Saturday, June 6, 2009

Đại Hội Rỏm - Công Tử Hà Đông

Công Tử Hà Đông

Từ năm 2000 nhiều văn sĩ, thi sĩ Việt Rọ Mõm trong nước được Mỹ mời sang chơi nước Mỹ, số người Việt này – tất nhiên toàn là Văn Nghệ Sĩ Rọ Mõm - được bọn Cộng Hà Nội thả cho đi Mỹ ăn chơi ít ngày rồi cho trở về nước. Những Rọ Mõm sang Mỹ chơi rồi trở về im re, không chê, không chửi mà cũng không viết bốc Tư Bổn Lề.

Nguyễn Bá Chung,
người có thành tích nâng bi cộng sản
Một Rọ Mõm được Mỹ Tư Bổn Lề mời, được Cộng cho đi, cho về như thế là ông Tô Nhuận Vỹ. Ông này không có tên tuổi gì trong giới Văn Nghệ Sĩ Bắc Cộng bị Rọ Mõm. Xong, khi ông đến Mỹ, ông được nhiều người Việt ở Mỹ đón rước, mời về nhà, cơm bưng, nước rót. Mời quí vị đọc lời kể của ông Văn Nghệ Rọ Mõm Tô Nhuận Vỹ về chuyến ông sang Mỹ và về những người Việt ông gặp ở Mỹ.

Ông Rọ Mõm Tô Nhuận Vỹ không có tư cách gì, một tí nị tư cách nhỏ bằng cái tĩ con gà mái ông cũng không có, để kêu gọi bất cứ ai làm bất cứ chuyện gì, xong ông vẫn khặc khừ lên tiếng kêu gọi “Các nhà văn trong và ngoài nước hãy ngồi lại với nhau”. Trong bài viết của ông đăng trên Net, ông Rọ Mõm Tô Nhuận Vỹ chỉ kêu gọi suông thế thôi.

Ông không viết rõ ông muốn “những nhà văn Việt nào trong nước ngồi lại với những nhà văn Việt nào ở nước ngoài”, và ông muốn “họ ngồi lại với nhau để làm ký gì?” Mở đầu bài, ông TN Vỹ viết về một số nhân vật Việt Nam ở Mỹ. Truớc nhất là ông Nhà Văn Hoàng Khởi Phong.

Tô Nhuận Vỹ: (trích) "Với nhiều văn nghệ sĩ hải ngoại thì cái mũ “cộng sản” của cộng đồng luôn luôn chực chờ để chụp xuống đầu họ. Báo chí không ít lần đã phải kêu lên về cái thực trạng “mũ cối ở đây nhiều hơn ở cả Hà Nội!”. Cho nên, các nhà văn luôn phải “biểu diễn lập trường” (chữ của Nguyễn Mộng Giác). Trong nhiều dịp chuyện trò tâm sự, không ít anh em đồng nghiệp ở Mỹ trong khi cho rằng trong nước hoàn toàn chưa có tự do sáng tác với khá nhiều ví dụ thì đồng thời cũng khẳng định lúc này, tại đây, (Hoa Kỳ), cũng chưa có tự do sáng tác như mình ao ước, nên có lúc phải sống hai mặt.

Hoàng Khởi Phong viết: - Ở ngoại quốc này chúng ta làm chính trị dễ, yêu nước cũng dễ, làm văn chương cũng dễ, lấy nhau cũng dễ, bỏ nhau cũng dễ, làm thương mại cũng dễ, khai phá sản cũng dễ. Nói tóm lại, ở đây cái gì cũng dễ, chỉ trừ có một tấm lòng chân thật là hơi khó chút xíu. (ngưng trích)

Ông Hoàng Khởi Phong viết đúng nửa trên, viết không đúng lắm nửa dưới. Đúng là ở Mỹ người Việt làm cái gì cũng dễ. Xứ Tự Do mà. Để có thể chửi cha những thằng cộng sản và những thằng nâng bi bọn cộng sản, nhiều người Việt đã liều mạng bỏ nước ra đi, nhiều người trong số họ đã chết thê thảm trên biển. Qua trăm cay, nghìn đắng, chịu không biết bao nhiêu hoạn nạn, tủi nhực, chứng kiến không biết bao nhiêu cảnh đau đớn vỡ tim, sống sót lê lết đến được xứ bạn, được tự do bầy tỏ nỗi lòng của mình, tại sao lại không cho người Việt ở Mỹ nói lên lòng hận thù cộng sản cuả họ? Tại sao lại không cho người Việt ở Mỹ chửi rủa bọn Cộng, bọn đại thù của họ và cuả cả dân tộc? Trong cơn phẫn nộ, người Việt ở Mỹ có làm vài hành động quá đáng trong việc chửi Cộng, thì đã sao? Có gì quan trọng? Quan trọng là việc sau 30 năm dzòng dzã, người Việt ở Mỹ, ở khắp nơi trên thế giới, vẫn Thù Cộng, vẫn Chửi Cộng.

Tôi, Công Tử Hà Đông, viết “Người Việt ở Mỹ Chửi Cộng”. Bọn Bắc Cộng không có quyền hành gì trên đời sống của người Việt ở Mỹ, người Việt ở Mỹ không thèm chống Cộng, họ chửi Cộng.

Bị bọn Bắc Cộng coi không bằng con chó, trốn chui, trốn nhủi tìm đất sống, một số người Việt khi sang đất Mỹ vẫn tự do nâng bi, bốc thơm, thân mât với bọn Cán Bộ Rọ Mõm Cộng khi chúng đến đất Mỹ. Cũng có sao đâu? Ông có tự do đến phi cảng xách va-li cho bọn Cán Cộng, rước chúng về nhà, cơm bưng, nước rót, bà có tự do giặt quần cụt, quần đùi cho bọn Cán Công, người ta có tự do phản đối sự có mặt đáng tởm của bọn Cán Cộng, người ta thù hận bọn Cán Cộng nên người không muốn nhìn thấy mặt chúng, người ta đòi đuổi chúng, người ta coi chúng như những con chó ghẻ, người ta không muốn cho chúng gần người ta. Đúng thôi. Và chỉ có thế thôi. Ông muốn làm “ người chân thật”, tại sao lại khó? – mẫu người Việt chân thật của ông là người đến phi cảng Mỹ xách xa-li cho bọn Cán Cộng - ông cứ làm. Có ai cấm ông đâu. Có cấm cũng không được. Ai có quyền cấm ông? Không ai ở Mỹ có quyền cấm ông thân mật với bọn Cán Cộng khi chúng đến đất Mỹ.
Hoàng Khởi Phong,
người khó sống chân thật.
Người ta phản đối việc làm của ông là tự do của người ta. Cũng không ai ở Mỹ có quyềm cấm người Việt chửi Cộng. Mà ông Hoàng Khởi Phong, và một số người Việt ở Mỹ như ông, có công khai nâng bị bọn Cán Cộng ở Cali, nào có ai làm gì được ông! Chỉ có việc bầy tỏ “tấc lòng chân thật” ông đã thấy khó, còn mong gì ông làm được những việc khác khó hơn. Như ông Nhà Văn Nhật Tiến công khai, trong “Nếu đi hết biển” gọi người Việt chống Công là “bọn hẹp hòi, đầu đông đá“, cũng trong “Nếu đi hết biển”, bản ghi chuyện sang Mỹ của Cán Cộng Trần văn Thủy, xuất bản ở Cali, bà Nhà Văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc công khai nói lời khinh miệt “bọn chống Cộng ở Mỹ biểu tình, biểu tẹt lẹt đẹt vài mạng, chống Cộng ở Mỹ là trò nhảm nhí”. Có làm sao đâu?

Bọn Bắc Cộng, và bọn nâng bi Bắc Cộng, không bao giờ tự hỏi “Tại sao người Việt ở Mỹ lại sôi nổi chống Cộng, chửi Cộng, thù Cộng, khinh Cộng, đuổi Cộng, bền lâu đến như thế?“ Chúng không bao giờ tự nhìn mặt chúng trong gương, chúng như không biết bọn chúng đã, đang làm những trò gì để người Việt thù chúng, khinh chúng. Chúng cũng không bao giờ dám mở mồm hỏi người Việt ở Mỹ “Sao mấy người thù, khinh chúng tôi quá như thế?” Chúng cũng không đủ thông minh để tự hỏi và tự trả lời:

- Tại sao người Việt ở Mỹ lại cứ gọi bọn nâng bi Cộng sản là Cộng sản?

Em nhỏ Việt Nam lên ba cũng trả lời dzễ ợt câu hỏi đó. Ấy là bởi vì với người Việt Nam, trong nước như ngoài nước, cái tên “cộng sản” chứa đựng những gì xấu, bẩn, tàn ác, khốn nạn nhất nên cứ nghe nói thằng nào là “cộng sản” là người Việt khinh ghét, chửi rủa thằng đó. Người Việt chống Cộng hải ngoại không “chụp mũ cho thằng nào là cộng sản”, họ chỉ, đôi khi không gọi đúng tên bọn chúng. Tên đúng của chúng không phải là “cộng sản” mà là “ bọn tay sai Cộng sản”.

Đây là đoạn ông Rọ Mõm Tô Nhuận Vỹ kể về những nhân vật Nguyễn Bá Chung, Trương Vũ, Nguyễn Gia Kiểng, Lê Xuân Khoa ...

Tô Nhuận Vỹ: (trích) Chỉ vì mời hai học giả từ Hà Nội là Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Huệ Chi qua tham gia nghiên cứu về văn học và văn hoá cộng đồng người Việt sau chiến tranh và do khởi phát từ một chi tiết trong phần đặt vấn đề của chương trình nghiên cứu của Nguyễn Bá Chung, trong đó có kể chuyện một cháu nhỏ khoe với ông nội lá cờ Việt Nam cháu tìm thấy trong sách nhà trường - cờ đỏ sao vàng thay vì cờ vàng ba sọc đỏ, chỉ bắt đầu từ như thế (một đoạn văn không do Nguyễn Bá Chung viết), mà một cuộc chống lại ồ ạt, ghê gớm bằng từ hàng trăm bài viết không thiếu lời lẽ nhục mạ, đe doạ, các cuộc mít tinh hội họp phản đối, các kiến nghị gay gắt, kiện cả ra toà án mà khi toà án bác bỏ thì vu luôn cho thẩm phán, luật sư thiên vị …, mà “đánh” tới tấp suốt hơn năm năm trời, với phạm vi trên toàn cõi có người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài rằng, Trung tâm William Joiner của Đại học Massachusetts, Kevin Bowen là tiếp tay cho cộng sản, rằng Nguyễn Bá Chung là cộng sản nằm vùng và phải trừng trị anh này! Ở một đất nước tự do mà hành xử như vậy thì hãi quá. Cho nên, nói là nói vậy chứ cũng thông cảm cho cái “hơi khó chút xíu” đó của người viết ở đây. Nhưng, trong không khí chống cộng cực đoan như thế, không phải không có những người dù không tán thành thể chế trong nước vẫn có cái nhìn trầm tĩnh như Trương Vũ, anh nói:

- Vào lúc này mà nói chuyện chống cộng với ngôn ngữ, phương thức của ba mươi năm cũ chẳng khác gì chống những hồn ma trong một không gian hồi tưởng. Chẳng khác gì đi đi lại lại trên những lối mòn của tâm thức. Chống những hồn ma không được thì chống nhau. Ai không giống mình người đó là cộng sản, là phản bội.

Nguyễn Gia Kiểng cho rằng loại thái độ đó “chỉ là để biểu lộ và trút bớt sự căm thù đang sôi sục trong lòng chứ không phải để giành thắng lợi. Cuộc đấu tranh vì vậy không khác gì một cuộc lên đồng, những người được ủng hộ nhất là những người tỏ ra táo bạo nhất, lên đồng hay nhất, gây được ảo tưởng mạnh nhất”.

Trương Vũ viết:

- Lúc tôi trở về, chiến tranh chấm dứt đã hai mươi sáu năm rồi. Lúc đó, vào dịp kỷ niệm 30 Tháng Tư, đài truyền hình chiếu nhiều phim về "linh ngụy", bọn "lính ngụy" trông thật là ác ôn! Tôi, tên "lính ngụy" hai mươi lăm năm trở về, nhìn hình ảnh "mình" trên truyền hình, cười ra nước mắt.

Khi đọc những dòng chua xót này của Trương Vũ, đọc nội dung cuộc nói chuyện giữa anh và Trần Văn Thuỷ qua cuốn “Nếu đi hết biển”, nhớ chuyện TV Thuỷ kể về sự gắn bó, đùm bọc nhau dưới bóng cây đại thụ là bà mẹ anh, sự phấn đấu tuyệt vời để có một vị trí xứng đáng trong cuộc sống ngay tại nước Mỹ xa xôi này của từng thành viên trong gia đình mà anh là một tấm gương, qua cả những bài viết điềm đạm, chặt chẽ và dứt khoát về luận lý của anh đáp lại những bài báo vu vạ dũ dằn, chụp mũ ghê khiếp của những người tự xưng là nhà văn, nhà báo trong cộng đồng về anh, về nội dung trao đổi với Trần Văn Thuỷ, về thái độ bênh vực lẽ phải và tinh thần dân chủ trong vụ Joiner Center, tôi có ấn tưọng rất mạnh về một trí thức trung thực, có đầu óc tân tiến của một nhà khoa học Mỹ mà “hồn vía” vẫn ở nơi ông bà tổ tiên Việt Nam. Chính vì thế, khi lần đầu gặp anh và gia đình tại Maryland, trong lòng tôi như có cảm giác gặp lại những người thân. Trương Vũ băn khoăn nhiều sao đến tận bây giờ, đã bước qua thế kỷ XXI mấy năm rồi, mà không ít người có vị trí và “đầu óc” trong nước, kể cả ở Hội Nhà Văn, vẫn không thay đổi thái độ khi cho rằng hễ ai cứ có ý kiến, có suy nghĩ khác với lãnh đạo là phản động, là chống nhân dân, đúng y chang loại cực đoan trong cộng đồng, hễ có bất cứ ý kiến, việc làm nào trái mắt trái tai họ, thảy đều là “cộng sản nằm vùng”! Mà họ không chịu biết rằng, một trong những sự thông minh của loài người là luôn sẵn có những tư duy phản biện, những ý kiến bất đồng với mình, khác nhau để thêm mạnh chứ không để chia rẽ (hoà nhi bất đồng).

Dừng lại hồi lâu, Trương Vũ mới nói tiếp: - Anh có biết rằng,có những người chống cộng quyết liệt, công khai, nhưng rồi không nén chịu nỗi nhớ quê, đã tìm cách ‘lén’ về thăm nhà mà cố không cho ai biết! Trong nước có biết nỗi niềm đó để thể tất những việc tuế toái mà họ gây ra không? (ngưng trích)

Biết rồi ... Khổ lắm ... Nói mãi ... Quý ông, quý bà người Việt đã phải đọc nhiều, đã bẩn mắt, đã nhàm tai, đã lợm giọng vì tởm về chuyện “Nếu đi hết biển” và Trung Tâm Ăn Fund Joiner mướn Cán Cộng sang viết về người Việt ở Mỹ. Viết gì thêm là lèm bèm. Ông Trương Vũ dường như không biết rằng nhiều người Việt ở nước ngoài về thăm quê hương là vì họ nhớ thương quê hương, không phải việc họ về nước là họ đầu hàng cộng sản hay họ ca tụng chế độ, hay họ bằng lòng vơi việc bọn Cộng sản sống huy hoắc trên đầu, trên cổ nhân dân lầm than, họ chấp nhận việc bọn gọi là công sản nắm giữ quyền hành, họ thản nhiên trước việc bọn công sản tha hồ cướp của, ăn cắp và thẳng tay đàn áp nhân dân. Tôi không tin nhân vật Trương Vũ – ở Maryland, cạnh Virginia và Washington DC, người được Cán Cộng Rọ Mõm ca tụng là “một trí thức trung thực có đầu óc tân tiến của một nhà khoa học Mỹ“ lại ngớ ngẩn đến cái độ không hiểu rằng người Việt ở nước ngoài – tất cả – về nước là vì họ nhớ thương quê hương, họ muốn gặp lại người thân, không phải họ về nước là việc họ đầu hàng hay họ có cảm tình với bọn Cộng.

Người Việt ở Mỹ chửi cộng, đàng hoàng về thăm nước, có gì là xấu? Phải nói việc những người Việt ở Mỹ đường hoàng về thăm Sài Gòn rồi lại sang Mỹ là cái Nhục của bọn Cộng. Lẽ ra chúng phải cấm không cho những người Việt bỏ nước ra đi được trở về đàng hoàng như thế, hay ít nhất chúng bắt người Việt muốn về thăm quê phải ký một bản tự nguyện nhân mình có tội. Chúng phải để người Việt về nước là vì chúng cần có những đồng US Đô-la của người Việt.

Không cần đến ông Nguyễn Gia Kiểng phải lên tiếng dậy bảo, em nhỏ lên ba cũng biết dzư là những phong trào chống Cộng ở các nước ngoài Việt Nam không thể lật đổ được bạo quyền cộng sản ở trong nước Việt Nam. Nhưng phải thấy Phong Trào Chống Cộng ở hải ngoại không cho bọn Công sản “nghênh ngang” vác mặt chó đến những nước tự do, dân chủ, không cho bọn chúng nói láo “nhân dân dưới quyền cai trị của Đảng chúng tôi sống rất hạnh phúc”. Ở Hoa Kỳ, ở Úc, những Phong Trào Chửi Cộng của người Việt làm cho không một lá cờ máu nào của bọn Bắc Cộng có thể ló mặt chồn ra khỏi những ổ chồn, ổ cáo, ổ chuột Đại sứ, Lãnh sự quán của chúng, làm cho không bọn Việt Kiều Nâng Bi nào, dzù chỉ năm, mười tên, dám tự nhận là Đoàn Đại biểu Việt Kiều đến Toà Đại Sứ “kính dâng lòng tuởng nhớ và thành kính biết ơn lên Hồ Chủ Tịt”. Quan trọng nhất là phong trào người Việt chống Cộng ở hải ngoại có thể giúp sức mạnh cho những người Việt chống Cộng trong nước lật đổ Bàn Thờ Bác Hồ của bọn cộng sản.

Đây là đoạn Cán Cộng Tô Nhuân Vỹ kể về chuyện con gái y ta bị tai nạn, được sang Huê Kỳ chữa bịnh, rồi theo đúng bài bản của bọn Cháu Ngoan Bác Hồ, chị Phún này ca bài “Một sang Mỹ là dzí ... vào mặt Boóc Hồ”, chị lấy chồng Mỹ, ở lại Mỹ, đẻ con lai. Rất lẹ: chị Cháu Ngoan Bác Hồ sang Mỹ chữa bệnh, lợi dzụng đi học, lấy bằng Master Mỹ, lấy chồng Mỹ, ở lại Mỹ, bố chị sang Mỹ, chị mời bố chị đến nhà. Bài bản đâu vào đấy. Cán Cộng Tô Nhuận Vỹ đến Mỹ, ghé chơi nhà con gái, ca tụng Chàng Rể Mẽo.

Tô Nhuận Vỹ: (trích) Cách đây gần mười năm, con gái tôi bị một tai nạn khủng khiếp. Các bạn nhà văn, nhà thơ Mỹ mà tôi quen biết đã ra sức vận động, quyên góp để cháu được qua Mỹ chữa trị. Bây giờ, vết thương của cháu đã chữa được phần lớn, cháu đã lấy được bằng Master và đã có gia đình hạnh phúc với một chàng trai Mỹ nhân hậu và đã có một đứa con trai đầu lòng tuyệt vời. Khi tôi đang viết những trang này tại nhà cháu thì nhận được thư của một người bạn thân của tôi từ Việt Nam gửi qua. Bức thư khiến tôi ngẩn ra: “Bây giờ người bạn lớn của gia đình anh lại chính là kẻ đã giết chết ba mẹ em, khiến em, và chính anh nữa, mang thương tật suốt đời! Vậy mà anh lại đang hào hứng đi tuyên truyền hãy quên hận thù!” Ôi chao, khó làm sao để xoá đi vết thương quá khứ trong lòng người!

Tô Nhuận Vỹ: (trích) Trong buổi sáng vừa đi vừa nói chuyện với tôi ở công viên La Fayette trước toà Bạch Ốc, Giáo sư Lê Xuân Khoa, người có công lớn trong việc đấu tranh để chính quyền Mỹ ban hành những chính sách thuận lợi cho cộng đồng người Việt định cư sau 1975 và đang viết về lịch sử cộng đồng sau tập 1 cuốn Việt Nam 1945-1995, nói rằng ông không bi quan về việc hoà hợp giữa người Việt trong và ngoài nước, cho dù còn nhiều trắc trở, cam go. Ông cũng cho biết mình sắp có chuyến về Việt Nam trong những ngày tới.

Ông nói: - Số cực đoan trong cộng đồng lẫn số bảo thủ quyết liệt trong nước chỉ là số ít mà thôi. Đa số, cho dù tạm thời thầm lặng, vẫn là những con người mong muốn thực sự hoà hợp, hoà giải để xây dựng đất nước dân chủ và giàu mạnh, dù đề xuất giải pháp còn khác nhau. Ngay với trong nước, nếu có dịp, tôi đều góp những ý kiến thành tâm. Có lần tôi hỏi một vị lãnh đạo rằng, trong mười điều tôi góp thì các vị tiếp thu được được bao nhiêu. Vị đó nói, chừng … hai điều và hẹn tôi lần sau nếu gặp xin được nghe tiếp.

Tôi cười mà rằng: góp mười điều mà đến tám điều vô ích thì gặp làm gì cho mất thời gian của anh và của tôi, thì ông ta nói, ấy chớ, tám điều chưa tiếp thu được nhưng với chúng tôi đều có ích! À, chưa tiếp thu mà vẫn thấy có ích đã là tốt rồi phải không anh?” - Ông cười, tiếng cười sảng khoái của một ông già khoẻ mạnh và đẹp lão ở cái tuổi gần 80. (ngưng trích)

Ông Lê Xuân Khoa thuộc loại người “đẻ bọc điều”, trọn đời ông phây phả. Có thể vì ông học văn hoá Anh Mỹ nên ông không biết lời khuyên của ông cha – đúng ra là Lời Quân Tử Tàu:

- Tướng bại trận không khoe mình dũng. Quan nước mất không khoe mình giỏi.

Việc ông khoe ông dậy bọn Cộng về thuật trị nước, chăn dzân chỉ là trò ông cha tôi goi là trò “dậy đĩ vén váy”. Ông không có tư cách gì dậy bọn Cộng sản về thuật trị nước; chúng – bọn Công – không coi ông ra cái thá gì cả, những thằng Cộng ông gặp không có ký-lô quyền hành gì trong tay, ông lại càng không có tư cách gì kêu gọi – gần như ra lệnh – cho “ bọn người Việt hai phe phải quên hận thù, phải ngồi lại với nhau. “
Lê Xuân Khoa,
Nhà Trí Thức “dậy đĩ vén váy"

Không lẽ ông Lê Xuân Khoa không biết rằng bọn Cộng trong nước không muốn “ngồi lại” ngang hàng với bất cứ ai, chúng muốn tất cả những người Việt không thuộc bọn chúng phải đầu hàng chúng, phải nghe lệnh chúng. Cũng không có lẽ ông Lê Xuân Khoa không biết rằng khi một nước bị bọn Cộng cầm quyền, người ta không thể cộng tác với bọn Cộng cầm quyền ấy để xây dựng bất cứ cái gì. Lịch sử đã chứng minh chuyện đó. Em nhỏ lên ba cũng biết như thế, không lẽ Giáo sư Khoa Bảng Đẹp Lão Tám Bó Mày Râu Nhẵn Nhụi lại không biết. Muốn xây dựng đất nước bị bọn Cộng cầm quyền, muốn làm cho nhân dân nước ấy đỡ khổ, người ta phải bứng bọn Cộng ra khỏi chính quyền. Đó là điều kiện bắt buộc phải có, phải làm trước nhất.

Người Hung, người Lỗ, người Tiệp, người Ba-lan, người Nga đã làm việc ấy; sau bao năm rên xiết trong gông cùm cộng sản, họ đã vùng lên, họ kéo đổ tượng Lê-nin, tượng Sít, cho ra nằm ở miệng cống, bãi rác, họ bợp tai, đá đít bọn công sản, họ đưổi chúng ra khỏi chính quyền. Làm xong những việc đó, họ xây dựng đất nước của họ. Nhân dân Việt Nam chỉ chưa làm được những việc ấy, không phải họ không nên làm, lại càng không phải họ không bao giờ có thể làm được.

Tô Nhuận Vỹ: (trích) Lại nói tới Nguyễn Bá Chung. Con người đã nhiều năm nay gần như chỉ say mê với sách vở về Việt Nam, về văn hoá Việt Nam, luôn ao ước một Việt Nam giàu mạnh và tự do, mà vì nó đã phải bỏ hết công sức tiền của thời gian, lần lượt mất gần hết gia sản; con người luôn hết mình với bè bạn văn chương nghệ thuật Việt Nam qua: Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Nguyên Ngọc, Nguỵ Ngữ, Nguyễn Huệ Chi, Hoàng Ngọc Hiến, Lê Minh Khuê, Hữu Thỉnh,Trần Đăng Khoa, Nguyễn Quang Thiều, Tô Nhuận Vỹ, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Ý Nhi, Lê Lựu, Bảo Ninh, Tô Đức Chiêu, Lâm Thị Mỹ Dạ, Trung Trung Đỉnh, Lý Lan, Minh Ngọc, Trần Văn Thuỷ, Đặng Nhật Minh, Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Quyến…; con người đã bị cộng đồng chống cộng cực đoan đánh nghiêng ngả suốt mấy năm trời với vu cáo “Cộng sản nằm vùng” khiến hạnh phúc riêng suýt bị tan vỡ; con người đã in trong nước đến ba tập thơ, dịch tác phẩm của nhiều nhà thơ tài ba nhất Việt Nam và vừa hoàn thành việc dịch ra tiếng Anh tuyển tập thơ Thiền Lý-Trần, do giáo sư Lê Mạnh Thát đề tựa, cho một nhà xuất bản trong nước, người như thế mà không phải chỉ một lần vất vả với “cơ quan chức năng” mỗi khi về nước! Vậy mà Chung vẫn viết những vần thơ nhân ái và hoà hợp

Hãy trân trọng ngôi nhà vô uý
Ôm thương đau mọi nẻo quê nhà
Thắp niềm tin trên ngàn gẫy đổ
Đơm cội nguồn đất mẹ đầy hoa.(ngưng trích)

Tôi, CTHĐ, thấy không có gì đáng để viết về nhân vật Nguyễn bá Chung, ngoài việc chia buồn với bà vợ của Nguyễn bá Chung.

Tô nhuận Vỹ kể về Nguyễn bá Chung: “ .. .. .. con người đã bị cộng đồng chống cộng cực đoan đánh nghiêng ngả suốt mấy năm trời với vu cáo “Cộng sản nằm vùng” khiến hạnh phúc riêng suýt bị tan vỡ.”

Thưa bà Nguyễn bá Chung. Tô nhuận Vỹ hắn viết như thế phải chăng hắn muốn kể vì ông chồng bà làm cái việc nâng bi bọn Cán Cộng mà bà thấy là hèn, ngu, bà thấy nhục và bà muốn bỏ anh chồng hèn ấy? Tôi, CTHĐ, xin chia xẻ nỗi buồn và nỗi nhục với bà.

Tôi sửa: Nguyễn bá Chung không phải là “Cộng sản nằm vùng” mà là “tay sai của bọn Cán Cộng”

Nghe nói Nguyễn Bá Chung làm bài thơ trong có câu gọi những nguời chửi Cộng ở Mỹ là:

Những viên đạn lép trong nòng súng rỉ.

Những viên đạn tốt đã nổ rồi, nổ để cho người Việt Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà, trong số có Nguyễn Bá Chung, được sống. Nếu những người Việt Chửi Cộng là “những viên đân lép trong nóng súng rỉ” thì những tên tự đem thân làm tay sai cho bọn Cộng như Nguyễn bá Chung là “những viên đạn thối trong ống cống tối”.

Tháng Ba năm 2009, tôi thấy ở Hoa Kỳ những Người Việt Nâng Bi Cộng Sản đã có đủ điều kiện để tổ chức một Đại Hội Chính Văn – Chính Chị, Chính Em và Văn Vằn Văn Vện – với danh xưng là Đại Hội Chính Văn Rọ Mõm.

Phe người Việt trong nước sẽ gồm những người đươc ông TN Vỹ kể tên, những văn nghệ sĩ Rọ Mõm này từng sang Mỹ: Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Nguyên Ngọc, Nguỵ Ngữ, Nguyễn Huệ Chi, Hoàng Ngọc Hiến, Lê Minh Khuê, Hữu Thỉnh,Trần Đăng Khoa, Nguyễn Quang Thiều, Tô Nhuận Vỹ, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Ý Nhi, Lê Lựu, Bảo Ninh, Tô Đức Chiêu, Lâm Thị Mỹ Dạ, Trung Trung Đỉnh, Lý Lan, Minh Ngọc, Trần Văn Thuỷ, Đặng Nhật Minh, Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Quyến …; phe người Việt ở nước ngoài sẽ có những ông Nguyễn mộng Giác, Hoàng khởi Phong, Nhật Tiến, Đặng Tiến, Nam Dao, Nguyễn bá Chung, Trương Vũ, Nguyễn gia Kiểng, các bà Thụy Khuê, Nguyễn thị Hoàng Bắc. Toàn là những nhân vật sáng giá, nổi tiếng. Ông Lê Xuân Khoa sẽ đến dự Đại Hội với Kế Hoạch Dậy Đĩ Vén Váy và cái ông gọi là “đa số thầm lặng” của ông. Đai Hội thành công là cái chắc.

Việc Những Nhà Văn Việt nào trong nước ngồi lại với những Nhà Văn Việt nào ở nước ngoài, họ ngồi lại với nhau để làm ký gì là một đề tài khác.

Xin hẹn quý vị bài sau.

Công Tử Hà Đông

No comments:

Post a Comment