Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnamese-PM-sued-over-bauxite-projects-TGiao-06122009105904.html
Vụ Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên quan đến các quyết định về bauxite được giới quan sát cho là “không khả thi” nhưng không nhất thiết mang hình ảnh “con kiến đi kiện củ khoai.”
Tưởng thú Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm Nam Hàn hồi cuối tháng 5-2009 |
Ngày 11 tháng Sáu vừa qua, một công dân, là tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, đã gởi “Đơn Khởi Kiện Thủ Tướng Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” đến Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Hà Nội.
Đơn khởi kiện của ông Cù Huy Hà Vũ kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu lý do là ông Dũng “ban hành trái pháp luật Quyết Định số 167/2007/QĐ-TTg ngày 1 tháng 11 năm 2007 phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007 – 2015, có xét đến năm 2025.”
Đơn kiện của ông Cù Huy Hà Vũ, với bị đơn là Thủ Tướng Chính Phủ, được một luật sư nổi tiếng tại Hà Nội, ông Nguyễn Trọng Tỵ, nói là “từ xưa đến nay chưa có.”
Đơn kiện này, theo nhận định của Tiến Sĩ Nguyễn Vân Nam, chuyên viên Luật Tổ Chức Nhà Nước và Công Pháp Quốc Tế, là “chắc chắn không thể được thụ lý.”
Cả 2 ông Nguyễn Trọng Tỵ và Nguyễn Vân Nam đều nhắc đến yếu tố then chốt: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đang là một công chức “đứng đầu cơ quan hành pháp, được sự ủy quyền của Nhà Nước để thực hiện quyền hành pháp.”
Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ cho rằng, cần phân biệt đâu là quyết định của một cơ quan, và đâu là quyết định mang tính cá nhân:
“Phải xem đến nội dung của quyết định ấy [167/2007/QĐ-TTg]. Quyết định ấy, nếu là người đứng đầu 1 cơ quan hành chính, thay mặt cơ quan hành chính để ban hành, thì đấy là của 1 cơ quan. Còn nếu quyết định ấy không có tập thể, không có cơ quan quan hệ đến, thì đó là quyết định cá nhân. Trong trường hợp thì tôi chưa thấy có một điều gì để ông Vũ kiện.”
Cơ sở pháp lý?
Luật sư Nguyễn Vân Nam thì cho rằng một công dân không thể kiện Thủ Tướng, vì Thủ Tướng “chỉ là người thay mặt Chính Phủ.” Nếu kiện, thì bị đơn cần phải là Nhà Nước, hay Chính Phủ mà ông Thủ Tướng ấy là người đại diện.
Vẫn theo luật sư Nam, đơn kiện mà ông Cù Huy Hà Vũ đang đệ nạp là “không thể được,” trừ khi ông Nguyễn Tấn Dũng ‘bị kiện cá nhân với những tội danh khác.’
“Ông Dũng trong tư cách một cá nhân, thực hiện nhiệm vụ một công chức, chỉ có thể bị kiện với tư cách cá nhân khi, hoặc là lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, hoặc là thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong trường hợp này thì phải áp dụng luật hình sự. Và muốn kiện theo luật hình sự thì phải gởi đơn yêu cầu Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao điều tra và ra quyết định khởi tố. Một đơn khởi kiện như ông Vũ đang làm là không thể được.”
Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ nhận định, rằng đây là một vụ kiện hành chính, và vì vậy yếu tố “gây hại” do một quyết định gây ra sẽ là yếu tố quan trọng về quyền kiện của công dân:
“Kiện hành chính là kiện đối với quyết định hoặc hành vi hành chính của một công chức, viên chức, bất kể đó là ai. Nhưng việc ấy, hành vi ấy, hay quyết định ấy phải là gây hại cho người ấy thì người ấy mới có quyền kiện.”
Đơn kiện của ông Cù Huy Hà Vũ nói rằng ban hành của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “trái pháp luật.” Cụ thể là trái với Luật Bảo Vệ Môi Trường, trái với Luật Quốc Phòng, Luật Di Sản Văn Hóa, và trái với Luật Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật.
Ông Cù Huy Hà Vũ “đề nghị Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Hà Nội thụ lý Đơn Khởi Kiện,” “đưa vụ án ra xét xử để hủy bỏ Quyết Định” ban hành ngày 1 tháng 11 năm 2007. Một số yêu cầu khác cũng được đưa ra trong Đơn Khởi Kiện.
Theo nhận định của Luật Sư Nguyễn Vân Nam, thì khả năng khả thi nhất là hình thức 1 đơn “khiếu nại,” được “gởi đến Quốc Hội, Chính Phủ hoặc một cơ quan có thẩm quyền, yêu cầu kiểm tra trong quá trình thực thi công vụ, Thủ Tướng Chính Phủ có vi phạm Luật, Qui Định trong quản lý Nhà Nước hay các qui định trong hoạt động của Chính Phủ hay không.”
Luật sư Nguyễn Vân Nam cho rằng đơn kiện của ông Cù Huy Hà Vũ là “khởi kiện về mặt hành chính,” trong khi “luật Việt Nam không giống luật hành chính của các nước khác.”
Tại các quốc gia khác, “mọi hoạt động hành chính, quản lý của Nhà Nước, đều bị giám sát bởi một Tòa Án Hành Chính. Tại Việt Nam, Luật quy định chỉ một số rất ít hành vi quản lý nhà nước bị đặt dưới sự kiểm soát của Tòa này.” Và trường hợp cụ thể này, luật sư Nam nói rằng “không nằm trong phạm vi xác định đó.”
Hình thức “đơn khiếu nại” là khả dĩ hơn, tuy nhiên, theo một số luật sư, “tác dụng giống như ông Vũ trông đợi là không thể có.”
Đơn khởi kiện của ông Cù Huy Hà Vũ kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu lý do là ông Dũng “ban hành trái pháp luật Quyết Định số 167/2007/QĐ-TTg ngày 1 tháng 11 năm 2007 phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007 – 2015, có xét đến năm 2025.”
Đơn kiện của ông Cù Huy Hà Vũ, với bị đơn là Thủ Tướng Chính Phủ, được một luật sư nổi tiếng tại Hà Nội, ông Nguyễn Trọng Tỵ, nói là “từ xưa đến nay chưa có.”
Đơn kiện này, theo nhận định của Tiến Sĩ Nguyễn Vân Nam, chuyên viên Luật Tổ Chức Nhà Nước và Công Pháp Quốc Tế, là “chắc chắn không thể được thụ lý.”
Cả 2 ông Nguyễn Trọng Tỵ và Nguyễn Vân Nam đều nhắc đến yếu tố then chốt: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đang là một công chức “đứng đầu cơ quan hành pháp, được sự ủy quyền của Nhà Nước để thực hiện quyền hành pháp.”
Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ cho rằng, cần phân biệt đâu là quyết định của một cơ quan, và đâu là quyết định mang tính cá nhân:
“Phải xem đến nội dung của quyết định ấy [167/2007/QĐ-TTg]. Quyết định ấy, nếu là người đứng đầu 1 cơ quan hành chính, thay mặt cơ quan hành chính để ban hành, thì đấy là của 1 cơ quan. Còn nếu quyết định ấy không có tập thể, không có cơ quan quan hệ đến, thì đó là quyết định cá nhân. Trong trường hợp thì tôi chưa thấy có một điều gì để ông Vũ kiện.”
Cơ sở pháp lý?
Luật sư Nguyễn Vân Nam thì cho rằng một công dân không thể kiện Thủ Tướng, vì Thủ Tướng “chỉ là người thay mặt Chính Phủ.” Nếu kiện, thì bị đơn cần phải là Nhà Nước, hay Chính Phủ mà ông Thủ Tướng ấy là người đại diện.
Vẫn theo luật sư Nam, đơn kiện mà ông Cù Huy Hà Vũ đang đệ nạp là “không thể được,” trừ khi ông Nguyễn Tấn Dũng ‘bị kiện cá nhân với những tội danh khác.’
“Ông Dũng trong tư cách một cá nhân, thực hiện nhiệm vụ một công chức, chỉ có thể bị kiện với tư cách cá nhân khi, hoặc là lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, hoặc là thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong trường hợp này thì phải áp dụng luật hình sự. Và muốn kiện theo luật hình sự thì phải gởi đơn yêu cầu Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao điều tra và ra quyết định khởi tố. Một đơn khởi kiện như ông Vũ đang làm là không thể được.”
Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ nhận định, rằng đây là một vụ kiện hành chính, và vì vậy yếu tố “gây hại” do một quyết định gây ra sẽ là yếu tố quan trọng về quyền kiện của công dân:
“Kiện hành chính là kiện đối với quyết định hoặc hành vi hành chính của một công chức, viên chức, bất kể đó là ai. Nhưng việc ấy, hành vi ấy, hay quyết định ấy phải là gây hại cho người ấy thì người ấy mới có quyền kiện.”
Đơn kiện của ông Cù Huy Hà Vũ nói rằng ban hành của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “trái pháp luật.” Cụ thể là trái với Luật Bảo Vệ Môi Trường, trái với Luật Quốc Phòng, Luật Di Sản Văn Hóa, và trái với Luật Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật.
Ông Cù Huy Hà Vũ “đề nghị Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Hà Nội thụ lý Đơn Khởi Kiện,” “đưa vụ án ra xét xử để hủy bỏ Quyết Định” ban hành ngày 1 tháng 11 năm 2007. Một số yêu cầu khác cũng được đưa ra trong Đơn Khởi Kiện.
Theo nhận định của Luật Sư Nguyễn Vân Nam, thì khả năng khả thi nhất là hình thức 1 đơn “khiếu nại,” được “gởi đến Quốc Hội, Chính Phủ hoặc một cơ quan có thẩm quyền, yêu cầu kiểm tra trong quá trình thực thi công vụ, Thủ Tướng Chính Phủ có vi phạm Luật, Qui Định trong quản lý Nhà Nước hay các qui định trong hoạt động của Chính Phủ hay không.”
Luật sư Nguyễn Vân Nam cho rằng đơn kiện của ông Cù Huy Hà Vũ là “khởi kiện về mặt hành chính,” trong khi “luật Việt Nam không giống luật hành chính của các nước khác.”
Tại các quốc gia khác, “mọi hoạt động hành chính, quản lý của Nhà Nước, đều bị giám sát bởi một Tòa Án Hành Chính. Tại Việt Nam, Luật quy định chỉ một số rất ít hành vi quản lý nhà nước bị đặt dưới sự kiểm soát của Tòa này.” Và trường hợp cụ thể này, luật sư Nam nói rằng “không nằm trong phạm vi xác định đó.”
Hình thức “đơn khiếu nại” là khả dĩ hơn, tuy nhiên, theo một số luật sư, “tác dụng giống như ông Vũ trông đợi là không thể có.”
Thiện Giao
No comments:
Post a Comment