Phương Anh
Nhân ngày Quốc Tế Thiếu Nhi 1-6, đã có khá nhiều hoạt động vui chơi giải trí cho các em ở khắp nơi. Có thể nói, phần đông những em được tham gia các sinh hoạt này đều là con em của các gia đình khá giả, có điều kiện vật chất tương đối đầy đủ.
Bên cạnh những khu vui chơi ấy, trên những con đường của các thành phố, trong các nhà hàng, quán ăn, các quán vỉa hè, hay trong các ngôi chợ là hình ảnh các em thiếu nhi mặt mũi lem luốc, trên tay cầm xấp vé số, hay hộp đánh giầy, hoặc ngồi bưng tô, rửa chén…
Ngoài giờ làm việc, chẳng biết các em có được đến trường hay không? Hay có khi còn bị bóc lột và bị rơi vào tay bọn buôn bán trẻ em.
Nhân ngày Quốc Tế Thiếu Nhi 1-6, đã có khá nhiều hoạt động vui chơi giải trí cho các em ở khắp nơi. Có thể nói, phần đông những em được tham gia các sinh hoạt này đều là con em của các gia đình khá giả, có điều kiện vật chất tương đối đầy đủ.
Bên cạnh những khu vui chơi ấy, trên những con đường của các thành phố, trong các nhà hàng, quán ăn, các quán vỉa hè, hay trong các ngôi chợ là hình ảnh các em thiếu nhi mặt mũi lem luốc, trên tay cầm xấp vé số, hay hộp đánh giầy, hoặc ngồi bưng tô, rửa chén…
Ngoài giờ làm việc, chẳng biết các em có được đến trường hay không? Hay có khi còn bị bóc lột và bị rơi vào tay bọn buôn bán trẻ em.
Trẻ con nhà nghèo.
RFA file photo
RFA file photo
Ngoài ra, còn phải kể đến những em ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi thì cũng chẳng khả quan gì hơn. Ngoài chuyện thiếu ăn, thiếu mặc mỗi ngày, thì hầu như các em chẳng bao giờ được biết đến tập sách hay viên thuốc là gì. Hiện nay, ở Việt Nam, có khá nhiều tổ chức quốc tế hết sức quan tâm đến vấn đề này. Một trong những tổ chức có mặt lâu đời nhất tại Việt Nam là UNICEF hay còn gọi là Quĩ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc. Kỳ này, Phương Anh mời quí vị nghe một số thông tin về trẻ em Việt Nam liên quan đến việc giáo dục, y tế, môi trường vệ sinh và bảo vệ các em qua lời kể của bà Caroline Den Dulk, Trưởng Phòng Truyền Thông của UNICEF Việt Nam, trụ sở chính ở Hà Nội. Và phần chuyển ngữ do Nhã Trân trình bày.
Chênh lệch giàu nghèo
Thưa quí vị, theo con số thống kê của tổ chức UNICEF vào năm 2006, thì trẻ em Việt Nam chiếm đến 36% dân số. Trong khi đó, cùng với đà phát triển về kinh tế, thì tình trạng chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, hay giữa người giàu và người nghèo ngày càng cao. Sự chênh lệch này càng đặc biệt nghiêm trọng hơn với các dân tộc thiểu số về mọi mặt. Trong một khảo cứu của UNICEF vào năm ngoái về đời sống các em người dân tộc, cho thấy tình trạng giáo dục rất tệ hại. Đa số các em đều bỏ học giữa chừng ở cấp một. Nguyên nhân chính vẫn là do quá nghèo đói. Bà Caroline Den Dulk cho biết:
Chúng ta đều biết là nếu trẻ được sinh ra khỏe mạnh, được nuôi dưỡng và được giáo dục đầy đủ thì nó sẽ ảnh hưởng sau này rất mạnh mẽ tới nền kinh tế.
Bà Caroline Den Dulk, TPTT UNICEF VN
“Nói chung, tôi nghĩ rằng nhà nước Việt Nam đã cố gắng hết sức về vấn đề giáo dục cho trẻ em. Các em đã bắt đầu học từ khi còn rất nhỏ. Thế nhưng, chúng tôi nhận thấy rằng có sự chênh lệch rất rõ rệt giữa trẻ em ở thành thị và các vùng nông thôn, đặc biệt là các em thuộc dân tộc thiểu số. Chúng tôi đã và đang cố gắng làm việc với chính phủ Việt Nam để tìm cách nào tốt nhất để giảm thiểu tình trạng các em dân tộc bỏ học.”
Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong giảm thiểu
Về môi trường, bà cho hay là nhà nước Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng trong việc cải thiện vấn đề vệ sinh cho các em. Các em được giáo dục nhiều về vệ sinh cá nhân. Đồng thời, được chăm sóc kỹ hơn trong lãnh vực y tế. Nhờ vậy, tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong giảm thiểu hẳn. Bà Caroline nói tiếp:
“Một điều rất lý thú là trong năm qua, chính phủ Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc cải thiện về vệ sinh môi trường cho các em, cũng như giảm thiểu tỷ lệ trẻ sơ sinh bị tử vong. Đó là điều rất đáng khen ngợi. Việt Nam đã có tiến bộ rất nhiều trong việc chăm sóc cho trẻ em. Như tôi đã nói, tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong giảm thiểu rất nhiều. Chúng tôi hiện vẫn tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng để nâng cao vấn đề dinh dưỡng cho các em, nhất là cho các bà mẹ đang mang thai. Chúng ta đều biết là nếu trẻ được sinh ra khỏe mạnh, được nuôi dưỡng và được giáo dục đầy đủ thì nó sẽ ảnh hưởng sau này rất mạnh mẽ tới nền kinh tế. Do đó, chúng tôi luôn đẩy mạnh việc chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng, cũng như vấn đề giáo dục cho trẻ em Việt Nam.”
Tệ nạn nhiễm HIV/AIDS, buôn bán trẻ em
Một thực tế hiện đang xảy ra là sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường khiến cho việc trẻ em theo gia đình di cư ngày càng tăng, lại thêm tình trạng nghèo đói, dẫn đến nguy cơ các em bị tiêm nhiễm tệ nạn xã hội, bị lạm dụng, bóc lột và buôn bán vì mục đích tình dục, bị nhiễm HIV/AIDS ngày càng cao. Trong khi đó thì Việt Nam chưa có hệ thống bảo vệ các em một cách toàn diện cũng như chưa có dịch vụ bảo vệ các em. Bà Caroline cho hay:
“Có một thử thách lớn là vấn để bảo vệ trẻ em. Tỉ lệ trẻ em bị chết đuối, bị tử vong vì thương tích, tai nạn giao thông hãy còn rất cao, và nhất là tệ nạn buôn bán trẻ em.”
Đặc biệt, con số trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS cũng tăng theo tỷ lệ thuận với người bị nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam:
Nhìn chung, chúng tôi thấy rằng tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ngày càng tăng ở Việt Nam. Và, tỷ lệ trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS cũng tăng theo.
Bà Caroline Den Dulk, TPTT UNICEF VN
“Nhìn chung, chúng tôi thấy rằng tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS ngày càng tăng ở Việt Nam. Và, tỉ lệ trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS cũng tăng theo. Tôi nghĩ là vì số người nhiễm HIV/AIDS đó đã truyền sang cho chính con cái của họ. Đây là một vấn đề xã hội hết sức nhức nhối đối với Việt Nam hiện nay. Chính quyền địa phương ở các cấp đã và đang kết hợp với các Bộ ngành, các cơ quan chức năng và cùng với chúng tôi để làm cách nào giảm thiểu tình trạng các em bị nhiễm HIV/AIDS và tìm cách giúp đỡ cho các em đã bị nhiễm và chính gia đình của các em.”
Tình trạng trẻ em lao động
Bà Caroline Den Dulk cũng cho hay là mặc dù Quĩ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc đã đặt vấn đề với nhà nước Việt Nam khá nhiều lần và đề nghị tìm phương cách giải quyết, cùng hỗ trợ về vật chất để làm sao giảm thiểu tình trạng trẻ em lao động. Thế nhưng, cho đến nay, tình trạng này vẫn chưa giải quyết được đến đâu. Bà cho hay:
“Một số vấn đề chúng tôi đã đặt ra với nhà nước và đã hỗ trợ nhưng chưa giải quyết được bao nhiêu. Một mảng hết sức quan trọng và là một thử thách rất lớn với chúng tôi là tình trạng trẻ em lao động, làm việc, bươn chải để kiếm sống ngày càng tăng. Chúng tôi không thể có số liệu cụ thể và chính xác nên không thể biết được hiện nay có bao nhiêu trẻ em đang phải cật lực kiếm tiền, hoặc có bao nhiêu em đã bị buôn bán … Đây là một vấn nạn của cả quốc gia. Chung qui cũng chỉ vì sự nghèo đói. Làm sao để giảm thiểu tình rạng nghèo đói ở Việt Nam? Làm sao để có thể giúp mọi trẻ em Việt Nam được đến trường thay vì phải kiếm tiền để giúp đỡ gia đình? Làm sao để các em có được sự bảo vệ an toàn? Đó là vấn đề mà chúng tôi rất quan tâm.”
Trẻ em nhặt rác trên sông.Thưa quí vị, theo con số thống kê của tổ chức UNICEF vào năm 2006, thì trẻ em Việt Nam chiếm đến 36% dân số. Trong khi đó, cùng với đà phát triển về kinh tế, thì tình trạng chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, hay giữa người giàu và người nghèo ngày càng cao. Sự chênh lệch này càng đặc biệt nghiêm trọng hơn với các dân tộc thiểu số về mọi mặt. Trong một khảo cứu của UNICEF vào năm ngoái về đời sống các em người dân tộc, cho thấy tình trạng giáo dục rất tệ hại. Đa số các em đều bỏ học giữa chừng ở cấp một. Nguyên nhân chính vẫn là do quá nghèo đói. Bà Caroline Den Dulk cho biết:
Chúng ta đều biết là nếu trẻ được sinh ra khỏe mạnh, được nuôi dưỡng và được giáo dục đầy đủ thì nó sẽ ảnh hưởng sau này rất mạnh mẽ tới nền kinh tế.
Bà Caroline Den Dulk, TPTT UNICEF VN
“Nói chung, tôi nghĩ rằng nhà nước Việt Nam đã cố gắng hết sức về vấn đề giáo dục cho trẻ em. Các em đã bắt đầu học từ khi còn rất nhỏ. Thế nhưng, chúng tôi nhận thấy rằng có sự chênh lệch rất rõ rệt giữa trẻ em ở thành thị và các vùng nông thôn, đặc biệt là các em thuộc dân tộc thiểu số. Chúng tôi đã và đang cố gắng làm việc với chính phủ Việt Nam để tìm cách nào tốt nhất để giảm thiểu tình trạng các em dân tộc bỏ học.”
Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong giảm thiểu
Về môi trường, bà cho hay là nhà nước Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng trong việc cải thiện vấn đề vệ sinh cho các em. Các em được giáo dục nhiều về vệ sinh cá nhân. Đồng thời, được chăm sóc kỹ hơn trong lãnh vực y tế. Nhờ vậy, tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong giảm thiểu hẳn. Bà Caroline nói tiếp:
“Một điều rất lý thú là trong năm qua, chính phủ Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc cải thiện về vệ sinh môi trường cho các em, cũng như giảm thiểu tỷ lệ trẻ sơ sinh bị tử vong. Đó là điều rất đáng khen ngợi. Việt Nam đã có tiến bộ rất nhiều trong việc chăm sóc cho trẻ em. Như tôi đã nói, tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong giảm thiểu rất nhiều. Chúng tôi hiện vẫn tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng để nâng cao vấn đề dinh dưỡng cho các em, nhất là cho các bà mẹ đang mang thai. Chúng ta đều biết là nếu trẻ được sinh ra khỏe mạnh, được nuôi dưỡng và được giáo dục đầy đủ thì nó sẽ ảnh hưởng sau này rất mạnh mẽ tới nền kinh tế. Do đó, chúng tôi luôn đẩy mạnh việc chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng, cũng như vấn đề giáo dục cho trẻ em Việt Nam.”
Tệ nạn nhiễm HIV/AIDS, buôn bán trẻ em
Một thực tế hiện đang xảy ra là sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường khiến cho việc trẻ em theo gia đình di cư ngày càng tăng, lại thêm tình trạng nghèo đói, dẫn đến nguy cơ các em bị tiêm nhiễm tệ nạn xã hội, bị lạm dụng, bóc lột và buôn bán vì mục đích tình dục, bị nhiễm HIV/AIDS ngày càng cao. Trong khi đó thì Việt Nam chưa có hệ thống bảo vệ các em một cách toàn diện cũng như chưa có dịch vụ bảo vệ các em. Bà Caroline cho hay:
“Có một thử thách lớn là vấn để bảo vệ trẻ em. Tỉ lệ trẻ em bị chết đuối, bị tử vong vì thương tích, tai nạn giao thông hãy còn rất cao, và nhất là tệ nạn buôn bán trẻ em.”
Đặc biệt, con số trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS cũng tăng theo tỷ lệ thuận với người bị nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam:
Nhìn chung, chúng tôi thấy rằng tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ngày càng tăng ở Việt Nam. Và, tỷ lệ trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS cũng tăng theo.
Bà Caroline Den Dulk, TPTT UNICEF VN
“Nhìn chung, chúng tôi thấy rằng tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS ngày càng tăng ở Việt Nam. Và, tỉ lệ trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS cũng tăng theo. Tôi nghĩ là vì số người nhiễm HIV/AIDS đó đã truyền sang cho chính con cái của họ. Đây là một vấn đề xã hội hết sức nhức nhối đối với Việt Nam hiện nay. Chính quyền địa phương ở các cấp đã và đang kết hợp với các Bộ ngành, các cơ quan chức năng và cùng với chúng tôi để làm cách nào giảm thiểu tình trạng các em bị nhiễm HIV/AIDS và tìm cách giúp đỡ cho các em đã bị nhiễm và chính gia đình của các em.”
Tình trạng trẻ em lao động
Bà Caroline Den Dulk cũng cho hay là mặc dù Quĩ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc đã đặt vấn đề với nhà nước Việt Nam khá nhiều lần và đề nghị tìm phương cách giải quyết, cùng hỗ trợ về vật chất để làm sao giảm thiểu tình trạng trẻ em lao động. Thế nhưng, cho đến nay, tình trạng này vẫn chưa giải quyết được đến đâu. Bà cho hay:
“Một số vấn đề chúng tôi đã đặt ra với nhà nước và đã hỗ trợ nhưng chưa giải quyết được bao nhiêu. Một mảng hết sức quan trọng và là một thử thách rất lớn với chúng tôi là tình trạng trẻ em lao động, làm việc, bươn chải để kiếm sống ngày càng tăng. Chúng tôi không thể có số liệu cụ thể và chính xác nên không thể biết được hiện nay có bao nhiêu trẻ em đang phải cật lực kiếm tiền, hoặc có bao nhiêu em đã bị buôn bán … Đây là một vấn nạn của cả quốc gia. Chung qui cũng chỉ vì sự nghèo đói. Làm sao để giảm thiểu tình rạng nghèo đói ở Việt Nam? Làm sao để có thể giúp mọi trẻ em Việt Nam được đến trường thay vì phải kiếm tiền để giúp đỡ gia đình? Làm sao để các em có được sự bảo vệ an toàn? Đó là vấn đề mà chúng tôi rất quan tâm.”
RFA file photo
Hiện nay, vì Việt Nam thiếu hệ thống khung pháp lý toàn diện để thực thi pháp luật và nhận thức trong việc bảo vệ trẻ em hãy còn hạn chế nên vấn đề này gây cản trở những tiếp cận và chăm sóc cho trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt. Với sự hỗ trợ của UNICEF, bắt đầu vào năm 2006, nhà nước Việt Nam đã xây dựng chiến lược quốc gia về bảo vệ trẻ em nhằm thực hiện một hệ thống bảo vệ cho trẻ em một cách hữu hiệu hơn. Nhìn chung, bên cạnh những thành quả mà Việt Nam đã đạt được về kinh tế, Việt Nam lại bị tụt hậu về trong một số lãnh vực chính yếu liên quan đến trẻ em. Điều này trở thành một thách thức mới và đầy khó khăn cho chính phủ, nhất là làm sao để có thể cân bằng sự chênh lệch quá sâu giữa thành thị và nông thôn, giảm thiểu tình trạng nghèo đói mà đó được coi là nguyên nhân chính khiến cho các em bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Một điều khá lạc quan là hiện nay, nhiều tổ chức quốc tế đang quan tâm đến trẻ em Việt Nam và có khá nhiều dự án để cho lo các em. Vì vậy, khi nhìn lại một năm qua, bà Caroline Den Dulk phát biểu:
Với chúng tôi, điều quan trong hơn cả là làm sao để mọi trẻ em Việt Nam được hưởng những quyền lợi căn bản về sức khỏe, y tế và giáo dục.
Bà Caroline Den Dulk, TPTT UNICEF VN
“Theo tôi, nhìn lại trong năm qua, Việt Nam đã kết hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế, Liên Hiệp Quốc và chúng tôi để làm việc cụ thể trên từng mảng xã hội. Tôi nghĩ rằng có khá nhiều dự án hợp tác quốc tế để lo cho trẻ em Việt Nam. Điều đó rất tốt và rất hữu ích cho Việt Nam. Mặc dù có những mục tiêu chưa đạt được, nhưng tôi cũng nhìn thấy có những cải thiện và tiến bộ. Chẳng hạn chăm sóc và dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh. Tổ chức Quĩ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc- UNICEF tại Việt Nam đã và đang tiếp tục làm việc với từng cấp chính quyền, các Bộ, Ngành, các cơ quan chức năng để có thể giúp đỡ trẻ em Việt Nam một cách trực tiếp và có hiệu quả hơn.”
Quí vị và các bạn vừa nghe một số thông tin liên quan đến trẻ em Việt Nam nhân ngày Quốc Tế Thiếu Nhi. Ước mong một ngày không xa, tất cả trẻ em Việt Nam đều được ăn no mặc ấm, được cắp sách đến trường, được giáo dục, chăm sóc và bảo vệ như lời bà Caroline Den Dulk:
“Với chúng tôi, điều quan trong hơn cả là làm sao để mọi trẻ em Việt Nam được hưởng những quyền lợi căn bản về sức khỏe, y tế và giáo dục.”
Mục Câu Chuyện Hàng Tuần xin ngừng nơi đây. Phương Anh xin hẹn gặp quý vị vào kỳ sau.
Phương Anh, phóng viên đài RFA 2009-06-05
Với chúng tôi, điều quan trong hơn cả là làm sao để mọi trẻ em Việt Nam được hưởng những quyền lợi căn bản về sức khỏe, y tế và giáo dục.
Bà Caroline Den Dulk, TPTT UNICEF VN
“Theo tôi, nhìn lại trong năm qua, Việt Nam đã kết hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế, Liên Hiệp Quốc và chúng tôi để làm việc cụ thể trên từng mảng xã hội. Tôi nghĩ rằng có khá nhiều dự án hợp tác quốc tế để lo cho trẻ em Việt Nam. Điều đó rất tốt và rất hữu ích cho Việt Nam. Mặc dù có những mục tiêu chưa đạt được, nhưng tôi cũng nhìn thấy có những cải thiện và tiến bộ. Chẳng hạn chăm sóc và dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh. Tổ chức Quĩ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc- UNICEF tại Việt Nam đã và đang tiếp tục làm việc với từng cấp chính quyền, các Bộ, Ngành, các cơ quan chức năng để có thể giúp đỡ trẻ em Việt Nam một cách trực tiếp và có hiệu quả hơn.”
Quí vị và các bạn vừa nghe một số thông tin liên quan đến trẻ em Việt Nam nhân ngày Quốc Tế Thiếu Nhi. Ước mong một ngày không xa, tất cả trẻ em Việt Nam đều được ăn no mặc ấm, được cắp sách đến trường, được giáo dục, chăm sóc và bảo vệ như lời bà Caroline Den Dulk:
“Với chúng tôi, điều quan trong hơn cả là làm sao để mọi trẻ em Việt Nam được hưởng những quyền lợi căn bản về sức khỏe, y tế và giáo dục.”
Mục Câu Chuyện Hàng Tuần xin ngừng nơi đây. Phương Anh xin hẹn gặp quý vị vào kỳ sau.
Phương Anh, phóng viên đài RFA 2009-06-05
No comments:
Post a Comment