Đỗ Thái Nhiên
Trong dân gian có sự tích rằng: Ngày xưa Trương Ba là một tay đánh cờ kỳ tài. Chẳng may Trương Ba đột ngột qua đời. Do phục tài đánh cờ của Trương Ba, Đế Thích rất muốn cứu sống Trương Ba. Thế nhưng, tin Trương Ba chết đến với Đế Thích quá trễ khiến Đế Thích không thể làm cho Trương Ba sống lại cả xác lẫn hồn. Giải pháp sau cùng là: Đế Thích lấy hồn Trương Ba đẩy vào xác của anh hàng thịt, một người hàng xóm của Trương Ba, chết sau Trương Ba vài ngày. Từ đó Trương Ba mặc lấy xác của anh hàng thịt để được sống lại. Từ đó có hiện tượng Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt. Da ở đây là da thịt, là thân xác. Sau khi tường thuật cuộc hôn nhân giữa hồn người này và xác của người kia, chuyện dân gian Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt chấm dứt. Mọi suy nghĩ tiếp theo là suy nghĩ miên man của người đời
Bây giờ hãy nói về Lưu Quang Vũ. Đầu thập niên 1980, Lưu Quang Vũ xuất hiện như một kịch tác gia lẫy lừng. Một trong những kịch phẩm kiệt xuất của Lưu Quang Vũ chính là vở kịch Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt. Trong cổ tích dân gian Việt Nam, câu chuyện Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt chỉ nêu bật hiện tượng hồn của ông Trương Ba nhập vào xác của anh Hàng Thịt. Vào năm 1981, chuyện cổ tích kia đã được kịch tác gia Lưu Quang Vũ kéo dài với hai diễn tả chi tiết:
Thứ hai, Khi hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt thì hồn này bị anh hàng thịt mạnh mẽ hủ hoá. Trương Ba của Lưu Quang Vũ không còn là người chơi cờ thông minh và tao nhã nữa. Trương Ba của Lưu Quang Vũ là nhân vật tổng hợp mọi thói hư, tật xấu của đảng viên đảng CSVN. Nhìn Trương Ba không ai không liên tưởng tới quan chức chế độ Hà Nội. Trương Ba là cái gai cực lớn trên trán CSVN. Trương Ba là nỗi xấu hổ to lớn thường xuyên hành hạ CSVN. Đó là tính chất thực sự cay độc của vở bi hài kịch Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt 1981. Đó là lý do giải thích tại sao trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương, ngày 29/08/1988 kịch tác gia Lưu Quang Vu và vợ con cùng bè bạn đi chung xe đã phải chết trong “một tai nạn giao thông”. Đó còn là lý do giải thích tại sao ngày 02/01/2008 Nguyễn Văn Hoàng, viên chức công an tổng cục 2 của Hà Nội nói với nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa rằng: “Anh có biết vụ tai nạn lưu thông của Lưu Quang Vũ không? So với Lưu Quang Vũ, anh thuộc loại vô danh tiểu tốt. Vụ tai nạn ấy cũng chìm đi. Còn anh thuộc loại vô danh tiểu tốt thôi”.
VietNamNet, báo điện tử của CSVN còn cho biết: ngày 22/06/09, hai trăm công nhân Trung Quốc đã bất ngờ nổi lên đập phá nhà cửa và đả thương người dân Việt Nam. Tin tức này chỉ là một tin nhỏ trong vô số hành động quấy nhiễu do Trung Quốc gây ra cho Việt Nam trong chương trinh bauxite Tây Nguyên, một chương trình làm nô lệ cho Trung Quốc được CSVN long trọng gọi là “chủ trương lớn của đảng và nhà nước”. Trước những xâm lăng công khai và hiểm độc Trung Quốc, CSVN chỉ phản đối lí nhí chiếu lệ. Lí nhí bao nhiêu, hèn hạ bấy nhiêu. Dưới đáy của sự hèn hạ là quyết tâm “Thà mất nước chứ không mất đảng” của CSVN. Bộ mặt Trương Ba của chế độ Hà Nội ngày càng phình to và rõ nét. Rõ nét đến độ mọi gian ác đều hiện nguyên hình. Bộ mặt Trương Ba sẽ là nguyên nhân đẩy tới biến cố nhà cầm quyền CSVN bị lịch sử đào thải. Đó là nỗi lo sợ trọng tâm của Hà Nội. Làm thế nào để quần chúng Việt Nam quên đi những lời lí nhí tâu lên Bắc Kinh từ Hà Nội? Làm thế nào giảm nhẹ nguy cơ bị quần chúng lật đổ vì tội bán nước? Làm thế nào gỡ bỏ vĩnh viễn hình ảnh Trương Ba đang trùm phủ ngai vàng Hà Nội? CSVN trả lời các câu hỏi vừa nêu bằng cách dàn dựng và trình diễn kịch bản Lê Công Định. Kịch bản đó như sau:
Ngày 13/06/2009 bộ Công An của CSVN thực hiện lệnh bắt khẩn cấp LS Lê Công Định. Lý do bắt giam được ghi là: “Tuyên truyền chống phá nhà nước và có hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”.
Ngày 18/06/2009 hai tướng chánh và phó công an CSVN long trọng họp báo để công bố lời khai ban đầu của LS Lê Công Định. Những lời khai kia bao gồm:
1. Ngày 01/03/2009 Lê Công Định tai Pattaya, Thái Lan, Lê Công Định tham dự khoá huấn luyện phương pháp lật đỗ bất bạo động theo kinh nghiệm của Serbia.
2. Từ 1 đến 3/3/2009 ông Định đã tham gia khoá huấn luyện bất bạo động do đảng Việt Tân tổ chức. Ông Định nhìn nhận có biết Việt Tân là một tổ chức khủng bố
3. Qua sự giới thiệu của Nguyễn Tiến Trung, ông Định đã nhận lời gia nhập đảng Nhân Dân Hành Động của ông Nguyễn Sỹ Bình. Ngày 26/03/2009 ông Định đi Thái Lan gặp Nguyễn Sỹ Bình và Trần Huỳnh Duy Thức. Cả ba đều đồng ý sẽ lập ra hai đảng: Đảng Lao Động VN do Lê Công Định lãnh Đạo và đảng Xã Hội VN do Huỳnh Duy Thức lãnh đạo.
Ngày 19/06/2009, tại Sài Gòn, tướng công an Hoàng Kông Tư họp báo để loan tin nhà cầm quyền CSVN đã chính thức truy tố LS Lê Công Định về tội “tuyên truyền chống nhà nước XHCNVN”. Tội này được qui định tại điều 88 bộ hình luật của CSVN.
Ngày 22/06/2009, đoàn Luật Sư Saigon ra quyết định xoá tên LS Lê Công Định ra khỏi danh sách đoàn luật sư.
Các vụ việc vừa được trình bày ở trên cho thấy:
Hồ sơ công an Sài Gòn cố gắng chứng minh LS Định có âm mưu lật đổ chính quyền Hà Nội nhưng cơ quan công tố của CSVN lại chiếu điều 88 bộ luật hình để truy tố LS Định về tội “Tuyên truyền chống nhà nước”.
CSVN nhiều lần tố cáo Việt Tân là một tổ chức khủng bố, đồng thời lại nhiều lần nhấn mạnh Việt Tân đã mở các lớp huấn luyện đấu tranh bất bạo động. Phải chăng CSVN cho rằng khủng bố và bất bạo động là cặp bài trùng?
Hai tướng công an Hà Nội và một tướng công an Sài Gòn họp báo ầm ĩ chỉ để kết luận LS Định đã nói xấu chế độ. Một người dân nói xấu chế độ, công an lập tức bắt giam khẩn cấp. Trong khi đó biển Đông bị Bắc Kinh chiếm giữ, ngư dân cực kỳ khốn cùng, chế độ Hà Nội lại khẩn cấp bịp miệng người dân, trói tay quân đội.
Luật pháp của xã hội văn minh bao giờ cũng xác định: trước khi có án kết tội chung thẩm, tất cả nghi can phải được đối xử như những người vô tội. Chỉ sau 9 ngày bị bắt giam, LS Định đã bị đoàn LS Saigon tuyên bố xoá tên với lý do LS Định đã phạm pháp. Phải chăng dưới sự lảnh đạo của CSVN, đoàn LS được phép vượt quyền toà án?
Nhìn chung lại, vụ án Lê Công Định là một vở tuồng vô cùng huyên náo nhưng cũng vô cùng vụng về, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, ngớ ngẩn về chính trị, phản văn minh về pháp lý. Hẳn nhiên CSVN không thể không nhận ra họ vụng về nhưng họ không thể không trình diễn vụ án Lê Công Định. Vụ án Lê Công Định là những chiêng trống, những phèng la mà CSVN cần phải sử dụng để tạo ra những thanh âm hỗn độn nhằm làm cho quần chúng Việt Nam quên đi bộ mặt Trương Ba, bộ mặt tham ô, độc tài và bán nước của triều đình Hà Nội.
Năm 1988 Trương Ba tham ô và độc tài giết chết Lưu Quang Vũ.
Năm 2009 Trương Ba độc tài, tham ô và bán nước bắt giam và truy tố LS Lê Công Định trước toà án hình sự về một tội phạm lơ mơ.
Đó là tất cả cội nguồn tâm lý, chính trị của vụ án LS Lê Công Định.Đỗ Thái Nhiên
No comments:
Post a Comment