Từ vụ cô giáo bị đuổi việc vì “xuyên tạc đường lối” “Liên hệ thực tế” đến đâu là vừa?
Ngọc Lan
Friday, June 05, 2009
“Trong thời đại bùng nổ thông tin, biết rằng không thể ngăn chặn được những nguồn tin bất lợi cho Đảng trên internet, trên các website, nên chuyện buộc thôi việc cô Nguyễn Thị Bích Hạnh, phải chăng như một trò lấy đó làm gương cho những ai muốn hướng học sinh đến việc đi tìm hiểu và lý giải những sự thật mà Đảng không hề mong muốn?”
Nhân chuyện Thạc Sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh, giáo viên dạy môn văn tại trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, bị Sở Giáo Dục Đào Tạo tỉnh Quảng Nam buộc thôi việc hôm 1 tháng 6, 2009 vì lý do “sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền những nội dung trái với quan điểm của chính sách; xuyên tạc đường lối của Đảng, chủ trương pháp luật của Nhà nước, vi phạm quan điểm nội dung giáo dục trong việc cập nhập khai thác, truyền bá trang web phản động, phản giáo dục,” tôi mang những thắc mắc của mình trao đổi cùng một số thầy cô giáo dạy văn tại Việt Nam để hiểu thêm vấn đề.
Khi nghe tôi nhắc lại những lý do khiến cô Hạnh bị quy cho “tội xuyên tạc đạo đức nhà giáo, hạ bệ lãnh tụ, và cấu kết với thế lực thù địch nước ngoài để làm diễn biến hòa bình” mà cô Hạnh nêu ra khi trả lời phỏng vấn của phóng viên RFA, một người bạn kể:
“Chuyện cô Hạnh cũng gần giống với câu chuyện của một giáo viên xảy ra cách đây đã nhiều năm. Khi ấy, trong sách giáo khoa có bài "Đôi mắt" của nhà văn Nam Cao. Đại ý nhân vật chính trong truyện là Hoàng, một văn sĩ Hà Nội. Năm 1954, khi kháng chiến bung nổ, Hoàng cũng như nhiều người phải bỏ Hà Nội di tản về nông thôn. Nhưng Hoàng không thể nào hòa nhập được với những người kháng chiến mà Hoàng cho là quá ngu si đần độn. Anh ta cho là dù có hăng hái đi làm kháng chiến mà không có kiến thức hiểu biết thì cũng là đồ vứt đi. Nhưng dẫu sao trong "đôi mắt" của Hoàng thì nếu họ chỉ biết đi đánh đấm, bắn giết không thì cũng tạm chấp nhận, đằng này theo Hoàng thì điều tệ hại nhất là người ta lại cho thằng bán cháo lòng lên làm chủ tịch. "Bán cháo lòng thì chỉ biết đánh tiết canh, làm quái gì biết làm chủ tịch mà bắt nó làm chủ tịch".
Và thế là từ “Đôi mắt” của nhân vật trong truyện, ông thầy đó đã “liên hệ thực tế” để chứng minh cái nhìn đó tuy có phiến diện nhưng cũng đúng trong cuộc sống hằng ngày. Rồi thầy giáo này đưa ra những bằng chứng chung chung như có những người lên nắm quyền nhưng thực ra không có kiến thức chuyên môn mà chỉ vì những công lao trong kháng chiến, hay vì muốn đề cao “giai cấp nông dân” nên người ta cứ cho họ những chức danh, đặt họ vào những vị trí không phù hợp, vân vân …
Nói chung, tất cả những điều người thầy đó nói đều đúng với thực tế, không nhằm chỉ vào một ai. Nhưng "tai vách mạch rừng", lời ông thầy nói đã đến tai ‘lãnh đạo’ và ông thầy "lãnh đạn" với tội danh “tuyên truyền những điều không có trong sách vở, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước, gây hoang mang cho thế hệ trẻ …”
Nghe kể như vậy, tôi phán ngay: Vậy thì cứ sách vở mà dạy, đừng thèm dẫn chứng liên hệ thực tiễn chi cho phiền phức!
“Ồ, như vậy thì không được. Yêu cầu của Bộ Giáo Dục-Đào Tạo là dạy học thì phải có ứng dụng liên hệ đến thực tế. Nếu không thì bài dạy sẽ không đạt yêu cầu.”
“Vậy thì liên hệ thực tế đến đâu là vừa?” tôi tiếp tục thắc mắc.
Một người bạn khác thâm trầm và nhiều kinh nghiệm trong chuyện dạy học cho biết:
“Thực tế là không hề có bất kỳ một qui định cụ thể nào của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo về việc đưa ví dụ dẫn chứng minh họa cho bài học cả, ngoài việc nói chung chung giáo dục phổ thông phải mang tính định hướng, mang tính sư phạm, không quá khích, chỉ trích, đi ngược lại đường lối chính sách.”
“Nếu thử nhìn lại vấn đề của cô Hạnh, những ví dụ minh họa mà cô Hạnh đã đưa ra trong bài giảng của mình là đúng hay sai dưới góc nhìn chuyên môn, và liệu đã vi phạm như thế nào về việc định hướng cho học sinh?” tôi nói.
Một người bạn khác thừa nhận: “Ví dụ hay nhất là cô Hạnh đưa ra về cách trả lời phỏng vấn của ông Nông Đức Mạnh. Nhìn ở khía cạnh nội dung bài học "Cách phỏng vấn và trả lời phỏng vấn" thì đó là một minh họa rất tốt. Việc cô Hạnh nhắc nhở học sinh nên biết tiếp thu và "xử lý" thông tin trên các trang web cũng là một định hướng đúng. Nếu tôi dạy, tôi cũng sẽ nói tương tự như thế.”
Thế thì tại sao cô Hạnh lại bị buộc tội xuyên tạc, phản động?
Mấy người bạn cười ý nhị: “Môn văn trong nhà trường hiện nay là một môn học “nhạy cảm”. Người thầy giáo cô giáo dạy văn ngày nay không chỉ là dạy cái hay cái đẹp của văn chương mà còn phải biết định hướng thẩm mỹ, giúp học sinh có nhận thức đúng đắn nữa. Văn phải đi liền với chính trị! Vì vậy để tránh những “tai nạn nghề nghiệp,” tốt nhất vẫn là phải biết "khéo léo", tránh đề cập đến những gì liên quan đến lãnh tụ, đến các quan. Họ đã được thần thánh hóa rồi thì coi như ‘tránh voi chẳng xấu mặt nào,’ chứ láng cháng đụng đến, thánh đâm cho một nhát thì toi mạng.
Hơn nữa chuyện chữ nghĩa một khi đã bị lên bàn mổ thì có trăm phương nghìn cách để người ta mổ xẻ, bóc tách. Kẻ thương hiểu tốt, người xấu hiểu gian. Bài giảng hôm nay với những dẫn chứng minh họa được coi là hùng hồn, thiết thực, nhưng ở đây, đâu ai nói trước được chuyện ngày mai những lời nói tưởng như gió bay lại trở thành tai họa!
Sống với “lũ” thì phải tập làm quen với “lũ”. Nếu thật sự tự tin vào đường lối, chính sách của mình là hoàn toàn đúng đắn thì cách đây không lâu Đảng đâu cần phải ra thông tư thông báo trong các chi bộ trường học về việc "phải có định hướng tốt, phải bài trừ những tư tưởng lệch lạc về Đảng và Nhà Nước trong đội ngũ giáo viên học sinh".
Cũng cần nhắc lại, vào dịp hè năm ngoái, ngay sau đợt tập huấn thay sách giáo khoa cho các giáo viên ở Sài Gòn, Ban Bảo Vệ Chính Trị Nội Bộ đã đến gặp người chịu trách nhiệm về môn văn của Sở Giáo Dục – Đào Tạo thành phố này để điều tra khi có nguồn tin cho rằng trong các giáo viên có sự lưu truyền những ấn phẩm, những đường dẫn (link) liên quan đến việc nói xấu lãnh tụ, Đảng, và nhà nước. Các tài liệu ghi chép, các “thẻ nhớ”, USB của các giáo viên tham gia bị kiểm tra. Không tìm ra bằng chứng bất kỳ nào. Các thầy cô giáo không ‘ngu’ như họ tưởng!
Trong thời đại bùng nổ thông tin, biết rằng không thể ngăn chặn được những nguồn tin bất lợi cho Đảng trên internet, trên các website, nên chuyện buộc thôi việc cô Nguyễn Thị Bích Hạnh, phải chăng như một trò lấy đó làm gương cho những ai muốn hướng học sinh đến việc đi tìm hiểu và lý giải những sự thật mà Đảng không hề mong muốn?
Như đã nói, sống chung với “lũ” thì phải tập làm quen với “lũ”. Người thầy giáo biết khôn khéo để tránh va chạm đến những vấn đề nhạy cảm, nhưng cũng cần nên hiểu rằng, họ sẽ biết làm gì khi nhận thấy rằng đã đến lúc đất nước này cần phải có sự thay đổi.
Ngọc Lan
Nhân chuyện Thạc Sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh, giáo viên dạy môn văn tại trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, bị Sở Giáo Dục Đào Tạo tỉnh Quảng Nam buộc thôi việc hôm 1 tháng 6, 2009 vì lý do “sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền những nội dung trái với quan điểm của chính sách; xuyên tạc đường lối của Đảng, chủ trương pháp luật của Nhà nước, vi phạm quan điểm nội dung giáo dục trong việc cập nhập khai thác, truyền bá trang web phản động, phản giáo dục,” tôi mang những thắc mắc của mình trao đổi cùng một số thầy cô giáo dạy văn tại Việt Nam để hiểu thêm vấn đề.
Khi nghe tôi nhắc lại những lý do khiến cô Hạnh bị quy cho “tội xuyên tạc đạo đức nhà giáo, hạ bệ lãnh tụ, và cấu kết với thế lực thù địch nước ngoài để làm diễn biến hòa bình” mà cô Hạnh nêu ra khi trả lời phỏng vấn của phóng viên RFA, một người bạn kể:
“Chuyện cô Hạnh cũng gần giống với câu chuyện của một giáo viên xảy ra cách đây đã nhiều năm. Khi ấy, trong sách giáo khoa có bài "Đôi mắt" của nhà văn Nam Cao. Đại ý nhân vật chính trong truyện là Hoàng, một văn sĩ Hà Nội. Năm 1954, khi kháng chiến bung nổ, Hoàng cũng như nhiều người phải bỏ Hà Nội di tản về nông thôn. Nhưng Hoàng không thể nào hòa nhập được với những người kháng chiến mà Hoàng cho là quá ngu si đần độn. Anh ta cho là dù có hăng hái đi làm kháng chiến mà không có kiến thức hiểu biết thì cũng là đồ vứt đi. Nhưng dẫu sao trong "đôi mắt" của Hoàng thì nếu họ chỉ biết đi đánh đấm, bắn giết không thì cũng tạm chấp nhận, đằng này theo Hoàng thì điều tệ hại nhất là người ta lại cho thằng bán cháo lòng lên làm chủ tịch. "Bán cháo lòng thì chỉ biết đánh tiết canh, làm quái gì biết làm chủ tịch mà bắt nó làm chủ tịch".
Và thế là từ “Đôi mắt” của nhân vật trong truyện, ông thầy đó đã “liên hệ thực tế” để chứng minh cái nhìn đó tuy có phiến diện nhưng cũng đúng trong cuộc sống hằng ngày. Rồi thầy giáo này đưa ra những bằng chứng chung chung như có những người lên nắm quyền nhưng thực ra không có kiến thức chuyên môn mà chỉ vì những công lao trong kháng chiến, hay vì muốn đề cao “giai cấp nông dân” nên người ta cứ cho họ những chức danh, đặt họ vào những vị trí không phù hợp, vân vân …
Nói chung, tất cả những điều người thầy đó nói đều đúng với thực tế, không nhằm chỉ vào một ai. Nhưng "tai vách mạch rừng", lời ông thầy nói đã đến tai ‘lãnh đạo’ và ông thầy "lãnh đạn" với tội danh “tuyên truyền những điều không có trong sách vở, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước, gây hoang mang cho thế hệ trẻ …”
Nghe kể như vậy, tôi phán ngay: Vậy thì cứ sách vở mà dạy, đừng thèm dẫn chứng liên hệ thực tiễn chi cho phiền phức!
“Ồ, như vậy thì không được. Yêu cầu của Bộ Giáo Dục-Đào Tạo là dạy học thì phải có ứng dụng liên hệ đến thực tế. Nếu không thì bài dạy sẽ không đạt yêu cầu.”
“Vậy thì liên hệ thực tế đến đâu là vừa?” tôi tiếp tục thắc mắc.
Một người bạn khác thâm trầm và nhiều kinh nghiệm trong chuyện dạy học cho biết:
“Thực tế là không hề có bất kỳ một qui định cụ thể nào của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo về việc đưa ví dụ dẫn chứng minh họa cho bài học cả, ngoài việc nói chung chung giáo dục phổ thông phải mang tính định hướng, mang tính sư phạm, không quá khích, chỉ trích, đi ngược lại đường lối chính sách.”
“Nếu thử nhìn lại vấn đề của cô Hạnh, những ví dụ minh họa mà cô Hạnh đã đưa ra trong bài giảng của mình là đúng hay sai dưới góc nhìn chuyên môn, và liệu đã vi phạm như thế nào về việc định hướng cho học sinh?” tôi nói.
Một người bạn khác thừa nhận: “Ví dụ hay nhất là cô Hạnh đưa ra về cách trả lời phỏng vấn của ông Nông Đức Mạnh. Nhìn ở khía cạnh nội dung bài học "Cách phỏng vấn và trả lời phỏng vấn" thì đó là một minh họa rất tốt. Việc cô Hạnh nhắc nhở học sinh nên biết tiếp thu và "xử lý" thông tin trên các trang web cũng là một định hướng đúng. Nếu tôi dạy, tôi cũng sẽ nói tương tự như thế.”
Thế thì tại sao cô Hạnh lại bị buộc tội xuyên tạc, phản động?
Mấy người bạn cười ý nhị: “Môn văn trong nhà trường hiện nay là một môn học “nhạy cảm”. Người thầy giáo cô giáo dạy văn ngày nay không chỉ là dạy cái hay cái đẹp của văn chương mà còn phải biết định hướng thẩm mỹ, giúp học sinh có nhận thức đúng đắn nữa. Văn phải đi liền với chính trị! Vì vậy để tránh những “tai nạn nghề nghiệp,” tốt nhất vẫn là phải biết "khéo léo", tránh đề cập đến những gì liên quan đến lãnh tụ, đến các quan. Họ đã được thần thánh hóa rồi thì coi như ‘tránh voi chẳng xấu mặt nào,’ chứ láng cháng đụng đến, thánh đâm cho một nhát thì toi mạng.
Hơn nữa chuyện chữ nghĩa một khi đã bị lên bàn mổ thì có trăm phương nghìn cách để người ta mổ xẻ, bóc tách. Kẻ thương hiểu tốt, người xấu hiểu gian. Bài giảng hôm nay với những dẫn chứng minh họa được coi là hùng hồn, thiết thực, nhưng ở đây, đâu ai nói trước được chuyện ngày mai những lời nói tưởng như gió bay lại trở thành tai họa!
Sống với “lũ” thì phải tập làm quen với “lũ”. Nếu thật sự tự tin vào đường lối, chính sách của mình là hoàn toàn đúng đắn thì cách đây không lâu Đảng đâu cần phải ra thông tư thông báo trong các chi bộ trường học về việc "phải có định hướng tốt, phải bài trừ những tư tưởng lệch lạc về Đảng và Nhà Nước trong đội ngũ giáo viên học sinh".
Cũng cần nhắc lại, vào dịp hè năm ngoái, ngay sau đợt tập huấn thay sách giáo khoa cho các giáo viên ở Sài Gòn, Ban Bảo Vệ Chính Trị Nội Bộ đã đến gặp người chịu trách nhiệm về môn văn của Sở Giáo Dục – Đào Tạo thành phố này để điều tra khi có nguồn tin cho rằng trong các giáo viên có sự lưu truyền những ấn phẩm, những đường dẫn (link) liên quan đến việc nói xấu lãnh tụ, Đảng, và nhà nước. Các tài liệu ghi chép, các “thẻ nhớ”, USB của các giáo viên tham gia bị kiểm tra. Không tìm ra bằng chứng bất kỳ nào. Các thầy cô giáo không ‘ngu’ như họ tưởng!
Trong thời đại bùng nổ thông tin, biết rằng không thể ngăn chặn được những nguồn tin bất lợi cho Đảng trên internet, trên các website, nên chuyện buộc thôi việc cô Nguyễn Thị Bích Hạnh, phải chăng như một trò lấy đó làm gương cho những ai muốn hướng học sinh đến việc đi tìm hiểu và lý giải những sự thật mà Đảng không hề mong muốn?
Như đã nói, sống chung với “lũ” thì phải tập làm quen với “lũ”. Người thầy giáo biết khôn khéo để tránh va chạm đến những vấn đề nhạy cảm, nhưng cũng cần nên hiểu rằng, họ sẽ biết làm gì khi nhận thấy rằng đã đến lúc đất nước này cần phải có sự thay đổi.
Ngọc Lan
No comments:
Post a Comment