Nhà báo Dan Southerland
Biến cố Thiên An Môn ngày mùng 4 tháng 6 năm 1989, đã 20 năm, vẫn còn gợi trong lòng những con người trên toàn thế giới mối thương cảm, uất hận cho những người dân đòi tự do bị tàn sát đẫm máu. Trung Quốc tìm đủ mọi cách che dấu sự thực, trong khi phương Tây dường như cũng muốn quên đi mối thương tâm, ngày càng hoà dịu với Bắc Kinh.
Diễn tiến chân thực của những ngày lịch sử ấy được ký giả Daniel Southerland, lúc đó là trưởng văn phòng tại Bắc Kinh của báo Washington Post, chứng kiến từ giữa tháng tư, qua tháng năm, đến tháng sáu, kể lại với ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do. Việt-Long thuật lại câu chuyện hiến quý vị sau đây.
Cuộc biến động âm ỷ từ ngày 15 tháng tư, sau khi lãnh tụ Hồ Diệu Bang qua đời. Ký giả Daniel Southerland vội trở về văn phòng Washington Post ở Bắc Kinh khi nghe tin mọi người tập trung càng lúc càng đông đảo. Đầu tiên chỉ là cuộc tập trung tưởng niệm và vinh danh Tổng bí thư họ Hồ, là người mà giới sinh viên và trí thức coi là nhân vật chủ trương đổi mới. Họ yêu cầu đảng Cộng Sản xác lập danh dự cho ông, vì trước đây ông Hồ Diệu Bang bị mất chức do đã có lập trường mềm mỏng theo chiều những cuộc phản kháng của sinh viên và trí thức.
Từ đêm 21 tháng tư 100 ngàn sinh viên và trí thức tập trung tại Thiên An Môn, không cho chính quyền ngăn cấm đưa đám ông Hồ Diệu Bang. Họ tập trung thêm để đưa tiễn ông Hồ trong ngày hôm sau, và bắt đầu bãi khóa. Học sinh một vài trường trung học bất chấp lệnh cấm của chính quyền, xuống đường tham gia biểu tình.Sau đó người biểu tình nêu lên nhiều vấn đề khác, như sự tham nhũng của thế hệ con cái các lãnh tụ trong đảng và Nhà nước. Mọi người quy tụ ngày càng đông và đông hơn. Khoảng giữa tháng 5 thì ông ước lượng con số phải trên dưới một triệu người. Không thể đếm chính xác được, khi cả quảng trường Thiên An Môn đều chật nứt những người, và khu vực xung quanh, gần khắp mọi đường phố của thủ đô Bắc Kinh, cũng đầy người ủng hộ xuống đường.
Điều đáng lưu ý là số người dân thường đủ mọi ngành nghề đông hơn rất nhiều so với số sinh viên tranh đấu. Thành phố gần như tê liệt. Cảnh sát không thể trấn dẹp. Có nơi thanh niên tiền phong và sinh viên đứng ra điều khiển lưu thông xe cộ. Có nơi cảnh sát còn tỏ cảm tình với sinh viên. Những đơn vị an ninh đầu tiên cải trang tiến vào đều bị vô hiệu hoá, hoà vào với người biểu tình, những cây, gậy toan dùng để trấn dẹp được lôi ra trưng bày. Binh sĩ tươi cười cởi mở với nhân dân. Đầu tiên, cuộc biểu tình phản kháng rất vui tươi. Người ta phấn khởi trước không khí được bung ra mọi điều suy tưởng sau bao nhiêu năm dài bị áp chế. Người ta bàn chuyện chính trị khắp mọi góc phố. Có một số đảng viên Cộng Sản mà ký giả Southerland coi là thuộc phe bảo thủ cứng rắn còn nói với ông là họ muốn rời bỏ xứ sở Trung Quốc.
Không khí cởi trói lan qua cả giới truyền thông chính thống. Đầu tiên sinh viên tố giác truyền thông Nhà nước là chỉ làm công vịêc vô nghĩa, chỉ trích họ đã không loan tin tức hình ảnh về hoạt động phản kháng này. Đột nhiên báo chí Nhà nước gần như đồng loạt xin được tường thuật biến cố, và họ nhanh chóng tường thuật thật sự. Cơ quan hàng đầu trong số này là đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc, CCTV. Hình ảnh Tổng bí thư Triệu Tử Dương đến thăm và khóc trước các sinh viên cũng được trình chiếu:
Ngày 20 tháng 5 năm 1989. Giới nghiêm được ban hành chuẩn bị cho cuộc tàn sát
Ngày 20 tháng 5 năm 1989. Giới nghiêm được ban hành chuẩn bị cho cuộc tàn sát
Thời gian bừng nở này kéo dài đâu khoảng hai tuần trước khi lệnh giới nghiêm được ban hành hôm 20 tháng 5, quân đội và an ninh tiến vào Bắc Kinh. Lực lượng an ninh bao vây nhiều trụ sở cơ quan truyền thông. Một số trửơng biên tập báo chí, truyền hình, bị cất chức. Điều này chuẩn bị cho cuộc đàn áp đẫm máu bằng súng đạn sau đó, vì ta cần nhớ rằng người phản kháng không phải chỉ là sinh viên, học sinh, mà phần đông là người dân thường. Và cuộc phản kháng không phải chỉ ở Bắc Kinh, mà lan ra ít nhất là 80 thành phố, theo ghi nhận của ký giả Dan Southerland, trưởng văn phòng báo Washington Post tại Bắc Kinh trong thời gian đó. Con số có thể còn thấp so với sự phối kiểm về sau, cho thấy thực ra hầu như mọi quận huyện ở Trung Quốc ngày đó đều dấy lên phong trào phản kháng.
Ký giả Dan Southerland nói ông cho là người dân Bắc Kinh ủng hộ sinh viên và trí thức vì những mục tiêu tranh đấu được đưa ra, như chống tham nhũng, chống nền cai trị độc đảng, đòi hỏi một chính quyền có trách nhiệm hơn. Nhiều giới trong quần chúng với nhiều ngành nghề đã quy tụ ủng hộ và tỏ ra sẵn sàng bảo vệ sinh viên. Người phản kháng không đòi lật đổ chính quyền, chỉ đòi cải tổ. Có thể lý do là nhiều người trong số họ cũng là đảng viên Cộng Sản, gia nhập đảng để thăng tiến. Sau đó họ đòi một số lãnh tụ từ chức, trong số đó có cả ông Đặng Tiểu Bình, và Thủ tướng Lý Bằng. Ảnh Mao Trạch Đông to sầm trên quảng trường bị ném sơn. Có lẽ đến mức này thì đảng Cộng sản không thể dung thứ.
Xe bọc thép từ đường phố phía Tây cách Thiên An Môn khoảng 8 kilômét, vượt qua hàng rào chướng ngại thô sơ do người dân dựng vội. Cuộc phản kháng lúc đầu rất ôn hoà, đã trở thành đầy phẫn nộ, người dân hết sức ngăn cản quân đội trên xe bọc thép tiến vào Bắc Kinh. Đơn vị này dường như là lộ quân 27. Ký giả Southerland ước lượng có tới hơn 200 ngàn quân, nói nhiều thứ tiếng Hoa từ khắp mọi miền đất nước. Cuộc tấn công được tung ra vào khuya mùng 3 ..... Ông cho là có thể có xe tăng, như hình ảnh sau này phô bày, nhưng từ chỗ ông quan sát thì chỉ thấy xe bọc thép húc vào hàng rào xe buýt không người được xếp hàng ra cản đường, binh sĩ bắn thẳng vào đám đông không vũ trang.
Đơn vị này dường như là lộ quân 27. Ký giả Southerland ước lượng có tới hơn 200 ngàn quân, nói nhiều thứ tiếng Hoa từ khắp mọi miền đất nước. Cuộc tấn công được tung ra vào khuya mùng 3 ..... Có nơi nhân dân liều mình chống trả bằng gạch đá ném vào quân đội. Đợt đầu ông thấy có 2 binh sĩ bị dân đánh chết. Nhưng sau đó quân đội đàn áp mạnh, giết nhiều người. Những người chết toàn là người dân liều mình bảo vệ học sinh, sinh viên và trí thức tham gia phản kháng. Ông phối hợp với nhìêu đồng nghịêp để kiểm chứng, và cùng kết luận là con số người chết, sau khi loại bỏ mọi sự trùng hợp, ít nhất phải là 700 người, hầu hết là thường dân, chỉ một số ít là sinh viên học sinh. Tại một nơi chứa xác tạm, ký giả Dan Southerland đếm được 20 xác lỗ chỗ những vết đạn, toàn là thường dân. Cũng có một số binh sĩ thiệt mạng trong cuộc chống trả của dân, khoảng trên dưới 12 người. Sau đó thì truyền hình chiếu toàn những hình ảnh của những người bị gọi là du thủ du thực, tội phạm, bị đối phó, đánh đập tàn bạo, bị kết án trước toà. Các ký giả phương Tây ước đoán có nhiều trường hợp hành quyết bí mật, nhưng không thể xác minh.
Hằng ngàn người dân mất tích, nói là bị bắt giữ, nhưng không thấy ngày về. Một đồng nghiệp của Dan tiếp cận được với tài liệu mật của chính quyền, một tài liệu đó viết rằng có hơn 10 ngàn người bị bắt giữ, hay tạm giam, ông không nhớ rõ từng chữ. Tạm giam hay bắt giữ ở Trung Quốc có nhiều ý nghĩa, kể cả mất tích không còn dấu vết.
Trung Quốc đổ lỗi cho phương Tây kích động
Trung Quốc đổ lỗi cho phương Tây kích động
Chính quyền Bắc Kinh lúc đó đã lên án Dan Southerland là nói sai sự thực về tổn thất của dân chúng, nhưng ông khẳng định với lương tâm nghề nghiệp, ông đã tường trình trên báo chí toàn là sự thật có kiểm chứng tại chỗ, có thể còn chưa đủ số lượng người dân bị tổn thất. Bắc Kinh tìm sơ hở của truyền thông phương Tây để tố cáo họ bịa đặt. Và các ký giả cũng có phạm sai lầm, khi nói là cuôc tàn sát xảy ra tại Thiên An Môn, trong khi thực sự ngay tại quảng trường này thì không có xác chết nào, mà trên những đường phố cạnh đó, nhất là ở cạnh phía Bắc và phía Nam cách quảng trường nửa dặm, người chết đầy đường, có nơi xác còn nằm đó tới vài hôm, như để răn đe dân chúng. Ngay tại khách sạn nơi đặt văn phòng của báo Washington Post, nhiều người cha mẹ có vẻ đi tìm con mất tích, bị binh sĩ bắt phải về nhà trong 5 giây, và có mấy trường hợp những người ấy đã bị bắn thiệt, nhiều lần như vậy.
Trung Quốc đổ lỗi cho phương Tây kích động cuộc phản kháng, cả Đài Loan cũng bị quy tội. Nhưng thực ra diễn tiến cuộc phản kháng ở Thiên An Môn là hoàn toàn bất ngờ đối với tất cả mọi phía, từ các nước ngoài, đến ngay cả những người chống đối, chỉ có cuộc đàn áp là không bất ngờ đối với chính quyền. Từ đó đến nay Bắc Kinh che dấu rất kỹ vụ này với người dân trong nước, đến nỗi thế hệ 90 ở Trung Quốc hầu như không biết đến biến cố ấy. Nhưng với các phương tiện truyền thông, thông tin hiện tại, người dân đã dần dà biết ra nhiều sự thực.
Ký giả Dan Southerland, tổng biên tập của đài Á Châu Tự Do, cho biết ban Hoa ngữ có 4 chương trình đối thoại trực tiếp, và rất nhiều thanh niên Trung Quốc đã gọi vào hỏi nhiều điều về biến cố ấy. Một trong những lãnh tụ sinh viên tranh đấu tại Thiên An Môn ngày ấy, ông Vương Đan, có lần đã trả lời hơn 30 lần gọi của người Trung Quốc trong nước. Tổng biên tập đài Á Châu Tự Do ngỏ ý tin tưởng người dân Trung Quốc dần dần sẽ hiểu ra sự thực, và giới lãnh đạo sẽ phải trả lời cho họ về biến cố Thiên An Môn.
Việt Long, phóng viên đài RFA
2009-06-04
Việt Long, phóng viên đài RFA
2009-06-04
* Source: http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...009083903.html
No comments:
Post a Comment