị trường Internet nội địa, và họ cũng không lưu trữ dữ kiện cá nhân của những khách hàng người Việt Nam. “Khi chúng tôi quyết định cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tại Việt Nam, chúng tôi đã cố gắng làm sao để có thể bảo vệ được những khách hàng người Việt Nam từ bàn tay lông lá muốn bóp nghẹt tự do ngôn luận trên mạng của nhà cầm quyền tại đây”, cô Nicole Wong, Phụ tá cố vấn trưởng Hãng GOOGLE đã cho biết như thế. Hệ thống trang mạng đại chúng Facebook - vừa được chuyển dịch sang tiếng Việt vào tháng 12 vừa qua và có sự gia tăng hoạt động gần đây - từ chối không bình luận về vấn đề này.
Bảo vệ những lối vào những trang mạng này hiện là mối ưu tư hàng đầu của nhiều người. “Vào thời điểm một ai đó không được có quyền hội họp, họ cũng chẳng có quyền phát biểu, không có Tự Do báo chí thì một nơi thoải mái nhất, tự do nhất để tìm tư liệu trung thực và chính xác nhất trên thế giới bên ngoài lại là trang mạng Internet”. Đó là lời phát biểu của bà Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez.
Yahoo's Delicate Dance in Vietnam
Douglas MacMillan là ký giả thường trực của tuần báo Business Week tại New York.
Cánh cửa chính đang mở rộng tại quốc gia Á châu này, nhưng đau đớn thay là sự việc phải né tránh áp lực của nhà cầm quyền trong chủ trương kiểm soát và kiềm chế hoạt động Internet, thông tin mạng của người dân.
Đại công ty internet YAHOO đang chuẩn bị để khuếch trương thương vụ tại Việt Nam. Nhưng trong khi đang bành trướng hoạt động tại quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á này, họ phải cẩn thận để ngăn ngừa trường hợp họ sẽ trở thành một đồng lõa của nhà cầm quyền trong những nỗ lực nhằm hạn chế người dân của họ truy cập mạng lưới Internet.
Việt Nam đang là một thị trường mới đầy hứa hẹn mà hãng YAHOO đang nhắm khai thác. Hơn 95% trong khoảng 18 triệu khách hàng Internet xử dụng YAHOO nhắn tin nhanh (Instant Messages) và email theo một thăm dò của hãng nghiên cứu TNS. YAHOO cũng đang trợ giúp tài chính cho những tụ điểm như Internet Cafés tại Saigon và những nơi khác. Rồi với sự thông dụng của hệ thống trang mạng cá nhân (Blogging Platform), đã châm ngòi cho việc ra đời YAHOO 360Plus với phiên bản Việt Ngữ vào tháng 5, 2008.
Nhưng công việc bành trướng thương vụ của YAHOO như thế lại đang bị trở ngại từ nhà cầm quyền trong chủ trương hạn chế người dân việc truy cập mạng Internet. Mùa Thu năm ngoái (2008), nhà cầm quyền đã thành lập “Cơ Quan quản lý Radio, Truyền Hình và Điện Tử”, là một bộ phận nhằm theo dõi và kiểm soát mạng lưới điện tử Internet. Cơ Quan này đã ra một sắc lệnh chính phủ, theo đó sẽ gia tăng hình phạt đối với những bài viết đả kích chính phủ được đăng tải trên trang mạng của mình. Theo tổ chức “Phóng Viên Không Biên Giới” – PVKBG – một tổ chức tranh đấu cho quyền làm người đặt trụ sở tại Paris, Pháp quốc, thì Sắc lệnh này cũng còn đòi hỏi những công ty cung cấp dịch vụ mạng Internet như YAHOO phải cung cấp cho họ những tư liệu, dữ kiện của khách hàng.
“Những kẻ thù” của mạng Internet
Từ Bản Báo Cáo tháng 3, tổ chức PVKBG đã liệt kê Việt Nam vào danh sách những quốc gia mà họ xem là “kẻ thù của Internet”. Trong đó, họ đã nêu lên khoảng 30 trường hợp “Bất đồng chính kiến mạng” (Cyber Dissident) đã bị nhà cầm quyền bắt giam từ 2002 – 7 người trong số đó vẫn còn đang trong lao tù – PVKBG cũng phê bình Đỗ Quý Doãn, Phó Bộ Trưởng Thông Tin & Liên Lạc về một lời tuyên bố của ông ta vào tháng 2 rằng “Một trang nhật ký cá nhân (Blog) là một trang thông tin cá nhân. Nếu một ai (blogger) xử dụng nó như một trang mạng thông tin, báo chí thì sẽ bị trừng phạt vì vi phạm luật”. Ông Doãn đã không hồi báo để trả lời câu hỏi của nhiều tổ chức, báo chí về lời tuyên bố trên.
Sự việc YAHOO đáp lại lời đòi hỏi của nhà cầm quyền (để nhắm canh chừng, theo dõi và gây khó khăn cho người dân Việt Nam khi xử dụng Internet) cho thấy những khó khăn khi họ hoạt động kinh doanh trong những quốc gia nào đã chứng tỏ sự bất khoan nhượng đối với sự tự do phát biểu trên mạng, cũng như khi phê bình hay đả kích nhà cầm quyền tại đây. Những công ty nào không tuân thủ những đòi hỏi của nhà cầm quyền sẽ có thể bị giới hạn hay ngăn cấm hoạt động làm ăn nếu không bị đóng cửa. Đối với những công ty nào chiều theo đòi hỏi của nhà cầm quyền thì đều bị những tổ chức hội đoàn đấu tranh cho Tự Do Ngôn Luận và Nhân Quyền chế nhạo là những kẻ hèn hạ như dê cừu.
Hãng YAHOO tại Trung Cộng đã bị chỉ trích dữ dội vì họ đã từng cung cấp những dữ kiện cá nhân của những ai truy cập Internet cho nhà cầm quyền Trung Cộng vào năm 2004, khiến cho nhà báo Shi Tao đã phải bị kết án tù giam 10 năm. YAHOO tại Trung Cộng hoạt động dưới tên Alibaba.com, mà YAHOO chỉ nắm một số nhỏ cổ phần trong đó. “Chúng tôi đã học một bài học khó khăn khi tiên phong làm việc tại những thị trường vừa mở cửa. Chúng tôi cũng đã chấp nhận những khó khăn cũng như đã cố gắng để trở thành một công ty hàng đầu trong thương trường cũng như trong vấn đề tôn trọng Nhân Quyền”, theo lời ông Michael Samway, Phó Giám Đốc và Phụ Tá Cố Vấn Trưởng Công Ty YAHOO.
Cũng theo YAHOO, nhà cầm quyền Việt Nam chưa hề gặp gỡ công ty YAHOO để đòi hỏi công ty này phải chiều theo chỉ thị mới. Thực ra, rất có thể trên giấy trắng, mực đen thì những công ty ngoại quốc (không do người Việt làm chủ) thì sẽ được miễn trừ chăng? “Chúng tôi chưa thấy những hành vi cụ thể nào từ nhà cầm quyền chứng tỏ rằng họ đang áp dụng những điều lệ mới đối với những công ty Internet nước ngoài”, Ông Samway đã nói như vậy. Tuy nhiên, YAHOO đang chuẩn bị những bước đi mà qua đó họ hy vọng sẽ tránh được những ràng buộc vô lối từ nhà cầm quyền Việt Nam mà một ví dụ điện hình là YAHOO đã thiết trí những máy chủ của hệ thống Việt Ngữ tại Singapore.
Những bloggers đang bị tù tội
Vào tháng 4/2008, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giam chủ nhân trang blog “Điếu Cày”, tức Nguyễn Hoàng Hải; một người dũng cảm, trung trực và kết tội ông với tội danh trốn thuế. Những tổ chức đấu tranh cho Nhân Quyền đã cho biết rằng sự bắt bớ này là một hình thức khủng bố nhằm trấn áp những luồng chỉ trích nhà cầm quyền trên hệ thống mạng Internet. Ông Vincent Brossell, một phóng viên thuộc tổ chức PVKBG đặc trách khu vực Á Châu Thái Bình Dương đã lên tiếng rằng: “Họ sẽ không thể bỏ tù tất cả những blogger nào quan tâm đến vận mệnh đất nước Việt Nam, nhưng họ sẽ bắt giữ những người nào nổi tiếng nhất, có tiếng nói dũng cảm nhất và cả những ai viết về những vấn đề nổi cộm nhất. Và đó là phong cách làm việc của họ.”
Colin Maclay, Giám Đốc Điều Hành “Berman Center for Internet & Society” từ trường Đại Học lừng danh Harvard cho rằng “việc ngăn cấm công chúng của nhà cầm quyền Việt Nam có thể có tác dụng ngược; nó sẽ là tiền đề cho một cuộc đối đầu với những công ty cung cấp dịch vụ mạng Internet toàn cầu, qua đó các nhà blogger bất đồng chính kiến đã xử dụng như một khí cụ hữu hiệu.
YAHOO cũng đang xử dụng những bước kế tiếp nhằm chuẩn bị cho một cuộc đối đầu với những chính quyền nước ngoài. Tháng 10 năm 2008, YAHOO đã cùng với GOOGLE, MICROSOFT, Berman Center và rất nhiều tổ chức NGO vô vụ lợi khác đã gặp nhau thảo luận và tìm ra những hướng đi nhằm đối phó với những yêu sách từ những quốc gia khác. Tập đoàn này được gọi là “Global Network Initiative” đã gặp gỡ thường xuyên để thảo luận về những vấn đề này. Họ cũng đã mở ra những cuộc hội thảo đại chúng cũng như đã đưa ra những bản tin nhằm phản đối những sự việc cấm đoán như vậy trên hệ thống truyền thông đại chúng, tựa như sự chận đứng YouTube của Google tại Trung Cộng vừa qua.
Ngoài việc thiết trí những trang chủ tại Singapore, YAHOO còn cho biết là họ cũng đã thay đổi phương cách hoạt động và tư cách pháp lý để nhằm đáp ứng cho những hành động từ phía nhà cầm quyền. “Chúng tôi cần phải quan tâm và hành xử cho phù hợp với những phong tục, tập quán địa phương ở những nơi chúng tôi làm ăn, nhưng chúng tôi cũng quyết tâm giữ vững lập trường chính đáng bất di, bất dịch” ông Samway nói như vậy. Mặt khác, ông cũng còn thêm rằng ảnh hưởng của đầu tư từ ngoại quốc hiện nay rất quan trọng và là con số lớn tại một đất nước đang trong giai đoan mở mang như Việt Nam, so với Trung Cộng, một quốc gia có nền kinh tế phồn thịnh và phát triển hơn.
Những bước đi thận trọng của Google
Tình hình căng thẳng tại Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của nhiều phía, kể cả chính phủ Hoa Kỳ. Vào ngày 31 tháng 3, Dân Biểu Liên Bang Lorretta Sanchez (Đảng Dân Chủ-California) và 11 bạn đồng nghiệp trong Hạ viện Hoa Kỳ đã gởi một lá thư đến Giám Đốc Điều Hành công Ty YAHOO là Carol Bartz để yêu cầu công ty đừng cúi đầu với những đòi hỏi vô lý từ nhà cầm quyền Việt Nam để tiếp tay với họ trong việc kiểm soát và giới hạn trang mạng Internet nói trên. Ông Samway thuộc công ty YAHOO đã trả lời trên giấy trắng, mực đen rằng “Chúng tôi nhìn về phía trước để cùng tiếp tục làm việc với quý vị” trong vấn đề này.
Hãng YAHOO không phải là công ty duy nhất làm việc với Việt Nam trên lãnh vực này. GOOGLE trình làng qua mục “Tìm Kiếm” Search engine, Picasa với chia xẻ hình ảnh, và dịch vụ GOOGLE Groups; nhưng GOOGLE không cung cấp dữ kiện cá nhân của những chủ nhân các trang blog trong thị trường Internet nội địa, và họ cũng không lưu trữ dữ kiện cá nhân của những khách hàng người Việt Nam. “Khi chúng tôi quyết định cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tại Việt Nam, chúng tôi đã cố gắng làm sao để có thể bảo vệ được những khách hàng người Việt Nam từ bàn tay lông lá muốn bóp nghẹt tự do ngôn luận trên mạng của nhà cầm quyền tại đây”, cô Nicole Wong, Phụ tá cố vấn trưởng Hãng GOOGLE đã cho biết như thế. Hệ thống trang mạng đại chúng Facebook - vừa được chuyển dịch sang tiếng Việt vào tháng 12 vừa qua và có sự gia tăng hoạt động gần đây - từ chối không bình luận về vấn đề này.
Bảo vệ những lối vào những trang mạng này hiện là mối ưu tư hàng đầu của nhiều người. “Vào thời điểm một ai đó không được có quyền hội họp, họ cũng chẳng có quyền phát biểu, không có Tự Do báo chí thì một nơi thoải mái nhất, tự do nhất để tìm tư liệu trung thực và chính xác nhất trên thế giới bên ngoài lại là trang mạng Internet”. Đó là lời phát biểu của bà Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez.
Yahoo's Delicate Dance in Vietnam
Douglas MacMillan là ký giả thường trực của tuần báo Business Week tại New York.
No comments:
Post a Comment