Vấn đề then chốt ảnh hưởng đến chính sách Hoa kỳ hiện nay và đang phân tán mạnh công luận Mỹ là hướng tiến chính trị của Trung Hoa và Việt Nam. Quốc hội và giới truyền thông Mỹ chỉ trích Hoa kỳ thiếu viễn kiến và hành động tùy thời. Theo dân chúng nhận xét, Bắc kinh và Hà nội không mấy thay đổi sau nhiều năm tham gia kinh tế thị trường: vẫn áp chế quần chúng không nương tay, dân chủ hóa rùa bò và khủng bố tôn giáo dài dài. Trung cộng và Việt cộng, cả hai, từ chối nhân nhượng về nhân quyền. Hơn nữa, Trung hoa trở nên mối đe dọa lớn vì phổ biến kỹ thuật chế tạo võ khí hạt nhân và ứng dụng những phương thức mậu dịch bất chánh.
Clinton lẫn Bush biện minh rằng không nên cô lập Bắc kinh và cần đối thoại xây dựng, constructive engagement để đạt mục tiêu chiến lược dài. hạn. Lập luận này không trấn an được dư luận
Gs Minxin Pei, thuộc đại học Princeton, cho đăng trong tạp chí Foreign Affairs một bài nghiên cứu súc tích phân tách căn nguyên của cuộc tranh luận sôi nổi nói trên. Theo Gs Pei, Hoa kỳ chỉ chú ý đến những cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình mà không tìm hiểu những thay đổi chính trị làm rung chuyển tận gốc nước Tàu từ trên hai thập niên. Ngày nay, sau Mao và Đặng, một thế hệ lãnh tụ thứ ba - Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào là thí dụ điển hình - đã lên nắm quyền tại Bắc kinh. Hoa Thịnh Đốn cần thẩm định khả năng thực tế của lục địa Trung hoa.
Ảnh Hưởng Sâu Rộng Của Các Canh Tân Chính Trị Của Đặng Tiểu Bình:
Thông thường, người Mỹ hiểu cải cách chính trị theo nghĩa hẹp và đồng hóa cải cách với dân chủ hóa. Họ đánh giá sự tiến bộ cải cách ở các xứ khác theo tiêu chuẩn duy nhứt: việc tổ chức bầu cử tự do và cởi mở. Tuy nhiên, dân chủ hóa không phãi là yếu tố đơn độc của cải cách ở các quốc gia còn thiếu những định chế cai trị thô sơ. Tại Tây phương và những nước đang mở mang, tiến trình canh tân chính trị gồm có ba phần tối yếu:
1. Đặt ra quy tắc chung chi phối cấp lãnh đạo
2. Tái lập các định chế điều hòa mối liên hệ giữa các ngành của chính phủ (như việc phân quyền Tư pháp, Lập pháp và Hành pháp) và
3. Củng cố phương thức tham chính của dân chúng.
Năm 1978, Đặng Tiểu Bình - nạn nhân của ba cuộc thanh trừng - thừa kế một chế độ hỗn mang thoát thai từ nhiều thập niên độc tài cá nhân sắt máu, với một hệ thống pháp lý, kinh tế và thư lại hoàn toàn bị đảo lộn bởi chủ trương “Bước Tiến Nhãy Vọt“ và “Cách Mạng Văn Hóa“. Duới thời Mao, quần chúng xuống đường và bạo động theo lịnh của lãûnh tụ. Đó là phương thức “dân tham chính“ kiểu Mao ít. Gần hai thập niên, Đặng chấn chỉnh kinh tế nhưng không kèm theo cải cách dân chủ. Về nội trị, tuy chưa có dân chủ thật sự nhưng Đặng đã thành công ổn định bằng các biện pháp thực tiển sau đây:
1. Thể hiện thủ tục chuyển quyền chính trị cởi mở và dựa vào cạnh tranh hơn trước. Trong nhiều năm, đảng CS Trung hoa - đặc biệt thành phần được xem là ưu tú - bị bầm giập vì cách lảnh đạo độc tôn của Mao. Thất bại trong việc tranh quyền luôn luôn đem lại tù đày hay bức tử. Các cấp chỉ huy sống trong sự phập phồng hằng ngày. Tháng 2.1980, Đặng cho phổ biến một văn kiện lịch sử mệnh danh “Vài quy tắc về đuờng lối nội bộ Đảng“ xác định quyền căn bản của đảng viên CSTH. Khó mà biết được các quyền này có được bảo vệ thực tế hay không. Tuy nhiên, với Đặng, nước Tàu có một bộ mặt chính trị văn minh và nhân tính hơn. Hai nhân vật nối tiếp Đặng, - Triệu Tử Dương và Hồ Điệu Bang - về vườn vì thất bại nhưng họ được rời chức một cách tương đối êm thấm. An toàn bản thân không bị đe dọa và đặc quyền vật chất không sứt mẻ. Các người “ngã ngựa“ khác trên chính trường, nhờ thế, bớt khốn khổ. Không còn những loạt thanh trừng, thủ tiêu dã man của thời Mao. Trong nhiều trường hợp, các kẻ thắng vẫn dùng lại phần đông đệ tử của người thua.
2. Đặng còn đặt ra tuổi hưu trí bắt buộc đối với nhân viên chính quyền và đảng viên CS. Bắt đầu từ 1982, các Tổng trưởng, Bí thơ và Thống đốc phải nghỉ việc khi đúng 65, còn các phụ tá, khi tới tuổi 60. Tất cả chức vụ trong Đảng và Chính phủ không được giữ quá hai nhiệm kỳ. Sự phối hợp hai quy định kể trên chấm dứt tệ đoan “bám quyền “, đồng thời thúc đẩy thế hệ mới dấn thân phục vụ. Các “bình vôi“ i tờ từ nay phải nhường chổ cho lớp chuyên viên trung niên. Cho đến 1982, tuổi trung bình của cấp Tổng trưởng và Thứ trưởng trong Hội đồng Quốc gia là 64; 37% có trình độ đại học. Khi việc về hưu trở nên bắt buộc, tuổi trung bình của những chức vụ vừa kể sụt xuồng 58 và tỷû lệ xuất thân đại học tăng lên 52%. Tại Trung ương đảng bộ, sau 15 năm áp dụng luật hưu trí, tuổi trung bình của đảng viên giảm từ 59 xuống 56 và tỷ lệ những người tốt nghiệp đại học vọt từ 55 lên 92% (tài liệu Minxin Pei) .
Địa phương cũng có thay đổi: Năm 1982, ở cấp tỉnh, tuổi trung bình của bí thơ và thống đốc là 62. Năm 1983, tuổi sụt xuống còn 55 và đến nay, vẫn giữ mức củ. Trình độ học vấn củng tăng từ 20% (1982) lên 79% (1996). Tại Nga, Mikhail Gorbatchev cho áp dụng tuổi bắt buộc về hưu (70) lần đầu tiên vào tháng 6.1988. Vì có sự giới hạn nói trên nên ở Trung hoa, chỉ có lối phân nửa đảng viên thiệt thọ được tái đắc cử vào Hội đồng lảnh đạo trung ương trong khi tỷ lệ này đạt đến con số 80- 89 % dưới trào Brezhnev vào thập niên 70 và 80. Sự cải cách của Đặng đem lại hai kết quả: Một mặt, tiết giảm những tranh chấp trong chế độ vì giới trẻ bớt bất mản, có thêm cơ hội tăng tiến và ít bị lôi cuốn vào các âm mưu chống đối hay khuynh đảo chính quyền. Mặt khác, giới chỉ huy trở nên đồng nhứt hơn về văn hóa, tuổi tác và kinh nghiệm xã hội lẩn chính trị. Dưới một khía cạnh nào đó, xung đột thế hệ và bất đồng về ý thức hệ củng bớt gay gắt.
3. Sự chạy đua để dành các chức vụ trong Đảng bị giới hạn. Mục tiêu thật sự là tránh nạn lý thuyết gia hữu khuynh và tã khuynh “trăm hoa đua nở“. Năm 1987, Đặng Tiểu Bình viện lý do dân chủ hóa nội bộ Đảng để cho thông qua quyết nghị ấn định số ứng cử viên vào chức đại biểu trong Đại hội đảng phải 20% nhiều hơn số ghế chính thức. Đồng thời, số ứng viên để trở thành đảng viên CS thiệt thọ và thành viên của Hội đồng Trung ương phải nhiều hơn số chức vụ theo tỷ lệ 5% và 12%. Biện pháp này tìm cách ngăn ngừa các thành phần bảo thủ và cấp tiến quá khích xuất hiện trong hàng ngủ của đảng. Một hậu quả bất ngờ khác là con cái - các “vương tôn“, princelings - của lớp công thần lập quốc CS củng lần hồi bị loại khỏi Đại hội và Trung ương Đảng. Có thể nói họ không còn là mối họa chính trị giữa thập niên 90. Quyền bính nhờ thế đã chuyển ôn hòa từ thế hệ Đặng Tiểu Bình qua ê kíp Giang Trạch Dân. Lớp lảnh tụ thời hậu Đặng có thể thỏa hiệp về chính sách chủ yếu và các vấn đề cá nhân mà không cần tranh dành quyền lực bằng súng đạn.
A. Vấn Đề Gây Cấn Nhứt Là Tái Cấu Trúc Quốc Gia Cách Nào Mà Không Giảm Quyền Bính Của Đảng Cộng Sản?
Trung hoa, thật vậy, cần chuyển gấp qua một thể chế bớt trung ương tập quyền hơn và tiến vào thị trường tự do từ một nền kinh tế chỉ huy. Hai nhu cầu này đòi hỏi phải tái định nghĩa thẩm quyền của các cơ cấu quốc gia. Vì chưa được minh xác trong Hiến pháp, sự tản quyền chính trị không khỏi gây đụng chạm trong guồng máy nhà nước. Và các cải cách theo hướng kinh tế thị trường sẽ bị thể chế chính trị cũû cản trởû. Khác với các quốc gia kỷ nghệ dân chủ Tây phương, nước Tàu vào cuối thập niên 70 không có những định chế cần thiết cho mậu dịch tự do. Khác hơn Tây phương, Trung hoa bị thách đố phải tái thiết cơ sở chính trị và đồng thời, canh tân kinh tế. Đà phát triển mau chóng về kinh tế gây bất hòa hằng ngày giữa trung ương và địa phương, Nhà nước và xã hội. Sau bức bình phong thành công hào nhoáng, ẩn núp biết bao đổ vỡ và đảo lộn về giá trị và xác tín. Trong lúc đề cao vị thế tối thượng của đảng CS, Bắc kinh đã thuận cải tổ các định chế một cách giới hạn. Nếu thực hiện điều này cho đến cùng trong tương lai, hậu quả của sự phân quyền sẽ vô cùng sâu rộng. Hai cải tổ đáng được đặc biệt lưu ý:
A. Củng cố lần hồi Viện Quốc Dân, National People’s Congress hay NPC. Đặng Tiểu Bình đã biến Quốc hội Trung hoa - chuyên đóng trước kia vai trò “nghị gật” - thành một địch thủ của Đảng CS đang nắm độc quyền cai trị và làm luật. Tuy chưa trực diện đối đầu với Đảng về các dự luật chính yếu, thành viên Viện Quốc Dân hiện trình dự án riêng của họ, tích cực tranh luận và tu chính luật lệ được đề nghị, chận giữ hay bỏ phiếu chống các dự luật hệ trọng. Viện có quyền công nhận hay bác bỏ những quyết định bổ nhiệm của Đảng và gần đây, đã gây lúng túng cho Đảng với một loạt biểu quyết chống đối. Trong kỳ họp tháng 3.1995, một phần ba dân biểu từ chối phê chuẩn việc chỉ định một thành viên Chính trị bộ vào chức Phó Thủ tướng. Tại các tỉnh, cơ quan dân cử bất đồng ra mặt với đảng. Năm 1988, đại diện của viện dân biểu địa phương được phép chỉ định ứng viên để tranh với những người được đảng chọn vào chức Thống đốc và Phó thống đốc. Đôi khi viện nhân dân địa phương không chấp nhận quyết định bổ nhiệm của đảng và thay thế bằng các con gà của họ. Tại 20 tỉnh, theo thống kê, có ít nửa 15% ứng viên địa phương được bầu vào địa vị chỉ huy.
Viện Quốc Dân tăng uy tín nhờ tỏ ra càng ngày càng độc lập. Cuối 1994, tạp chí Far Eastern Economic Review thăm dò dư luận thì được biết 22% trong quần chúng xem Viện này như cơ quan tíếp nhận những khiếu nại và yêu sách của họ. Năm 1988, tỷ lệ thấp hơn, 13%. Sự tản quyền trong chế độ là lý do để Viện Quốc Dân đòi hỏi chính đáng một vai trò lập pháp. Việc bổ nhiệm những nhân vât chính trị nặng ký để chủ tọa Ban thường trực của Viện ban cho cơ chế này thêm quyền thương lượng trong giới lãnh đạo. Tại các tỉnh, củng như thế.Trong số 30 viện dân biểu địa phương, năm 1996, có 9 cựu đệ nhứt bí thơ đảng CS, 3 cựu thống đốc và 11 phó bí thơ CS giữ chức chủ tịch.
Màu sắc chính trị trong Viện Quốc Dân củng thay đổi từ 1978. Từ 1978 đến 1993, số dân biểu vô đảng phái tăng chậm. Trong nhiệm kỳ 1993, tuổi trung bình của các dân biểu là 53. 69% có bằng đại học và 50% tổng số là trí thức và công chức. Tỷ lệ dân biểu gốc quân nhân, nông dân và công nhân - thành phần thường ủng hộ Đảng - suy giãm: từ 62% năm 1978 xuống còn 30% năm 1993.
B. Vấn Đề Pháp Trị.
Để tránh tái phạm những sai lầm nguy hại của cuộc “Cách mạng Văn hóa“ và đặt nền tảng pháp lý cho kinh tế thị trường, Viện Quốc dân ban hành 175 đạo luật từ 1978 đến 1994 còn các viện địa phương thì không dưới 3000. Trên giấy tờ, luật lệ nước Tàu dựa khá nhiều vào các học thuyết pháp lý, khái niệm, thủ tục và danh từ chuyên môn Tây phương. Mậc dù việc chấp hành luật còn quá thiếu sót (chỉ có phân nửa tổng số bản án thương mại được thi hành), người dân cũng như giới thương gia - càng ngày cáng đông - tin tưởng nơi pháp luật để bảo vệ tài sản và quyền cá nhân của họ. Kiện cáo trước tụng đình gia tăng mau chóng từ 1986 đến 1996 trong lãnh vực buôn bán (387%), hành chính (12,483%, phần đông khiếu nại chính phủ) và dân sự (212%). Những cuộc thăm dò dư luận giữa thập niên 90 cho thấy 78% quần chúng ý thức về quyền tư hữu mà họ xem như “thiêng liêng và không được vi phạm“. 77% không đồng ý với lời tuyên bố “Khi có tranh chấp giữa cá nhân và đoàn thể, bản án nên thiên về đoàn thể“. 47% chống và chỉ có 28%ø ủng hộ việc “cảnh sát giam giử nhân danh an ninh công cọng dù không thể xác định người bị bắt có tội”
Đảng CS Trung hoa khó thể đảo ngược khuynh hướng đòi pháp trị vì các thành phần hưởng lợi trong những cải cách pháp luật (dù giới hạn) có nhiều thế lực: giới doanh gia tư nhân, công ty đầu tư ngoại quốc và giai cấp trung lưu đang mở rộng. Yếu tố thuận lợi khác là một cộng đồng luật gia đã thành hình. Nhân số luật sư tăng từ 31,000 năm 1988 lên 90,000 năm 1995. Họ tranh đấu quyết liệt cho quyền biện hộ. Hiện nay, uy quyền của Đảng CS Trung hoa bị gián tiếp thách đố trong phạm vi làm luật. Không như việc đòi hỏi thể chế đa nguyên và bầu cử tự do, sự thách đố này chưa đe dọa cấp thời độc quyền lảnh đạo của Đảng. Nhưng khi các định chế pháp lý tiếp tục phát triển, kế hoạch cải cách pháp luật giới hạn của Bắc kinh sẽ phải tiến từ hệ thống luật pháp, system of law, đến chế độ pháp trị, rule of law.
Vì Sao Bắc Kinh Tiếp Tục Chống Đối Dân Chủ Hóa?
Thời Mao, các khám đường Trung hoa không khác loại gulags của Stalin. Trong thời khoảng 1953 - 1975, 39% can phạm mang nhản hiệu “phản cách mạng “. Tỷ lệ này sụt xuống 13% năm 1980 và 0,5% năm 1989. Chính phủ hủy tội danh trên đây năm vừa qua. Thống kê cho biết thượng tuần 1997, có 2,026 can phạm (tức 0, 46% tổng số tù phạm toàn quốc) bị truy tố về “tội ác đe dọa an ninh quốc gia “. Thời Đặng Tiểu Bình, Đảng CS đổi chiến thuật: giảm đàn áp đám đông, mass repression, và duy trì áp lực trên một thiểu số đối kháng chính trị, selective repression. Thí dụ: Ngụy Kinh Sinh, Vương Đán...
Nhóm lãûnh tụ Bắc kinh e dè dân chủ hóa vì lo ngại cho địa vị cá nhân và thấu hiểu sự xuống dốc của Đảng CS củng như cái thế mỏng manh của chế độ. Quyền hạn và vai trò của các bộ phận quốc gia vẫn chưa được minh xác và những định chế chính trị có trách vụ giải quyết tranh chấp còn quá thiếu sót và bất hợp thời. Mở cửa cho quần chúng thí nghiệm dân chủ đương nhiên gây rối loạn. Một dư luận cho rằng Gorbatchev sai lầm vì cải cách chính trị trước khi canh tân kinh tế. Lập luận này bỏ sót một điểm hệ trọng: Gorbatchev thất bại là vì y để cho dân tham gia dân chủ trước khi hoàn tất những thay đổi hiến định dẫn đến việc củng cố các định chế cần thiết cho tiến trình dân chủ hóa. Nhóm lãûnh đạo Trung hoa lo sợ sụp đổ kiểu Nga sô nếu họ cải cách dân chủ trước khi tái phối trí xong các cơ cấu hiến định hiện hữu.
Ngày nay, đảng CS suy yếu trầm trọng về tổ chức, với 58 triệu đảng viên (thống kê 1997) chia thành 3,4 triệu tiểu tổ vẫn còn bị xao động tâm lý bởi biến cố Thiên An Môn 1989. Xã hội Tàu củng thay đổi, ít tùy thuộc Nhà nuớc và Đảng hơn trước, tiếp nhận những giá trị ngoại bang mới và không dễ bị nhồi sọ về ý thức hệ. Ngoài ra, cải cách thị truờng làm cho hệ thống đảng lung lay: Năm 1994, một nhân vật thuộc Trung ương Đảng công nhận rằng trong 35% tổng số hội thảo của các xí nghiệp quốc doanh không tìm ra một bóng đảng viên mạc xít. Đảng cũng không hiện diện cụ thể trong lãnh vực tư nhân đang lên. Theo một thống kê năm 1994 về 3,092 công ty liên doanh với ngoại quốc trong 34 đặc khu kinh tế, đảng chỉ thành công lập tiểu tổ trong 704 xí nghiệp. Nguy cơ lớn nhứt là tình trạng tan rã của tổ chức nông thôn. Sự giải tán các công xá nhân dân, people’s communes, từ 1980 đến 1982 là một vố nặng cho Đảng tại thôn quê. Trên giấy tờø, có 26 triệu đoàn viên CS gài trong 900,000 tổ. Phúc trình chính thức tiết lộ 8% của mạng lưới này “không thể họat động hay sụp đổ “ và 60% “bê bối“ . Công nhân thay đổi vùng để tìm việc làm mới trên thị truờng mở rộng là căn nguyên của bi kịch. Ngân sách quốc gia eo hẹp không cho phép tài trợ tổ chúc đảng tại nông thôn. Lương trảû cho một xã trưởng CS là 1, 000 yuan tức 120 mỹ kim hằng năm. Vì thế không còn mấy ai tha thiết hy sinh phục vụ. Theo thống kê 1995, chỉ có lối 12% tổng số xã trưởng đương nhiệm là dưới 35 tuổi và hơn phân nửûa, thất học hay thuộc bậc tiểu học, thiếu kinh nghiệm chỉ huy. Rất dễ hiểu vì sao nông thôn căng thẳng và dân bớt ủng hộ Đảng.Tham nhủng lan tràn, luật pháp vắng bóng và xung đột bộc phát giữa dân và nhà nước ở nhiều nơi. Tại Guizhou và Sichuan, quần chúng nổi lọạn, giết nhà chức trách địa phương và đốt nhà của họ. Đảng không còn trông cậy vào nông thôn để bảo vệ an ninh. Võ lực vì thế là phương pháp khó tránh để tái lập trật tự.
Trước tình cảnh đó, Bắc kinh sẽ tiếp tục chống chế dân chủ hoá, ưu tiên củng cố đảng và thận trọng cải cách hầu gia tăng khả năng của Nhà nước đối đầu với những thách đố phát xuất từ sự phát triển kinh tế mau chóng của Trung hoa. Đặc biệt, cải cách luật pháp và các định chế đại diện. Gần đây, Giang Trạch Dân tuyên bố nuớc Tàu sẽ “cai trị chiếu theo luật lệ, rule according to law” và tiến trình này sẽ hoàn tất trong hạn...15 năm!. Canh tân thuế vụï đã bắt đầu từ 1994. Tư hữu hóa xí nghiệp quốc doanh, đặt chế độ hưu bổng, sửa đổi chương trình bảo vệ sức khỏe quân chúng, cứu trợ xã hội...v..v..được chính quyền hứa hẹn. Việc cho phép dân tham chính rộng rãi và tự do còn phải đợi cho đến lúc hệ thống chính trị nói trên có hy vọng tồn tại. Trong khi chờ đợi, Đảng áp dụng một vài thí nghiệm vô thưởng vô phạt ở cấp đia phuơng như tổ chức bầu cử khép mở, semi-open elections, tại những tỉnh nhỏ. Điều này chưa thỏa mản giới Mỹ đang đả kích đường lối đối thoại của Clinton. Clinton và các Tổng thống Hoa kỳ về sau sẽ rất vất vả mới thuyết phục nổi dư luận Hoa kỳ rằng chính sách của họ đạt kết quả mong mỏi đối với sự tiến hóa chính trị của Trung hoa.
Còn Việt Nam Thì Sao?
Vì thiếu sáng kiến canh tân và viễn kiến chính trị cho nên từ 1975 đến nay, nhóm cầm quyền tại Hànội không ngớt hướng về Bắc kinh để tìm giải pháp đưa họ ra khỏi thế bí ý thức hệ và kinh tế. Cuộc chiến đẩm máu năm 1979 không xóa được lòng khâm phục của Bắc bộ phủ đối với người đàn anh khổng lồ láng giềng. Lý do khác là hai đảng CS Việt và Tàu đồng chung một căn bịnh. Việt cộng bịnh hoạn ngặt nghèo hơn vì nội tình bê bối thập bội và đất nước thiếu lãûnh đạo khá như Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Chu Dung Cơ. Tham nhũûng, bè phái, dốt nát ù lì, kỳ thị địa phương và trí tuệ, nền giáo dục quốc gia buông thả, môi sinh tệ hại, pháp trị ấu trỉ.....đang đưa Việt Nam từ thất bại đến phá sản. Đất nước tiến vào thế kỷ 21 bằng cách thụt lùi. Đó là nổi nhục của dân tộc ! Với mức độ cao hơn Trung Hoa, nông thôn Việt bất ổn và bắt đầu sôi động từ Bắc vào Nam.vì bất mản tột cùng. Tại nhiều nơi, nông dân đã xuống đường và bạo động chống cường hào ác bá, sưu cao thuế nặng, bất công xã hội, thất mùa, đói khát...Không khác thời thực dân Pháp và kháng chiến với chiến dịch “Cải cách Ruộng đất “! Nông thôn không còn là thành đồng che chở xã hội chủ nghĩa và sẽ là mồ chôn của lý thuyết mac xít. Dân thành thị và giới công nhân củng khởi đầu rục rịch với thất nghiệp lan tràn, xì ke ma túy, mãi dâm, nghèo giàu chênh lệch, dinh dưởng số không và sinh viên bị đối xữ bất công như tại Đại học Văn Lang.
Các tôn giáo sẽ không bỏ qua cơ hội để xách động quần chúng vì tự do tín ngưởng nghẹt thở. Dấu hiệu nổi bật nhứt làm thế giới theo dỏi là trong và ngoài đảng, nhiều tiếng nói thành tâm và uy tín đã, đang và sẽ tiếp tục vang lên để báo nguy tình thế, cảnh cáo chế độ và kêu gọi thức tỉnh, mỗi người một cách. Tuy nhiên, áp lực mạnh nhứt - vì thực tại và cấp thời - là nguy cơ sụp đổ về kinh tế tài chính. Tại VN, đầu tư ngoại quốc giãm sút, tiền tệ mất giá ít nữa 10%, xuất cảng ngất ngư, du khách thối lui, 6300 xí nghiệp quốc doanh thua lổ và không giải tán theo lời đốc thúc của Ngân hàng thế giới vá Quỷ tiền tệ quốc tế. Cuộc khủng hoảng Á châu càn quét Đông Á không chừa nước nào, từ Thái lan, Hồng kông, Mã Lai qua Nhựt, Nam Hàn, Singapour...Chế độ độc tài Nam Dương sụp đổ sau trên 30 năm cầm quyền. Rồi sẽ đến những thủ phủ khác. Việt Nam CS nằm trong trung tâm con trốt, với tất cả điều kiện và yếu tố để bị thổi bay. Trước tình thế khẩn trương, CS Việt Nam đã có hai quyết định u tối: chỉ định Nguyễn Tấn Dũng, một trùm công an dốt dặc về kinh tế, đứng ra điều khiển Ngân hàng quốc gia. Dũng nay được Đại hội CS đưa vào thay thế Thủ tường Phan Văn Khải. Mặt khác, buộc dân chúng học tập chủ thuyết Máïc Lê và tư tưởng họ Hồ. Có lẽ vì tuyệt vọng, Lê Khã Phiêu (khi còn giữ chức Tổng Bí thơ) và các đồng chí nghĩ rằng chỉ có Mác và Hồ đội mồ về mới có thể cứu nguy chế độ. Để vuốt đuôi Bắc kinh, Phiêu còn tuyên bố với báo giới, nhái lại Giang Trạch Dân: VN cần 15 năm để dân chủ hóa !
Bắc kinh và Hà nội nên mở to mắt ngó về Nam Dương, rồi Mã Lai và sau đó, Bắc Hàn và Miến Điện. No ấm và phúc lợi của dân quyết định sự sống còn của chế độ chớ không phải mưu toan và tính toán của nhà đương quyền. Súng đạn không trấn áp được khí thế của dân tộc. Tự do vắng bóng là áp chế. Những kỳ công đẹp nhứt và gợi hứng nhứt của nhân loại đều được tạo ra trong tự do. Xã hội chủ nghĩa chỉ mang lại nô lệ câm hờn và bóp nghẹt sáng tạo . Ngọn thủy triều dân chủ đang biến thành trận bão lớn. Khắp mọi nơi ở Á châu, các nhóm đối lập đã tạo được phong trào nhờ thế giới ủng hộ bằng dư luận và áp lực kinh tế. Toàn dân - nông dân, công nhân, sinh viên và tôn giáo - sớm muộn sẽ kết khối với đối lập. Không thể tống giam toàn dân vì đối lập.
Với hệ thống truyền thông thần tốc hiện đại, thế giới ngày nay thu hẹp lại như một ngôi làng nhỏ. Khái niệm liên đới và đoàn kết nối liền các quốc gia. Mọi lãnh vực đều bị toàn cầu hóa, nhiều hay ít. Dưới sức ép từ nhiều phía, bên trong và bên ngoài, nội tâm củng như ngoại lực, chắc chắn Trung hoa và Việt Nam sẽ dân chủ hóa trước thời hạn, muốn hay không muốn. Vì ýÙ Dân là ý Trời. Tự giải thể hay bị tiêu diệt, tạo cơm áo cho dân và trả quyền lại cho dân, Cộng sản cùng đường không có lối thoát thứ hai. Vấn đề hiện tại là rút ngắn thời hạn dân chủ hóa. Bằng mọi cách. Càng sớm càng hay.
Lâm Lễ Trinh
No comments:
Post a Comment