Về phương diện thời gian, tội phạm được chia ra làm hai loại. Tội phạm tức thời và tội phạm liên tục. Một thanh niên vào quán rượu, sau khi quá chén, đương sự đã to tiếng với bạn nhậu và lỡ tay đánh chết nạn nhân. Hoạt cảnh vừa mô tả cho thấy tội phạm diễn ra trong nháy mắt. Đó là tội phạm tức thờị Ở vào hoàn cảnh khác, một nhóm băng đảng quyết định “kinh tài” bằng cách trồng, chuyển vận và giao bán cần sa. Công việc phạm pháp trôi chảy được một năm, sau đó tội phạm bị cơ quan an ninh khám phá. Đây là loại tội phạm liên tục, liên tục trong một năm. Thông thường tội phạm liên tục có thời lượng vài tháng, nhiều lắm là vài năm. Đặc biệt nhất, trên Quê Hương Việt Nam thời đương đại, có một tội phạm diễn ra trong nhiều thập niên, diễn ra từ thế kỷ 20 kéo dài qua thế kỷ 21 và hiện vẫn tiếp tục. Tội phạm kiểu này xứng đáng được gọi là “tội phạm liên thế kỷ”. Vụ án tội phạm liên thế kỷ có diễn tiến như sau:
I. Vụ án cướp đất vô tiền khoáng hậu
Năm 1955, nhằm “dạy” cho nhân dân hiểu rõ thế nào là làm chủ tập thể, CSVN đã mở trận đánh cải cách ruộng đất. Sau đó đảng CSVN thâu tóm toàn bộ đất đai miền Bắc, biến khối đất đai kia thành tài sản riêng của đảng.
Sau 30 tháng 04/1975, thông qua nhiều tác vụ khác nhau: tù học tập cải tạo, đánh tư sản, đánh tiểu thương, đánh văn nghệ sĩ…CSVN đã nắm giữ trọn vẹn các loại đất trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Nói rõ hơn, sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, CSVN trở thành chủ nhân ông duy nhất và đầy quyền lực của toàn bộ bất động sản trong Nam cũng như ngoài Bắc. Cái gọi là “đầy quyền lực” kia được che đậy dưới danh nghĩa “đất đai là của toàn dân, nhà nước quản lý, đảng lãnh đạo”. Danh nghĩa này sản sinh ra hậu quả pháp lý rằng: ngoại trừ quyền sử dụng đất, không người nào dưới chế độ CS được quyền làm chủ đất thông qua sự nhìn nhận của qui chế bằng khoán điền thổ.
- II. Những khó khăn của giới cướp đất
Hai là: Trong trường hợp họ chết đi, bằng cách nào di sản của họ có thể chuyển giao lại cho thừa kế của họ một cách hợp pháp?
III. Gian mưu giải quyết khó khăn
Tại hội nghị sửa đổi luật đất đai, ông Phạm Khôi Nguyên, bộ trưởng bộ Tài Nguyên-Môi Trường tuyên bố: “Sửa đổi luật đất đai lần này sẽ chú trọng đến vấn đề đất trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực quốc giạ Phải tính toán được làm sao đến năm 2030, khi dân số tăng lên 150 triệu người cũng phải đảm bảo cung ứng đủ lương thực.” Khó khăn hàng đầu của nông nghiệp Việt Nam hiện nay không là thiếu diện tích trồng lúa mà là tệ nạn nông dân bị bóc lột đến độ họ phải từ bỏ đồng ruộng (Bản tin đài Á Châu Tự Do ngày 23/5/08). Như vậy, vấn đề diện tích trồng lúa chỉ là diện, chỉ là tấm bình phong để che dấu hậu ý trọng tâm của việc sửa đổi luật đất đaị Hậu ý kia là gì? Điểm của hội nghị sửa đổi luật đấy đai nằm ở đâu?
Không còn nghi ngờ gì nữa, hội nghị sửa đổi luật đất đai 5/5/08 chỉ là cơ hội để CSVN biến giới cướp đất trở thành những sở hữu chủ lành mạnh được luật pháp của CSVN nhìn nhận và bảo vệ thông qua thủ tục cấp bằng khoán điền thổ. Những thiệt hại của vô số nạn nhân của vụ án cướp đất, đặc biệt là dân oan và nông dân không là chủ đề thảo luận của hội nghị 5/5/08.
- IV. Các lý lẽ luận tội
Trong mọi hành động cưởng chiếm đất đai của người dân, của quốc gia, CSVN bao giờ cũng tự nhận là họ đã hành động nhân danh chính quyền nhân dân, chính quyền cách mạng. Thế nhưng quyền lãnh đạo đất nước do CSVN nắm giữ chỉ là lãnh đạo tự phong, quyền lãnh đạo xuất phát từ họng súng. Ngoại trừ những lần bầu cử dối trá do CSVN tổ chức, nhân dân Việt Nam không hề, dầu chỉ một lần, bầu chọn CSVN vào vị trí lãnh đạo quốc giạ CSVN hiển nhiên là một loại cầm quyền phi chính thống, một loại ngụy quyền đích thực. Như vậy khi luận tội cướp tài sản của nhân dân và của quốc gia, luật pháp sẽ xét xử CSVN như một nhóm tư nhân phạm pháp. Thủ tục tố tụng hình sự đối với tư nhân phạm pháp đơn giản hơn đối với một nhà cầm quyền chính thống.
Nhiều thập niên qua mà cải cách ruộng đất 1955 và tù “học tập cải tạo” 1975 là hai mốc thời gian quan trọng, CSVN dùng công an và gông cùm để cưởng chiếm đất đai, ruộng vườn của quần chúng nhân dân. Khối bất động sản mênh mông bị mất vào tay Cộng Sản rõ ràng là của gian. Hội nghị 5/5/08 tại Saigon có chủ ý biến của gian thành của ngay bằng cách cung cấp cho mỗi của gian kia một bằng khoán điền thổ. Nói cách khác, CSVN đã thực hiện tội ác cướp đất theo hai bước. Bước một(từ cải cách ruộng đất 1955 đến 2008)cướp đất bằng súng đạn và nhà tù. Bước hai(bắt đầu từ hội nghị 5/5/2008) dùng luật pháp ngụy trá để “hợp pháp hóa” đất đai đã cướp được. Như vậy tội phạm này đã kéo dài từ giữa thế kỷ 20 qua đầu thế kỷ 21 vẫn chưa kết thúc. Đây quả là một tội phạm liên thế kỷ. Tội phạm liên thế kỷ này nên được nhận diện qua hai lãnh vực luật pháp khác nhau.
Luật Nhân Quyền Quốc Tế: Điều 17 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền qui định: “Ai cũng có quyền sở hữu hoặc riêng tư, hoặc hùn hạp với người khác.Không ai có thể bị tước đoạt tài sản một cách độc đoán”. Trong vụ án tội phạm liên thế kỷ, hành động tước đoạt tài sản của người khác đã diễn ra theo trình tự: tư sản thành cộng sản, sau đó cộng sản thành tài sản riêng của đảng viên đảng CS, tư bản đỏ, đại gia đỏ. Đi kèm với trình tự kia bao giờ cũng có thảm cảnh máu đổ, thịt rơị Nạn nhân của tội phạm này không là vài cá nhân mà là toàn dân Việt Nam. Nói ngắn và gọn tội phạm liên thế kỷ là tội ác chống lại nhân loại.
Mỗi quốc gia có một hệ thống luật pháp riêng, nhưng không quốc gia nào không có điều luật qui định rằng: khi nhận biết một tội phạm đang diễn ra, tất cả công dân, không loại trứ bất kỳ người nào, đều có nghĩa vụ phải tìm đủ mọi phương cách chấm dứt hành động phạm pháp kia trong một thời hạn ngắn nhất. Muốn chấm dứt hành động phạm pháp trong hồ sơ tội phạm liên thế kỷ, toàn thể người Việt Nam trong cũng như ngoài nước hãy cùng nhau nổ lực hạ bệ nhà cầm quyền CSVN. Sau đó mang nhóm tư nhân tự nhận là nhà cầm quyền này ra trước ra trước tòa án hữu thẩm quyền để bị phán xử về tội phạm liên thế kỷ của họ. Đó là chân ý nghĩa của nghĩa vụ đấu tranh cho công lý vậy.
Đỗ Thái Nhiên
Bọn bán nước....!
ReplyDelete