(mùng 2 tháng 6 năm 1989)
Từ Nguyên Nguyễn Văn Thuận
Biến có Thiên an môn xẩy ra đã gần 12 năm. Tình tiết về vụ thảm sát những người sinh viên đấu tranh cho tự do, dân chủ tại Trung hoa lục địa vào ngày 4 tháng 6 năm 1989 đã được sách báo nói đến nhiều. Thế giới ngày nay không còn những ốc đảo che kín bởi những bức màn sắt, những bức màn tre như hồi mấy chục năm về trước, nên những sự thật, hay ít nhất là một phần của sự thật đã được phơi bày trung thực, mặc cho những âm mưu che đậy của nhà cầm quyền. Thiên an môn là một vết nhơ, cọng thêm vào trăm ngàn tội ác diệt chủng của những con người nhân danh ý thức hệ cộng sản để áp đặt bá quyền chuyên chính lên nhân loại.
Nhưng với những chiến sĩ tự do, Thiên an môn mãi mãi là thiên anh hùng ca. Ngày nay, những vũng máu trên cái quảng trường rộng lớn nhất thế giới đó đã được rửa sạch, những
bức tường thành đã được sơn quét lại cho đẹp hơn nhân ngày kỷ niệm 50 năm thành lập cộng hòa nhân dân Trung quốc. Nhưng du khách ghé thăm nơi đó vẫn như còn thấy đâu đây hình ảnh người sinh viên lấy thân xác nhỏ nhoi ngăn chận đoàn xe thiết giáp của bè lũ cướng quyền, vẫn còn thấy hàng ngàn xác người gục ngã trước làn đạn của quân đội giải phóng nhân dân, vẫn còn thấy những oan hồn vất vưỡng, vẫn còn thấy ý chí bất khả tiêu diệt của những con người vùng lên đấu tranh cho quyền sống của con người.
bức tường thành đã được sơn quét lại cho đẹp hơn nhân ngày kỷ niệm 50 năm thành lập cộng hòa nhân dân Trung quốc. Nhưng du khách ghé thăm nơi đó vẫn như còn thấy đâu đây hình ảnh người sinh viên lấy thân xác nhỏ nhoi ngăn chận đoàn xe thiết giáp của bè lũ cướng quyền, vẫn còn thấy hàng ngàn xác người gục ngã trước làn đạn của quân đội giải phóng nhân dân, vẫn còn thấy những oan hồn vất vưỡng, vẫn còn thấy ý chí bất khả tiêu diệt của những con người vùng lên đấu tranh cho quyền sống của con người.
Bởi thế, cũng không lạ khi gần đây, vào thượng tuần tháng giêng năm nay, Thiên an môn lại được làm sống lại trong dư luận thế giới qua một tài liệu vừa được ấn hành và phát hành rộng rãi, cuốn “Những tài liệu về Thiên an môn”, The Tiananmen Papers, hợp soạn bởi Zhang Liang, Andrew J. Nathan và Perry Link, qua nhà xuất bản Public Affairs tại Nữu ước.
“Những tài liệu về Thiên an môn” là một tập hợp gần như toàn bộ những tài liệu mật xuất xứ từ cơ quan đầu não trung ương của chế độ: ủy ban thường vụ chính trị bộ, được sắp xếp theo thứ thự ngày tháng, trong khoảng thời gian bắt đầu tứ cái chết của Hồ diệu Bang ngày 15 tháng 4, 1989 cho đến ngày cuối của phiên họp lần thứ tư ủy ban trung ương đảng vào ngày 24 tháng 6 năm đó. Tài liệu gồm tin tức, phúc trình, báo cáo từ các dảng bộ địa phương , từ bộ công an, cơ quan tình báo trung ương, từ Tân hoa xã với các văn phòng khắp trên thế giới. Tài liệu cũng bao gồm biên bản các phiên họp hội đồng nhà nước, chính trị bộ, những cuộc nói chuyện riêng của cac cấp quyền cao nhất, hay những chỉ thị bên lề nhưng mang tính quyết định.
Hàng ngày, những khối lượng lớn tin tức, báo cáo, phúc trình có tính tối mật được gởi về Trung Nam Hải, tổng hành dinh trung ương đảng. Các tài liệu này chỉ được phân phối đến khoảng 40 đảng viên cao cấp đang nắm giữ những chức vụ trọng yếu nhất trong đảng, và chính quyền. Trong nhiều trường hợp, sự hạn chế còn gắt gao hơn, hồ sơ mật chỉ được trình lên năm ủy viện trong ủy ban thường vụ chính trị bộ, và 8 đảng viên kỳ cựu trong hội đồng chỉ đạo. Và do vậy, mọi vấn đề quan trọng liên quan đến sự sống còn của đất nước, của trăm, ngàn triệu dân đều được giải quyết bởi một nhúm lãnh đạo, nhiều khi chỉ bởi một, hai người được xem là đầu não ( core ) của chế độ.Hồ sơ mật, sau đó, bị tiêu hũy hay được cất giữ trong văn khố. Người ngoài cuộc, dẫu nắm giữ những chức vụ trọng yếu nhất về sau nhiều khi cũng không nắm vững được vấn đề, vì càng biết nhiều, càng dễ chết. Hồ sơ mật thiên an môn cũng nằm trong trường hợp đó. Do vậy, khi đọc “ Những tài liệu về Thiên an môn “, một số câu hỏi phải được đặt ra: ai đã tiết lộ hồ sơ, bằng cách nào, mức độ khả tín , và dụng ý của người tiết lộ.
Vấn đề thứ nhất: người nào đã tiết lộ hồ sơ mật Thiên an môn?
Cuốn sách ( the Tiananmen papers ) in lại những tài liệu mật về vụ Thiên an môn, dày trên 500 trang, đến tay người đọc qua nhiều lần lọc lựa. Tài liệu được chọn in tiết lộ những quyết định quan trọng dẫn đến cuộc tắm máu quảng trường. Hơn thế, tài liệu chỉ được trích dẫn, mà không được in lại toàn bộ. Tập tài liệu, sau khi được lọc lựa, dày 516 trang, khoảng 570 ngàn chữ hoa ngữ. Ấn bản tiếng Anh mà chúng ta đang có chỉ gồm 1/3 tài liệu. Toàn bộ hồ sơ sẽ được xuất bản bằng hoa ngữ trong vài tháng tới.
Cuốn sách ( the Tiananmen papers ) in lại những tài liệu mật về vụ Thiên an môn, dày trên 500 trang, đến tay người đọc qua nhiều lần lọc lựa. Tài liệu được chọn in tiết lộ những quyết định quan trọng dẫn đến cuộc tắm máu quảng trường. Hơn thế, tài liệu chỉ được trích dẫn, mà không được in lại toàn bộ. Tập tài liệu, sau khi được lọc lựa, dày 516 trang, khoảng 570 ngàn chữ hoa ngữ. Ấn bản tiếng Anh mà chúng ta đang có chỉ gồm 1/3 tài liệu. Toàn bộ hồ sơ sẽ được xuất bản bằng hoa ngữ trong vài tháng tới.
Ai có thể chuyển lậu ra ngoài hàng ngàn tài liệu mật? Công việc đó không thể là công việc của một người, mà phải là công việc của nhiều người, của một tập thể, của một phe nhóm trong chính quyền hiện hữu của Trung cộng. Người chuyển tài liệu đã xác nhận điều đó. Và để có thể thủ đắc được những tài liệu này, cá nhân và nhóm tiết lộ phải ở những vị thế tối quan trọng vào thời điểm vụ Thiên an môn xẩy ra, và vẫn còn đang trong guồng máy lãnh đạo.
Mấy năm trước, Andrew Nathan, một giáo sư chính trị học tại đại học Columbia, chuyên trách về Trung hoa, được một người tên là Zhang Liang – lẽ dĩ nhiên là tên giả – tiếp xúc, và yêu cầu giúp đở để phơi bày sự thật về vụ thảm sát Thiên an môn. Trong quá khứ, Andrew Nathan cũng là người đã tham dự vào việc xuất bản cuốn The Private Life of Chairman MAO của bác sĩ Lý Phục Huy, ấn bản tiếng Việt Bí mật cuộc đời Mao Trạch Đông, và những bức thư viết từ trong tù của Ngụy kinh Sinh. Ban đầu, Andrew Nathan ngần ngại không muốn can dự vào những vấn đề chính trị của Trung quốc, nhưng càng đọc, ông càng bị cuốn hút vào những tình tiết phức tạp, bi thương của sự việc, nên sau rốt, ông đã cùng Perry Link, giáo sư Hoa ngữ thuộc đại học Princeton, hoàn tất công trình lọc lựa và phiên dịch tài liệu này để xuất bản.
Cuốn sách không nói gì về người thu tập tài liệu, Zhang Liang, vì lý do an ninh cho ông và gia đình ông. Cũng không nói gì về cách chuyển lậu tài liệu ra ngoài.
Vấn đề thứ hai: động cơ tiết lộ hồ sơ mật Thiên an môn
Vấn đề thứ hai: động cơ tiết lộ hồ sơ mật Thiên an môn
Trong bài “ Những suy nghĩ về ngày 4 tháng 6”, đề tựa cho cuốn sách, Zhang Liang cho thấy dụng ý của ông, và nhóm của ông về việc cho tiết lộ hồ sơ mật Thiên an môn. Bài viết rất hay, nên xin lược dịch:
“Mười hai năm chỉ là một khoảnh khắc trong lịch sử, nhưng lại khá dài trong đời sống con người. Với người đã kinh qua, biến cố 4 tháng 6 năm 1989 vẫn mãi đè nặng trong tâm khảm. Lịch sử như đóng băng lại ở đó. Viết về 4 tháng 6 là gợi lại máu của hàng ngàn người trẻ đã đổ trên đường phố quanh đại lộ Tràng an ở Bắc kinh. Thời gian có thể đã rửa sạch vết máu, nhưng không thể làm mờ ký ức. Lịch sử và nhân loại cuối cùng rồi cũng sẽ phán định ngày đó như một trong những giai đoạn quan trọng và bi hùng nhất của công cuộc đấu tranh cho dân chủ trên thế giới trong thế kỳ 20. Còn với Trung quốc, thì chắc chắn đó là sự cố lớn lao nhất trong nỗ lực dân chủ hóa đất nước.
“Vì 4 tháng 6 không chỉ đơn thuần là một sự phản kháng của sinh viên hay phong trào dân chủ ái quốc. Đó là cái kết quả cuối cùng của những cuộc biểu dương lực lượng hổ trợ dân chủ lớn rộng, kéo dài và ảnh hưởng nhất của thế kỷ, để rồi chấm dứt trong bi thảm, trong máu, và trong chiến thắng về phía cường quyền.
“Thất bại của phong trào 4 tháng sáu là tất nhiên, Nhưng phong trào cũng đạt được những tác động đáng kể. Phong trào đã đi sâu vào quần chúng từ thành thị đến thôn quê, đến các trường học, hầm mỏ, xí nghiệp, công sở, với gần cả trăm triệu người tham gia dưới hình thức này hay hình thức khác. Phong trào tự phát, và có phần hỗn loạn, nỗ bùng ra vì sự bất mãn và giận dữ của quần chúng đối với chính quyền. Nhưng phong trào đã thất bại vì sự yếu kém của nhóm cải cách trong giai tầng lãnh đạo cao cấp của đảng, vì sự chia rẽ trong nhóm biểu dương, vì thiếu một chương trình hành động chặt chẽ, vì sự ngăn cách giữa trí thức, công nhân và nông dân. Điều đó cho thấy những cáo buộc của chính quyền gán cho phong trào là một cuộc bạo loạn phản cách mạng có tổ chức là không đúng.
“Trung quốc đã thay đổi nhiều trong những năm sau đó. Bình tĩnh nhìn lại biến cố ngày đó, tôi rút tĩa được 4 bài học:
Thứ nhất, con đưởng dẫn tới dân chủ tại Trung quốc tùy thuộc ở nhân dân Trung hoa.. Dẫu chế độ cộng sản trong nước đã hủ hóa ( tham nhũng ) từ trên xuống dưới, thì chính quyền đó cũng đã tạo được những tăng trưởng kinh tế đáng kể, và nâng cao đời sống của người dân, đồng thời thiết lập được một hệ thống xâm nhập vào mọi góc cạnh của đời sống. Không một lực lượng chính trị nào có thể đối kháng được chế độ đó. Người dân không chấp nhận đảng không còn lối đi nào khác ngoài chính họ. Sự cáo chung của chế độ cộng sản tại Trung quốc là điều đương nhiên, nhưng sự sụp đổ của đảng cộng sản Trung hoa sẽ được thực hiện bởi chính những đảng viên, chứ không bởi một lực lượng nào khác ngoài đảng.
Thứ hai, phán quyết về biến cố 4 tháng 6 phải được xét lại. Đó là một tất yếu của lịch sử, và cũng là ý nguyện của toàn dân Trung hoa. Nhóm lãnh đạo đảng đã bị chia rẽ từ ngày đó. Những cá nhân trách nhiệm trong vụ đàn áp, như Đặng tiều Bình, cũng đã chết rồi. Đòi hỏi xét lại vụ án ngày càng mạnh, từ trong cũng như ngoài đảng, và chắc chắn lực lượng tự do trong đảng sẽ nắm lấy cơ hội lịch sử để đảo ngược phán quyết, rồi từ đó giải thể chế dộ.
Thứ ba, nhóm hổ trợ dân chủ trong đảng là lực lượng nòng cốt đẩy mạnh đổi thay chính trị tại Trung quốc. Đảng cộng sản Trung hoa, đã từ lâu không còn là một đảng thuần nhất. Đảng nay là một hổn hợp của nhiều phe nhóm, nhiều khuynh hướng, nhiều hệ tư tưởng. Sự khác biệt giữa nhóm cực đoan và nhóm bảo thủ trong đảng ngày nay còn sâu xa hơn cái đối nghịch giữa đảng cộng sản và đảng quốc dân ngày trước. Tình trạng bây giờ giống như tình trạng cộng đảng Nga năm 1989, và cái bề ngoài vững chắc đó có thể bị vỡ vụn ra từng mãnh bất kỳ lúc nào, để rồi một lực lượng mới sẽ trồi lên từ những cái sai lầm, rữa nát đó để xây dựng một hệ thống lãnh đạo dân chủ và lành mạnh hơn.
Thứ tư, vấn đề xây dựng một chế độ dân chủ tại Trung quốc là việc làm của những lực lượng ngay ở trong nước. Những vấn đề căn bản phải được giải quyết ngay từ trong nước. Nhân dân Trung hoa phải noi gương Triệu Tử Dương, lao mình vào lửa, chấp nhận hiểm nguy, chấp nhận hy sinh để cứu nước. Người Trung hoa hải ngoại, thương nước thương nòi thì hãy trở về, sẵn sàng dâng đời mình cho đất mẹ.
Từ những bài học đó, là phải trả lại cho lịch sử, cho nhân dân Trung hoa cái sự thật của lịch sử. Trong mục đích đó, tập tài liệu này được tiết lộ và phổ biến.
Từ những bài học đó, là phải trả lại cho lịch sử, cho nhân dân Trung hoa cái sự thật của lịch sử. Trong mục đích đó, tập tài liệu này được tiết lộ và phổ biến.
Vấn đề thứ ba: mức độ xác tín của tài liệu.
Không ai có thể trả lời câu hỏi này. Người đọc, tùy theo khả năng tri thức, có thể đưa ra những nhận định khác nhau. Và chỉ có cách đối chiếu những dữ kiện trong tài liệu với kiến thức tích lũy mới có thể có được một ý niệm về mức độ xác tín của tài liệu.
Không ai có thể trả lời câu hỏi này. Người đọc, tùy theo khả năng tri thức, có thể đưa ra những nhận định khác nhau. Và chỉ có cách đối chiếu những dữ kiện trong tài liệu với kiến thức tích lũy mới có thể có được một ý niệm về mức độ xác tín của tài liệu.
Trong cuốn sách này có bài viết của Orville Schell, khoa trưởng khoa báo chí đại học Berkely, về vấn đề thẩm định giá trị tài liệu (Reflections on Authentication).
Guồng máy cực quyền cộng đảng Trung quốc vẫn còn khép kín, đó là một loại thâm cung bí sử, không những chỉ đối với người dân, mà còn ngay cả đối với những người trong cuộc. Thông thường, khi một tin được tung ra ngoài đều có một hậu ý chính trị. Riêng trong trường hợp này, nhóm tiết lộ tài liệu đã nói rõ: họ hy vọng phục hồi nhóm ôn hòa trong đảng và làm sống lại công cuộc cải cách chính trị tại Trung quốc. Điều này có thể tin được.
Guồng máy cực quyền cộng đảng Trung quốc vẫn còn khép kín, đó là một loại thâm cung bí sử, không những chỉ đối với người dân, mà còn ngay cả đối với những người trong cuộc. Thông thường, khi một tin được tung ra ngoài đều có một hậu ý chính trị. Riêng trong trường hợp này, nhóm tiết lộ tài liệu đã nói rõ: họ hy vọng phục hồi nhóm ôn hòa trong đảng và làm sống lại công cuộc cải cách chính trị tại Trung quốc. Điều này có thể tin được.
Thiên an môn, trong thực tế, đã từ lâu không còn là một bí mật. Vai trò của Đặng tiểu Bình và Lý Bằng trong vụ thảm sát đã được nói đến nhiều. Đặng tiểu Bình không hẵn chỉ vì nghe theo những báo cáo bị bóp méo của Lý Bằng, chủ tịch Quốc vụ viện – thủ tướng -, để ra lệnh dẹp sạch Thiên an môn. Cho đến cuối đời, ông vẫn nghĩ ông không có cách nào khác hơn là phãi sử dụng quân đội và cảnh sát để dẹp bạo động. Bảy người còn lại trong tổ tám người “ lão nhân gia” ( the elders), thật sự không có tiếng nói mạnh. Những người này, nay cũng hoặc đã nghỉ hưu, hoặc đã chết. Nhóm 5 người trong ủy ban thường vụ chính trị bộ, thì 3 người theo phe Triệu Tử Dương, tổng bí thư cộng đảng, chủ trương hòa hoãn và đối thoại với sinh viên để tìm giải pháp. Nhóm 3 người này đã bị thanh trừng từ ngày đó. Triệu tử Dương nay sống âm thầm trong một ngỏ ngách nào đó, và vẫn còn bị quản chế. Nhưng số phận Lý Bằng cũng không mấy sáng sủa: vì là người dính đến vụ Thiên an môn, về sau này, ông bị bứng ra khỏi chức vụ thủ tướng, và dầu nay vẫn còn là chủ tịch quốc hội, con đường chính trị của ông cũng được xem như sắp hết.
Vậy sự tiết lộ hồ sơ Thiên an môn không nhằm mục dích tranh chấp hoặc trả thù cá nhân, nhưng nặng hơn, là một tranh chấp phe nhóm khác biệt nhau về hệ tư tưởng. Ngày Mao trạch Đông còn sống cũng đã có những thanh trừng đẩm máu nội bộ vì quyền lợi. Sau Mao trạch Đông, vấn đề tranh chấp tư tưởng càng rõ ràng hơn, và dẫu Đặng tiểu Bình vẫn là đầu não của thế hệ lãnh đạo thứ hai, hai trong ba tổng bí thư trung ương đảng, Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, đã chủ trương một chính sách hòa dịu, đổi mới phải là cải tổ chính trị song hành với cải tổ kinh tế. Như vậy, cho thấy rõ điều Zhang Liang nói là đúng.
Giang trạch Dân, hiện tại là lãnh tụ đầu não hệ thứ ba của chế độ cộng sản Trung quốc, nắm giũ cả ba chức vị chủ tịch nước, tổng bí thư đảng, và chủ tịch quân ủy. Ông không dính gì đến vụ Thiên an môn, nhưng ông đã cai trị dưới cái bóng của Đặng tiểu Bình. Đặng chết mấy năm rồi. Hùm thiêng khi chết thì bộ lông cũng rữa, nên ảnh hưởng của Đặng cũng lần hồi phai mờ. Lại nữa, nhiệm kỳ của Giang cũng sẽ chấm dứt vào tháng 10 năm2002. Ông không đủ uy thế như Đặng để kéo dài quyền lực. Cho nên, bây giờ là lúc sửa soạn cho cuộc đấu giữa các phe nhóm. Và dẫu trong một chế độ chuyên chính cực quyền, ngày nay theo với đà toàn cầu hóa, tiếng nói và ý nguyện của người dân bắt đầu có giá hơn, nên vấn đề tranh thủ nhân tâm có thể đã lần hồi trở nên yếu tố quyết định.
Nếu hiểu như vậy, là hiểu được ý đồ của vụ tiết lộ hồ sơ mật Thiên an môn.
Không có gì phải đặt nghi vấn về mức độ xác tính của tập tài liệu này. Tin một phần, tin nhiều phần, cũng tìm được ở đó nhiều điều hữu ích. Có thể có những thêm bớt, có thể có một phần ngụy tạo. Nhưng phần chính của sự thật được phơi bày trung thực. Một ngày sau khi tập tài liệu được tung ra, chính quyền Trung cộng đã phủ nhận và cho rằng đây chỉ là một tập tài liệu giả. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung cộng tuyên bố: “ Mọi ý đồ quan trọng hóa sự việc nhằm gây rối cho Trung quốc bằng những phương cách ti tiện, mạo hóa tài liệu hay bóp méo sự việc đều vô hiệu.” Và “Dẹp bạo loạn là điều cần thiết cho sự ổn cố và phát triển của Trung quốc.”
Không có gì phải đặt nghi vấn về mức độ xác tính của tập tài liệu này. Tin một phần, tin nhiều phần, cũng tìm được ở đó nhiều điều hữu ích. Có thể có những thêm bớt, có thể có một phần ngụy tạo. Nhưng phần chính của sự thật được phơi bày trung thực. Một ngày sau khi tập tài liệu được tung ra, chính quyền Trung cộng đã phủ nhận và cho rằng đây chỉ là một tập tài liệu giả. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung cộng tuyên bố: “ Mọi ý đồ quan trọng hóa sự việc nhằm gây rối cho Trung quốc bằng những phương cách ti tiện, mạo hóa tài liệu hay bóp méo sự việc đều vô hiệu.” Và “Dẹp bạo loạn là điều cần thiết cho sự ổn cố và phát triển của Trung quốc.”
Bài viết này không nhằm phân tích và trình bày những bí ẩn được tiết lộ qua tập tài liệu về Thiên an môn. Vì thật ra người đọc cũng không có được những ngạc nhiên về những điều được tiết lộ. Bài này chỉ nhằm nói về một cuộc chơi chính trị trong nội bộ đảng cộng sản Trung quốc ở cấp đầu não, với một hy vọng những người chủ trương cởi trói chính trị, dân chủ hóa Trung quốc sẽ giành được phần thắng trong cuộc tranh chấp quyền lực.
Ở quê ta, chính quyền chuyên chính cộng sản vẫn dùng con ngáo ộp “ diễn biến hòa bình” để hù dọa người dân, và làm lý cớ đàn áp mọi phong trào tranh đấu cho tự do, dân chủ. Họ vẫn nói như một lũ vẹt “ biên giới của nước Mỹ kéo dài đến tận ải Nam quan”, mà không bao giờ ý thức được rằng người dân từ mấy ngàn năm đã lo sợ vì “ biên giới của nước Tàu kéo dài xuống đến tận mũi Cà mâu”. Nước ta bị cái bất hạnh là nằm ngay dưới chân một Trung quốc khổng lồ. Ngày nào chế độ cộng sản Trung hoa chưa cáo chung, ngày đó chế độ cộng sản Việt nam vẫn tồn tại.
Cho nên, nói chuyện nước người là để tìm ở đó chút niềm hy vọng cho nước mình vậy.
Ở quê ta, chính quyền chuyên chính cộng sản vẫn dùng con ngáo ộp “ diễn biến hòa bình” để hù dọa người dân, và làm lý cớ đàn áp mọi phong trào tranh đấu cho tự do, dân chủ. Họ vẫn nói như một lũ vẹt “ biên giới của nước Mỹ kéo dài đến tận ải Nam quan”, mà không bao giờ ý thức được rằng người dân từ mấy ngàn năm đã lo sợ vì “ biên giới của nước Tàu kéo dài xuống đến tận mũi Cà mâu”. Nước ta bị cái bất hạnh là nằm ngay dưới chân một Trung quốc khổng lồ. Ngày nào chế độ cộng sản Trung hoa chưa cáo chung, ngày đó chế độ cộng sản Việt nam vẫn tồn tại.
Cho nên, nói chuyện nước người là để tìm ở đó chút niềm hy vọng cho nước mình vậy.
Từ Nguyên Nguyễn văn Thuận
Sách đọc thêm:
“The Tiananmenmen Papers, the Chinese Leadership’s Decision to Use Force Against Their Own People – in Their Own Words”. Compiled by Zhang Liang. Edited by Andrew J. Nathan and Perry Link. Public Affairs, New York. $30.00.
“The Tiananmenmen Papers, the Chinese Leadership’s Decision to Use Force Against Their Own People – in Their Own Words”. Compiled by Zhang Liang. Edited by Andrew J. Nathan and Perry Link. Public Affairs, New York. $30.00.
No comments:
Post a Comment