Kể từ ngày “Chủ trương lớn của đảng ta” là quyết chí “cõng” quân Tàu Ô, cả vạn người vào nước, dưới chiêu bài “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện” để khai thác quặng bô xít, nhưng thực chất đàng sau là nhờ quân Thiên triều của Đại Hán vào trấn thủ Tây Nguyên để bảo kê cho chiếc ngai vàng của mình được “muôn năm trường trị”, đảng Cộng sản Việt Nam, bè lũ “thập ngũ nhân bang” chóp bu trong Bộ Chính trị Bắc Bộ phủ, đã bị búa rìu dư luận trong nước lật mặt nạ, giáng cho những đòn chí tử, tá hỏa tam tinh mặt mày, y như bị thiên lôi giáng.
Chuyện khai thác “bô xít” (beauxite), âm mưu bán nước cho Tàu Cộng – “Chủ trương lớn của đảng ta” - bị “tuyệt đại đa số” nhân dân, từ đại công thần lão tướng Võ Nguyên Giáp đến các nhà khoa học uy tín, văn nghệ sĩ, đại biểu nhân dân… kịch liệt phản đối đã biến thành chuyện “bô xịt” (bull shit). Nhưng bên cạnh đó lại cũng có những tên văn nô, bồi bút cứ bưng tai trước thảm họa của dân tộc sắp đến đã được trưng dẫn, cứ nhắm mắt viết bừa để hoan nghênh “Chủ trương lớn của đảng ta” là “đúng đắn” mục đích chỉ để đảng ban phát cho tí ơn huệ, xem ra rất hài hước.
Duy có điều mỉa mai và buồn cười, những văn nô, bồi bút này lại “lạy ông con ở bụi này” than thở rằng “cái sự viết” đó là “bi kịch” của đời mình.
Vậy, một đời khom lưng, cúi đầu làm văn nô, bồi bút cho cái chế độ gian ác là bi hay hài kịch?
Hơn 60 năm qua dưới ách cai trị sắt máu của đảng Cộng sản bằng “chuyên chính” búa gõ đầu, liềm cắt cổ, giây thừng trói bao tử, người dân Việt Nam khiếp đảm, sợ mất mật, không một ai dám ngẫng đầu, há miệng ho he một lời phản kháng, kêu ca thán oán.
Dân ngu khu đen, khố rách áo ôm, thấp cổ bé miệng, phận con sâu cái kiến thì đã đành!
Còn những hạng trí thức, sĩ phu chữ nghĩa, bằng cấp, học vị đầy mình sao cũng chịu ngậm miệng nín khe một phép cả? Mũ cối đội nặng trĩu trên đầu, suốt đời cam tâm chắp tay, khom lưng đứng chực cửa hầu môn chỉ để chờ hô… khẩu hiệu tán dương, ca tụng kẻ đại gian, đại ác!
- Tại sao vậy?
- Tất cả chỉ vì một chữ hèn.
Cái hèn của đám sĩ phu Bắc Hà ở Hà Nội trước năm 1975 thì chúng ta cũng đã được biết ít nhiều qua phản ảnh của một vài người có liêm sỉ như Hữu Loan, Phùng Quán, Trần Dần … thà chịu sống trong cảnh nghèo khó, khốn cùng chớ quyết không ngồi chung chiếu với những kẻ ti tiện, chuyên xu nịnh, một đời chịu nhục, gục mặt nói hùa, khom lưng quì gối, tình nguyện làm tên văn nô, bồi bút, bẻ cong ngòi bút đổi trắng thay đen sự thật, bao che, chuốt lục tô hồng cho bạo quyền, cốt chỉ để kiếm miếng ăn và chút địa vị trong bộ máy cai trị.
Nhưng cái hèn của sĩ phu sẽ đưa đất nước đến họa diệt vong.
Tác giả Vô Danh trong Cổ Học Tinh Hoa nói rằng:
“Liêm, sỉ là tính rất hay của loài người, vì người mà không liêm thì cái gì cũng lấy, không sỉ thì việc gì cũng làm. Người mà đến thế là người bỏ đi, không khác gì giống vật. Nhất là những bậc đứng chủ trương việc nhà, việc nước mà vô liêm, sỉ thì nhà phải suy bại, nước phải suy vong. Nghĩ cho kỹ, thì sỉ cần hơn liêm; người không liêm làm những chuyện bất nghĩa, căn nguyên cũng ở vô sỉ mà ra.”
Đứng đầu đám xu nịnh, vô liêm sỉ hạ tiện này chính là “thi nô cung đình” Tố Hữu, một đệ nhất cao thủ trong nghề nâng bi, bợ đĩa. Tài nịnh của y đã đạt tới mức thượng thừa nên mới có thế phun ra những câu thơ khiến người ta mỗi lần đọc đến phải đỏ mặt vì ngượng.
“Yêu biết mấy nghe con tập nói,
Tiếng đầu lòng con gọi Xít Ta Lin”
…
Xít Ta Lin ơi! Xít Ta Lin ơi !
Hỡi ơi ! Ông mất đất trời biết không ?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng,
Thương mình thương một, thương ông thương mười.
…
Bác Mao nào ở đâu xa,
Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao »
Nhưng cái thời ngu dân của Đảng Cộng sản độc tài toàn trị « trói » giới văn nghệ sĩ:
« Bắt phanh trần phải phanh trần,
Cho may ô mới được phần may ô”
đã qua rồi. Bây giờ là thời đại Internet. Thời đại thông tin bùng nổ từng ngày. Chỉ một cái nhấp chuột là bao nhiêu bí mật đen tối của đảng ta lập tức hiện nguyên hình trên màn ảnh. Một hình ảnh «đảng ta» rất trần truồng, méo mó như một quái thai dị dạng rất khó coi.
Giấy của đảng không gói được lửa nữa. Màn đen tăm tối của sự bưng bít, che giấu thông tin đã bị xé toang. Bao nhiêu trò lường gạt, bịp bợm của đảng ta, từ ngày « bác » dùng lá cờ đỏ của tỉnh Phúc Kiến làm quốc kỳ của mình, biểu tượng cho một nước chư hầu của Đại Hán, đem về nước đến nay đã bị nhân dân, nhất là giới sinh viên, học sinh, văn nghệ sĩ, blogger… không chịu ép mình dưới sự giáo dục nhồi sọ của đảng, bóc mẻ trần trụi.
Đảng Cộng sản Việt Nam hóa ra, trước sau, chỉ là thứ tay sai, một tên lính xung kích của Tàu và Liên Xô.
- Ta đánh Mỹ là đánh cho Tàu và Liên xô ! Tổng Bí thư Lê Duẫn đã hãnh diện, công khai tuyên bố « bộ đội cụ Hồ » là lính đánh thuê cho Cộng sản Quốc tế như vậy.
Vì thế, uy tín của đảng ta xây dựng bằng thứ pháp thuật bàng môn tả đạo, khôn ba năm, chỉ dại một giờ đã bị ngọn lửa «sự thật» thiêu rụi, mất sạch.
Lòng tin của nhân dân đối với đảng ta giờ đây chỉ còn là sự kinh tởm và khinh bỉ.
Bạo lực khủng bố, trấn áp, đe dọa, trù dập, tù đày, bao vây kinh tế… không còn làm cho ai khiếp sợ như trước nữa.
Nhà bà Trần Khải Thanh Thủy chưa đầy hai tháng, bị 11 lần, đảng ngậm phân người trộn với dầu nhớt và mắm tôm phun trước cửa, chỉ tổ dơ miệng mình chứ chẳng làm cho bà run sợ mãy may. Bà vẫn cứ ngang nhiên viết những bài tố cáo cái chế độ đốn mạt này tung lên internet để thế giới nhìn cho rõ bộ mặt ghê tởm của đảng cộng sản Việt Nam.
Ngọn lửa đấu tranh chống bạo quyền của quần chúng đã bùng cháy mãnh liệt khắp nước.
Dân oan khiếu kiện đất đai đã hàng hàng, lớp lớp kéo nhau đi biểu tình với những biểu ngữ viết trên băng rôn, viết trên áo, trên nón… công khai chỉ mặt, nêu đích danh những tên tham quan ô lại ăn cướp tài sản của nhân dân. Họ còn dám kéo đến trước cửa tư dinh, biệt thự của những tên chóp bu lãnh đạo như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng để đòi nợ máu.
Vụ việc Tòa Tổng Giám mục Hà Nội và giáo xứ Thái Hà là một ví dụ cụ thể điển hình về đấu tranh bất bạo động nhưng ngoan cường, dũng mãnh. Đảng Cộng sản đã dùng đủ mọi mưu ma chước quĩ để thực hiện cho bằng được sự gian trá của mình nhưng cuối cùng cũng đành bó tay chịu trói trước sự thật.
Và rãi rác đây đó đã có xãy ra nhiều vụ việc dân chúng vì không thể chịu đựng nổi sự lộng quyền, ức hiếp của bọn công an (nạn kiêu binh hiện nay) nên đã nổi lên đánh trả lại để tự vệ. Con giun xéo mãi cũng quằn là điều tất yếu. Đã có một số công an bị chết, bị thương và bị bắt làm con tin.
Dĩ nhiên sau đó là đòn trả thù tàn độc của đảng ta đối với dân đen, bắt giam, tra khảo, đánh đập, hành hạ, bỏ tù… để bảo vệ đảng viên, bọn chó săn trung thành thân tín của mình.
Giới sĩ phu, nhân sĩ, trí thức nhiều người cũng đã mạnh dạn gióng lên tiếng nói phản kháng mạnh mẽ, đấu tranh trực diện với đảng Cộng sản Việt Nam. Họ không còn hèn, còn sợ nữa. Họ đã hất đổ ra khỏi người thái độ hèn nhát, rụt rè gà phải cáo đã bị đảng úp chụp đè nặng trên đầu bấy lâu nay.
Thái độ dứt khoát đó đã làm cho đảng ta lo lắng và run sợ. Nền chuyên chính đã lung lay tận gốc rễ.
Xin đơn cử vài ví dụ điển hình:
Trong bài viết: « Lời bộc bạch của một đảng viên » của tác giả Blogger psonkhanh: (trích)
«Lâu nay tôi không viết blog, không comment vì tôi sợ.Tôi nghe được những thằng bạn làm bên an ninh nói rằng đang thực hiện những chỉ thị của cấp trên rất quyết liệt để tìm ra dấu vết, tung tích của những blogger « có vấn đề » để có cách xử lý thích đáng.Tôi thực sự sợ, có lẽ tôi hèn nhát. Nhưng hôm nay tôi muốn viết, tôi buộc phải viết, tôi không giải thích được tâm trạng của mình lúc này, nhưng tôi cảm nhận rõ ràng một sự thôi thúc phải nói ra những gì mình suy nghĩ cho nhiều người đọc. Sự thôi thúc đó đến từ đâu tôi cũng không chắc, nhưng thật tình là tôi vẫn rất run sợ khi post bài này, tôi không phải là người dũng cảm, nhưng tôi thấy mình cần làm điều đó.
… Tôi đã gần 50 tuổi, đang làm cho một viện nghiên cứu của Nhà nước, đã được 15 năm tuổi đảng. Thật lòng là tôi đã nghĩ đến việc ra khỏi đảng nhưng lại không dám thực hiện, tôi không đủ can đảm và mạnh mẽ để chấp nhận một cách kiếm sống mới hoàn toàn mà tôi không tự tin với nó.
…Nếu lên được trưởng phòng thì không phải lo tiền bạc, người ta cúng cho mình. Do vậy mà trong nội bộ người ta đấu đá giành giật nhau ghê lắm, vào Đảng cũng chỉ hy vọng lên được chức cao hơn. Nói thật ngày xưa tôi vào Đảng cũng với động cơ như thế, nhưng không nghĩ rằng như thế chỉ mới là cái bắt buộc sơ đẳng, muôn ngoi lên được đòi hỏi phải nhiều thủ thuật lắm, và phải biết luồn cúi thật giỏi, chà đạp người khác mà không bị cắn rứt. Mà cả hai cái này tôi đều dở, có lúc thấy phải làm nhưng làm cũng không đạt yêu cầu. Chuyên viên như tôi (dù là được xếp vào ngach cao cấp) bây giờ toàn phải nói vẹt, nói dối đến mức mất tư cách mà chẳng biết phải làm sao. Giờ mới thấy mình hèn nhưng đã muộn. Những người đảng viên như tôi bây giờ chiếm đa số tuyệt đối trong Đảng. Họ đều chán nãn và bi quan, không còn tin vào đường lối chủ nghĩa Cộng sản và học thuyết Mác Lê Nin nữa, họ chỉ hy vọng vào sự đổi mới của Đảng. Nhưng bây giờ Đảng không còn đổi mới được nữa. Đảng đang đi vào ngõ cụt. »
…
Một tác giả khác, Ông Nguyễn Quang Nhàn với bài viết: Trên đường đi đến thiên đàng… « Tản mạn của một người theo Cộng sản »: (trích)
«Phấn khởi» «hồ hở » đi trên con đường đến «thiên đàng…»
Cái ngày tháng Tư lịch sử 1975 đã quyết định trang sử mới của nước Việt Nam sau hơn 20 năm dòng bến hải bị cắt chia ! Cả miền Nam ngập trong màu cờ xanh, đỏ, sao vàng. Là người tham gia phong trào sinh viên học sinh dấn thân trong nội thành tôi cũng rất « phấn khởi » « hồ hởi » - theo cách nói sau ngày 30/4 - để tham gia vào công tác « cách mạng » -xây dựng chính quyền, xây dựng « chế độ mới », làm người trong đội quân « giải phóng ». Công việc gì cần đến sự an ninh, an toàn đều có lực lượng chúng tôi.(« Quan trọng » và « oai » ghê vậy đó !!)
(Nhưng) Hào quang…lóa sáng lên… rồi tắt giống như chớp lửa của trái đạn bay. Ai rồi cũng phải quay về với cuộc sống thực của chính bản thân gia đình mình và thực sống với cuộc sống xã hội. Người có tính toán trước, sống thực tế, thực dụng thì khác. Những anh chàng « tiểu tư sản » trí thức tham gia cách mạng thì chìm đắm trong cơn mê… hơi dài ( !) thậm chí ban đầu còn « tả khuynh » ! Tin vào « Tổ chức » ! Tin tưởng Đảng ! Đảng là cuộc sống của tôi ! Nói thì cái gì cũng « Đảng ta! ». Đất nước sau chiến tranh, cái gì cũng nguyên nhân do chiến tranh nên… chờ đất nước « ổn định » rồi lo cho chuyện riêng mình ! Cứ chờ ! Chờ mãi… đến bây giờ cũng chưa « ổn định », vẫn còn « định hướng » may mà có cái không thể chờ, nếu cứ chờ, chờ mãi chắc… đến giờ này… vẫn còn ế « vợ » !
Sau này nghĩ lại thấy mình quá dại, ảo tưởng, quá ngây thơ, thật tội nghiệp !
« Dân ngu khu đen » như tôi được đảng vĩ đại dẫn dắt trên đường đi đến « thiên đàng », thấy sao nói vậy. Mấy chục năm rồi, từ lúc đầu xanh, tuổi trẻ đến bây giờ đầu bạc, mắt mờ nhưng « thiên đàng » ở đâu cũng chẳng biết, thăm thẳm, mịt mù, bây giờ « tự đổi mới », « định (lại )hướng nữa…nếu giáp cái vòng hơn 60 năm xưa, nhân dân tự mình đi đến thiên đàng bây giờ chắc không ai còn đòi « dân chủ » !
Một sinh viên đang du học ở Đài Loan tên Lê Trung Thành, trong một bức tâm thư gửi về cho sinh viên, bạn bè trong nước, đọc được trên mạng lưới Toàn cầu, sau khi kể lại những sự việc mắt thấy, tai nghe ở xứ người, một xứ tự do, không cộng sản, anh kết luận: « Còn cờ đỏ sao vàng thì không bao giờ có độc lập tự do hạnh phúc ! »
Còn nhiều, rất nhiều bậc sĩ phu khác nữa, như Nguyễn Khải, Nguyễn ĐìnhThi, Chế Lan Viên, Nguyễn Đăng Mạnh, Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu, Đào Hiếu, Hoàng Minh Tường… ở cuối đời, họ đã nhất loạt cùng nhau đứng dậy, can đảm cất cao tiếng nói yêu nước, tố cáo cái chế độ bất nhân, hòa nhịp với lời gào thét của nhân dân để đòi lại đất nước đang nằm trong tay giặc Tàu, đòi nhân quyền, tự do, hạnh phúc mà đảng Cộng sản Việt Nam đã cướp đi hơn 60 năm nay.
Tác giả Vô Danh trong sách Cổ Học Tinh Hoa cũng đã nói :
« Than ôi! Thế mà ngày nay, nhân tình phản trắc, phong tục suy đồi, người ta quên cả liêm, sỉ không kể chi người thường, thậm chí đến bọn sĩ phu cũng chan chan như thế cả. Ôi! Nếu cho là sự xấu hổ chung cho cả nước, cũng không phải là nói ngoa.
Tuy vậy, mùa đông rét mướt, tòng, bách vẫn xanh; mưa gió tối tăm, gà trống vẫn gáy. Đời tuy hôn mê, vẫn còn người tỉnh. » (Tác giả Vô Danh này tài thật! Thấy rõ được cái thực trạng xã hội của Xã Hụi Chủ nghĩa này trước cả thế kỷ. NV)
Đời tuy hôn mê vẫn còn người tỉnh! Ngày nay, thời đại mạt Hồ đang lúc «khẩn trương» suy tàn, sĩ phu ai người tỉnh, ai người mê?
Muốn biết ai tỉnh, ai mê cứ lấy hai ví dụ điển hình dưới đây làm «cái ni» để đo nhân cách các «trí thức» trong nước:
- Nhạc sĩ Tô Hải với Hồi Ký của Một Thằng Hèn.
- Hiện tượng Hà văn Thịnh, giảng viên sử Đại học Huế, với Bài Trần Tình.
1.- « Hồi ký của một thằng hèn » của nhạc sĩ Tô Hải.
Mấy tháng gần đây, cuốn Hồi ký của nhạc sĩ Tô Hải tuy chưa xuất bản, chỉ mới giới thiệu sơ sơ trên mạng, nhưng âm vang của nó đã chấn động đến giới «sĩ phu trí thức Xã Nghĩa», nhất là giới lãnh đạo «đảng ta» hơi «bị» choáng vì chữ « hèn » trong cái nhan đề của cuốn sách: «Hồi ký của một thằng hèn». Tác giả định mượn gió vẻ trăng chăng? Mượn mình để mắng cả một tập thể đang «mê» chăng ?
Ở hải ngoại, nhiều người quan tâm đến «hiện tượng» 700 tờ báo đảng với hơn 13 ngàn ký giả, ký thiệt, văn, thi sĩ viết bài mà chỉ có một Tổng Biên tập, một lãnh chúa lãnh đạo, nên cũng tò mò muốn đọc cuốn hồi ký này để biết «Thằng nào là thằng hèn, làm văn nô bồi bút cho cái chế độ phi nhân này!»
Riêng nhạc sĩ Tô Hải vì sao lại hèn? Đã cho mình là «thằng hèn» sao lại còn đủ can đảm viết hồi ký để kể khổ cái hèn của mình toét toè loe ra cho bàn dân thiên hạ chiêm ngưỡng?
Lê Phú Khải viết lời tựa giới thiệu cho cuốn hồi ký trên, ngay những dòng đầu có nhắc đến một sĩ phu đầy nhân cách, sớm tỉnh thức trong cơn hôn mê dài của chế độ Cộng sản. Lê Phú Khải viết:
(trích) « Đọc ‘Hồi ký của một thằng hèn’ của nhạc sĩ Tô Hải, tôi bất giác nhớ đến bác sĩ Nguyễn Khắc Viện. Ông là một trí thức Việt kiều, rất hăng hái hoạt động trong phong trào mác-xít, đảng viên đảng Cộng sản Pháp, đã tình nguyện về nước để tham gia kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hăng hái là thế, mà ở tuổi ngoài tám mươi, khi làm bản tổng kết đời mình, ông đã phải thốt lên: «Đời tôi là đời một thằng ngây thơ». Trong hai chữ «thơ» và chữ «ngây», tôi xin giữ lại cho mình chữ «thơ» vì đã đi theo kháng chiến, còn cái chữ « ngây» để chỉ cái sự đi theo chủ nghĩa xã hội thì xin… vứt nó đi!».
Bên cạnh bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, Lê Phú Thứ còn trưng ra thêm một nhân chứng khác, Nguyễn Khải, đại tá, nhà văn, giải thưởng Hồ chí Minh. Trước khi chết ông đã gửi lại lời trối của kẻ đã lạc (lầm!)
đường trong mấy câu:
« Quả thực dân tộc Việt Nam đã thắng lớn trong phong trào đấu tranh giải phóng nhưng lại thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do, công bằng và dân chủ. Thoát ách nô lệ của thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ cái ách của một học thuyết đã mất hết sức sống. Dân mình sao lại phải chịu một số phận nghiệt ngã đến thế!»
Đối với nhạc sĩ Tô Hải, tác giả Hồi Ký Của Một Thằng Hèn, Lê Phú Thứ viết:
Tô Hải và Nguyễn Khắc Viện – hai con người, hai số phận, cả hai đều được Nhà nước Cộng sản tặng nhiều huân chương «cao quí», nhưng cái tương đồng giữa hai người là ở chỗ họ đều thiết tha yêu nước, nhưng không thể yêu chủ nghĩa xã hội.
Cậu học trò Tô Hải gia nhập Vệ Quốc Đoàn ngay từ những ngày đầu cách mạng. Cuộc đời binh nghiệp của Tô Hải có đủ niềm vui và nỗi buồn, vinh quang và tủi nhục, được ông ghi lại trong cuốn sách mà bạn đang cầm trong tay. Nó là cuốn sách cần cho những ai muốn biết về chủ nghĩa cộng sản trong hiện thực. Nó cần cho những ai chưa tỉnh giấc nồng của những mộng mị được sơn phết vàng son. »
Có thể nói không ngoa rằng Hồi Ký Của Một Thằng Hèn là cuốn biên niên sử ghi lại quá trình từng bước, từng bước, nhân dân Việt Nam, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ bị tước đoạt đi cái quí giá của con người là Tự Do. Là chứng nhân của lịch sử, Tô Hải ghi lại trung thực, sống động cả một quá trình nhào nặn, đấu tố, cưỡng bức tư tưởng để biến văn học nghệ thuật thành « vũ khí đấu tranh » của Đảng, cho Đảng, vì Đảng. Hồi Ký Của Một Thằng Hèn là những trang viết bằng máu và nước mắt ghi lại tỉ mỉ tấn bi kịch của chính tác giả và bạn bè ông, nay kẻ cỏn người mất, để mọi người được biết họ đã phải sống như thế nào, phải… « hèn nhát» ra sao chỉ cốt để tồn tại. »
Và trãi qua những đại bi kịch được đảng cộng sản luôn say máu đấu tranh tạo ra như Cải Cách Ruộng Đất, Chỉnh Đảng, Chỉnh Quân, Nhân Văn Giai Phẩm, Xét Lại Chống Đảng, Cải Tạo Công Thương Nghiệp, Cải Tạo Tư Sản… Tô Hải thấy đàng sau nó thực sự là cái gì ?Nó chẳng phải cái gì khác ngoài mưu đồ của một lũ cơ hội chuyên nghề lừa bịp, trấn áp nhằm chiếm bằng được quyền cai trị đất nước. Ông không che giấu những việc đáng xấu hổ khi tả lại cảnh phải đóng vai « đại hèn » để vợ con có miếng ăn, không bị cắt sổ gạo, bị đuổi khỏi biên chế hay tệ hại hơn nữa, bị đi cải tạo, vào tù. Ông thẳng thắn chỉ ra những bộ mặt cơ hội trong giới văn nghệ sĩ đã nhẫn tâm bước qua xác đồng nghiệp để kiếm chút đỉnh chung. » (ngưng trích)
Nhà văn Uyên Thao cũng viết về Hồi Ký Của Một Thằng Hèn của Tô Hải như sau :
(trích) « Dù viết về các lời lẽ gian trá hay hành vi tàn bạo của chế độ, dù viết về những ngu xuẩn tận cùng hay lưu manh ghê gớm, dù viết về toan tính bản thân hay tâm tư của bè bạn, Tô Hải không bao giờ rời nỗi đau đã thành cực hình vò xé tim óc.
Đó là nỗi đau phải sống cuộc sống không còn là cuộc sống con người. Nỗi đau càng lớn hơn khi luôn phải gặp gỡ không ít kẻ mệnh danh trí thức vẫn vênh váo tự hào với cuộc sống đó. »
Những lớp lớp cá nhân Tô Hải qua Hồi Ký Của Một Thằng Hèn dù có đáng thương mức nào, đáng tội nghiệp tới đâu thì cảm xúc xót thương, tội nghiệp dành cho họ sẽ hoàn toàn vô ích.
Bởi nỗi đau mà Tô Hải gánh chịu không phải nỗi đau riêng của Tô Hải, không phải hậu quả chỉ đến với một cá nhân do những chọn lựa của bản thân mà chính là một nét thực tế biểu hiện cái thân phận oan khiên mà dân tộc Việt Nam đang gánh chịu.
Cho nên thay vì bày tỏ cảm giác tội nghiệp xót thương cho cá nhân này hay cá nhân khác, cần nhìn thẳng vào nỗi nhục tự biến mình thành công cụ tôi đòi, nỗi nhục vận dụng tới tận cùng khả năng trí óc để ngụy biện cho sự tình nguyện khom lưng, uốn gối là thức thời – theo kiểu Nguyễn Tuân với câu nói từng được lập lại « phải biết sợ để tồn tại. »
Về phần tác giả, Tô Hải, khi bắt đầu viết Hồi Ký Của Một Thằng Hèn, Ông đã có những suy tư gì lúc đặt bút lên trang giấy?
Chúng ta hãy đọc qua bài viết ngắn của Ông với nhan đề : VÌ SAO TÔI VIẾT HỒI KÝ?
(trích) « Câu mở đầu đó, nếu tôi không nhầm, là của George Sand mà tôi đã đọc, đã thương cảm và đã tự nhủ rằng rồi đây chính mình cũng sẽ phải để lại cho đời ít dòng nói thật khi bước vào tuổi 70, nếu như cái chết lãng nhách không đến bất chợt.
Biết đâu đấy, rồi đây lịch sử sẽ có thêm được một số chi tiết trong « tội ác diệt văn hóa » của nhà cầm quyền Việt Nam trong một thời gian trên nửa thế kỷ nhờ những chứng liệu ghi trong hồi ký của một kẻ từng làm thứ văn nghệ gọi là « vì Đảng vì dân » trong suốt đời mình. »
Tô Hải nhận định suốt một thời gian dài từ năm 1945 đến đầu thế kỷ 21, lịch sử văn học nghệ thuật ở miền Bắc chỉ là một lỗ hổng lớn vì giới trí thức, văn nghệ bị cai trị bởi cái đám ‘đỉnh cao trí tuệ loài người’ :
« Tác phẩm của họ đâu rồi, ngoài lèo tèo mấy bài thơ của Hữu Loan, Trần Dần, Phùng Quán…và chẳng có một tiểu thuyết, một đoạn văn nào đáng được trích giảng trong các chương trình từ tiểu, trung đến đại học? Vậy mà suốt thời kỳ đất nước nằm dưới «sự lãnh đạo vô cùng sáng suốt» và «duy nhất đúng đắn» của những tên «xuất thân thành phần cơ bản», trình độ học thức ở mức «đánh vần được chữ quốc ngữ», các văn nghệ sĩ công chức ở nơi này vẫn được nhà cầm quyền trao tặng «Giải thưởng Nhà Nước», « Giải thưởng Hồ Chí Minh» và đủ thứ bằng khen, giấy khen, được trang trọng lồng kính treo kín những bức tường phòng khách! Thử hỏi những tác phẩm được khen nức khen nở ấy bây giờ ra sao ?
Té ra tất cả đã bị lịch sử xếp xó.
Hơn thế nữa, những tác giả được Nhà nước XHCN khen hàng loạt nọ, trong thực tế, còn là những kẻ bán rẽ lương tâm đã lợi dụng các loại hình văn nghệ để ca ngợi những điều bất nhân, bất nghĩa bị cả nhân loại phỉ nhổ: Khuyến khích con đấu cha, vợ tố chồng, hô hào, kích động người cùng một nước chém giết lẫn nhau, ra sức ca ngợi những tên sát nhân khét tiếng như Stalin,Mao Trạch Đông…thậm chí, còn quì gối khấu đầu tạ ơn những tên đao phủ và cái tổ chức tội ác là «Đảng đã cho ta mùa xuân», dạy những đứa trẻ bập bẹ biết nói : «tiếng đầu lòng con gọi Stalin» ! Nhục nhã thay cho nhnữg kẻ cam tâm bợ đít, luồn trôn những kẻ giết cha mình! Cho tới cuối thế kỷ thứ 20 vẫn còn những kẻ u mê cứ tưởng các tác phẩm « tuyên truyền» cho cuộc chiến huynh đệ tương tàn, cho hận thù dân tộc, cho đấu tranh giai cấp của chúng là giá trị lắm ! Cứ xem chúng tâng bốc nhau, nịnh bợ nhau, bôi xấu nhau, để được nhận cái… vết nhơ một thời làm lính văn nghệ của Đảng thì thấy.
Trong khi đó, hồi ký của các «lãnh tụ cách mạng» chỉ là những cuốn sách viết ra cốt tự đề cao mình một lần cuối, để giải thích (chống chế thì đúng hơn) cho những hành động sai lầm, đổ tội cho người khác về những thất bại mang tính lịch sử mà kẻ viết hồi ký chính là tội phạm. Vậy thì, tôi, Tô Hải, một cái tên được nhiều người biết ở cái thời «âm nhạc phục vụ công nông binh», ở cái thời mà âm nhạc, nếu không làm đúng yêu cầu của đảng sẽ lập tức bị bọn «quan văn nghệ» lên án là «mất lập trường», là «cá nhân tiểu tư sản», thậm chí là « âm nhạc phản động», có gì để mà hồi với ký ?
Tô Hải đã «tự thú trước bình minh» cái hèn của mình ra sao và bắt nguồn cội rễ như thế nào khi ông nghĩ rằng mình đã hết hèn để nói toạc móng heo ra «nỗi bất bình dồn nén ám ảnh suốt mấy chục năm T.H»:
« Trước hết, tôi phải đè bẹp được sự « hèn nhát » trong tôi là cái đã bén rễ sâu chặt do thời gian quá dài sống trong lồng kín, cách ly bầu trời tự do.
Tôi tình nguyện làm một trong những người vạch trần những bộ mặt chính trị dỏm, văn nghệ dỏm, những tên cơ hội, đã cản trở, giết chết tác phẩm, đẩy những tài nang vào hố sâu quên lãng.
Đáng buồn là những chuyện được giấu kín đó, tôi đều được biết, thậm chí còn được tham dự các kế hoạch hại người (được gọi là kiểm điểm, học tập, thu hoạch…) ngay từ khi chúng mới được phác họa, trong suốt quá trình tôi ở cương vị cấp ủy, lãnh đạo, chỉ đạo nghệ thuật.
Để bảo vệ chổ đứng của mình, tôi đã không dám cãi lại những lời chửi rủa bố tôi là đồ « phản động», mẹ tôi là «Việt gian», họ hàng nhà tôi là « tay sai đế quốc»!
Và khi không còn chịu « lao động nghệ thuật » nữa, «bỗng dưng» ông được cái nhà nước công nông binh tặng cho cái «Huân Chương Lao Động Hạng Nhất» và đè ông ra đeo lên cổ cái mề đay « Giải thưởng Nhà nước». Ông mô tả đó là «Một bức tranh cười ra nước mắt» và kêu lên một cách mĩa mai chua xót: « Bi kịch hay hài kịch đây?»
Như thế đó, Tô Hải hy vọng rằng đất nước sẽ có ngày hoàn toàn đổi mới thật sự, hồi ký của ông sẽ được in ra để làm tài liệu lưu trữ về một thời cay đắng và tủi nhục nhất trong lịch sử Việt Nam. Và ông cũng mong rằng bạn bè, con cháu đời sau hiểu cho rằng ông đã có thời tưởng rằng mình là một cánh đại bàng bay bỗng giữa trời nhưng than ôi, gần hết cuộc đời ông vẫn chỉ là «một con đại bàng… cánh cụt, chạy lè tè trên mặt đất mà vẫn vấp ngã đến gãy mỏ, trụi lông.»
« Nhưng, ‘ vừa là tội đồ vừa là tòng phạm’ làm sao con đại bàng cánh cụt kia có thể bay cao, bay xa ? Thôi thì xin làm con sói của Alfred de Virngi, con bói cá của Musset tru lên tiếng rú cuối cùng, phan ngực, xé lòng, hiến cho lịch sử một mẫu trái tim, một mẫu óc, một chút hơi tàn của thân xác.
Với niềm tin vô bờ bến rằng ngày tàn của chủ nghĩa cộng sản Việt Nam đã đến rất gần, dù có chậm hơn ở các nước bậc cha ông, anh cả, anh hai đến vài ba thập kỷ, niềm tin ấy vẫn cháy bỏng trong tôi thúc giục tôi vứt bỏ mọi sợ hãi, mọi hèn kém để ngồi vào computer.
Nhưng, Tô Hải lại mắc cái nhưng to tướng, tập Hồi Ký Của Một Thằng Hèn đã được viết xong từ năm 2000, nhưng do… hèn, Tô Hải vẫn không dám cho ra mắt bạn đọc như lời ông thú nhận trong « Đôi điều phi lộ viết… sau cùng » và còn cẩn thận ghi thêm một dòng ở ngoài bìa «Để xuất bản vào năm 2010». Có lẽ ông nghĩ rằng lúc đó ông đã «đi theo Bác» rồi thì những quân cẩu trệ sẽ chẳng làm gì được ông nữa chăng ? Ông lầm! Chúng sẽ thi hành đủ các thủ đoạn bẩn thỉu như đã làm đối với hai ông Trần Độ và Hoàng Minh Chính với cái chết của ông và vợ con ông sẽ … hết đất sống về sau !
Với quân tiểu nhân ti tiện, mặt người dạ thú như cộng sản Việt Nam thì đừng có hòng chúng có lòng nhân với câu «nghĩa tử là nghĩa tận» như lời người xưa giáo huấn.
2. Hiện tượng Hà văn Thịnh với Bài Trần Tình vụ bô xít «Chủ trương lớn của đảng ta!»
Hà văn Thịnh hiện là giảng viên Sử của Đại Học Huế. Ngoài việc rao giảng lịch sử đảng Cộng sản trong giảng đường cho các em sinh viên thấm nhuần công lao trời biển của đảng ta và « Ơn Bác, ơn đảng » ra, ông còn ký hợp đồng viết bình luận cho báo Lao Động.
Ngày 19/01/09 ông viết một bài về vụ khai thác bô xít trên Tây Nguyên nhan đề «Gánh nặng của thế hệ hôm nay» đăng trên báo Lao Động cùng ngày. Nội dung là lên án việc khai thác tài nguyên bừa bãi, của đảng không cần biết đến hệ lụy về môi trường sống. Có đoạn rất cứng:
(trích) « Có tài nguyên thiên nhiên là tốt, cần lắm. Nhưng, có những đất nước không có tài nguyên vẫn giàu có như thường – bài học từ Nhật Bản là một dẫn chứng điển hình. Nếu chúng ta cứ vắt thật nhanh, bòn thật nhiều « của để dành » cho con cháu, thì mai này lịch sử sẽ ra sao ? Dù muốn hay không, chúng ta buộc phải thừa nhận rằng chưa bao giờ tài nguyên của đất nước bị khai thác một cách vội vã đến như thế và, chưa đủ tinh thần trách nhiệm đến như thế.
Phải giải quyết xong « bài toán » chất thải từ việc khai thác các loại quặng trước khi khai thác nó, đó là nguyên tắc. Phải tính toán sao cho tài nguyên của đất nước được chia đều cho nhiều thế hệ là bổn phận của người đi trước. Đây không là chuyện hôm nay, mà là lợi ích dài lâu. Nếu không vì lợi ích dài lâu, đất nước ta sẽ không phát triển bền vững. »
Sau đó ông cùng nhiều người ký tên trong bản kiến nghị gửi lên đảng để phản đối việc khai thác bô xít.
Thật ra bài báo cũng không có gì đáng nói. Nội dung không có gì mới mẻ hơn và không bằng nhiều bài báo khác của các nhà khoa học hay hai bức thư của tướng Giáp, đã phân tích tỉ mỉ vấn đề thảm họa môi trường, hiệu quả kinh tế, an ninh lãnh thổ v.v…đầy đủ hơn, giá trị hơn nhiều.
Điều đáng nói ở đây là bài viết tiếp theo ngày 27/4 cũng của ông giảng viên sử Hà văn Thịnh, sự việc lại quay ngoắc lại bài trước 180 độ, khiến cho nhiều người đọc phải bất ngờ đến độ sững sờ.
Có người gọi ông là con thò lò hai mặt. Có kẻ kêu ông là con kỳ nhông, một loài bò sát có khả năng đổi màu da rất nhanh ở môi trường thích nghi như ở cát thì màu trắng, ở bụi rậm thì màu xanh.
Số là, sau khi bài báo ngày 19/1 đăng ít lâu thì ngày 24/4 Bộ Chính trị ra Thông báo số 245 TB/TƯ có « Kết luận của Bộ Chính trị về bô xít » về việc quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bô xít giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 thì ngày 27/4 ông Hà văn Thịnh lập tức viết ngay bài « Sáng tỏ sự cân bằng đúng » để ca tụng « Chủ trương lớn của đảng ta » là đúng đắn và cần thiết, có nội dung trái ngược hẳn lại bài trước.
Xin trích vài điểm trong 5 điểm ông đã chỉ ra và khen nức nở đảng ta là vô cùng anh minh, sáng suốt trong việc «đường ta ta cứ đi mặc chó cứ sủa» trong việc «cõng» Trung Quốc vào Tây Nguyên để chúng tha hồ làm vương, làm tướng trong việc khai thác bô xít:
…
« Thứ hai, ‘ hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội’ là sự cân bằng đúng và đủ cho cả hai mặt lợi ích và bền vững. Cách nhìn nhận vấn đề như thế thể hiện sự tỉnh táo cần thiết trong giải pháp trước mắt và cả giải pháp chiến lược lâu dài.
…
Thứ năm, qua vấn đề bô xít, phải rút ra những bài học sâu sắc về sự hiểu biết và dư luận. Đa số người dân không hiểu tường tận sự thật của vấn đề nên dễ bị lợi dụng và bị kích động, đưa một chuyện riêng về kinh tế thành nguy cơ về chính trị, an ninh. Trong khi đó BCT đã khẳng định ‘không sử dụng lao động phổ thông nước ngoài’, tức là đã nhìn thấy bằng tầm nhìn xa một cách rõ ràng. Mặt khác, một vấn đề ở đây là ‘dân biết, dân làm, dân kiểm tra’.
Trách nhiệm của giới trí thức là rất lớn trong việc đánh giá, xem xét các lợi ích cục bộ và lợi ích tổng thể, kịp thời và chính xác trong việc tham mưu cho Đảng và Nhà nước trước những nhiệm vụ cấp bách, liên quan đến sự nghiệp của dân tộc, tương lai của đất nước. Đảng lắng nghe và thấu hiểu ý kiến trí thức, nhưng không có nghĩa bỏ qua viêc một số người lợi dụng điều đó để xuyên tạc chống phá. »
Sau bài báo «tắc kè đổi màu da », dư luận trong nước rất bất bình về cái ông giảng viên khoa sử Hà văn Thịnh này. Đã có nhiều bài viết phản bác ông rất nặng ký. Nhưng tình trạng càng tệ hại hơn khi ông viết thêm một tâm thư gửi cho những người cùng ông ký kiến nghị phản đối. Vì bức thư này, ông Thầy sử Hà văn Thịnh lại càng bị phạng thêm nhiều quả búa tối tăm mặt mũi vì đã để lộ ra cái hèn của một anh nhà giáo, cam tâm uốn gối, khom lưng làm văn nô, bồi bút quá ư lộ liễu và trơ trẽn.
Xin đan cử hai bài phản bác làm điển hình, các tác giả vừa trích ý thư của ông vừa bình:
1. Ông V.Quốc Uy trong bài 2 viết: «Chữ ký của một kỳ nhông » và «Đừng xóa tên ông Thịnh », ông Quốc Uy đánh giá:
« Trong bài ‘Chữ ký của một kỳ nhông’ tôi đã phác họa chân dung hai ông Hà văn Thịnh trái ngược nhau, một CHÍNH một TÀ, có vẻ trắng đen phân biệt, nên khó tin là một người. Nhưng sau khi đọc ‘Thư ông Hà văn Thịnh’ gửi những người đã gửi kiến nghị’ thì tôi lại tưởng tượng chân dung ông Hà văn Thịnh sinh động hơn. Sự đời không phải chỉ có CHÍNH hay TÀ, mà còn có ‘cải TÀ qui CHÍNH’, ‘cải CHÍNH qui TÀ’, có khi lại ‘TÀ CHÍNH luân phiên’.
Thiên hạ bình phẩm. Người thì cảm động trước ‘lời thú tội’ thành thực của ông Thịnh, chỉ thương chung cho cái kiếp nhà báo, nhà văn Xã hội Chủ nghĩa. Ngược lại, có người càng mất cảm tình với ông Thịnh hơn, vì ông đã lôi cả đám cùng nhúng chàm vào để làm nhòe đi cái trách nhiệm và tư cách cá nhân. Người ta nhại :
Bút nô là tại ‘hướng đình’
Cả làng nô bút, đâu mình Hà Văn… ?
Phải ghi nhận công của ông Hà văn Thịnh trong bức thư này là đã nói toẹt ra (một cách hơi Chí Phèo) về cái ‘hướng đình’ (định hướng) đã làm cho ‘cả làng toét mắt’. Tôi thấy nên cám ơn ông vì với bức thư ấy ông đã cung cấp những sự thực của một ‘người trong chăn’, để nhắc nhở cả làng phải mau mau xoay lại cái ‘hướng đình’ (nếu không thì chẳng những toét mắt mà còn mù cả lũ cho mà xem).
Xin trích mấy câu của ông Thịnh để ghi lại cái công ấy:
« Nói là bồi bút cũng phải, không sai đâu. Thế nhưng, cần phải lật ngược vấn đề rằng có ai ăn lương hiện nay mà đã không từng một lần ‘bồi bút’? CNXH khoa học sai nhiều như thế, ai nói?
Còn nói dối? Không có một nhà giáo dạy KHXH nhân văn nào không nói dối để nhận lương!
Xin các quí vị hiểu biết lịch sử đúng như nó cần phải được hiểu như thế! »
… Nhưng có lẽ ông Thịnh không đến nỗi yên tâm làm công cụ như những người khác, không hỗn hào như thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang, dám văng vào mặt những trí thức mà chính những người lãnh đạo cấp cao cũng phải kính nể những lời khiếm nhã như ‘xuyên tạc sự thật’ - nhằm dụng ý xấu – hoàn toàn mang tính bịa đặt và kích động’. Ông Hà văn Thịnh, không biết do bị bạn bè phê phán, hay do sự day dứt của một người đứng trên bục giảng mà trong giây phút nào đó ông đã không chịu nỗi cái thân phận bồi bút, khiến ông quên cả giữ gìn mà tố cáo ra những điều cần phải tố cáo?Cuộc vật lộn giữa vị giảng viên đại học với tên bồi bút dối trá thường không phải một lần là đã phân thắng bại, nhưng bạn bè và sinh viên cổ vũ cho ai, đâu là vinh đâu là nhục thì người thầy giáo chắc phải cảm nhận được. Nhiều bài nhắc đến tên ông Hà văn Thịnh, vì đó không chỉ là tên một người mà còn là một hiện tượng : Hiện tượng Hà văn Thịnh, đầy kịch tính.
Những người như ông Thịnh không ít. Nhưng nhiều, mà vị nào cũng thấy cô đơn. « Chính quyền cho tôi vào sổ đen, còn người trung nghĩa gạt tên mình ra. Đời thật là bi kịch »,ông tâm sự rất thật như thế.
3.Blogger Linh
Tác giả Linh viết trong blog của mình như sau: (trích)
« Ông Hà văn Thịnh viết bức thư nhằm giải bày sự việc ông viết hai bài báo trên báo Lao Động về beauxite có tinh thần trái ngược hẵn nhau vào ngày 19/1 và ngày 27/4. Đọc cứ như hề:
‘Tôi như một kẻ tội đồ. Đảng không tin tôi. Những người chính trực trên đất nước này cũng thế. Có thể, ‘cách đi’ của nhà báo nhọc nhằn, đau đớn đã làm cho tôi không biết cách né tránh hay dùng bút danh. Nhưng đó là số phận. Tôi chấp nhận. Tôi đã lường trước chuyện này lúc toà báo yêu tôi viết khi tôi mới thấy tên mình trong danh sách (ký tên phản đối khai thác beauxite Tây Nguyên) trước đó vài giờ ’.
Muốn kéo cả nhân loại xuống bùn để không phải chịu trách nhiệm cá nhân, ông cho rằng toàn giới nhà giáo (dạy KHXH nhân văn) đều nói dối như ông, toàn giới ăn lương đều từng làm bồi bút như ông.
Và ông thắc mắc với nhũng người phản đối sự tráo trở bất nhất của ông trong hai bài viết trước và sau khi có kết luận của Bộ Chính trị ‘ Hơn nũa, tại sao quí vị không đánh thẳng vào các VIP đi mà lại cứ nhè vào một kẻ phải viết báo để kiếm sống, để mong mỏi chút thay đổi nhạt mờ?’.
… Trong bài 27/4, ông hết lời ca ngợi Bộ Chính trị nào là có chủ trương từ lâu, cân nhắc suy xét kỹ càng, nào là biết tiếp thu ý kiến người dân, nào là có tầm nhìn xa một cách rõ ràng. Thế nhưng trong bài trần tình với những người cùng ký tên vào đơn phản đối việc khai thác beauxite, ông lại viết như thể xoa đầu Bộ Chính trị ‘Lời để kết thúc, tôi muốn nói rằng BCT đã ra thông báo như thế là đã biết sai rồi’.
Vậy là ‘chủ trương đúng đắn’ của BCT là đúng hay sai đây? Hay ông Thịnh là người có biệt tài ngửi gió? Còn ‘thơm’ hay ‘thối’ thì là tùy hướng gió?
Và tác giả Blog Linh kết thúc bài viết dài của mình bằng một câu rất ngắn nhưng cũng rất nặng ký :
« Xem ra ông Thịnh có thể có chữ ‘sĩ’ nhưng ắt là không có chữ ‘sỉ’. Hà văn Thịnh hay Hà Phù Thịnh?
Kẻ sĩ của một nước mà hèn thì quốc gia ấy ắt sẽ phải suy vong. Nhà nước độc tài đảng trị cộng sản Việt Nam đang đi vào vết xe đổ, bắt sĩ phu trong nước thành kẻ hèn để dễ bề cai trị thì con đường bại vong, mất nước đã thấy sờ sờ ngay trước mắt.
Suốt hơn 60 năm dưới gọng kềm sắt máu của đảng cộng sản Việt Nam giới sĩ phu, trí thức, văn nghệ sĩ… đều bi o ép, bắt buộc dưới mọi hình thức từ bạo lực đến khủng bố, hăm dọa, bao vây kinh tế, bóp bao tử, trù dập… phải phục vụ tuyên truyền, bẻ cong sự thật, làm lệch lịch sử có lợi cho chúng thì chuyện kẻ sĩ bị hèn không phải là chuyện lạ và đáng trách. Không hèn hôm nay thì ngày mai buộc phải hèn chỉ vì để sống còn.
Kẻ sĩ Bắc Hà, ở trong giai đoạn đảng đang say máu ‘giết lầm hơn bỏ sót’, như cá nằm trên thớt, những ai không cúi đầu nghe theo lệnh đảng như Hữu Loan, Phùng Quán, Trần Dần, Phan Khôi…được mấy ai ?
Tuy nhiên điều đáng hổ thẹn ở đây là có người, con số không phải là ít, lại hãnh diện cam tâm khom lưng làm văn nô, bồi bút cho ác quyền mà lương tâm và lương tri không một mảy may ‘bức xúc’ và ‘trăn trở’ với những dòng chữ nhơ nhớp của mình viết ra.
Loại người này luôn luôn chực chờ, rình mò cơ hội để sẵn sàng lập công dâng đảng, bất chấp thủ đoạn cốt chỉ được nhận cái vết… nhơ một thời làm lính văn nghệ cho đảng như Tô Hải đã vạch ra.
Cái đám lính văn nghệ cho đảng hiện nay rất đa số, đa năng, đa hiệu. Ngoài nghiệp vụ của người làm báo là thông tin ra chúng còn làm tài khôn của chó săn, cầm đèn chạy trước ô tô, chiếm luôn quyền hạn của lập pháp, hành pháp và tư pháp nữa. Bài viết của chúng luôn có đủ ba nhiệm vụ: vu cáo, kết tội và hung hăng ra án phạt trong khi đối tượng đang còn trong tình trạng điều tra.
Cứ xem các bài báo của những Xuân Quang (báo Nhân Dân), Như Phong (báo Công An), Anh Quang (báo Hà Nội Mới), Hà văn Thịnh (Báo Lao Động), Thái Nam, Phạm Gia Minh, Nguyễn Ngọc Trân, Thi Nga…và còn nhiều kẻ phải bịt mặt để viết bài vu khống, mạ lỵ, hạ nhục, bôi bẩn đối tượng, ký tên hai chữ tắt P.V để khỏi xấu hổ với chữ nghĩa bẩn thỉu của mình thì đủ biết chúng là loại gì.
Tóm lại, dù chúng có lấy bút danh, bút hiệu gì gì đi nữa để trốn tránh dư luận thì tự thâm tâm chúng cũng là những thứ văn nô, bồi bút, chó săn tệ mạt, hèn nhát.
Một ngày nào đó ‘đảng không tin tôi nữa’ như Hà Văn Thịnh than thở thì rồi chúng cũng sẽ cùng nhau đấm ngực và khóc rống lên, ca bài ca con cá rằng ‘Đời là bi kịch’.
Hãy ngẫm xem hai trường hợp điển hình vừa nêu trong bài, một nhạc sĩ Tô Hải và một giảng viên sử Hà văn Thịnh, ai là kẻ bi, ai là kẻ hài của một kiếp văn nô, bồi bút ?
Chuyện khai thác “bô xít” (beauxite), âm mưu bán nước cho Tàu Cộng – “Chủ trương lớn của đảng ta” - bị “tuyệt đại đa số” nhân dân, từ đại công thần lão tướng Võ Nguyên Giáp đến các nhà khoa học uy tín, văn nghệ sĩ, đại biểu nhân dân… kịch liệt phản đối đã biến thành chuyện “bô xịt” (bull shit). Nhưng bên cạnh đó lại cũng có những tên văn nô, bồi bút cứ bưng tai trước thảm họa của dân tộc sắp đến đã được trưng dẫn, cứ nhắm mắt viết bừa để hoan nghênh “Chủ trương lớn của đảng ta” là “đúng đắn” mục đích chỉ để đảng ban phát cho tí ơn huệ, xem ra rất hài hước.
Duy có điều mỉa mai và buồn cười, những văn nô, bồi bút này lại “lạy ông con ở bụi này” than thở rằng “cái sự viết” đó là “bi kịch” của đời mình.
Vậy, một đời khom lưng, cúi đầu làm văn nô, bồi bút cho cái chế độ gian ác là bi hay hài kịch?
Hơn 60 năm qua dưới ách cai trị sắt máu của đảng Cộng sản bằng “chuyên chính” búa gõ đầu, liềm cắt cổ, giây thừng trói bao tử, người dân Việt Nam khiếp đảm, sợ mất mật, không một ai dám ngẫng đầu, há miệng ho he một lời phản kháng, kêu ca thán oán.
Dân ngu khu đen, khố rách áo ôm, thấp cổ bé miệng, phận con sâu cái kiến thì đã đành!
Còn những hạng trí thức, sĩ phu chữ nghĩa, bằng cấp, học vị đầy mình sao cũng chịu ngậm miệng nín khe một phép cả? Mũ cối đội nặng trĩu trên đầu, suốt đời cam tâm chắp tay, khom lưng đứng chực cửa hầu môn chỉ để chờ hô… khẩu hiệu tán dương, ca tụng kẻ đại gian, đại ác!
- Tại sao vậy?
- Tất cả chỉ vì một chữ hèn.
Cái hèn của đám sĩ phu Bắc Hà ở Hà Nội trước năm 1975 thì chúng ta cũng đã được biết ít nhiều qua phản ảnh của một vài người có liêm sỉ như Hữu Loan, Phùng Quán, Trần Dần … thà chịu sống trong cảnh nghèo khó, khốn cùng chớ quyết không ngồi chung chiếu với những kẻ ti tiện, chuyên xu nịnh, một đời chịu nhục, gục mặt nói hùa, khom lưng quì gối, tình nguyện làm tên văn nô, bồi bút, bẻ cong ngòi bút đổi trắng thay đen sự thật, bao che, chuốt lục tô hồng cho bạo quyền, cốt chỉ để kiếm miếng ăn và chút địa vị trong bộ máy cai trị.
Nhưng cái hèn của sĩ phu sẽ đưa đất nước đến họa diệt vong.
Tác giả Vô Danh trong Cổ Học Tinh Hoa nói rằng:
“Liêm, sỉ là tính rất hay của loài người, vì người mà không liêm thì cái gì cũng lấy, không sỉ thì việc gì cũng làm. Người mà đến thế là người bỏ đi, không khác gì giống vật. Nhất là những bậc đứng chủ trương việc nhà, việc nước mà vô liêm, sỉ thì nhà phải suy bại, nước phải suy vong. Nghĩ cho kỹ, thì sỉ cần hơn liêm; người không liêm làm những chuyện bất nghĩa, căn nguyên cũng ở vô sỉ mà ra.”
Đứng đầu đám xu nịnh, vô liêm sỉ hạ tiện này chính là “thi nô cung đình” Tố Hữu, một đệ nhất cao thủ trong nghề nâng bi, bợ đĩa. Tài nịnh của y đã đạt tới mức thượng thừa nên mới có thế phun ra những câu thơ khiến người ta mỗi lần đọc đến phải đỏ mặt vì ngượng.
“Yêu biết mấy nghe con tập nói,
Tiếng đầu lòng con gọi Xít Ta Lin”
…
Xít Ta Lin ơi! Xít Ta Lin ơi !
Hỡi ơi ! Ông mất đất trời biết không ?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng,
Thương mình thương một, thương ông thương mười.
…
Bác Mao nào ở đâu xa,
Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao »
Nhưng cái thời ngu dân của Đảng Cộng sản độc tài toàn trị « trói » giới văn nghệ sĩ:
« Bắt phanh trần phải phanh trần,
Cho may ô mới được phần may ô”
đã qua rồi. Bây giờ là thời đại Internet. Thời đại thông tin bùng nổ từng ngày. Chỉ một cái nhấp chuột là bao nhiêu bí mật đen tối của đảng ta lập tức hiện nguyên hình trên màn ảnh. Một hình ảnh «đảng ta» rất trần truồng, méo mó như một quái thai dị dạng rất khó coi.
Giấy của đảng không gói được lửa nữa. Màn đen tăm tối của sự bưng bít, che giấu thông tin đã bị xé toang. Bao nhiêu trò lường gạt, bịp bợm của đảng ta, từ ngày « bác » dùng lá cờ đỏ của tỉnh Phúc Kiến làm quốc kỳ của mình, biểu tượng cho một nước chư hầu của Đại Hán, đem về nước đến nay đã bị nhân dân, nhất là giới sinh viên, học sinh, văn nghệ sĩ, blogger… không chịu ép mình dưới sự giáo dục nhồi sọ của đảng, bóc mẻ trần trụi.
Đảng Cộng sản Việt Nam hóa ra, trước sau, chỉ là thứ tay sai, một tên lính xung kích của Tàu và Liên Xô.
- Ta đánh Mỹ là đánh cho Tàu và Liên xô ! Tổng Bí thư Lê Duẫn đã hãnh diện, công khai tuyên bố « bộ đội cụ Hồ » là lính đánh thuê cho Cộng sản Quốc tế như vậy.
Vì thế, uy tín của đảng ta xây dựng bằng thứ pháp thuật bàng môn tả đạo, khôn ba năm, chỉ dại một giờ đã bị ngọn lửa «sự thật» thiêu rụi, mất sạch.
Lòng tin của nhân dân đối với đảng ta giờ đây chỉ còn là sự kinh tởm và khinh bỉ.
Bạo lực khủng bố, trấn áp, đe dọa, trù dập, tù đày, bao vây kinh tế… không còn làm cho ai khiếp sợ như trước nữa.
Nhà bà Trần Khải Thanh Thủy chưa đầy hai tháng, bị 11 lần, đảng ngậm phân người trộn với dầu nhớt và mắm tôm phun trước cửa, chỉ tổ dơ miệng mình chứ chẳng làm cho bà run sợ mãy may. Bà vẫn cứ ngang nhiên viết những bài tố cáo cái chế độ đốn mạt này tung lên internet để thế giới nhìn cho rõ bộ mặt ghê tởm của đảng cộng sản Việt Nam.
Ngọn lửa đấu tranh chống bạo quyền của quần chúng đã bùng cháy mãnh liệt khắp nước.
Dân oan khiếu kiện đất đai đã hàng hàng, lớp lớp kéo nhau đi biểu tình với những biểu ngữ viết trên băng rôn, viết trên áo, trên nón… công khai chỉ mặt, nêu đích danh những tên tham quan ô lại ăn cướp tài sản của nhân dân. Họ còn dám kéo đến trước cửa tư dinh, biệt thự của những tên chóp bu lãnh đạo như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng để đòi nợ máu.
Vụ việc Tòa Tổng Giám mục Hà Nội và giáo xứ Thái Hà là một ví dụ cụ thể điển hình về đấu tranh bất bạo động nhưng ngoan cường, dũng mãnh. Đảng Cộng sản đã dùng đủ mọi mưu ma chước quĩ để thực hiện cho bằng được sự gian trá của mình nhưng cuối cùng cũng đành bó tay chịu trói trước sự thật.
Và rãi rác đây đó đã có xãy ra nhiều vụ việc dân chúng vì không thể chịu đựng nổi sự lộng quyền, ức hiếp của bọn công an (nạn kiêu binh hiện nay) nên đã nổi lên đánh trả lại để tự vệ. Con giun xéo mãi cũng quằn là điều tất yếu. Đã có một số công an bị chết, bị thương và bị bắt làm con tin.
Dĩ nhiên sau đó là đòn trả thù tàn độc của đảng ta đối với dân đen, bắt giam, tra khảo, đánh đập, hành hạ, bỏ tù… để bảo vệ đảng viên, bọn chó săn trung thành thân tín của mình.
Giới sĩ phu, nhân sĩ, trí thức nhiều người cũng đã mạnh dạn gióng lên tiếng nói phản kháng mạnh mẽ, đấu tranh trực diện với đảng Cộng sản Việt Nam. Họ không còn hèn, còn sợ nữa. Họ đã hất đổ ra khỏi người thái độ hèn nhát, rụt rè gà phải cáo đã bị đảng úp chụp đè nặng trên đầu bấy lâu nay.
Thái độ dứt khoát đó đã làm cho đảng ta lo lắng và run sợ. Nền chuyên chính đã lung lay tận gốc rễ.
Xin đơn cử vài ví dụ điển hình:
Trong bài viết: « Lời bộc bạch của một đảng viên » của tác giả Blogger psonkhanh: (trích)
«Lâu nay tôi không viết blog, không comment vì tôi sợ.Tôi nghe được những thằng bạn làm bên an ninh nói rằng đang thực hiện những chỉ thị của cấp trên rất quyết liệt để tìm ra dấu vết, tung tích của những blogger « có vấn đề » để có cách xử lý thích đáng.Tôi thực sự sợ, có lẽ tôi hèn nhát. Nhưng hôm nay tôi muốn viết, tôi buộc phải viết, tôi không giải thích được tâm trạng của mình lúc này, nhưng tôi cảm nhận rõ ràng một sự thôi thúc phải nói ra những gì mình suy nghĩ cho nhiều người đọc. Sự thôi thúc đó đến từ đâu tôi cũng không chắc, nhưng thật tình là tôi vẫn rất run sợ khi post bài này, tôi không phải là người dũng cảm, nhưng tôi thấy mình cần làm điều đó.
… Tôi đã gần 50 tuổi, đang làm cho một viện nghiên cứu của Nhà nước, đã được 15 năm tuổi đảng. Thật lòng là tôi đã nghĩ đến việc ra khỏi đảng nhưng lại không dám thực hiện, tôi không đủ can đảm và mạnh mẽ để chấp nhận một cách kiếm sống mới hoàn toàn mà tôi không tự tin với nó.
…Nếu lên được trưởng phòng thì không phải lo tiền bạc, người ta cúng cho mình. Do vậy mà trong nội bộ người ta đấu đá giành giật nhau ghê lắm, vào Đảng cũng chỉ hy vọng lên được chức cao hơn. Nói thật ngày xưa tôi vào Đảng cũng với động cơ như thế, nhưng không nghĩ rằng như thế chỉ mới là cái bắt buộc sơ đẳng, muôn ngoi lên được đòi hỏi phải nhiều thủ thuật lắm, và phải biết luồn cúi thật giỏi, chà đạp người khác mà không bị cắn rứt. Mà cả hai cái này tôi đều dở, có lúc thấy phải làm nhưng làm cũng không đạt yêu cầu. Chuyên viên như tôi (dù là được xếp vào ngach cao cấp) bây giờ toàn phải nói vẹt, nói dối đến mức mất tư cách mà chẳng biết phải làm sao. Giờ mới thấy mình hèn nhưng đã muộn. Những người đảng viên như tôi bây giờ chiếm đa số tuyệt đối trong Đảng. Họ đều chán nãn và bi quan, không còn tin vào đường lối chủ nghĩa Cộng sản và học thuyết Mác Lê Nin nữa, họ chỉ hy vọng vào sự đổi mới của Đảng. Nhưng bây giờ Đảng không còn đổi mới được nữa. Đảng đang đi vào ngõ cụt. »
…
Một tác giả khác, Ông Nguyễn Quang Nhàn với bài viết: Trên đường đi đến thiên đàng… « Tản mạn của một người theo Cộng sản »: (trích)
«Phấn khởi» «hồ hở » đi trên con đường đến «thiên đàng…»
Cái ngày tháng Tư lịch sử 1975 đã quyết định trang sử mới của nước Việt Nam sau hơn 20 năm dòng bến hải bị cắt chia ! Cả miền Nam ngập trong màu cờ xanh, đỏ, sao vàng. Là người tham gia phong trào sinh viên học sinh dấn thân trong nội thành tôi cũng rất « phấn khởi » « hồ hởi » - theo cách nói sau ngày 30/4 - để tham gia vào công tác « cách mạng » -xây dựng chính quyền, xây dựng « chế độ mới », làm người trong đội quân « giải phóng ». Công việc gì cần đến sự an ninh, an toàn đều có lực lượng chúng tôi.(« Quan trọng » và « oai » ghê vậy đó !!)
(Nhưng) Hào quang…lóa sáng lên… rồi tắt giống như chớp lửa của trái đạn bay. Ai rồi cũng phải quay về với cuộc sống thực của chính bản thân gia đình mình và thực sống với cuộc sống xã hội. Người có tính toán trước, sống thực tế, thực dụng thì khác. Những anh chàng « tiểu tư sản » trí thức tham gia cách mạng thì chìm đắm trong cơn mê… hơi dài ( !) thậm chí ban đầu còn « tả khuynh » ! Tin vào « Tổ chức » ! Tin tưởng Đảng ! Đảng là cuộc sống của tôi ! Nói thì cái gì cũng « Đảng ta! ». Đất nước sau chiến tranh, cái gì cũng nguyên nhân do chiến tranh nên… chờ đất nước « ổn định » rồi lo cho chuyện riêng mình ! Cứ chờ ! Chờ mãi… đến bây giờ cũng chưa « ổn định », vẫn còn « định hướng » may mà có cái không thể chờ, nếu cứ chờ, chờ mãi chắc… đến giờ này… vẫn còn ế « vợ » !
Sau này nghĩ lại thấy mình quá dại, ảo tưởng, quá ngây thơ, thật tội nghiệp !
« Dân ngu khu đen » như tôi được đảng vĩ đại dẫn dắt trên đường đi đến « thiên đàng », thấy sao nói vậy. Mấy chục năm rồi, từ lúc đầu xanh, tuổi trẻ đến bây giờ đầu bạc, mắt mờ nhưng « thiên đàng » ở đâu cũng chẳng biết, thăm thẳm, mịt mù, bây giờ « tự đổi mới », « định (lại )hướng nữa…nếu giáp cái vòng hơn 60 năm xưa, nhân dân tự mình đi đến thiên đàng bây giờ chắc không ai còn đòi « dân chủ » !
Một sinh viên đang du học ở Đài Loan tên Lê Trung Thành, trong một bức tâm thư gửi về cho sinh viên, bạn bè trong nước, đọc được trên mạng lưới Toàn cầu, sau khi kể lại những sự việc mắt thấy, tai nghe ở xứ người, một xứ tự do, không cộng sản, anh kết luận: « Còn cờ đỏ sao vàng thì không bao giờ có độc lập tự do hạnh phúc ! »
Còn nhiều, rất nhiều bậc sĩ phu khác nữa, như Nguyễn Khải, Nguyễn ĐìnhThi, Chế Lan Viên, Nguyễn Đăng Mạnh, Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu, Đào Hiếu, Hoàng Minh Tường… ở cuối đời, họ đã nhất loạt cùng nhau đứng dậy, can đảm cất cao tiếng nói yêu nước, tố cáo cái chế độ bất nhân, hòa nhịp với lời gào thét của nhân dân để đòi lại đất nước đang nằm trong tay giặc Tàu, đòi nhân quyền, tự do, hạnh phúc mà đảng Cộng sản Việt Nam đã cướp đi hơn 60 năm nay.
Tác giả Vô Danh trong sách Cổ Học Tinh Hoa cũng đã nói :
« Than ôi! Thế mà ngày nay, nhân tình phản trắc, phong tục suy đồi, người ta quên cả liêm, sỉ không kể chi người thường, thậm chí đến bọn sĩ phu cũng chan chan như thế cả. Ôi! Nếu cho là sự xấu hổ chung cho cả nước, cũng không phải là nói ngoa.
Tuy vậy, mùa đông rét mướt, tòng, bách vẫn xanh; mưa gió tối tăm, gà trống vẫn gáy. Đời tuy hôn mê, vẫn còn người tỉnh. » (Tác giả Vô Danh này tài thật! Thấy rõ được cái thực trạng xã hội của Xã Hụi Chủ nghĩa này trước cả thế kỷ. NV)
Đời tuy hôn mê vẫn còn người tỉnh! Ngày nay, thời đại mạt Hồ đang lúc «khẩn trương» suy tàn, sĩ phu ai người tỉnh, ai người mê?
Muốn biết ai tỉnh, ai mê cứ lấy hai ví dụ điển hình dưới đây làm «cái ni» để đo nhân cách các «trí thức» trong nước:
- Nhạc sĩ Tô Hải với Hồi Ký của Một Thằng Hèn.
- Hiện tượng Hà văn Thịnh, giảng viên sử Đại học Huế, với Bài Trần Tình.
1.- « Hồi ký của một thằng hèn » của nhạc sĩ Tô Hải.
Mấy tháng gần đây, cuốn Hồi ký của nhạc sĩ Tô Hải tuy chưa xuất bản, chỉ mới giới thiệu sơ sơ trên mạng, nhưng âm vang của nó đã chấn động đến giới «sĩ phu trí thức Xã Nghĩa», nhất là giới lãnh đạo «đảng ta» hơi «bị» choáng vì chữ « hèn » trong cái nhan đề của cuốn sách: «Hồi ký của một thằng hèn». Tác giả định mượn gió vẻ trăng chăng? Mượn mình để mắng cả một tập thể đang «mê» chăng ?
Ở hải ngoại, nhiều người quan tâm đến «hiện tượng» 700 tờ báo đảng với hơn 13 ngàn ký giả, ký thiệt, văn, thi sĩ viết bài mà chỉ có một Tổng Biên tập, một lãnh chúa lãnh đạo, nên cũng tò mò muốn đọc cuốn hồi ký này để biết «Thằng nào là thằng hèn, làm văn nô bồi bút cho cái chế độ phi nhân này!»
Riêng nhạc sĩ Tô Hải vì sao lại hèn? Đã cho mình là «thằng hèn» sao lại còn đủ can đảm viết hồi ký để kể khổ cái hèn của mình toét toè loe ra cho bàn dân thiên hạ chiêm ngưỡng?
Lê Phú Khải viết lời tựa giới thiệu cho cuốn hồi ký trên, ngay những dòng đầu có nhắc đến một sĩ phu đầy nhân cách, sớm tỉnh thức trong cơn hôn mê dài của chế độ Cộng sản. Lê Phú Khải viết:
(trích) « Đọc ‘Hồi ký của một thằng hèn’ của nhạc sĩ Tô Hải, tôi bất giác nhớ đến bác sĩ Nguyễn Khắc Viện. Ông là một trí thức Việt kiều, rất hăng hái hoạt động trong phong trào mác-xít, đảng viên đảng Cộng sản Pháp, đã tình nguyện về nước để tham gia kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hăng hái là thế, mà ở tuổi ngoài tám mươi, khi làm bản tổng kết đời mình, ông đã phải thốt lên: «Đời tôi là đời một thằng ngây thơ». Trong hai chữ «thơ» và chữ «ngây», tôi xin giữ lại cho mình chữ «thơ» vì đã đi theo kháng chiến, còn cái chữ « ngây» để chỉ cái sự đi theo chủ nghĩa xã hội thì xin… vứt nó đi!».
Bên cạnh bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, Lê Phú Thứ còn trưng ra thêm một nhân chứng khác, Nguyễn Khải, đại tá, nhà văn, giải thưởng Hồ chí Minh. Trước khi chết ông đã gửi lại lời trối của kẻ đã lạc (lầm!)
đường trong mấy câu:
« Quả thực dân tộc Việt Nam đã thắng lớn trong phong trào đấu tranh giải phóng nhưng lại thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do, công bằng và dân chủ. Thoát ách nô lệ của thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ cái ách của một học thuyết đã mất hết sức sống. Dân mình sao lại phải chịu một số phận nghiệt ngã đến thế!»
Đối với nhạc sĩ Tô Hải, tác giả Hồi Ký Của Một Thằng Hèn, Lê Phú Thứ viết:
Tô Hải và Nguyễn Khắc Viện – hai con người, hai số phận, cả hai đều được Nhà nước Cộng sản tặng nhiều huân chương «cao quí», nhưng cái tương đồng giữa hai người là ở chỗ họ đều thiết tha yêu nước, nhưng không thể yêu chủ nghĩa xã hội.
Cậu học trò Tô Hải gia nhập Vệ Quốc Đoàn ngay từ những ngày đầu cách mạng. Cuộc đời binh nghiệp của Tô Hải có đủ niềm vui và nỗi buồn, vinh quang và tủi nhục, được ông ghi lại trong cuốn sách mà bạn đang cầm trong tay. Nó là cuốn sách cần cho những ai muốn biết về chủ nghĩa cộng sản trong hiện thực. Nó cần cho những ai chưa tỉnh giấc nồng của những mộng mị được sơn phết vàng son. »
Có thể nói không ngoa rằng Hồi Ký Của Một Thằng Hèn là cuốn biên niên sử ghi lại quá trình từng bước, từng bước, nhân dân Việt Nam, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ bị tước đoạt đi cái quí giá của con người là Tự Do. Là chứng nhân của lịch sử, Tô Hải ghi lại trung thực, sống động cả một quá trình nhào nặn, đấu tố, cưỡng bức tư tưởng để biến văn học nghệ thuật thành « vũ khí đấu tranh » của Đảng, cho Đảng, vì Đảng. Hồi Ký Của Một Thằng Hèn là những trang viết bằng máu và nước mắt ghi lại tỉ mỉ tấn bi kịch của chính tác giả và bạn bè ông, nay kẻ cỏn người mất, để mọi người được biết họ đã phải sống như thế nào, phải… « hèn nhát» ra sao chỉ cốt để tồn tại. »
Và trãi qua những đại bi kịch được đảng cộng sản luôn say máu đấu tranh tạo ra như Cải Cách Ruộng Đất, Chỉnh Đảng, Chỉnh Quân, Nhân Văn Giai Phẩm, Xét Lại Chống Đảng, Cải Tạo Công Thương Nghiệp, Cải Tạo Tư Sản… Tô Hải thấy đàng sau nó thực sự là cái gì ?Nó chẳng phải cái gì khác ngoài mưu đồ của một lũ cơ hội chuyên nghề lừa bịp, trấn áp nhằm chiếm bằng được quyền cai trị đất nước. Ông không che giấu những việc đáng xấu hổ khi tả lại cảnh phải đóng vai « đại hèn » để vợ con có miếng ăn, không bị cắt sổ gạo, bị đuổi khỏi biên chế hay tệ hại hơn nữa, bị đi cải tạo, vào tù. Ông thẳng thắn chỉ ra những bộ mặt cơ hội trong giới văn nghệ sĩ đã nhẫn tâm bước qua xác đồng nghiệp để kiếm chút đỉnh chung. » (ngưng trích)
Nhà văn Uyên Thao cũng viết về Hồi Ký Của Một Thằng Hèn của Tô Hải như sau :
(trích) « Dù viết về các lời lẽ gian trá hay hành vi tàn bạo của chế độ, dù viết về những ngu xuẩn tận cùng hay lưu manh ghê gớm, dù viết về toan tính bản thân hay tâm tư của bè bạn, Tô Hải không bao giờ rời nỗi đau đã thành cực hình vò xé tim óc.
Đó là nỗi đau phải sống cuộc sống không còn là cuộc sống con người. Nỗi đau càng lớn hơn khi luôn phải gặp gỡ không ít kẻ mệnh danh trí thức vẫn vênh váo tự hào với cuộc sống đó. »
Những lớp lớp cá nhân Tô Hải qua Hồi Ký Của Một Thằng Hèn dù có đáng thương mức nào, đáng tội nghiệp tới đâu thì cảm xúc xót thương, tội nghiệp dành cho họ sẽ hoàn toàn vô ích.
Bởi nỗi đau mà Tô Hải gánh chịu không phải nỗi đau riêng của Tô Hải, không phải hậu quả chỉ đến với một cá nhân do những chọn lựa của bản thân mà chính là một nét thực tế biểu hiện cái thân phận oan khiên mà dân tộc Việt Nam đang gánh chịu.
Cho nên thay vì bày tỏ cảm giác tội nghiệp xót thương cho cá nhân này hay cá nhân khác, cần nhìn thẳng vào nỗi nhục tự biến mình thành công cụ tôi đòi, nỗi nhục vận dụng tới tận cùng khả năng trí óc để ngụy biện cho sự tình nguyện khom lưng, uốn gối là thức thời – theo kiểu Nguyễn Tuân với câu nói từng được lập lại « phải biết sợ để tồn tại. »
Về phần tác giả, Tô Hải, khi bắt đầu viết Hồi Ký Của Một Thằng Hèn, Ông đã có những suy tư gì lúc đặt bút lên trang giấy?
Chúng ta hãy đọc qua bài viết ngắn của Ông với nhan đề : VÌ SAO TÔI VIẾT HỒI KÝ?
(trích) « Câu mở đầu đó, nếu tôi không nhầm, là của George Sand mà tôi đã đọc, đã thương cảm và đã tự nhủ rằng rồi đây chính mình cũng sẽ phải để lại cho đời ít dòng nói thật khi bước vào tuổi 70, nếu như cái chết lãng nhách không đến bất chợt.
Biết đâu đấy, rồi đây lịch sử sẽ có thêm được một số chi tiết trong « tội ác diệt văn hóa » của nhà cầm quyền Việt Nam trong một thời gian trên nửa thế kỷ nhờ những chứng liệu ghi trong hồi ký của một kẻ từng làm thứ văn nghệ gọi là « vì Đảng vì dân » trong suốt đời mình. »
Tô Hải nhận định suốt một thời gian dài từ năm 1945 đến đầu thế kỷ 21, lịch sử văn học nghệ thuật ở miền Bắc chỉ là một lỗ hổng lớn vì giới trí thức, văn nghệ bị cai trị bởi cái đám ‘đỉnh cao trí tuệ loài người’ :
« Tác phẩm của họ đâu rồi, ngoài lèo tèo mấy bài thơ của Hữu Loan, Trần Dần, Phùng Quán…và chẳng có một tiểu thuyết, một đoạn văn nào đáng được trích giảng trong các chương trình từ tiểu, trung đến đại học? Vậy mà suốt thời kỳ đất nước nằm dưới «sự lãnh đạo vô cùng sáng suốt» và «duy nhất đúng đắn» của những tên «xuất thân thành phần cơ bản», trình độ học thức ở mức «đánh vần được chữ quốc ngữ», các văn nghệ sĩ công chức ở nơi này vẫn được nhà cầm quyền trao tặng «Giải thưởng Nhà Nước», « Giải thưởng Hồ Chí Minh» và đủ thứ bằng khen, giấy khen, được trang trọng lồng kính treo kín những bức tường phòng khách! Thử hỏi những tác phẩm được khen nức khen nở ấy bây giờ ra sao ?
Té ra tất cả đã bị lịch sử xếp xó.
Hơn thế nữa, những tác giả được Nhà nước XHCN khen hàng loạt nọ, trong thực tế, còn là những kẻ bán rẽ lương tâm đã lợi dụng các loại hình văn nghệ để ca ngợi những điều bất nhân, bất nghĩa bị cả nhân loại phỉ nhổ: Khuyến khích con đấu cha, vợ tố chồng, hô hào, kích động người cùng một nước chém giết lẫn nhau, ra sức ca ngợi những tên sát nhân khét tiếng như Stalin,Mao Trạch Đông…thậm chí, còn quì gối khấu đầu tạ ơn những tên đao phủ và cái tổ chức tội ác là «Đảng đã cho ta mùa xuân», dạy những đứa trẻ bập bẹ biết nói : «tiếng đầu lòng con gọi Stalin» ! Nhục nhã thay cho nhnữg kẻ cam tâm bợ đít, luồn trôn những kẻ giết cha mình! Cho tới cuối thế kỷ thứ 20 vẫn còn những kẻ u mê cứ tưởng các tác phẩm « tuyên truyền» cho cuộc chiến huynh đệ tương tàn, cho hận thù dân tộc, cho đấu tranh giai cấp của chúng là giá trị lắm ! Cứ xem chúng tâng bốc nhau, nịnh bợ nhau, bôi xấu nhau, để được nhận cái… vết nhơ một thời làm lính văn nghệ của Đảng thì thấy.
Trong khi đó, hồi ký của các «lãnh tụ cách mạng» chỉ là những cuốn sách viết ra cốt tự đề cao mình một lần cuối, để giải thích (chống chế thì đúng hơn) cho những hành động sai lầm, đổ tội cho người khác về những thất bại mang tính lịch sử mà kẻ viết hồi ký chính là tội phạm. Vậy thì, tôi, Tô Hải, một cái tên được nhiều người biết ở cái thời «âm nhạc phục vụ công nông binh», ở cái thời mà âm nhạc, nếu không làm đúng yêu cầu của đảng sẽ lập tức bị bọn «quan văn nghệ» lên án là «mất lập trường», là «cá nhân tiểu tư sản», thậm chí là « âm nhạc phản động», có gì để mà hồi với ký ?
Tô Hải đã «tự thú trước bình minh» cái hèn của mình ra sao và bắt nguồn cội rễ như thế nào khi ông nghĩ rằng mình đã hết hèn để nói toạc móng heo ra «nỗi bất bình dồn nén ám ảnh suốt mấy chục năm T.H»:
« Trước hết, tôi phải đè bẹp được sự « hèn nhát » trong tôi là cái đã bén rễ sâu chặt do thời gian quá dài sống trong lồng kín, cách ly bầu trời tự do.
Tôi tình nguyện làm một trong những người vạch trần những bộ mặt chính trị dỏm, văn nghệ dỏm, những tên cơ hội, đã cản trở, giết chết tác phẩm, đẩy những tài nang vào hố sâu quên lãng.
Đáng buồn là những chuyện được giấu kín đó, tôi đều được biết, thậm chí còn được tham dự các kế hoạch hại người (được gọi là kiểm điểm, học tập, thu hoạch…) ngay từ khi chúng mới được phác họa, trong suốt quá trình tôi ở cương vị cấp ủy, lãnh đạo, chỉ đạo nghệ thuật.
Để bảo vệ chổ đứng của mình, tôi đã không dám cãi lại những lời chửi rủa bố tôi là đồ « phản động», mẹ tôi là «Việt gian», họ hàng nhà tôi là « tay sai đế quốc»!
Và khi không còn chịu « lao động nghệ thuật » nữa, «bỗng dưng» ông được cái nhà nước công nông binh tặng cho cái «Huân Chương Lao Động Hạng Nhất» và đè ông ra đeo lên cổ cái mề đay « Giải thưởng Nhà nước». Ông mô tả đó là «Một bức tranh cười ra nước mắt» và kêu lên một cách mĩa mai chua xót: « Bi kịch hay hài kịch đây?»
Như thế đó, Tô Hải hy vọng rằng đất nước sẽ có ngày hoàn toàn đổi mới thật sự, hồi ký của ông sẽ được in ra để làm tài liệu lưu trữ về một thời cay đắng và tủi nhục nhất trong lịch sử Việt Nam. Và ông cũng mong rằng bạn bè, con cháu đời sau hiểu cho rằng ông đã có thời tưởng rằng mình là một cánh đại bàng bay bỗng giữa trời nhưng than ôi, gần hết cuộc đời ông vẫn chỉ là «một con đại bàng… cánh cụt, chạy lè tè trên mặt đất mà vẫn vấp ngã đến gãy mỏ, trụi lông.»
« Nhưng, ‘ vừa là tội đồ vừa là tòng phạm’ làm sao con đại bàng cánh cụt kia có thể bay cao, bay xa ? Thôi thì xin làm con sói của Alfred de Virngi, con bói cá của Musset tru lên tiếng rú cuối cùng, phan ngực, xé lòng, hiến cho lịch sử một mẫu trái tim, một mẫu óc, một chút hơi tàn của thân xác.
Với niềm tin vô bờ bến rằng ngày tàn của chủ nghĩa cộng sản Việt Nam đã đến rất gần, dù có chậm hơn ở các nước bậc cha ông, anh cả, anh hai đến vài ba thập kỷ, niềm tin ấy vẫn cháy bỏng trong tôi thúc giục tôi vứt bỏ mọi sợ hãi, mọi hèn kém để ngồi vào computer.
Nhưng, Tô Hải lại mắc cái nhưng to tướng, tập Hồi Ký Của Một Thằng Hèn đã được viết xong từ năm 2000, nhưng do… hèn, Tô Hải vẫn không dám cho ra mắt bạn đọc như lời ông thú nhận trong « Đôi điều phi lộ viết… sau cùng » và còn cẩn thận ghi thêm một dòng ở ngoài bìa «Để xuất bản vào năm 2010». Có lẽ ông nghĩ rằng lúc đó ông đã «đi theo Bác» rồi thì những quân cẩu trệ sẽ chẳng làm gì được ông nữa chăng ? Ông lầm! Chúng sẽ thi hành đủ các thủ đoạn bẩn thỉu như đã làm đối với hai ông Trần Độ và Hoàng Minh Chính với cái chết của ông và vợ con ông sẽ … hết đất sống về sau !
Với quân tiểu nhân ti tiện, mặt người dạ thú như cộng sản Việt Nam thì đừng có hòng chúng có lòng nhân với câu «nghĩa tử là nghĩa tận» như lời người xưa giáo huấn.
2. Hiện tượng Hà văn Thịnh với Bài Trần Tình vụ bô xít «Chủ trương lớn của đảng ta!»
Hà văn Thịnh hiện là giảng viên Sử của Đại Học Huế. Ngoài việc rao giảng lịch sử đảng Cộng sản trong giảng đường cho các em sinh viên thấm nhuần công lao trời biển của đảng ta và « Ơn Bác, ơn đảng » ra, ông còn ký hợp đồng viết bình luận cho báo Lao Động.
Ngày 19/01/09 ông viết một bài về vụ khai thác bô xít trên Tây Nguyên nhan đề «Gánh nặng của thế hệ hôm nay» đăng trên báo Lao Động cùng ngày. Nội dung là lên án việc khai thác tài nguyên bừa bãi, của đảng không cần biết đến hệ lụy về môi trường sống. Có đoạn rất cứng:
(trích) « Có tài nguyên thiên nhiên là tốt, cần lắm. Nhưng, có những đất nước không có tài nguyên vẫn giàu có như thường – bài học từ Nhật Bản là một dẫn chứng điển hình. Nếu chúng ta cứ vắt thật nhanh, bòn thật nhiều « của để dành » cho con cháu, thì mai này lịch sử sẽ ra sao ? Dù muốn hay không, chúng ta buộc phải thừa nhận rằng chưa bao giờ tài nguyên của đất nước bị khai thác một cách vội vã đến như thế và, chưa đủ tinh thần trách nhiệm đến như thế.
Phải giải quyết xong « bài toán » chất thải từ việc khai thác các loại quặng trước khi khai thác nó, đó là nguyên tắc. Phải tính toán sao cho tài nguyên của đất nước được chia đều cho nhiều thế hệ là bổn phận của người đi trước. Đây không là chuyện hôm nay, mà là lợi ích dài lâu. Nếu không vì lợi ích dài lâu, đất nước ta sẽ không phát triển bền vững. »
Sau đó ông cùng nhiều người ký tên trong bản kiến nghị gửi lên đảng để phản đối việc khai thác bô xít.
Thật ra bài báo cũng không có gì đáng nói. Nội dung không có gì mới mẻ hơn và không bằng nhiều bài báo khác của các nhà khoa học hay hai bức thư của tướng Giáp, đã phân tích tỉ mỉ vấn đề thảm họa môi trường, hiệu quả kinh tế, an ninh lãnh thổ v.v…đầy đủ hơn, giá trị hơn nhiều.
Điều đáng nói ở đây là bài viết tiếp theo ngày 27/4 cũng của ông giảng viên sử Hà văn Thịnh, sự việc lại quay ngoắc lại bài trước 180 độ, khiến cho nhiều người đọc phải bất ngờ đến độ sững sờ.
Có người gọi ông là con thò lò hai mặt. Có kẻ kêu ông là con kỳ nhông, một loài bò sát có khả năng đổi màu da rất nhanh ở môi trường thích nghi như ở cát thì màu trắng, ở bụi rậm thì màu xanh.
Số là, sau khi bài báo ngày 19/1 đăng ít lâu thì ngày 24/4 Bộ Chính trị ra Thông báo số 245 TB/TƯ có « Kết luận của Bộ Chính trị về bô xít » về việc quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bô xít giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 thì ngày 27/4 ông Hà văn Thịnh lập tức viết ngay bài « Sáng tỏ sự cân bằng đúng » để ca tụng « Chủ trương lớn của đảng ta » là đúng đắn và cần thiết, có nội dung trái ngược hẳn lại bài trước.
Xin trích vài điểm trong 5 điểm ông đã chỉ ra và khen nức nở đảng ta là vô cùng anh minh, sáng suốt trong việc «đường ta ta cứ đi mặc chó cứ sủa» trong việc «cõng» Trung Quốc vào Tây Nguyên để chúng tha hồ làm vương, làm tướng trong việc khai thác bô xít:
…
« Thứ hai, ‘ hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội’ là sự cân bằng đúng và đủ cho cả hai mặt lợi ích và bền vững. Cách nhìn nhận vấn đề như thế thể hiện sự tỉnh táo cần thiết trong giải pháp trước mắt và cả giải pháp chiến lược lâu dài.
…
Thứ năm, qua vấn đề bô xít, phải rút ra những bài học sâu sắc về sự hiểu biết và dư luận. Đa số người dân không hiểu tường tận sự thật của vấn đề nên dễ bị lợi dụng và bị kích động, đưa một chuyện riêng về kinh tế thành nguy cơ về chính trị, an ninh. Trong khi đó BCT đã khẳng định ‘không sử dụng lao động phổ thông nước ngoài’, tức là đã nhìn thấy bằng tầm nhìn xa một cách rõ ràng. Mặt khác, một vấn đề ở đây là ‘dân biết, dân làm, dân kiểm tra’.
Trách nhiệm của giới trí thức là rất lớn trong việc đánh giá, xem xét các lợi ích cục bộ và lợi ích tổng thể, kịp thời và chính xác trong việc tham mưu cho Đảng và Nhà nước trước những nhiệm vụ cấp bách, liên quan đến sự nghiệp của dân tộc, tương lai của đất nước. Đảng lắng nghe và thấu hiểu ý kiến trí thức, nhưng không có nghĩa bỏ qua viêc một số người lợi dụng điều đó để xuyên tạc chống phá. »
Sau bài báo «tắc kè đổi màu da », dư luận trong nước rất bất bình về cái ông giảng viên khoa sử Hà văn Thịnh này. Đã có nhiều bài viết phản bác ông rất nặng ký. Nhưng tình trạng càng tệ hại hơn khi ông viết thêm một tâm thư gửi cho những người cùng ông ký kiến nghị phản đối. Vì bức thư này, ông Thầy sử Hà văn Thịnh lại càng bị phạng thêm nhiều quả búa tối tăm mặt mũi vì đã để lộ ra cái hèn của một anh nhà giáo, cam tâm uốn gối, khom lưng làm văn nô, bồi bút quá ư lộ liễu và trơ trẽn.
Xin đan cử hai bài phản bác làm điển hình, các tác giả vừa trích ý thư của ông vừa bình:
1. Ông V.Quốc Uy trong bài 2 viết: «Chữ ký của một kỳ nhông » và «Đừng xóa tên ông Thịnh », ông Quốc Uy đánh giá:
« Trong bài ‘Chữ ký của một kỳ nhông’ tôi đã phác họa chân dung hai ông Hà văn Thịnh trái ngược nhau, một CHÍNH một TÀ, có vẻ trắng đen phân biệt, nên khó tin là một người. Nhưng sau khi đọc ‘Thư ông Hà văn Thịnh’ gửi những người đã gửi kiến nghị’ thì tôi lại tưởng tượng chân dung ông Hà văn Thịnh sinh động hơn. Sự đời không phải chỉ có CHÍNH hay TÀ, mà còn có ‘cải TÀ qui CHÍNH’, ‘cải CHÍNH qui TÀ’, có khi lại ‘TÀ CHÍNH luân phiên’.
Thiên hạ bình phẩm. Người thì cảm động trước ‘lời thú tội’ thành thực của ông Thịnh, chỉ thương chung cho cái kiếp nhà báo, nhà văn Xã hội Chủ nghĩa. Ngược lại, có người càng mất cảm tình với ông Thịnh hơn, vì ông đã lôi cả đám cùng nhúng chàm vào để làm nhòe đi cái trách nhiệm và tư cách cá nhân. Người ta nhại :
Bút nô là tại ‘hướng đình’
Cả làng nô bút, đâu mình Hà Văn… ?
Phải ghi nhận công của ông Hà văn Thịnh trong bức thư này là đã nói toẹt ra (một cách hơi Chí Phèo) về cái ‘hướng đình’ (định hướng) đã làm cho ‘cả làng toét mắt’. Tôi thấy nên cám ơn ông vì với bức thư ấy ông đã cung cấp những sự thực của một ‘người trong chăn’, để nhắc nhở cả làng phải mau mau xoay lại cái ‘hướng đình’ (nếu không thì chẳng những toét mắt mà còn mù cả lũ cho mà xem).
Xin trích mấy câu của ông Thịnh để ghi lại cái công ấy:
« Nói là bồi bút cũng phải, không sai đâu. Thế nhưng, cần phải lật ngược vấn đề rằng có ai ăn lương hiện nay mà đã không từng một lần ‘bồi bút’? CNXH khoa học sai nhiều như thế, ai nói?
Còn nói dối? Không có một nhà giáo dạy KHXH nhân văn nào không nói dối để nhận lương!
Xin các quí vị hiểu biết lịch sử đúng như nó cần phải được hiểu như thế! »
… Nhưng có lẽ ông Thịnh không đến nỗi yên tâm làm công cụ như những người khác, không hỗn hào như thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang, dám văng vào mặt những trí thức mà chính những người lãnh đạo cấp cao cũng phải kính nể những lời khiếm nhã như ‘xuyên tạc sự thật’ - nhằm dụng ý xấu – hoàn toàn mang tính bịa đặt và kích động’. Ông Hà văn Thịnh, không biết do bị bạn bè phê phán, hay do sự day dứt của một người đứng trên bục giảng mà trong giây phút nào đó ông đã không chịu nỗi cái thân phận bồi bút, khiến ông quên cả giữ gìn mà tố cáo ra những điều cần phải tố cáo?Cuộc vật lộn giữa vị giảng viên đại học với tên bồi bút dối trá thường không phải một lần là đã phân thắng bại, nhưng bạn bè và sinh viên cổ vũ cho ai, đâu là vinh đâu là nhục thì người thầy giáo chắc phải cảm nhận được. Nhiều bài nhắc đến tên ông Hà văn Thịnh, vì đó không chỉ là tên một người mà còn là một hiện tượng : Hiện tượng Hà văn Thịnh, đầy kịch tính.
Những người như ông Thịnh không ít. Nhưng nhiều, mà vị nào cũng thấy cô đơn. « Chính quyền cho tôi vào sổ đen, còn người trung nghĩa gạt tên mình ra. Đời thật là bi kịch »,ông tâm sự rất thật như thế.
3.Blogger Linh
Tác giả Linh viết trong blog của mình như sau: (trích)
« Ông Hà văn Thịnh viết bức thư nhằm giải bày sự việc ông viết hai bài báo trên báo Lao Động về beauxite có tinh thần trái ngược hẵn nhau vào ngày 19/1 và ngày 27/4. Đọc cứ như hề:
‘Tôi như một kẻ tội đồ. Đảng không tin tôi. Những người chính trực trên đất nước này cũng thế. Có thể, ‘cách đi’ của nhà báo nhọc nhằn, đau đớn đã làm cho tôi không biết cách né tránh hay dùng bút danh. Nhưng đó là số phận. Tôi chấp nhận. Tôi đã lường trước chuyện này lúc toà báo yêu tôi viết khi tôi mới thấy tên mình trong danh sách (ký tên phản đối khai thác beauxite Tây Nguyên) trước đó vài giờ ’.
Muốn kéo cả nhân loại xuống bùn để không phải chịu trách nhiệm cá nhân, ông cho rằng toàn giới nhà giáo (dạy KHXH nhân văn) đều nói dối như ông, toàn giới ăn lương đều từng làm bồi bút như ông.
Và ông thắc mắc với nhũng người phản đối sự tráo trở bất nhất của ông trong hai bài viết trước và sau khi có kết luận của Bộ Chính trị ‘ Hơn nũa, tại sao quí vị không đánh thẳng vào các VIP đi mà lại cứ nhè vào một kẻ phải viết báo để kiếm sống, để mong mỏi chút thay đổi nhạt mờ?’.
… Trong bài 27/4, ông hết lời ca ngợi Bộ Chính trị nào là có chủ trương từ lâu, cân nhắc suy xét kỹ càng, nào là biết tiếp thu ý kiến người dân, nào là có tầm nhìn xa một cách rõ ràng. Thế nhưng trong bài trần tình với những người cùng ký tên vào đơn phản đối việc khai thác beauxite, ông lại viết như thể xoa đầu Bộ Chính trị ‘Lời để kết thúc, tôi muốn nói rằng BCT đã ra thông báo như thế là đã biết sai rồi’.
Vậy là ‘chủ trương đúng đắn’ của BCT là đúng hay sai đây? Hay ông Thịnh là người có biệt tài ngửi gió? Còn ‘thơm’ hay ‘thối’ thì là tùy hướng gió?
Và tác giả Blog Linh kết thúc bài viết dài của mình bằng một câu rất ngắn nhưng cũng rất nặng ký :
« Xem ra ông Thịnh có thể có chữ ‘sĩ’ nhưng ắt là không có chữ ‘sỉ’. Hà văn Thịnh hay Hà Phù Thịnh?
Kẻ sĩ của một nước mà hèn thì quốc gia ấy ắt sẽ phải suy vong. Nhà nước độc tài đảng trị cộng sản Việt Nam đang đi vào vết xe đổ, bắt sĩ phu trong nước thành kẻ hèn để dễ bề cai trị thì con đường bại vong, mất nước đã thấy sờ sờ ngay trước mắt.
Suốt hơn 60 năm dưới gọng kềm sắt máu của đảng cộng sản Việt Nam giới sĩ phu, trí thức, văn nghệ sĩ… đều bi o ép, bắt buộc dưới mọi hình thức từ bạo lực đến khủng bố, hăm dọa, bao vây kinh tế, bóp bao tử, trù dập… phải phục vụ tuyên truyền, bẻ cong sự thật, làm lệch lịch sử có lợi cho chúng thì chuyện kẻ sĩ bị hèn không phải là chuyện lạ và đáng trách. Không hèn hôm nay thì ngày mai buộc phải hèn chỉ vì để sống còn.
Kẻ sĩ Bắc Hà, ở trong giai đoạn đảng đang say máu ‘giết lầm hơn bỏ sót’, như cá nằm trên thớt, những ai không cúi đầu nghe theo lệnh đảng như Hữu Loan, Phùng Quán, Trần Dần, Phan Khôi…được mấy ai ?
Tuy nhiên điều đáng hổ thẹn ở đây là có người, con số không phải là ít, lại hãnh diện cam tâm khom lưng làm văn nô, bồi bút cho ác quyền mà lương tâm và lương tri không một mảy may ‘bức xúc’ và ‘trăn trở’ với những dòng chữ nhơ nhớp của mình viết ra.
Loại người này luôn luôn chực chờ, rình mò cơ hội để sẵn sàng lập công dâng đảng, bất chấp thủ đoạn cốt chỉ được nhận cái vết… nhơ một thời làm lính văn nghệ cho đảng như Tô Hải đã vạch ra.
Cái đám lính văn nghệ cho đảng hiện nay rất đa số, đa năng, đa hiệu. Ngoài nghiệp vụ của người làm báo là thông tin ra chúng còn làm tài khôn của chó săn, cầm đèn chạy trước ô tô, chiếm luôn quyền hạn của lập pháp, hành pháp và tư pháp nữa. Bài viết của chúng luôn có đủ ba nhiệm vụ: vu cáo, kết tội và hung hăng ra án phạt trong khi đối tượng đang còn trong tình trạng điều tra.
Cứ xem các bài báo của những Xuân Quang (báo Nhân Dân), Như Phong (báo Công An), Anh Quang (báo Hà Nội Mới), Hà văn Thịnh (Báo Lao Động), Thái Nam, Phạm Gia Minh, Nguyễn Ngọc Trân, Thi Nga…và còn nhiều kẻ phải bịt mặt để viết bài vu khống, mạ lỵ, hạ nhục, bôi bẩn đối tượng, ký tên hai chữ tắt P.V để khỏi xấu hổ với chữ nghĩa bẩn thỉu của mình thì đủ biết chúng là loại gì.
Tóm lại, dù chúng có lấy bút danh, bút hiệu gì gì đi nữa để trốn tránh dư luận thì tự thâm tâm chúng cũng là những thứ văn nô, bồi bút, chó săn tệ mạt, hèn nhát.
Một ngày nào đó ‘đảng không tin tôi nữa’ như Hà Văn Thịnh than thở thì rồi chúng cũng sẽ cùng nhau đấm ngực và khóc rống lên, ca bài ca con cá rằng ‘Đời là bi kịch’.
Hãy ngẫm xem hai trường hợp điển hình vừa nêu trong bài, một nhạc sĩ Tô Hải và một giảng viên sử Hà văn Thịnh, ai là kẻ bi, ai là kẻ hài của một kiếp văn nô, bồi bút ?
Nguyễn Thanh Ty
17/5/09
No comments:
Post a Comment