Tưởng Năng Tiến
Trong tiếng Việt “con ốc” với “con vít ” là một, nếu chúng đều nằm trong thùng đồ nghề sửa xe. Còn trên bàn ăn thì hai con tuyệt nhiên không có liên hệ gì ráo với nhau.
Sở dĩ có chuyện hơi rắc rối như vậy bởi con ốc có nguồn gốc từ phương Tây. Khi nó mới đến Việt Nam, có người thấy mặt (liền) đặt tên là “con ốc” vì trông cũng hơi giông giống.
Nhưng ốc có nhiều loại (ốc biển, ốc núi, ốc khe, ốc ao, ốc suối, ốc vườn, ốc ruộng …) với hình dạng và tên gọi khác nhau: ốc dừa, ốc gạo, ốc hương, ốc lác, ốc leng, ốc ma, ốc nhồi, ốc vòi voi, ốc sên, ốc móng tay, ốc bươu vàng, ốc mỡ, ốc đỏ, ốc ngựa, ốc vú nàng, ốc bàn tay, ốc mặt trăng, ốc đụn, ốc tù, ốc trám, ốc bùn, ốc mượn hồn … Ngó bộ cũng lộn xộn dữ nên có kẻ (bèn) gọi nó là con vít – gần như cách phát âm chữ “vis” trong tiếng Pháp.
Tưởng như vậy là êm chuyện nhưng dân Việt Nam, ở vùng biển, không chịu vậy. Mấy chả nghe nói tới con vít là nghĩ ngay đến một loại rùa biển, mang khìa nước dừa để nhậu chơi, chớ không phải là … con ốc.
Do đó – có lúc, và tuỳ nơi – con ốc còn được gọi là con đanh vít, hay đinh vít. Cũng có khi, cho nó chắc ăn, người ta dùng danh từ kép: con ốc - vít. Việt Báo.VN – số ra ngày 7 tháng 10 năm 2005 – có đăng một một bản tin rất ngắn (và hơi buồn) về ốc:
“Chúng Ta Chưa Tự Làm Ðược Cái Ðinh Vít”
“Mỗi năm kinh phí cho hoạt động NC&PT lên tới 200 triệu USD. Chúng ta cũng đã có trên 1,4 vạn tiến sĩ và 1,6 vạn thạc sĩ. Đây là niềm tự hào bởi con số này cao gấp gần năm lần so với Thái Lan và gần 6 lần so với Malaysia. Nhưng nhìn lại trên góc độ hiệu quả thì thật đáng buồn … dù có hàng chục luận án tiến sĩ về tôi thép và cơ khí nhưng trong nước vẫn chưa tự làm được con ốc cho xe máy, ô tô đạt tiêu chuẩn quốc tế (cứ vặn là trờn ren).”
Ôi, nếu “nhìn lại trên góc độ hiệu quả thì” ở “nước ta” chuyện gì mà chả … đáng buồn! Bản tin vừa dẫn nếu sửa lại vài chữ, có thể dùng để nói về một chuyện còn … đáng buồn hơn nữa:
“Xã Hội Chúng Ta Chưa Có An Ninh Và Trật Tự”
“Mỗi năm kinh phí cho hoạt động của ngành công an lên tới hàng tỉ USD. Chúng ta cũng có mấy trăm ngàn chiến sĩ công an. Đây là niềm tự hào bởi con số này cao gấp gần năm lần so với Thái Lan và gần 6 lần so với Malaysia. Nhưng nhìn lại trên góc độ hiệu quả thì thật đáng buồn … dù có hàng chục loại công khác nhau – kể cả công an văn hoá – nhưng trong nước vẫn còn vô số những phần tử phản động, không thiếu kẻ đạt tiêu chuẩn quốc tế (cứ vặn là trờn ren).”
Ủa, nói vậy không lẽ con người cũng bị trờn ren luôn sao? Vặn hoài, và vặn quá tay thì con gì chả trờn ren – chớ có riêng chi con ốc – mấy cha! Sau đây là câu chuyện về một “người bị trờn ren”, ở Việt Nam. Nhân vật này vừa cho phổ biến một bức thư như sau:
“Thông báo về tình hình hiện nay của tôi (Đỗ Nam Hải)”
“Chiều hôm qua, ngày 5/2/2009, viên đại úy công an khu vực tên Huệ, thuộc công an phường 9 – Q. Phú Nhuận – Tp. Sài Gòn lại một lần nữa đến nhà gặp tôi và đưa tờ Giấy Mời do viên thượng tá Trần Thanh Tá, Phó trưởng công an Q. Phú Nhuận ký, đóng dấu với nội dung yêu cầu tôi: "Đúng 8.30 sáng nay, ngày 6/2/2009 có mặt tại Trụ sở công an Q.Phú Nhuận, số 181 Hoàng Văn Thụ - phường 8 – Q. Phú Nhuận gặp ông Long để: Làm việc về một số vấn đề có liên quan đến ông". Tôi đọc xong và ghi luôn vào tờ Giấy mời để viên đại úy công an kia đem về báo cáo cấp trên của ông ta như sau: "Sài Gòn ngày 5/2/2009, Tôi phản đối Giấy mời phi pháp này và cương quyết không đi làm việc!". (tôi được giữ lại 1 bản và gửi kèm bản tin này.)”
“Mấy ngày tết Kỷ Sửu 2009 vừa qua, công an Tp. Sài Gòn thuộc Phòng PA21 (Phòng trinh sát ngoại tuyến) cũng vẫn không hề lơ là đến tôi suốt ngày đêm (24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần và 365 ngày/năm, tính từ ngày 8/4/2006 đến nay). Thậm chí họ còn tăng thêm người, thêm xe: ngày thường thì 3 người đi 2 xe máy, còn ngày tết thì 4 người đi 3 xe. Tôi đi đâu thì họ bám sát theo đó. Họ luôn có Camera đem theo sẵn để quay phim bất cứ ai lạ gặp tôi. Hồi tháng 1/2009 vừa qua, anh Hà Sỹ Phu từ Đà Lạt xuống đã tận mắt chứng kiến chuyện này, khi tôi và anh Phu cùng ngồi uống café trong khuôn viên phía sau Dinh Độc Lập – Q.1 – Sài Gòn. Vậy xin thông báo để quý vị và các bạn được rõ về tình hình hiện nay của tôi.”
Đây không phải là lần đầu tiên ông Đỗ Nam Hải “thông báo để quý vị và các bạn được rõ về tình hình” lôi thôi, và tồi tệ như thế của mình. Ai cũng biết, chuyện cơm không lành canh không ngọt giữa ông Đỗ Nam Hải và Nhà Nước CXHCNVN đã xẩy ra từ nhiều năm nay, và ai cũng hay – tự khởi thủy – đây không phải là chuyện lớn. Sự việc có thể được tóm tắt, một cách gọn gàng và chính xác, trong vài trăm chữ như sau:
Ông Đỗ Nam Hải là một người “sinh trưởng trong lòng cách mạng”. Một cuộc cách mạng vẫn được mô tả là đã mang lại “độc lập, tự do, hạnh phúc” cho tất cả mọi người.
Sau một thời gian xuất ngoại, sống “ngoài lòng cách mạng,” Đỗ Nam Hải (bỗng) có một số “nhận thức lại” về tình trạng xã hội ở Việt Nam. Bằng bút hiệu Phương Nam, ông đã trình bầy những vấn đề này qua nhiều bài viếtdưới hình thức một tập tiểu luận (*) với ý chính được nhấn mạnh – như sau:
“Tôi đề nghị hãy nghiên cứu, xem xét ý kiến đề nghị của tôi về 1 cuộc Trưng cầu dân ý ở Việt Nam. Trong đó, câu hỏi duy nhất cần nhân dân Việt Nam trả lời là: Việt Nam nên hay không nên theo chế độ đa đảng? Nếu ai đồng ý thì ghi Có. Ai không đồng ý thì ghi Không.”
Đề nghị giản dị này (tiếc thay) hoàn toàn không được Quốc Hội, và Chính Phủ lưu tâm. Còn Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam thì chuyển đạt nguyện vọng của công dân Đỗ Nam hải cho Bộ Công An … xử lý.
Cách xử lý của họ, xem chừng, hơi bị nặng tay: gây áp lực nơi sở làm khiến Phương Nam mất việc, đe doạ và sách nhiễu cá nhân cũng như thân nhân của đương sự, canh chừng và theo dõi để cô lập, lục soát nhà cửa và tịch biên tài sản một cách hoàn toàn phi pháp, bôi bẩn bằng tất cả những phương tiện truyền thông của Nhà Nước …Chưa hết, chỉ trong vòng vài năm, ông đã nhận được hàng trăm giấy triệu tập và và cả chục lệnh xử phạt hành chính từ chính quyền địa phương.
Cách phản ứng của Phương Nam, xem ra, cũng dữ dội và nặng nề … không kém – sau khi đã bị dồn đến chân tường:
- Cách anh là đồ ăn cướp …
- Các anh hèn lắm …
Đỗ Nam Hải cũng từ chối đóng tiền “xử phạt hành chánh”, và trả lại những giấy “mời đi làm việc” của công an – với lời chú thích giản dị là “Đây là thứ cơm nếp nát của cả dân tộc Việt Nam trong suốt sáu mươi ba năm qua.”
Như vậy là kể như rồi. Cái thời “dù gian nan cách mấy cũng lên phường”, coi như, đã chấm hết. Bây giờ, người dân Việt không còn tuân phục cường quyền nữa. Họ đã bầy tỏ một thái độ khác: chúng tao đ… đi thì đã sao nào!
Nói cách khác, và nói tóm lại là Phương Nam đã bị … trờn ren. Không cách nào vặn vẹo gì được nữa.
Đương sự cũng không phải là người đầu tiên hay duy nhất có thái độ bất tuân như thế. Cứ đọc biên bản ghi những cuộc đối thoại giữa công an và những nhân vật đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam, hay những biểu ngữ của đám dân oan biểu tình (đòi đất) ở khắp nơi là người ta có thể biết rằng tình trạng “trờn ren” đã đến mức … đại trà! Đây là những “tiếng cú” (báo chuyện chẳng lành) cho chế độ hiện hành.
Cách đây chưa lâu, một nhân vật lãnh đạo hàng đầu ở xứ sở này – thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – đã ra chỉ thị cho toàn dân … bước ra biển lớn! Thuyền ra cửa biển (có lẽ) chưa xa. Nếu quay về, may ra, còn kịp.
Khi một chế độ không làm nổi một cái đinh vít, không dám hó hé khi lãnh thổ bị xâm chiếm, và cũng không còn đủ uy quyền để trị an thì điều cần phải làm ngay là … bỏ Đảng (và bỏ của) chạy lấy người – chớ đâu phải là lúc … bước ra biển lớn, cha nội! Thiệt nghe mà phát … mệt!
Tưởng Năng Tiến
Trong tiếng Việt “con ốc” với “con vít ” là một, nếu chúng đều nằm trong thùng đồ nghề sửa xe. Còn trên bàn ăn thì hai con tuyệt nhiên không có liên hệ gì ráo với nhau.
Sở dĩ có chuyện hơi rắc rối như vậy bởi con ốc có nguồn gốc từ phương Tây. Khi nó mới đến Việt Nam, có người thấy mặt (liền) đặt tên là “con ốc” vì trông cũng hơi giông giống.
Nhưng ốc có nhiều loại (ốc biển, ốc núi, ốc khe, ốc ao, ốc suối, ốc vườn, ốc ruộng …) với hình dạng và tên gọi khác nhau: ốc dừa, ốc gạo, ốc hương, ốc lác, ốc leng, ốc ma, ốc nhồi, ốc vòi voi, ốc sên, ốc móng tay, ốc bươu vàng, ốc mỡ, ốc đỏ, ốc ngựa, ốc vú nàng, ốc bàn tay, ốc mặt trăng, ốc đụn, ốc tù, ốc trám, ốc bùn, ốc mượn hồn … Ngó bộ cũng lộn xộn dữ nên có kẻ (bèn) gọi nó là con vít – gần như cách phát âm chữ “vis” trong tiếng Pháp.
Tưởng như vậy là êm chuyện nhưng dân Việt Nam, ở vùng biển, không chịu vậy. Mấy chả nghe nói tới con vít là nghĩ ngay đến một loại rùa biển, mang khìa nước dừa để nhậu chơi, chớ không phải là … con ốc.
Do đó – có lúc, và tuỳ nơi – con ốc còn được gọi là con đanh vít, hay đinh vít. Cũng có khi, cho nó chắc ăn, người ta dùng danh từ kép: con ốc - vít. Việt Báo.VN – số ra ngày 7 tháng 10 năm 2005 – có đăng một một bản tin rất ngắn (và hơi buồn) về ốc:
“Chúng Ta Chưa Tự Làm Ðược Cái Ðinh Vít”
“Mỗi năm kinh phí cho hoạt động NC&PT lên tới 200 triệu USD. Chúng ta cũng đã có trên 1,4 vạn tiến sĩ và 1,6 vạn thạc sĩ. Đây là niềm tự hào bởi con số này cao gấp gần năm lần so với Thái Lan và gần 6 lần so với Malaysia. Nhưng nhìn lại trên góc độ hiệu quả thì thật đáng buồn … dù có hàng chục luận án tiến sĩ về tôi thép và cơ khí nhưng trong nước vẫn chưa tự làm được con ốc cho xe máy, ô tô đạt tiêu chuẩn quốc tế (cứ vặn là trờn ren).”
Ôi, nếu “nhìn lại trên góc độ hiệu quả thì” ở “nước ta” chuyện gì mà chả … đáng buồn! Bản tin vừa dẫn nếu sửa lại vài chữ, có thể dùng để nói về một chuyện còn … đáng buồn hơn nữa:
“Xã Hội Chúng Ta Chưa Có An Ninh Và Trật Tự”
“Mỗi năm kinh phí cho hoạt động của ngành công an lên tới hàng tỉ USD. Chúng ta cũng có mấy trăm ngàn chiến sĩ công an. Đây là niềm tự hào bởi con số này cao gấp gần năm lần so với Thái Lan và gần 6 lần so với Malaysia. Nhưng nhìn lại trên góc độ hiệu quả thì thật đáng buồn … dù có hàng chục loại công khác nhau – kể cả công an văn hoá – nhưng trong nước vẫn còn vô số những phần tử phản động, không thiếu kẻ đạt tiêu chuẩn quốc tế (cứ vặn là trờn ren).”
Ủa, nói vậy không lẽ con người cũng bị trờn ren luôn sao? Vặn hoài, và vặn quá tay thì con gì chả trờn ren – chớ có riêng chi con ốc – mấy cha! Sau đây là câu chuyện về một “người bị trờn ren”, ở Việt Nam. Nhân vật này vừa cho phổ biến một bức thư như sau:
“Thông báo về tình hình hiện nay của tôi (Đỗ Nam Hải)”
“Chiều hôm qua, ngày 5/2/2009, viên đại úy công an khu vực tên Huệ, thuộc công an phường 9 – Q. Phú Nhuận – Tp. Sài Gòn lại một lần nữa đến nhà gặp tôi và đưa tờ Giấy Mời do viên thượng tá Trần Thanh Tá, Phó trưởng công an Q. Phú Nhuận ký, đóng dấu với nội dung yêu cầu tôi: "Đúng 8.30 sáng nay, ngày 6/2/2009 có mặt tại Trụ sở công an Q.Phú Nhuận, số 181 Hoàng Văn Thụ - phường 8 – Q. Phú Nhuận gặp ông Long để: Làm việc về một số vấn đề có liên quan đến ông". Tôi đọc xong và ghi luôn vào tờ Giấy mời để viên đại úy công an kia đem về báo cáo cấp trên của ông ta như sau: "Sài Gòn ngày 5/2/2009, Tôi phản đối Giấy mời phi pháp này và cương quyết không đi làm việc!". (tôi được giữ lại 1 bản và gửi kèm bản tin này.)”
“Mấy ngày tết Kỷ Sửu 2009 vừa qua, công an Tp. Sài Gòn thuộc Phòng PA21 (Phòng trinh sát ngoại tuyến) cũng vẫn không hề lơ là đến tôi suốt ngày đêm (24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần và 365 ngày/năm, tính từ ngày 8/4/2006 đến nay). Thậm chí họ còn tăng thêm người, thêm xe: ngày thường thì 3 người đi 2 xe máy, còn ngày tết thì 4 người đi 3 xe. Tôi đi đâu thì họ bám sát theo đó. Họ luôn có Camera đem theo sẵn để quay phim bất cứ ai lạ gặp tôi. Hồi tháng 1/2009 vừa qua, anh Hà Sỹ Phu từ Đà Lạt xuống đã tận mắt chứng kiến chuyện này, khi tôi và anh Phu cùng ngồi uống café trong khuôn viên phía sau Dinh Độc Lập – Q.1 – Sài Gòn. Vậy xin thông báo để quý vị và các bạn được rõ về tình hình hiện nay của tôi.”
Đây không phải là lần đầu tiên ông Đỗ Nam Hải “thông báo để quý vị và các bạn được rõ về tình hình” lôi thôi, và tồi tệ như thế của mình. Ai cũng biết, chuyện cơm không lành canh không ngọt giữa ông Đỗ Nam Hải và Nhà Nước CXHCNVN đã xẩy ra từ nhiều năm nay, và ai cũng hay – tự khởi thủy – đây không phải là chuyện lớn. Sự việc có thể được tóm tắt, một cách gọn gàng và chính xác, trong vài trăm chữ như sau:
Ông Đỗ Nam Hải là một người “sinh trưởng trong lòng cách mạng”. Một cuộc cách mạng vẫn được mô tả là đã mang lại “độc lập, tự do, hạnh phúc” cho tất cả mọi người.
Sau một thời gian xuất ngoại, sống “ngoài lòng cách mạng,” Đỗ Nam Hải (bỗng) có một số “nhận thức lại” về tình trạng xã hội ở Việt Nam. Bằng bút hiệu Phương Nam, ông đã trình bầy những vấn đề này qua nhiều bài viếtdưới hình thức một tập tiểu luận (*) với ý chính được nhấn mạnh – như sau:
“Tôi đề nghị hãy nghiên cứu, xem xét ý kiến đề nghị của tôi về 1 cuộc Trưng cầu dân ý ở Việt Nam. Trong đó, câu hỏi duy nhất cần nhân dân Việt Nam trả lời là: Việt Nam nên hay không nên theo chế độ đa đảng? Nếu ai đồng ý thì ghi Có. Ai không đồng ý thì ghi Không.”
Đề nghị giản dị này (tiếc thay) hoàn toàn không được Quốc Hội, và Chính Phủ lưu tâm. Còn Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam thì chuyển đạt nguyện vọng của công dân Đỗ Nam hải cho Bộ Công An … xử lý.
Cách xử lý của họ, xem chừng, hơi bị nặng tay: gây áp lực nơi sở làm khiến Phương Nam mất việc, đe doạ và sách nhiễu cá nhân cũng như thân nhân của đương sự, canh chừng và theo dõi để cô lập, lục soát nhà cửa và tịch biên tài sản một cách hoàn toàn phi pháp, bôi bẩn bằng tất cả những phương tiện truyền thông của Nhà Nước …Chưa hết, chỉ trong vòng vài năm, ông đã nhận được hàng trăm giấy triệu tập và và cả chục lệnh xử phạt hành chính từ chính quyền địa phương.
Cách phản ứng của Phương Nam, xem ra, cũng dữ dội và nặng nề … không kém – sau khi đã bị dồn đến chân tường:
- Cách anh là đồ ăn cướp …
- Các anh hèn lắm …
Đỗ Nam Hải cũng từ chối đóng tiền “xử phạt hành chánh”, và trả lại những giấy “mời đi làm việc” của công an – với lời chú thích giản dị là “Đây là thứ cơm nếp nát của cả dân tộc Việt Nam trong suốt sáu mươi ba năm qua.”
Như vậy là kể như rồi. Cái thời “dù gian nan cách mấy cũng lên phường”, coi như, đã chấm hết. Bây giờ, người dân Việt không còn tuân phục cường quyền nữa. Họ đã bầy tỏ một thái độ khác: chúng tao đ… đi thì đã sao nào!
Nói cách khác, và nói tóm lại là Phương Nam đã bị … trờn ren. Không cách nào vặn vẹo gì được nữa.
Đương sự cũng không phải là người đầu tiên hay duy nhất có thái độ bất tuân như thế. Cứ đọc biên bản ghi những cuộc đối thoại giữa công an và những nhân vật đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam, hay những biểu ngữ của đám dân oan biểu tình (đòi đất) ở khắp nơi là người ta có thể biết rằng tình trạng “trờn ren” đã đến mức … đại trà! Đây là những “tiếng cú” (báo chuyện chẳng lành) cho chế độ hiện hành.
Cách đây chưa lâu, một nhân vật lãnh đạo hàng đầu ở xứ sở này – thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – đã ra chỉ thị cho toàn dân … bước ra biển lớn! Thuyền ra cửa biển (có lẽ) chưa xa. Nếu quay về, may ra, còn kịp.
Khi một chế độ không làm nổi một cái đinh vít, không dám hó hé khi lãnh thổ bị xâm chiếm, và cũng không còn đủ uy quyền để trị an thì điều cần phải làm ngay là … bỏ Đảng (và bỏ của) chạy lấy người – chớ đâu phải là lúc … bước ra biển lớn, cha nội! Thiệt nghe mà phát … mệt!
Tưởng Năng Tiến
No comments:
Post a Comment