Đỗ Thái Nhiên
Xã hội là môi trường sống của con người. Ngôn ngữ là phương tiện giúp con người giao lưu với xã hội. Sống đồng nghĩa với đối thoại. Tuy nhiên ngôn ngữ là ngôn ngữ chung. Xử dụng ngôn ngữ chung để diễn tả tâm tình riêng vốn là một công việc vô cùng khó khăn và phức tạp. Dưới chế độ độc tài hà khắc, người thực thi quyền lên tiếng đã phải vừa vận dụng năng lực lên tiếng với tất cả khó khăn của ngôn ngữ chung, vừa tinh vi lách tránh công an văn hóa, công an giáo dục bằng kỹ thuật: dùng cái hư làm nổi bật cái thực, nhắc đến cái thực với ẩn ý đẩy sự suy nghĩ hướng về cái hư. Đó là lý do giải thích tại sao trong lòng của chế độ CSVN đã xuất hiện một số hiện tượng lên tiếng mang nội dung kỳ bí gần như huyền hoặc. Không khí kỳ bí và huyển hoặc kia là cả một lời mời gọi, thiết tha bao nhiêu, xoáy tim óc bấy nhiêu. Mời gọi công luận hãy chiêm ngưỡng các chiến sĩ lên tiếng đang ngày đêm bay lượn để tìm cho được quyền tự do ngôn luận trong nền trời tràn ngập kẽm gai và rào cản trên quê hương Việt Nam. Đầu tháng 06 năm 2009, tin từ trong nước cho biết có một người đã thực sự gặp tai họa chỉ vì đương sự quyết tâm dành lại quyền lên tiếng, mặc dầu hành động dành lại kia đã được diễn ra một cách rất cao cấp và tinh vi.
Câu chuyên như sau:
Thac sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh, tốt nghiệp Đại Học Đà Lạt về môn văn. Tháng 9 năm 2007 theo chương trình thu hút nhân tài của tình Quãng Nam, Bích Hạnh được mời dạy môn văn tại trường trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Quãng Nam. Ngày 01 tháng 06 năm 2009, sở giáo dục và đào tạo Quãng Nam quyết đinh cho thạc sĩ Bích Hạnh thôi việc.
Cơ quan này nêu lý do: Bích Hạnh đã “sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền những nội dung trái với quan điểm của chính sách nhà nước; xuyên tạc đường lối của đảng, chủ trương pháp luật của nhà nước, vi phạm quan điểm nội dung giáo dục trong việc cập nhật khai thác, truyền bá trang web phản động, phản giáo dục” (Hết lời dẫn)
Ngày 04 tháng 06 năm 2009, qua cuộc phỏng vấn được phóng viên Thiên Giao của dài Á Châu Tự Do thực hiện, Thac sĩ Bích Hạnh cho biết: Trong thời gian dạy học tại Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bích Hạnh có đề cập đến 04 sự kiện sau đây:
1. Sự kiện (1):
Sau giờ giảng dạy về tác phẩm “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam, Bích Hạnh khuyên học trò nên tự nghiên cứu, tim tòi thêm trên internet. Cô giáo thạc sĩ Bích Hạnh ân cần nói cho học trò biết trên mạng internet có nhiều tài liệu “rất thú vị” (chữ dùng của Bích Hạnh).
“Hai Đứa Trẻ” là truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam, Nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Hai chị em Liên và An là hai đứa trẻ. Họ là cư dân của một phố huyện hẻo lánh. Đời sống ở đây nghèo nàn, buồn chán và không lối thoát. Hàng ngày Liên và An chỉ trông chờ tới tối để được ngắm nhìn chuyến tàu đêm từ xa ghé qua phố huyện. Tàu đêm là một đoàn tàu sang trọng, tiện nghi, màu sắc và ánh sáng rực rỡ. Tàu đêm là cửa sổ giúp người dân phố huyện nhìn ra thế giới bên ngoài. Tàu đêm vừa là tấm gương vừa là giấc mơ để phố huyện vươn mình lên.
So với thế giới tiến bộ ngày nay, đất nước Việt Nam chẳng khác nào phố huyện của Thạch Lam ngày xưa. Nếu tàu đêm là của sổ của phố huyện thì internet là cửa sổ của Việt Nam. Internet mở ra trước mắt Việt Nam, trước mắt lớp học do cô giáo Bích Hạnh hướng dẫn cả một xã hội quốc tế phồn vinh trên nền tảng dân chủ và nhân quyền. Đó là lý do giải thích tại sao sau giờ giảng văn có chủ đề “Hai Đứa Trẻ” thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh đã nói với học trò về internet.
2. Sự kiện (2):
Tiếp tục đề cập tới những tin tức trên internet, Bích Hạnh cho học trò biết Cô có đọc một bài viết trên web mạng của giáo sư Lê Hữu Mục. Bài này chứng minh: Nhật Ký Trong Tù không phải của ông Hồ. Một học trò của Bích Hạnh phản đối ý kiến vừa nêu với lời lẽ nguyên văn rằng: “Bác Hồ là thần tượng của cả dân tộc, tại sao lại có thông tin như vậy?”. Bích Hạnh ôn tồn trả lời học trò: “Cô tin sự thật, cái đẹp, chân lý luôn luôn tồn tại, cho dù ai đó có tìm cách phủ nhận”
Ý kiến của cậu học trò về ông Hồ là ý kiến theo cảm tính, ý kiến của ngừơi có nhiều năm bị dạy dỗ bằng giáo dục nhồi sọ. Ý kiến của cô giáo là ý kiến của lý trí. Bích Hạnh nhấn mạnh: “Chân lý luôn luôn tồn tại dù ai đó tìm cách phủ nhận”. Dĩ nhiên “ai đó” ở đây là đảng CSVN chứ không là giáo sư Lê Hữu Mục. Vấn đề không là ông Hồ có phải là thần tượng của dân tộc Việt Nam hay không, vấn đề chính là ông Hồ có đích thực là tác giả của Nhật Ký trong Tù hay không? Chân lý mà cô Bích Hạnh muốn nói tới chính là chân lý rằng: Ông Hồ là người có biệt tài ăn trộm, ăn trộm tên, ăn trộm vợ, ăn trộm văn thơ và đặc biệt nhất là ăn trộm quyền hành của nhân dân.
3. Sự Kiện (3):
Đối với bài học “Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”, bằng vào kiến thức tổng quát, mọi người đều thừa biết: người phỏng vấn phải đặt câu hỏi ngắn gọn, đúng trọng tâm. Người trả lời phỏng vấn phải đáp trả chính xác nội dung câu hỏi. Tránh kiểu trả lời gian dối, nhất là gian dối trắng trợn. Cô giáo Bích Hạnh nhận định về người trả lời phỏng vấn như sau: “Cách trả lời phỏng vấn rất quan trọng. Nó cho người ta biết người trả lời phỏng vấn có kiến thức bao nhiêu, văn hóa như thế nào, văn hóa ứng xử ra sao.” (Hết lời dẫn)
Sau các nhận định vừa kể, cô Bích Hạnh nói với phóng viên đài Á Châu Tự Do rằng: “Tôi có lấy một thí dụ bên lề là khi Nông Đức Mạnh ra nước ngoài, có người hỏi: “Ở Việt Nam nhiều người nói ông là con bác Hồ, ông nghĩ sao về điều này?”. Tôi nói với học sinh, tôi nghe phong thanh ông ta không nói có, cũng không trả lời không, chỉ trả lời “Ở Việt Nam ai chẳng là con, là cháu bác Hồ”. (Hết lời dẫn)
Câu trả lời của Nông Đức Mạnh hiển nhiên là kiểu đối đáp của những tay cờ bạc bịp trên các vỉa hè nơi thị tứ. Vì vậy cô giáo Bích Hạnh chỉ cần thuật lại cho hoc sinh nghe câu chuyện Nông Đức Mạnh mà không cần kèm theo lời bình luận nào.
4. Sự Kiện (4):
Từ Nông Đức Mạnh nhìn lại Hồ Chí Minh, vẫn trong cuộc phỏng vấn ngày 04/06/2009, thạc sĩ Bích Hạnh phân trần với đài Á Châu Tự Do rằng: “Tôi chỉ dạy học trò cách trả lời phỏng vấn. Tôi không có ý định nói bác Hồ có con riêng hay chuyện này chuyện kia. Nhưng ban tuyên giáo tỉnh ủy Quảng Nam nói cô Hạnh nói bác Hồ có con riêng. Đồng thời, còn có một nội dung trong đó cô nói không nên thần thánh hóa bác Hồ.
Tôi không nói là không nên thần thánh hóa bác Hồ. Tôi nói rằng mọi thiên tài đều là con người. Trước khi nhìn nhận là một thiên tài, hãy nhìn nhận dưới góc cạnh một con người để thấy chất người trong con người của họ”. (Hết lời dẫn)
Những trình bày của Cô giáo Bích Hạnh cho thấy vị giáo viên thạc sĩ này đã khôn ngoan tránh xa vấn đề có nên thần thánh hóa ông Hồ hay không. Thay vào đó, Bích Hạnh đề nghị mọi người hãy nhìn Hồ Chí Minh dưới góc cạnh của một con người trước khi đưa ông Hồ lên hàng thần thánh. Về mặt con người, Hồ Chí Minh là người có nhiều ngày sanh khác nhau, ngày chết không ghi chính xác, suốt đời không một lần nhắc đến cha, đến mẹ. Những ngày gần qua đời ông Hồ chỉ mong được đi gặp ông Karl Marx, ông Lenine. Ông, Bà Tổ Tiên và Trời Phật không có trong đầu của ông Hồ. Hồ Chí Minh là người mang nhiều tên họ khác nhau, đặc biệt là tên Trần Dân Tiên, tác giả những bài Hồ ca tụng Hồ. Mặc dầu ẩn trốn dưới nhiều tên khác nhau ông Hồ vẫn bị dư luận ghi nhận là người phạm nhiều tội ác nhất trong thế giới của những tay độc tài. Không một vị thánh nào lại có quá khứ tồi tệ như Hồ Chí Minh. Nói cách khác chỉ có những người không bình thường về mặt trí tuệ mới thần thánh hóa Hồ Chí Minh. Đó là thông điệp mà thạc sĩ Bích Hạnh muốn gửi cho học trò của Cô chung quanh vấn đề thần thánh hóa Hồ Chí Minh.
Với học vị thạc sĩ do chính chế độ Hà Nội đào tạo, cô giáo Bích Hạnh tiến vào trường trung học Nguyễn Bỉnh Khiêm theo lời mời “thu hút nhân tài” của tỉnh Quảng Nam. Từ vị trí được chế độ ưu đãi như vừa kể thạc sĩ Bích Hạnh đã lạnh lùng từ bỏ mọi quyền lợi riêng tư để dũng cảm nói lên hai chân lý:
Một là chế độ Hà Nội từ Hồ chí Minh trở xuống bao gồm toàn những ma quỹ, khoác áo thần thánh. Họ là kẻ tham ô không giới hạn, hại dân không cảm giác, bán nước không lưỡng lự.
Hai là muốn đất nước cất cánh tiến bộ, người Việt Nam cần tích cực theo giỏi internet để hiểu biềt tường tận thế nào là sự gắn bó giữa kinh tế thị trường và chính trị dân chủ nhân quyền. Song song với việc học hỏi internet như vừa nói toàn dân Việt Nam cần phải đào thải chế dộ Hà Nội bằng mọi phương cách nhằm mở đường cho sự xuất hiện của thể chế tự do dân chủ.
Điều đặc biệt nhất là thạc sĩ Nguyễn thị Bích Hạnh đã dũng cảm bước những bước cứu nước một cách tinh vi và khoa học đến độ không một viên chức nào của chế độ, kể cả công an, dám trực tiếp đối mặt với Bích Hạnh để thẩm vấn và tranh luận. Nhà cầm quyền Hà Nội chỉ có thể âm thầm cho Bích Hạnh thôi việc. Quả thực, trong mọi tình huống của lịch sử, Việt Nam không bao giờ vắng bóng nữ anh thư.
Câu chuyên như sau:
Thac sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh, tốt nghiệp Đại Học Đà Lạt về môn văn. Tháng 9 năm 2007 theo chương trình thu hút nhân tài của tình Quãng Nam, Bích Hạnh được mời dạy môn văn tại trường trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Quãng Nam. Ngày 01 tháng 06 năm 2009, sở giáo dục và đào tạo Quãng Nam quyết đinh cho thạc sĩ Bích Hạnh thôi việc.
Cơ quan này nêu lý do: Bích Hạnh đã “sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền những nội dung trái với quan điểm của chính sách nhà nước; xuyên tạc đường lối của đảng, chủ trương pháp luật của nhà nước, vi phạm quan điểm nội dung giáo dục trong việc cập nhật khai thác, truyền bá trang web phản động, phản giáo dục” (Hết lời dẫn)
Ngày 04 tháng 06 năm 2009, qua cuộc phỏng vấn được phóng viên Thiên Giao của dài Á Châu Tự Do thực hiện, Thac sĩ Bích Hạnh cho biết: Trong thời gian dạy học tại Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bích Hạnh có đề cập đến 04 sự kiện sau đây:
1. Sự kiện (1):
Sau giờ giảng dạy về tác phẩm “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam, Bích Hạnh khuyên học trò nên tự nghiên cứu, tim tòi thêm trên internet. Cô giáo thạc sĩ Bích Hạnh ân cần nói cho học trò biết trên mạng internet có nhiều tài liệu “rất thú vị” (chữ dùng của Bích Hạnh).
“Hai Đứa Trẻ” là truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam, Nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Hai chị em Liên và An là hai đứa trẻ. Họ là cư dân của một phố huyện hẻo lánh. Đời sống ở đây nghèo nàn, buồn chán và không lối thoát. Hàng ngày Liên và An chỉ trông chờ tới tối để được ngắm nhìn chuyến tàu đêm từ xa ghé qua phố huyện. Tàu đêm là một đoàn tàu sang trọng, tiện nghi, màu sắc và ánh sáng rực rỡ. Tàu đêm là cửa sổ giúp người dân phố huyện nhìn ra thế giới bên ngoài. Tàu đêm vừa là tấm gương vừa là giấc mơ để phố huyện vươn mình lên.
So với thế giới tiến bộ ngày nay, đất nước Việt Nam chẳng khác nào phố huyện của Thạch Lam ngày xưa. Nếu tàu đêm là của sổ của phố huyện thì internet là cửa sổ của Việt Nam. Internet mở ra trước mắt Việt Nam, trước mắt lớp học do cô giáo Bích Hạnh hướng dẫn cả một xã hội quốc tế phồn vinh trên nền tảng dân chủ và nhân quyền. Đó là lý do giải thích tại sao sau giờ giảng văn có chủ đề “Hai Đứa Trẻ” thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh đã nói với học trò về internet.
2. Sự kiện (2):
Tiếp tục đề cập tới những tin tức trên internet, Bích Hạnh cho học trò biết Cô có đọc một bài viết trên web mạng của giáo sư Lê Hữu Mục. Bài này chứng minh: Nhật Ký Trong Tù không phải của ông Hồ. Một học trò của Bích Hạnh phản đối ý kiến vừa nêu với lời lẽ nguyên văn rằng: “Bác Hồ là thần tượng của cả dân tộc, tại sao lại có thông tin như vậy?”. Bích Hạnh ôn tồn trả lời học trò: “Cô tin sự thật, cái đẹp, chân lý luôn luôn tồn tại, cho dù ai đó có tìm cách phủ nhận”
Ý kiến của cậu học trò về ông Hồ là ý kiến theo cảm tính, ý kiến của ngừơi có nhiều năm bị dạy dỗ bằng giáo dục nhồi sọ. Ý kiến của cô giáo là ý kiến của lý trí. Bích Hạnh nhấn mạnh: “Chân lý luôn luôn tồn tại dù ai đó tìm cách phủ nhận”. Dĩ nhiên “ai đó” ở đây là đảng CSVN chứ không là giáo sư Lê Hữu Mục. Vấn đề không là ông Hồ có phải là thần tượng của dân tộc Việt Nam hay không, vấn đề chính là ông Hồ có đích thực là tác giả của Nhật Ký trong Tù hay không? Chân lý mà cô Bích Hạnh muốn nói tới chính là chân lý rằng: Ông Hồ là người có biệt tài ăn trộm, ăn trộm tên, ăn trộm vợ, ăn trộm văn thơ và đặc biệt nhất là ăn trộm quyền hành của nhân dân.
3. Sự Kiện (3):
Đối với bài học “Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”, bằng vào kiến thức tổng quát, mọi người đều thừa biết: người phỏng vấn phải đặt câu hỏi ngắn gọn, đúng trọng tâm. Người trả lời phỏng vấn phải đáp trả chính xác nội dung câu hỏi. Tránh kiểu trả lời gian dối, nhất là gian dối trắng trợn. Cô giáo Bích Hạnh nhận định về người trả lời phỏng vấn như sau: “Cách trả lời phỏng vấn rất quan trọng. Nó cho người ta biết người trả lời phỏng vấn có kiến thức bao nhiêu, văn hóa như thế nào, văn hóa ứng xử ra sao.” (Hết lời dẫn)
Sau các nhận định vừa kể, cô Bích Hạnh nói với phóng viên đài Á Châu Tự Do rằng: “Tôi có lấy một thí dụ bên lề là khi Nông Đức Mạnh ra nước ngoài, có người hỏi: “Ở Việt Nam nhiều người nói ông là con bác Hồ, ông nghĩ sao về điều này?”. Tôi nói với học sinh, tôi nghe phong thanh ông ta không nói có, cũng không trả lời không, chỉ trả lời “Ở Việt Nam ai chẳng là con, là cháu bác Hồ”. (Hết lời dẫn)
Câu trả lời của Nông Đức Mạnh hiển nhiên là kiểu đối đáp của những tay cờ bạc bịp trên các vỉa hè nơi thị tứ. Vì vậy cô giáo Bích Hạnh chỉ cần thuật lại cho hoc sinh nghe câu chuyện Nông Đức Mạnh mà không cần kèm theo lời bình luận nào.
4. Sự Kiện (4):
Từ Nông Đức Mạnh nhìn lại Hồ Chí Minh, vẫn trong cuộc phỏng vấn ngày 04/06/2009, thạc sĩ Bích Hạnh phân trần với đài Á Châu Tự Do rằng: “Tôi chỉ dạy học trò cách trả lời phỏng vấn. Tôi không có ý định nói bác Hồ có con riêng hay chuyện này chuyện kia. Nhưng ban tuyên giáo tỉnh ủy Quảng Nam nói cô Hạnh nói bác Hồ có con riêng. Đồng thời, còn có một nội dung trong đó cô nói không nên thần thánh hóa bác Hồ.
Tôi không nói là không nên thần thánh hóa bác Hồ. Tôi nói rằng mọi thiên tài đều là con người. Trước khi nhìn nhận là một thiên tài, hãy nhìn nhận dưới góc cạnh một con người để thấy chất người trong con người của họ”. (Hết lời dẫn)
Những trình bày của Cô giáo Bích Hạnh cho thấy vị giáo viên thạc sĩ này đã khôn ngoan tránh xa vấn đề có nên thần thánh hóa ông Hồ hay không. Thay vào đó, Bích Hạnh đề nghị mọi người hãy nhìn Hồ Chí Minh dưới góc cạnh của một con người trước khi đưa ông Hồ lên hàng thần thánh. Về mặt con người, Hồ Chí Minh là người có nhiều ngày sanh khác nhau, ngày chết không ghi chính xác, suốt đời không một lần nhắc đến cha, đến mẹ. Những ngày gần qua đời ông Hồ chỉ mong được đi gặp ông Karl Marx, ông Lenine. Ông, Bà Tổ Tiên và Trời Phật không có trong đầu của ông Hồ. Hồ Chí Minh là người mang nhiều tên họ khác nhau, đặc biệt là tên Trần Dân Tiên, tác giả những bài Hồ ca tụng Hồ. Mặc dầu ẩn trốn dưới nhiều tên khác nhau ông Hồ vẫn bị dư luận ghi nhận là người phạm nhiều tội ác nhất trong thế giới của những tay độc tài. Không một vị thánh nào lại có quá khứ tồi tệ như Hồ Chí Minh. Nói cách khác chỉ có những người không bình thường về mặt trí tuệ mới thần thánh hóa Hồ Chí Minh. Đó là thông điệp mà thạc sĩ Bích Hạnh muốn gửi cho học trò của Cô chung quanh vấn đề thần thánh hóa Hồ Chí Minh.
Với học vị thạc sĩ do chính chế độ Hà Nội đào tạo, cô giáo Bích Hạnh tiến vào trường trung học Nguyễn Bỉnh Khiêm theo lời mời “thu hút nhân tài” của tỉnh Quảng Nam. Từ vị trí được chế độ ưu đãi như vừa kể thạc sĩ Bích Hạnh đã lạnh lùng từ bỏ mọi quyền lợi riêng tư để dũng cảm nói lên hai chân lý:
Một là chế độ Hà Nội từ Hồ chí Minh trở xuống bao gồm toàn những ma quỹ, khoác áo thần thánh. Họ là kẻ tham ô không giới hạn, hại dân không cảm giác, bán nước không lưỡng lự.
Hai là muốn đất nước cất cánh tiến bộ, người Việt Nam cần tích cực theo giỏi internet để hiểu biềt tường tận thế nào là sự gắn bó giữa kinh tế thị trường và chính trị dân chủ nhân quyền. Song song với việc học hỏi internet như vừa nói toàn dân Việt Nam cần phải đào thải chế dộ Hà Nội bằng mọi phương cách nhằm mở đường cho sự xuất hiện của thể chế tự do dân chủ.
Điều đặc biệt nhất là thạc sĩ Nguyễn thị Bích Hạnh đã dũng cảm bước những bước cứu nước một cách tinh vi và khoa học đến độ không một viên chức nào của chế độ, kể cả công an, dám trực tiếp đối mặt với Bích Hạnh để thẩm vấn và tranh luận. Nhà cầm quyền Hà Nội chỉ có thể âm thầm cho Bích Hạnh thôi việc. Quả thực, trong mọi tình huống của lịch sử, Việt Nam không bao giờ vắng bóng nữ anh thư.
Đỗ Thái Nhiên
No comments:
Post a Comment