Thursday, June 4, 2009

Người Việt Hải Ngoại Nên Xử Dụng Việt Ngữ Như Thế Nào? - Tịnh Đức Nguyễn Thế Thuận

Tịnh Đức
Nguyễn Thế Thuận

Từ ngày việc bảo vệ Miền Nam Việt Nam bị thất bại, quân dân Việt Nam phải lưu lạc xứ người khiến Chữ Quốc Ngữ rất được mọi người lưu ý bậc nhất.

Nhắc lại những ngày xa xưa, Chữ Quốc Ngữ hình thành do nhu cầu truyền giáo của các Giáo Sĩ Thiên Chúa Giáo đến giảng dậy cho dân chúng, vì từ thượng cổ cho đến bấy giờ, nền văn hóa Việt Nam vẫn bị bỏ ngỏ về văn tự; văn hóa, văn tự Trung Hoa vẫn ngự trị từ miếu đường trở ra, nên văn hóa dân gian chỉ còn một con đường truyền khẩu. Thi, thơ là các thể văn có vần có điệu, có âm, có khúc rất hợp với sự truyền khẩu vì dễ nhớ, dễ thuộc. Nền văn hóa của Việt Nam tuy thiếu Văn Tự vẫn không do vì sự què quặt, nhưng quả là một sự bỏ ngỏ để có được một sự bù đắp về sau. Các Giáo Sĩ đến nước Nam đều là các nhà ngôn ngữ học sâu sắc, nên các Ngài còn gọi đó là món quà đặc biệt chỉ tặng riêng cho dân tộc Việt Nam, chỉ vì theo ý kiến của các Ngài, nếu thứ chữ của các Ngài chế ra và được dùng trên đất nước Việt Nam thì, trước hết, Việt Nam được lợi là tháo gỡ được ảnh hưởng Trung Hoa trên nền Văn Hóa Việt và tháo gỡ được nô lệ văn hóa là tháo gỡ hết mọi xiềng xích khác. Họ là những nhà Văn Hiến. Họ đi đến đâu, họ cũng xin làm con dân của địa phương đó mà không có ai có thể nghi ngờ được.

Làm sao các Ngài có thể quả quyết như thế? Xin thưa, sự thiếu vắng Văn Tự không phải là chuyện hiếm hoi trên thế giới. Ngay từ thế kỷ thứ tư, các nhà truyền giáo của Thiên Chúa Giáo đã thực hiện công trình này rồi. Từ Ulifas đến Đắc Lộ là một con đường phải đi của Giáo Hội này: Họ đi đến đâu thì chỉ là để đóng góp vào các nền văn hóa của mọi dân nước đến toàn hảo. Họ lập lại nền văn hóa của địa phương ấy thêm vững chắc để mọi người có thể phát triển. Mọi tôn giáo khác cũng nhờ vào các môn học như thế để còn có thể tồn tại. Những Thánh ngữ như chữ Phạn (Sancrit hay Pali) dùng cho Ấn Giáo và Phật Giáo cũng phải La Tinh Hóa thì thiên hạ mới đọc nổi. Mật Tông Tây Tạng, Tứ Thư Ngũ Kinh hay Đạo Đức Kinh cũng phải La Tinh Hóa thì mọi người mới có thể đọc và hiểu. Ngay cả Thánh Kinh Do Thái và Hy Lạp hoặc Aram cũng phải La Tinh Hóa để mọi người cùng đọc. Đây chính là phép lạ Ngũ Tuần, cách đây hơn hai ngàn năm. Các nhà Truyền Giáo, kể từ Phêrô, khi rao giảng thì mọi người đều được nghe bằng tiếng nước mình. Không ai có thể thực hiện được điều này. Không Đạo Giáo nào có thể làm được việc này.

Trở lại trường hợp ở nước Nam, mãi đến khi Vị Giáo Sĩ gặp Ông Trương Vĩnh Ký, giấc mơ của các Ngài mới thành tựu. Đến đây, chúng tôi xin được mở một dấu ngoặc để được ca tụng những nhà Văn Hiến Ngoại Quốc này đã làm một điều thật ích quốc lợi dân và công ơn của các vị xứng đáng so sánh với ơn đức Hùng Vương. Đây là một sự so sánh chưa từng được đưa ra ánh sáng của lịch sử, có thể làm vài người có thể không hài lòng lắm, nhưng chính là một thực tế và cũng có thể là một nguyên nhân để khôi phục nước nhà, vì văn hóa và chỉ có văn hóa mới cứu rỗi Việt Nam trong các trường hợp nan giải như hiện nay.

Hai Cột Trụ Văn Hóa Quốc Học Việt Nam

Cũng như Thiên Chúa Giáo có Phêrô và Phaolô là hai cột trụ xây dựng Giáo Hội, thì nền Văn Hóa Việt Nam cũng có Phêrô và Phaolô làm nền tảng cho nền Quốc Học; đó là Petrus Ký và Paulus Của: Phêrô Trương Vĩnh Ký và Phaolô Huỳnh Tịnh Của. Ôi, đó không phải là một phép lạ sao? Đó không phải là hai bông hoa nở thắm trong nền Quốc Học Việt đó sao? Đó không phải là quà tặng của Đức Jesus đó sao, do việc Ngài sai các đệ tử của Ngài đến với dân Việt nghèo khó đó ư? Ngày nay chúng ta có đến ba vị Học Tổ (Tam Vị Nam Giao Học Tổ) đó là các Đức Hùng Vương mở nước với chữ Khải, Sĩ Nhiếp cai trị và truyền đạt văn hóa Trung Nguyên với các phiên âm Việt để dân chúng ta có thể hiểu và vị thứ ba là Các Giáo Sĩ Truyền Đạo Thiên Chúa mà Cố Đắc Lộ là Đại Diện với thứ chữ mà chúng ta gọi là Chữ Quốc Ngữ hiện tại đang được dùng. Chính thứ chữ này, thực dân đã xử dụng đầu tiên để dùng nó như là thứ khí giới cai trị dân ta. Ông Phêrô Trương Vĩnh Ký lại xung phong để hoàn chỉnh thứ chữ này, để dân ta có một thứ khí giới lợi hại. Chúng ta hãy làm một cuộc so sánh nhỏ nhỏ sau đây để chúng ta có thể hiểu được thứ chữ này lợi hại như thế nào? Khi Ông Trương lợi dụng việc mở trường Thông Ngôn để có thể phổ biến thứ chữ này, trong đó có hai người học trò xuất sắc, Tôn Thọ Tường và Huỳnh Tịnh Của. Tư cách của Tôn Thọ Tường như thế nào thì ngày nay chúng ta đều biết hết cả rồi. Ông này vì lương tâm trách cứ đã phân phô tấm lòng trong bài Tôn Phu Nhân Quy Thục; nhưng ông Tôn đã bị Ông Phan Văn Trị lột mặt nạ như thế nào rồi:

Ai về nhắn với Chu Công Cẩn,
Thà mất lòng anh, đặng bụng chồng. (Tôn)
Vs
Anh hỡi Tôn Quyền, anh có biết:
Trai ngay thờ Chúa, Gái thờ chồng. (Phan)

Còn Ông Huỳnh đã được đặt thêm cho Thánh Hiệu Paulus. Phaolô Huỳnh Tịnh Của đã xiết chặt tay với thầy mình là Phêrô Trương Vĩnh Ký cùng nhau xây dựng Quốc Học Việt. Các Ông đã đi vào thiên thu, những công lao vun trồng của các vị anh hùng văn hiến vẫn còn đó với lời dặn các con trước khi qua đời một cách hùng dũng: "Các con không được nhập quốc tịch Tây". Như thế, nhờ công lao xây dựng nền Quốc Học của các Giáo Sĩ và được Petrus Ký với Paulus Của vun trồng, nền học vụ này trở thành Quốc Học không ai có thể cãi chối được nữa, và được mệnh danh là Chữ Quốc Ngữ. Trận Trác Lộc giữa Hiên Viên và Xi Vưu xưa kia đươc ghi trong Dịch Kinh đã được ngã ngũ: Văn Lang, Lạc Việt, Việt Nam là một nước độc lập với Tàu, với Tây. Cơ đồ của Âu Cơ, Lạc Long trở lại nguyên vẹn; cho dù có việïc dâng đất, dâng biển của Việt Cộng cho Trung Cộng, thì đó cũng là việc nội bộ của hai đảng Cộng Sản họ, chứ một nước Việt Nam toàn vẹn không việc gì. Chữ Quốc Ngữ và âm từ Việt của một số dân không kịp di chuyển trong vùng chiếm đóng của Bắc Phương sẽ là những chứng tích rõ rệt nhất để phân định ranh giới Việt-Hoa trong tương lai gần đây, khi Cộng Sản không còn cai trị trên sơn hà Việt Nam nữa.

O tròn như quả trứng gà
Ô thì đội nón, Ơ thì thêm râu.
O, a hai chữ khác nhau
Vì a có cái móc câu bên mình
Chữ U cũng khác chữ Ư
Vì Ư cũng có sợi râu trên cành

Hay các chú bé nhà quê chăn trâu cũng còn nhại lại vài chữ cho vui:

A, b, c dắt dê đi … ngủ
Ơ, ô, o dắt bò đi ... ăn

Đó là Tam Tự Kinh mới của các em.

Sách Quốc Ngữ
Chữ Nước ta
Con cái nhà
Đều phải học.

Học để làm gì? Học để có thứ khí giới Văn Hóa vô địch: Khí giới tinh thần.

Chữ Quốc Ngữ mới đã đi vào văn chương Việt Nam thật êm dịu, thật nên thơ.

Thế mà ngày nay, tại hải ngoại, có nhóm Giao Điểm đã ra một quyển sách cũng khá đồ sộ lại kết tội Ông Trương, Ông Huỳnh theo Tây. Nếu bản Điều Trần của Nhà Ái Quốc Nguyễn Trường Tộ được nối dài, chúng tôi xin liệt kê thêm một số tên trong bọn Giao Điểm này để trình Bề Trên (nay là quốc dân đồng bào) bên dưới 10 tên quan lại nịnh bợ, độc ác, tham tàn, nhũng lạm. Tuy những người Giao Điểm kia cũng chẳng có gì đáng nói, nhưng người quân tử tiến thoái đều mực thước, nên cần phải nói một điều nếu nhóm Giao Điểm có tài thì thì hơn hai mươi thế kỷ qua họ cũng đã thực hiện được kiểu chữ viết nào đó để phục vụ Dân Việt chứ. Ở thời Bắc thuộc, các vị ấy gặp Tàu thì liền ra mặt khúm na khúm núm (Lê Đạo Sinh(?) là đại diện), sang thời Tây thuộc hành vi các vị ấy cũng vẫn như trước; nịnh bợ cho vinh thân phì gia (Tôn Thọ Tường, Nguyễn Thân là đại diện); rồi kịp sang thời Mỹ Ngụy, các vị ấy lại càng thêm bản lãnh Hậu Hắc công phu; OK, Salem để kiếm miếng đỉnh chung (Đỗ Mậu là đại diện). Ở Hải Ngoại này thì chẳng còn ai nữa, vì tự do tuyệt đối, nên các vị ấy không còn chiêu dụ được ai nữa; nếu quý vị còn chút liêm sỉ trong đầu óc, quý vị phải rút lại quyển sách mạ lỵ Ông Trương Vĩnh Ký của quý vị lại. Ồ, quý vị lại dở trò như cuối năm 1963, quý vị lại chia rẽ lương giáo nữa rồi. Bây giờ thì mọi người đều nghe biết đến những Hồng Quang, Trần Quang Thuận, Phạm Kim Thư, Vũ Ngự Chiêu, trong cả các lãnh đạo ký danh (maybe) như là Hồng Xuân Hiến và Nguyễn Duệ Chi. Ở xứ văn minh tuyệt đỉnh này, ở xứ mà mọi người đều được đi học để hiểu rõ các trò “ma nớp”, thì âm mưu của quý vị kể là hỏng. Đối với Cộng Sản cầm quyền hiện nay tại quê nhà, quý vị cũng vẫn không thay đổi tác phong; Cộng Sản không giống như các thực dân Tàu, Tây xưa kia: Cộng Sản không phải là một chủ nghĩa nhân bản như thực dân xưa; Cộng Sản là vô thần, Cộng Sản không để quý vị lợi dụng đâu, mà ngược lại quý vị lại phải làm việc cho Cộng Sản là gây thêm chia rẽ trong hàng ngũ các người quốc gia còn mơ vọng Cố Quốc.

Trong thời kỳ dân tộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp, Cộng Sản và chỉ có Cộng Sản mở các lớp Bình Dân Học Vụ để làm chiêu bài bình phong cho Đảng cho khỏi lòi sừng ra. Nhưng dầu sao cũng là một công lớn về mặt văn học. Trên những con đường vào làng hay ra khỏi làng, đều có một số cán bộ đứng với các tấm bảng viết chữ, có chữ viết trên ấy. Ai mà đọc được thì mới được đi qua. Số người “mù chữ” giảm hẳn. Mẹ tôi nhờ đó mà cũng ê a đọc được các mặt báo. Sau này trong Nam, chính quyền Cụ Diệm cũng có các chương chính “Chống Nạn Mù Chữ” như thế ở khắp nơi. Có công thì được thưởng: Cụ Diệm giữ vững Miền Nam, rồi sau khi họ giết Cụ thì Cộng Sản đã nuốt được cả Sơn Hà nước Nam. Cộng Sản vẫn còn dùng thứ chữ kia, nó cũng là biến hóa của Chữ Quốc Ngữ mà Trương Vĩnh Ký đã cố công nhào nặn xưa kia và hằng năm (?) Cộng Sản vẫn tổ chức Tế vị Tân Nam Giao Học Tổ Đắc Lộ.

Nghĩa chữ của Cộng Sản Miền Bắc đã khác hẳn nghĩa chữ của dân Miền Nam. Ngày xưa, chúng tôi sinh trưởng ở Miền Bắc, cũng vì chữ nghĩa kiểu mới này đầy sắt máu, thù hận, đầy hiếu chiến, đạp đổ, nên chúng tôi phải chạy vào Miền Nam. Ôi, chữ nghĩa Miền Nam hiền lành làm sao. Chúng tôi, gần triệu người Miền Bắc, tỵ nạn vào Nam để cùng với mấy mươi triệu người Miền Nam cùng với Tống Thống họ Ngô để cùng chống giữ và mong có cơ hội Bắc Tiến. Nhưng có vài nhóm người đã thông mưu và lợi dụng lẫn nhau để hạ bệ, rồi giết Tổng Thống họ Ngô, không những đã làm chúng tôi tan hy vọng trở về đất cũ mà còn đưa cả vận mệnh dân tộc vào một cuộc phiêu lưu vong mệnh, vong thân tại một nơi phi xứ. Anh Hùng của Việt Nam mỗi thời mỗi có, nhưng mỗi lúc mỗi có thì không thể có được. Người tài thì Việt Nam có hằng hà sa số, nhưng anh hùng thì phải đếm bằng thế kỷ. Ôi, Chàng thanh niên Petrus Trương Vĩnh Ký ngày xưa được Cụ Phan Thanh Giản chứng minh và Chàng thanh niên họ Ngô được Cụ Phan Bội Châu ân cần giới thiệu. Thế mà cả hai chàng này đều bị một lớp người (nhóm Giao Điểm là thế hệ thứ hai, thứ ba gì đó của lớp người đó) đem công nghiệp của họ ra bôi lọ. Đó có phải là một tai họa của Việt Nam? Đó có phải là điều sỉ nhục cho Việt Nam? Đó có phải là sự thử thách cho Việt Nam? Chúng ta có nhiệm vụ phải làm sáng tỏ các tâm sự đó, thì tương lai mới sáng sủa được vậy.

Sau 30 năm, chúng ta có dịp xem xét lại chữ nghĩa Việt Cộng dùng và mục đích của họ. Mục đích của họ thật dễ hiểu: ru ngủ với nhiều chiêu bài Văn Hóa, dùng Văn Hóa để cai trị, dùng Văn Hóa để kết hợp Dân Tộc, rồi đồng hóa Đảng với Dân Tộc. Họ xử dụng chữ nghĩa với mục tiêu “tình báo chiến lược” mà thôi. Cộng Sản phải làm như vậy là tại vì Chủ thuyết Cộng Sản là một chủ thuyết ngoại lai mà họ áp đặt lên toàn dân tộc Việt từ 50 năm qua: Họ là những kẻ xâm lăng. Họ cũng là người Việt, nên họ lại có thêm tội “cõng rắn cắn gà nhà” nữa. Chủ thuyết này cũng đến hết thời của họ thôi, chứ họ cũng chẳng truyền cho con cái họ được đâu, vì chúng nó có biết gì về Cộng Sản đâu; hơn nữa, chính họ cũng chẳng biết Cộng Sản là gì nốt. Họ tồn tại cũng chỉ vì cái vỏ Văn Hóa mà họ dùng, nếu chúng ta lột cái vỏ Văn Hóa này đi, thì họ sẽ tan biến đi vào hư vô ngay.

Chữ nghĩa của người Cộng Sản dùng thì có chính sách rõ ràng. Chúng ta hãy kiên nhẫn để đi vào vùng chiến tuyến này. Việt Cộng dùng rất nhiều từ ngữ ... rất mới, đối với chúng ta, nhưng lại rất cổ lỗ trong văn học, là những chữ mà chúng ta vì tiến hóa phải bỏ đi không dùng lại nữa; do đó chúng ta nghe rất chói tai. Như chúng tôi đã từng phát biểu Việt Cộng kéo đất nước chúng ta lui lại cả trăm năm, thật không ngoa chút nào. Nhưng kể ra thì họ phải làm như vậy mà thôi không còn cách nào khác nữa. Đó là một trong những mầm mống để họ tự tan rã.

Không phải là mọi người sống trong cái xã hội Cộng Sản không có nhân tài, nhưng các nhân tài bị mai một, không có đất dụng võ, không có môi trường hoạt động, không có nhiều thứ kể cả thứ mà không có thì không có tất cả: không có tự do. Không có tự do thì không thể nào phát triển được, mà chỉ có giết chóc, có nghĩa là suy thoái. Chúng ta sống trong chế độ tự do, chúng ta cũng đã nhìn thấy nhiều nhiều u ám trong sự đối xử giữa đồng loại, huống chi là trong các chính thể độc tài đảng trị. Họ dùng đảng để bao bọc che chở lấy họ. Họ dùng đảng là chỗ để tạo quyền lực, họ dùng đảng để vinh thân phì gia. Họ đả phá gia đình người khác, nhưng lại củng cố gia đình họ. Họ một hai là đòi làm nghĩa vụ quốc tế, có nghĩa là vô tổ quốc; nhưng mục đích của họ lại là tổ quốc của kẻ khác để cướp lấy với các chiêu bài tổ quốc. Họ ngăn cản tôn giáo tín ngưỡng, nhưng họ lại củng cố Cộng Sản đạo của họ, là một thứ đạo giết chóc, bóc lột. Những điều này trở thành những đối tượng chữ nghĩa của Cộng Sản.

Chúng ta nên lược lại chính sách văn hóa hay nên biết qua vài nguyên tắc chỉ đạo trong văn hóa của Việt Cộng. Chúng tôi chỉ xin ghi lại các niên biểu:

1930: Lúc Đảng Cộng Sản Đông Dương còn đang bị Pháp đặt ngoài vòng Pháp Luật, có hai nhóm văn nghệ sĩ đã mở một trận bút chiến. Nhóm Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư chủ trương nghệ thuật vị nghệ thuật và nhóm Hải Triều, Hải Thanh, Trần Huy Liệu có khuynh hướng Mác xít trong tờ Tiến Hóa, Tiến Bộ, Hồn Trẻ.

1943: Nhóm Mác xít trên đã thực thi hướng tiến trong văn học với ba tiêu chuẩn: dân tộc, khoa học và đại chúng.

1946: Tháng 11, trước Đại Hội Văn Hóa Toàn Quốc, Hồ Chí Minh đọc diễn văn khai mạc hướng nền văn học vào chủ đề: “Tự Do, Độc Lập.”

1947: Ông Hồ gửi thư cho các văn nghệ sĩ miền Nam rằng: “Ngòi bút của các bạn cũng là võ khí sắc bén.”

“Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.”

1948: Tháng 7, Đại Hội Văn Hóa Toàn Quốc lần Hai họp tại Việt Bắc. Ông Trường Chinh đọc bản thuyết trình “Chủ Nghĩa Mác và Văn Hóa Việt Nam” trước Hội Nghị. Đại Hội này đúc kết một văn bản phản ảnh lập trường văn hóa văn học của đảng Cộng Sản Đông Dương như sau:

“Về xã hội lấy giai cấp công nhân và nhân dân lao động làm gốc.
Về chính trị lấy chủ nghĩa dân chủ mới và chủ nghĩa xã hội làm gốc.
Về tư tưởng lấy thuyết duy vật biện chứng và thuyết duy vật lịch sử làm gốc.
Về sáng tác văn nghệ lấy chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa làm gốc.”

1949: Tháng 9, Hội Văn Nghệ Việt Nam được thành lập, mở đại hội một, nhà thơ Tố Hữu, đứng làm chủ hội, hướng dẫn văn nghệ sĩ xây dựng nền văn nghệ nhân dân, kêu gọi văn nghệ sĩ ra sức cải tạo tư tưởng.


1954: Phong trào di cư vào Nam do Cụ Ngô xướng xuất, gần một triệu đồng bào từ bỏ miền Bắc vào lánh nạn. Đa số các nhà văn đều ở lại miền Bắc.


1956: Đàn áp nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Trường Chinh kết án Nhóm Nhân Văn: Hành động phá hoại về mặt tư tưởng, nghệ thuật và dần dần đi đến phá hoại về mặt chính trị.” Có nhiều nhà văn bị cầm tù sau vụ này.


1957: Đại Hội Văn Nghệ Toàn Quốc họp lần hai, lấy phương châm: Hiện thực xã hội chủ nghĩa làm phương pháp sáng tác. Trung Ương đảng kêu gọi giới văn học nghệ thuật ra sức học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, học tập đường lối chính sách của đảng và chính phủ.”


1960: Đại Hội đảng lần ba ra nghị quyết về văn học nghệ thuật: “Phát triển nền văn học với nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, có tính đảng và tính nhân dân sâu sắc.”


1962: Đại Hội Văn Nghệ Toàn Quốc họp lần ba, Trường Chinh lại đọc tham luận hướng dẫn đại hội: “Tác phẩm có tính đảng là tác phẩm có đầy đủ tính chiến đấu, thể hiện hồn nhiên thái độ yêu ghét, xây dựng đả phá một cách đúng đắn và rõ ràng. Tác phẩm có tính đảng là tác phẩm có nghệ thuật cao, nó tiêu biểu cho giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất kế thừa toàn bộ truyền thống tốt đẹp trong lịch sử và đứng ở đỉnh cao nhất của trí tuệ loài người mà phát minh khoa học và sáng tạo nghệ thuật.”


1968: Đại Hội Văn Nghệ Toàn Quốc họp lần thứ tư, Trung Ương đảng gửi thư cho Đại Hội: “Văn nghệ ta phải có nội dung xã hội chủ nghĩa trong sáng và đậm đà chất dân tộc. Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là những đề tài cao đẹp nhất của văn học nghệ thuật nước ta lúc này. Các đồng chí hãy mang tất cả nhiệt tình và quyết tâm của nghệ sĩ cách mạng sống say mê, sống lâu dài ở cơ sở, chan hòa với quần chúng nhân dân đang sản xuất và chiến đấu, coi đó là yêu cầu quan trọng bậc nhất để sáng tác nghệ thuật.”


Chúng tôi chỉ có biết đến đây, quý vị biết hơn hãy điền thêm vào. Như thế chúng ta đã biết qua các lối tuyên truyền cho người không trong hàng ngũ họ và truyền lệnh cho mọi người đang dưới tay họ. Cụ Ngô tại chức được 9 năm đủ để chứng tỏ miền Nam có tự do đầy đủ, đủ tự do để để làm gì tùy ý, đủ tự do để viết lách, đủ tự do để suy nghĩ, đủ tự do để chửi bới, vu khống và nhất là đủ tự do để giết Cụ. Thế mà ngày hôm nay, chính ngày hôm nay nhiều người cầm bút ở hải ngoại - là nơi mà Việt Cộng có đến cũng phải khúm na, khúm núm; nếu họ phạm pháp kiểu tùy tiện như ở nơi họ đang chiếm đóng, thì họ sẽ bị tống cổ ra khỏi biên giới ngay lập tức - lại cong lưng lại trước các bóng ma Việt Cộng. Việt Cộng ở đây, Việt Cộng ở đó làm người ta chạy bên Đông, rồi chạy bên Tây. Chạy đôn chạy đáo, đụng nhau tùm lum, rồi gấu ó nhau um sùm. Thế là Việt Cộng lại bên ngoài vỗ tay cười khoái trá. Việc gì vậy chứ? Chúng ta cần biết rằng chỉ có mỗi một chính thể có đại sứ, đại diện mà không dám đi thăm người đồng hương của mình, là chính quyền Việt Cộng đấy. Họ sợ cũng phải thôi. Nợ máu họ nợ chúng ta vẫn còn nóng hổi sờ sờ ra đó, nếu những thứ ấy mà thò mặt ra ngoài, rồi có người trông thấy, thì chắc chắn là cái mạng của thứ ấy phải “đi đoong” mà thôi. Vậy thì chúng ta phải sợ hãi gì chứ? Các giống ấy, chúng nó sợ chúng ta thì có. Quý vị nghe có được không?

Vậy, những chữ đó, những chữ mà chúng ta nghe chói tai đó là những chữ gì?

Chữ đầu tiên mà chúng ta nên nói đến là chữ “sự cố”. Chữ này thực ra có tác hại rất lớn, nó đâm thẳng vào óc qua lỗ tai của chúng ta. Chúng ta phân biệt các quý vị mới qua sau bằng cách dùng chữ này. Chữ “sự cố” là xếp đảo ngược lại chữ “cố sự”. Chữ “cố sự” nghe êm đềm biết làm sao? Âm vang của chữ “sự cố” như là tiếng đạn AK nổ, đủ làm cho chúng ta cảm nhận Việt Cộng đang ở quanh đây. Chữ này quả thực cũng đồng nghĩa với các chữ, như sự việc, sự kiện, sự vụ, sự thể. Ta có chữ như vậy, tại sao không dùng mà lại dùng chữ của bọn mọi rợ, cướp của giết người như dã thú. Chữ “sự cố” cũng đã được chúng ta xử dụng ít nhất là 50 năm về trước mà dân miền Nam chúng ta đã bỏ vì không hợp với âm vang đặc biệt của thơ. Ví dụ như thế này:

“Những “sự cố” đã ghi trong lịch sử ...

hay là:

“Những “cố sự” đã ghi trong chính sử ...

Câu nào nghe êm ái hơn, câu nào có hồn thơ hơn? Chúng ta có hẳn một lối viết văn “Cố Sự”, nhưng làm gì có văn bản “sự cố”. Có phải vậy không?

Như thế chúng ta có quyền nghĩ rằng Việt Cộng xử dụng những âm từ như thế để tẩy não mọi người, Việt Cộng không nghĩ họ có thể làm điều ấy với chúng ta, người yêu chuộng tự do, nhưng quả đã có nhiều con người, vô tình hay hữu ý, tự tẩy não hay do mua chuộc, mà cũng có thể do bị điều khiển, dật dây (manipulated) bởi bóng ma.

Chữ thứ hai cần được nói đến là chữ “tham quan”. Tham quan là một cụm từ để chỉ vào những nhân vật thừa hành quyền chính mà nhiễu lạm dân chúng, ăn cướp của chung, công quỹ. Thí dụ chúng ta nói “tên tham quan Tô Định”, tên quyền thần tham tàn “Trương Phúc Loan”, những tên tham quan tham tàn đời này là Võ văn Kiệt, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh ... thế nên, họ xử dụng chữ tham quan với ý nghĩa khác, tẩy não mọi người là Nước Việt Nam không có tham quan, chỉ có tham quan lăng Hồ mà thôi. Quý Vị nghĩ sao? Bây giờ chữ “tham quan” đã đang trở lại đúng nghĩa như nó là vì nạn “Tham Nhũng”. Tội “Tham Nhũng” là do các “Tham Quan” thực hiện mới đúng, chứ người ta đi xem cảnh đẹp thiên nhiên, thì lại bị ghép vào tội “tham quan” thì thật là bỉ ổi và trơ trẽn.

Đương nhiên là rất nhiều chữ và nghĩa của Việt Cộng cần được mang mổ xẻ, nên chúng ta cũng chỉ nên dành vài chữ nghĩa kiểu mẫu thôi. Vậy có thêm mấy chữ nữa cho có đủ bằng chứng: “công nghệ”“công nghiệp”. Những chữ này được dùng thì quả tình là hiếp dâm ngôn ngữ. Việt Cộng không thể làm thế này được. Thí dụ đám Việt Cộng ca tụng Cáo Hồ: “Sự nghiệp vĩ đại của Bác ...” hay cũng có thể ca tụng rằng: “Công nghiệp vĩ đại của Bác ...” Công nghệ thì chúng ta dùng trong khóm từ “Tiểu Công Nghệ” chỉ về những công việc có tính cách làm bằng tay chân, còn kỹ nghệ hay Đại Kỹ Nghệ là nhóm chữ dùng để chỉ các công việc được làm với máy móc (cơ khí.) Còn chữ “công nghiệp” mà Việt Cộng dùng không thể tương đương với chữ “kỹ thuật” mà người yêu mến tự do chúng ta đã dùng khi xưa. Chúng tôi cũng nhận ra trong các đài phát thanh về Việt Nam thỉnh thoảng các xướng ngôn viên cũng dùng chữ “kỹ thuật” thay vì chữ "công nghiệp", thì chúng tôi hiểu ra rằng họ bị bắt buộc phải xử dụng những chữ nghĩa ấy mà thôi. Chúng tôi xin đưa ra thêm một câu: “Vì Công Nghiệp của Chúa GiêSu …” Hay “Vì Công Nghiệp của Đức Phật và các Bồ Tát ...” Chẳng lẽ chúng ta lại dịch ra “Vì kỹ thuật của ...” Như vậy chữ “công nghiệp, công nghệ” của Việt Cộng quả tình rất có khác với chữ “kỹ nghệ, kỹ thuật” của Việt Nam Tự Do đã dùng lúc trước, và chúng ta vẫn còn dùng hiện nay tại Hải Ngoại.

Chỉ mấy chữ đó thôi như đã đưa đất nước chúng ta ngược dòng lịch sử cả trăm năm; như vậy thì đất nước chúng ta làm sao mà khá lên được? Dân tộc chúng ta cũng rất thông minh, nhưng ngày nay bị đám đười ươi thành hình người kềm kẹp nên chỉ còn được thành tựu trong sự hưởng thụ một cách tha hóa, nghĩa là sống bằng các viện trợ.

Chúng tôi đã từng nghe trên các đài phát thanh, nhiều xướng ngôn viên xướng ngôn thật là vô trách nhiệm; cũng như trên các báo chí, nhiều cây bút cũng có những cử chỉ vô trách nhiệm như thế. Các người này xướng ngôn hoặc in ấn những chữ mà tôi vừa nêu ra (thật đặc biệt). Họ không biết rằng tất cả mọi người ở Việt Nam mong được nghe lại tất cả những tiếng Miền Nam trước kia và họ sẽ được an ủi, nhưng người ta không làm được như lòng mong muốn của họ: Họ vẫn còn ở trong tù. Chúng ta hãy vận động để các Đài VOA, BBC, RFI, Vatican, SBS hay mọi đài mà chúng tôi không kê ra đây, để họ xử dụng chữ nghĩa cho trung thực và họ sẽ thấy tiếng nói của họ có tác dụng mạnh hơn nữa trong công việc truyền tin tức để cải hóa Việt Nam. Nếu họ còn xử dụng chữ Việt Cộng bao lâu nữa, thì bấy lâu dân chúng Việt Nam vẫn “cầm bằng trong tù”. Hãy cho họ “bát cơm tươi” là giọng nói tươi vui chứ không phải các câu nói sắt thép của các xướng ngôn viên của các đài. Dân chúng Việt Nam, hôm nay, mong nghe những gì khác hơn những gì họ phải nghe hằng ngày.

Nếu người Việt tại Hải Ngoại ngày nào còn thiếu người làm văn hóa và văn hiến thì ngày đó Việt Cộng hãy còn ngự trị trên quê hương. Việt Cộng muốn mọi người không còn chút kỷ niệm nào nữa về Miền Nam Việt Nam. Việt Công có thể ác ý, nhưng chúng ta không thể vô ý. Việt Cộng có thể hữu ý, nhưng chúng ta không thể vô tình. Ta có thêm vào danh sách trên là:

1975: Nhóm Giao Điểm được thành lập tại Hải Ngoại. Đây có thể là hậu thân của nhóm Lửa Việt ở Miền Nam trước kia.

2001: Việt Cộng đưa ra Hải Ngoại 2 người (?) là Hoàng Văn Hiến và Nguyễn Duệ Chi để viết lại trang sử của Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hải Ngoại. Bị nhiều chống đối khắp thế giới, đặc biệt là Nhà Văn Hóa Nguyễn Hữu Luyện tại Boston. Đám Việt Cộng đang cầu cứu với Đại Học University of Massachussette (Umass) để hóa giải vụ kiện. Bắt đầu, họ chịu bồi thường, nhưng Ông Luyện không chịu và đòi phải hủy bỏ công trình của cuộc nghiên cứu đó.

Trong mấy năm nay, ông Nguyễn hữu Luyện ở vùng Boston bị trầy vi tróc vẩy vì một vụ án văn học, theo chữ nghĩa mà chúng tôi vừa mới kể trên. Có bao nhiêu người theo dõi vụ án này? Vụ án này xảy ra vì ai vậy? Như vậy, chúng ta đang có một người làm văn hóa và văn hiến rồi. Chúng đưa Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Duệ Chi từ trong nước ra qua sự dàn xếp bôi bác bội bạc của “Tiến Sĩ Giấy” Nguyễn Bá Chung với một cơ quan giáo dục Umass, ở Boston. Cũng chỉ là tội của chúng ta không đề phòng đấy thôi. Nếu chúng ta sơ hở chỗ nào thì tự nhiên chúng ùa vào ngay. Bây giờ, chúng ta đang có một chỗ sơ hở rất lớn: đó là Văn Học và Nghệ Thuật. Đồng ý là Văn Nghệ, Báo Chí đôi khi cũng cần có bút chiến để hâm nóng bầu không khí, nhưng với tinh thần hòa hài để có thể đi đến chỗ giải quyết với nhau được. Bút chiến chỉ để mài ngọn bút mà thôi.

Còn nghệ thuật thì trống trải hoàn toàn. Các môn nghệ thuật sân khấu chưa có người ra lãnh trách nhiệm. Các ca sĩ hải ngoại này, nếu có được giọng thiên phú, thì làm tiền dễ dàng, nên bệnh ham danh lợi rất dễ dàng xâm nhập. Hầu hết đều không đi đến trường để học về môn nghệ thuật ca hát này, nên phải lo làm tiền cho nhanh để khỏi bị loại ra, trái với ca sĩ “văn công” là đã ra trường từ trường Quốc Gia Âm Nhạc (họ cho các người là không có tài đó.) Từ đó họ trở nên cục “đất” cho bọn hoạt đầu văn nghệ (bầu Show) bóp nặn. Chỗ hở là các vị “bầu Show” đó. Việt Cộng có thể “tặng” thêm ít “tiền cò” cho đẹp tiếng, thế rồi nay thì Ái Vân, kế tiếp là Bằng Kiều, rồi lại còn Đàm Vĩnh Hưng nữa, cả cải lương cũng có Bạch Tuyết, Út gì gì đó, sau khi đã tiếp đón Elvis Phương Hương Lan về nước để “ban phép” lành “khoan hồng” của “nhà nước” và “nhân dân.” Ngay cả các “phó thủ tướng” của chúng đi thăm viếng xã giao nước Mỹ, mà còn phải chạy bằng cửa hậu, thì bọn văn công ấy sang để làm gì? Bây giờ thì “văn công” sang Mỹ hát với Visa “du lịch”. Du lịch thì du lịch, chứ sao lại đi hát để làm tiền nữa. Thì ra là “Giao liu” của Việt Cộng. Các ca sĩ nhà ta có nghe không? Bà con ở Hải Ngoại đang bảo vệ cho các người đó. Việc này tạo nên kẻ bênh người chống, đến hay. Rồi thì biểu tình, rồi thì phát thanh, và Việt Cộng thì phì cười. Việt Cộng chỉ có biết xâm nhập bằng đường mòn mà thôi (nghề của chàng đó). Xâm nhập bằng cách tóm đầu các hoạt đầu văn nghệ là các bầu Show, các Trung Tâm băng nhạc, ca nhạc, vũ trường. Các anh, các cô, các con, các cháu ca sĩ ơi, các người hãy coi chừng, các người sẽ không còn được ca hát như là một nghề kiếm tiền tay trái nữa đâu, các người sẽ bị sa thải và các người sẽ phải vào các xí nghiệp mà làm ăn, nếu các người còn đứng chung với các “văn công” để ca hát, khi thời gian đầy đủ, các hoạt đầu đó không dùng các người nữa vì họ không cần các người nữa. Chúng tôi đề nghị: nếu phiên hát nào có các “văn công” đó cùng đến hát với các người, thì các người hãy trở về, đừng có hát với họ. Hiện tại các “văn công” ấy núp bóng các người để chờ cơ hội thò mặt ra, chứ nếu không có các người thì … không biết có ai đến xem không, như rất nhiều lần mấy ông “bầu Show” phải ra “xin phép” khán giả “cho phép” em này, em kia hát có được không, cho có vẻ lịch sự mà thôi, chứ họ có “xin phép” các người để cho “mấy văn công” kia đi hát chung với các người không? Như thế là một lũ choai choai có, băng đảng có, quân trốn chúa lộn chồng có, quân bán vợ đợ con cũng có, giới ăn chơi, hầu hết là thành phần bất hảo của xã hội - không cần biết ai ngoài kia giữ gìn an ninh cho họ, cho cộng đồng để cho họ vui chơi thoải mái - vỗ tay đồm độp “Yeah, Yeah”. Thế là các “văn công” ra hát hợp tình, hợp lý, hợp lệ (xin lỗi, đây chỉ nói trong hiện trường Casino làm chuẩn thôi) … Các người (ca sĩ lẫn các bầu Show còn lương tâm) hãy thành lập ngay nghiệp đoàn để tranh đấu vấn đề “sanh tử” cho các người, chúng tôi nghĩ bà con sẽ ủng hộ và tiếp tay với các người. Các người hãy có Luật Sư về vấn đề Entertainment để hiểu rõ ràng về quyền lợi của các người, về quyền của những kẻ “hát trộm”. Chúng tôi đã “báo” cho Phương Hồng Quế và Tú Trâm như thế tại New Orleans.

Chúng ta “bị” đưa sang Mỹ lập nghiệp(!) vì đời sống “bị” quá tốt đẹp, nên chúng ta và con cái chúng ta cũng “bị” thành công một cách vượt bậc (quantum leap.) Một cuộc sống như thế thì Việt Cộng làm sao nó không mơ ước chứ? Cuộc sống Miền Nam chúng ta ngày xưa, cũng đã thu hút được tham vọng của Việt Cộng rồi chứ nói làm gì đến cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay tại xứ sở này? Cách đây, gần 30 năm, chúng ta “bị” đưa đi “lưu đầy”, lúc đó ai ai cũng than thở mình là đám Do Thái lưu vong da vàng. “Người con gái Việt Nam da vàng” Trịnh Công Sơn ngu xuẩn đã hát như thế, nhưng không phải vậy, chúng ta “bị áp bức” để “bị” sống trong một xã hội đang “bị” tốt đẹp một cách quá sức tưởng tượng. Chúng ta và con cháu chúng ta “bị” thành công một cách vượt bực, nên làm sao không “bị” Việt Cộng theo dõi để mong có thể thu hồi dân tị nạn do chính sách của ho để moi tiền như họ đã làm cho đám dân chúng đi sản xuất lao động tai mọi nước khác trên thế giới. Họ có thể làm tại Nga, tại Ba Lan, và những nước thuộc Cộng Sản cũ, là những nước vẫn không có tự do đầy đủ. Họ vẫn bóc lột dân chúng ở đấy, bằng cách buôn đồ lậu và thuế (gì gì đó không ai để ý) như đã được báo cáo trên các đài phát thanh trên thế giới. Nhưng khi họ đến tô giới của Hoa Kỳ thôi, thì họ đã bị lột mặt nạ. Vụ án của Ông Đại Hàn Lee nào đó xảy ra để vỡ ra là nạn buôn người trầm trọng với những điều kiện lường gạt trắng trợn từ các cán bộ gộc Cộng Sản làm tiền các người dân yêu chuộng tự do. Những người dân đi làm nô lệ kiểu mới này ở Samoa là bằng chứng. Nhưng chính quyền Hoa Kỳ đã rất nhân đạo và đáp cứu những người này. Thế giới tự do và những người yêu mến tự do không để cho đám Việt Cộng tự tung tự tác.

Nhưng có nên đón tiếp các ca nhạc sĩ hay các sinh viên du học từ trong nước ra hay không? Xin thưa, nếu chúng ta có đường lối thì câu trả lời là có nên. Vậy làm sao để có đường lối? Thưa, đường lối là như thế này, Chế độ Cộng Sản hiện đã lỗi thời và chỉ có tư tưởng Quốc Gia mới tồn tại với thời gian, như Cụ Nguyễn Trãi đã bố cáo trong Bài Bình Ngô Đại Cáo vậy: Nước có lúc cường, lúc nhược, nhưng Anh Hùng đời nào cũng có. Lần này vì nước nhược nên ta phải bôn ba Hải Ngoại. Nên khi ta phải dùng chữ cho đúng là: “Vì việc Nước Nhà mà chúng ta phải bôn ba Hải Ngoại”. Đúng như lời hát của Nhạc Sĩ Phó Quốc Long(?) mà tôi đã nghe 50 năm về trước: “Hôm nay ta bơ vơ vì nghiệp Nước phải giang hồ” hay “Nay ta xa Kinh Đô, vì yêu Nước thương Quê Nhà, dù xa xôi vẫn nhớ ngày hồi hương ta vẫn mong chờ.”

Trong khi ta tìm người Anh Hùng thì ta phải làm việc sau đây: Khuyến khích các Sinh Viên Du Học đừng về nước nữa, vì hai lý do sau đây:

1. Ai cũng biết Mỹ luôn luôn đi nuôi chất xám để sau này làm việc cho họ.

2. Nếu các Sinh Viên Du Học thì Cộng Sản sẽ cạn dần cán bộ thông minh, mà chỉ toàn cán ngố thôi.

3.
Nếu các sinh viên du học, đặc biệt ở Mỹ, về nắm vận mệnh Đất Nước, thì Mỹ sẽ túm đầu các em, y như Nga túm đầu đám cán ở Bắc bộ, còn Mỹ cũng túm đầu đám công bộc ở Miền Nam ngày xưa kia vậy. Ta sợ gì Việt Cộng trên nước Mỹ đâu. 30 năm nay đã chứng tỏ điều ấy.

Vậy thì đối với các em du học sinh kia, chúng ta hãy dùm bọc họ để chỉ đường ngay, nẻo chính cho họ. Tương lai của Dân Tộc là của chung các người trẻ ở cả quốc nội lẫn Hải Ngoại. Như thế những bài học của chúng ta mà tổ tiên chúng ta đã phải đắn đo để dàn xếp một cuộc di tản vĩ đại 30/4/75 mới không có uổng. Còn về ca sĩ, thì có thể dễ hơn, vì họ về nước thì cũng chẳng còn sơ múi gì. Hỏi Ái Vân, Mỹ Linh, Bảo Yến, Bằng Kiều thì rõ. Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy và nhiều người khác về nước đã làm được việc gì hay chỉ làm tay sai hay làm những ống loa cho những người cầm quyền ngoan cố, tàn ác, đui mù kia mà thôi?

Còn không có ai lập được đường lối thì phải dừng lại, mà cũng đừng than trách chi cả. Lỗi ai? Lỗi tại ta. Lỗi ở ta mà thôi. Hãy lập ngay một “Bàn Giấy Chiêu Hồi” như chúng ta đã từng có khi trước kia.

Mọi người đều biết đến Thế Lữ, một nhà văn thơ tài tình của xã hội Việt Nam trong thập niên 1930. Thế Lữ và nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã làm mưa làm gió trên Văn Đàn Việt Nam trong sự phát triển của Chữ Quốc Ngữ. Văn mới, thơ mới tưởng chừng như đã đến tuyệt đỉnh của văn chương, văn hóa. Thế Lữ và Văn Đoàn trong khí thế tự do mặc tình thét to, kêu gào rồi kêu gọi làm cách mạng, làm lịch sử, kể cả đập phá, đả kích để kiến tạo một xã hội kiểu mới cho bằng được. Con đường cách mạng của họ tuy có hướng đi, tuy có sườn, có nền nhưng không thấy có mục tiêu, chủ đích, nên cuối cùng chỉ làm tiền hô cho một thực thể khác có thế lực thụ hưởng.

Thế Lữ với những vần thơ tuyệt tác, tưởng chừng đã thấm vào tận lòng người, đã vang dội và khiến đám thanh niên háo hức đi làm cách mạng. Nên Thế Lữ đãõ theo Việt Minh đi làm cách mạng. Riêng chúng tôi nghi rằng Ông Nhất Linh Nguyễn Tường Tam chống lại Cụ Diệm, khiến ông phải tự vẫn trong tù chắc là do sự liên hệ với Thế Lữ xúi xiển, theo lệnh đảng, rồi chăng? Chỉ vài năm sau thôi sau khi phục vụ đảng hết khả năng say mê. Thế Lữ đã công khai “thú tội” trên báo đảng, tự xỉ vả mình và Tự Lực Văn Đoàn:

“Chủ trương của Tự Lực Văn Đoàn không những không tiến bộ mà còn phản tiến bộ. Nó không có công mà còn có tội với nhân dân. Sau cách mạng tư sản, nhân dân càng bị áp bức và mê muội, Tự Lực Văn Đoàn đã tung ra khẩu hiệu “yêu đời,” “vui vẻ,” “trẻ trung” và nêu nhãn hiệu “cải cách” để lôi kéo từng lớp thanh niên vào con đường lãng mạn, buông thả tự do cá nhân, thoát ly đấu tranh, trốn tránh thực tế.

“Thơ, truyên ngắn, tiểu thuyết của tôi là thứ văn chương xa thực tế, đi từ mơ màng, huyền diệu đến chán nản, trụy lạc, từ mạo hiểm “trinh thám” đến những ái tình lãng mạn, ngược đời ... Bản thân tôi vì hư danh một thời, tự mình nhiễm nặng những bệnh tật gở lạ đến đỗi đồi bại mình gieo rắc ra xung quanh, tôi bị tù hãm bao lâu trong những sai lầm tự kiêu, tự mãn và hưởng lạc.”

Các nhà văn thơ khác cũng phải làm như thế để xuôi theo dòng đời. Thế Lữ cũng như các nhà văn đi theo Việt Minh đã cạn ngay nguồn sáng tác. Nếu theo dõi Hoàng Cầm, chúng ta sẽ thấy ngay những gì xảy ra trong giai đoạn này. Trịnh Công Sơn, sau khi lên đài phát thanh Sài Gòn hát lên “Nối vòng tay lớn” thì cũng bặt tiếng hát.

Quần chúng hầu hết thất học rất trông cậy vào nhóm trí thức đi tiên phong dẫn dắt họ hơn là những tên cán ngố, cán bộ Việt Minh, Việt Cộng dốt nát khó có thể thuyết phục đám đông. Nhưng sao lại có hiện tượng trái ngược? Có nhiều nhà khoa bảng, có nhiều tay tư bản lại đi phục vụ cho những tên dốt nát ấy. Đúng như lời Tố Hữu đã xỉ vả vào đám trí thức như vậy: Trí thức là cục phân. Tiến Sĩ Trần Văn Giàu vẫn còn nguyên vẹn là “cục phân” ấy. Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh tạm-thời-được-tha-khỏi-là-cục-phân ấy để nói vài điều còn dính mùi phân, sau như thế nào thì chẳng ai biết. Trong nước đã có nhiều nhà khoa bảng đã thoát ra khỏi là cục phân ấy, như Vũ Thư Hiên, Lê Chí Quang, Trần Độ, Phạm Quế Dương, Hoàng Minh Chính, Trần Khuê … và càng lúc càng nhiều. Vậy mà nhiều nhà trí thức khoa bảng ở hải ngoại lại muốn làm “cục phân” của chúng nó. Muốn được kể tên ra không?

Tịnh Đức
Nguyễn Thế Thuận


No comments:

Post a Comment