Tuesday, May 13, 2008

Nhân Đại Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2008

Huệ Vũ

Năm nay Cộng Sản Việt Nam đứng ra tổ chức Đại Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc. Tích Lan là quốc gia Phật Giáo ăn mừng lễ Phật Đản trong suốt tháng 2 theo lịch Ấn Độ Giáo là tháng Visakha cho nên mới có tên là Đại Lễ Vesak. Phật giáo Đại Thừa chọn ngày rằm hay ngày 8 tháng 4 Âm lịch làm ngày Phật Đản, ngày 8 tháng 12 Âm lịch kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo, và ngày rằm tháng 2 Âm Lịch làm ngày nhập diệt, nhưng Phật giáo Tiểu Thừa cho rằng Đức Phật đản sinh, thành đạo, và nhập Niết Bàn đều cùng diễn ra cùng một ngày.

Đức Thích Ca đản sinh và nhập diệt năm nào vẫn còn chưa biết một cách đích xác. Nếu căn cứ theo Phật Lịch Việt Nam hiện nay Ngài sinh vào năm 624 BC, theo Phật lịch Thái Lan thì ngài sinh năm 623 BC. Tuy nhiên cũng có nhiều nhà khảo cổ và học giả không đồng ý với thời gian này, có người cho rằng Đức Phật đã ra đời từ cả ngàn năm trước đó. Nhà Ấn Độ học Swami Sakhyananda qua quyển “Chronology of Ancient Bharat” cho rằng Đức Phật ra đời năm 1880 BC. Học giả Thyagaraja Aiyer qua quyển “Indian Architecture” cho rằng Đức Phật sinh năm 1887 BC, nhập diệt năm 1807 BC. Hầu hết các nhà sử học thế kỷ 20 cho rằng Đức Phật sinh trong khoảng từ năm 563 BC tới năm 483 BC, một số cho rằng Ngài sinh khoảng trong vòng 20 năm trước hay sau năm 480 BC. Khi chưa thể biết đích xác năm sinh của Đức Phật thì ngày sinh cũng không thể chính xác được, vì thế ngày kỷ niệm đản sinh, thành đạo và nhập diệt cũng khác nhau ở nhiều nước.

Tiểu Thừa kỷ niệm đại lễ Vesak vào ngày trăng tròn trong thời gian tháng 5 Dương lịch. Ấn định này cũng đã làm cho khi tháng 5 Dương lịch có 2 ngày trăng tròn, thì cũng đã có sự tổ chức khác nhau giữa nhiều nước. Tháng 5/2007 có 2 ngày trăng tròn là 1/5 và 31/5, nên ngày Vesak ở Tích Lan, Cam Bốt, Miến Điện tổ chức trong đầu tháng, còn Thái Lan, Singapore tổ chức trong cuối tháng. Người Trung Hoa chọn ngày 8 tháng 4 Âm lịch làm ngày Phật Đản và đã có lịch sử từ đời Nam Bắc triều (420 -589 AD) vua thái tổ nhà Tống là Lưu Dũ đã làm lễ kỷ niệm Phật Đản vào ngày 8 tháng 4. Trong đời nhà Đường lại lấy ngày rằm tháng 7 làm ngày Phật Đản. Sau khi nhà Đường bãi bỏ lễ Phật Đản, nhiều chùa chiền dưới đời nhà Tống lại chọn ngày 8 tháng 4 trở lại, và ngày này đã được tiếp tục duy trì trong các đời Nguyên, Minh, Thanh. Phật giáo Nhật Bản chịu ảnh hưởng Trung Hoa nên cũng lấy ngày 8 tháng 4 Âm lịch làm ngày Phật Đản. Khi nước này chuyển qua dùng Dương lịch, ăn Tết Nguyên Đán theo Dương lịch thì lại lấy ngày 8 tháng 4 Dương lịch làm ngày Phật Đản. Phật Giáo Việt Nam chọn ngày rằm tháng 4 Âm lịch làm ngày Phật Đản.

Lễ Phật Đản có cần phải đúng ngày sanh hay không? Thời xa xưa phương tiện ghi chép hiếm hoi, lại chưa đặt nặng vấn đề quan trọng của niên lịch cho nên vấn đề ngày tháng người sau khó thể biết chính xác. Chúa Jesus sanh năm nào, và ngày Giáng Sinh cũng là một ngày còn đang tranh cãị Hai hệ phái chính là Thiên Chúa và Chính Thống Giáo cũng có sự khác biệt. Thiên Chúa Giáo chọn ngày 25 tháng 12, Chính Thống Giáo chọn ngày 7 tháng Giêng DL. Dù khác nhau ngày tháng, nhưng ngày lễ Giáng Sinh đều cùng chung một tưởng nhớ “đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời để chuộc tội cho con người”. Ngày Phật Đản là ngày 8 tháng 4 Âm Lịch hay ngày trăng tròn tháng Visakha, cũng cùng bắt nguồn từ một quan niệm đó là ngày đẹp nhất trong năm, ngày khí trời ấm áp, vạn vật bắt đầu bừng hết sức sống, tưởng như Đức Phật ra đời đem lại sức sống cho đất trời, muôn vật.

Ngày Vesak Liên Hiệp Quốc có thể nói là một thành công lớn của Phật Giáo, có một ngày chung để Phật tử trên toàn thế giới hướng tới ánh Từ Bi của Đức Phật mà không cần phải tranh luận tháng năm nào đúng. Bởi chưng, hiện nay không có ai có thể nói đích xác ngày đản sinh, thành đạo và nhập diệt của Đức Thế Tôn.

Quan điểm cần một ngày Vesak Quốc tế đã được Đại hội Phật giáo thế giới ở Tích Lan (Sri Lanka) năm 1998 đề xướng. Ngày 28 tháng 10 năm 1999, đại diện 15 nước: Bangladesh, Bhutan, Cam Bốt, Ấn Độ, Lào, Maldives, Miến Điện, Nepal, Pakistan, Phi Luật Tân, Nam Hàn, Tây Ban Nha, Tích Lan, Thái Lan và Ukraine đồng ký tên yêu cầu khoá hợp thứ 54 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc công nhận ngày đại lễ Vesak là ngày đại lễ quốc tế. Lá Thư giải thích ngày trăng tròn trong tháng 5 Dương Lịch là ngày thiêng liêng nhất của hàng triệu Phật tử trên thế giới, là ngày Đức Phật đản sinh, thành đạo, và nhập diệc vào lúc 80 tuổi (“Vesak”, the Day of the Full Moon in the month of May, is the most sacred day to millions to Buđhists around the world. It was on the Day of Vesak two and a half millennia ago, in the year 623 B.C., that the Buđha was born. It was also on the Day of Vesak that the Buđha attained enlightenment, and it was on the Day of Vesak that the Buđha in his eightieth year passed awaỵ).

Khoá hợp 54 Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc trong ngày 15 tháng 12 năm 1999 đã thông qua thư yêu cầu mà không cần phải thành lập một uỷ ban để thảo luận trước. Nghị quyết A/Res/54/115 của Đại Hội Đồng ban hành ngày 8 tháng 2/2000 công nhận đại lễ Vesak là ngày lễ chính thức tại trụ sở Liên hiệp quốc ở New York và các văn phòng Liên hiệp quốc trên thế giớị Ngày đại lễ Vesak Liên hiệp quốc được chính thức dùng dưới tên United Nations Day of Vesak (UNDV).

Đại lễ Vesak LHQ được bắt đầu tổ chức ở trụ sở Liên hiệp quốc ở New York từ năm 2000. Năm 2004, Vesak LHQ do chính phủ Thái Lan và trường đại học Hoàng gia Mahachulalongkornrajavidyalaya đứng ra tổ chức. Các nhà lãnh đạo Phật giáo của 13 nước tham dự trong dịp này cũng đã thành lập Ủy Ban Tổ Chức Quốc Tế (IOC) có nhiệm vụ đặc trách tổ chức đại lễ Vesak LHQ hàng năm và đồng ý nên tổ chức ở các văn phòng LHQ tại các nước Phật giáo Á Châụ Vesak LHQ năm 2005 đã được tổ chức trong 3 ngày từ 18 đến ngày 20 tháng 5 tại Hội trường Liên hiệp quốc ở thủ đô Băng Cốc và công viên Phật giáo Buđhamonthon nằm trong tỉnh Nakorn Pathom. Năm 2006, Hội đồng tăng thống Thái Lan cũng ủy nhiệm trường đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya đứng ra tổ chức Vesak LHQ cùng chung với lễ mừng quốc vương Thái lan lên ngôi đúng 60 năm. Trong thời gian đại lễ Vesak LHQ ở Thái Lan năm 2007, Bộ ngoại giao CSVN và đại diện Phật Giáo do TS Lê Mạnh Thát làm đại biểu đã làm đơn xin và vận động để IOC 2007 cho Việt Nam tổ chức đại lễ Vesak LHQ 2008, và được Hoà Thượng Dharmakosajarn chấp nhận.

Chính phủ Cộng Sản Việt Nam và Giáo Hội Quốc Doanh CSVN đang rầm rộ tổ chức đại lễ Vesak LHQ tại Hà Nội từ ngày 13/5 đến ngày 17/5. Trong số những người thuyết trình có Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Ngày đại lễ Vesak LHQ tuy trên danh nghiã do IOC và GHPGVN tổ chức, nhưng CSVN thành lập một ủy ban gọi là Ủy Ban Điều Phối Quốc Gia (UBĐP) đứng ra trực tiếp chỉ huy, ra lệnh cho ủy ban nhân dân các tỉnh, ủy ban tôn giáo các tỉnh phải khuyến khích, thúc giục, tài trợ để tổ chức ngày đại lễ Phật Đản cho thật huy hoàng. Theo sự chỉ đạo của đảng CS, các buổi lễ Phật Đản tại điạ phương được tổ chức vào những ngày khác nhau, theo kiểu đèn kéo quân, rước đuốc Thế vận hội Olympic, hết tỉnh này tới tỉnh khác và đã bắt đầu từ đầu tháng 5. Hầu như ở tỉnh nào cũng tuyên bố đã tổ chức hay sẽ tổ chức ngày Phật Đản lớn nhất chưa từng có từ trước tới nay.

Ở Hà Nội lần đầu tiên trong trên nửa thế kỷ, treo cờ kết hoa, giăng biểu ngữ, băng rôn, dựng những tấm bảng lớn đón mừng Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008 ở khắp hang cùng ngõ hẻm. Ở Huế con đường rước Phật từ Chùa Từ Đàm tới chùa Diệu Đế được phục hồi và sẽ rước Phật với đoàn xe hoa 80 chiếc. Huế cũng đã có không khí Phật Đản lớn nhất chưa từng có với cái gọi là “bảy đoá sen vàng nâng gót tịnh” rất vĩ đại thả trên sông Hương, chỉ có điều 7 đoá là sen này làm bằng vải “hồng” mà không phải vải vàng! Những đoá sen treo trên cầu Tràng Tiền cũng màu đỏ chói. Một cổng chào làm bằng “hoa sen” trên đường Lê Lợi nhìn vào đỏ rực, xốn cả mắt.

Chắc chắn CSVN không phải sùng Phật, hay giác ngộ muốn buông đao đồ tể để xin tổ chức Vesak LHQ 2008. Tại sao CSVN chi ra hàng trăm triệu mỹ kim sửa chùa, làm xe hoa, treo cờ, giăng băng rôn, biểu ngữ, pa-nô, billboard khắp nơi trong nước, từ Kiên Giang tới Mông Cái, từ bờ biển lên cao nguyên, rầm rộ, hồ hởi đón mừng Phật Đản, Vesak LHQ? Chắc chắn không ai dễ tin đây là lúc “đổi đời”!

CSVN bỏ tiền tổ chức Đại lễ Vesak 2008 có thể có nhiều dụng ý, nhưng Người Viết có lẽ chỉ có thể tạm nêu lên một vài trong những mục tiêu mà CSVN muốn lợi dụng từ việc tổ chức này:

Thứ nhất, CSVN đã được Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ (USCIRF) loại bỏ ra khỏi danh sách các nước đàn áp tôn giáo, CPC, trong năm 2006, trong dịp Tổng thống Bush tới Hà Nội, nhưng năm 2007 đã bị USCIRF đưa vào danh sách CPC trở lại và tiếp tục giữ trong danh sách CPC năm 2008. Trong lúc được trở thành nước hội viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ năm 2008 và 2009, nhưng bị có tên trong danh sách CPC là một điều làm CSVN cảm thấy nhục nhã nên xin tổ chức Vesak LHQ 2008 để chứng tỏ là CSVN đang tôn trọng tự do tôn giáọ

Thứ hai, đối với CS không có tôn giáo, tôn giáo là thuốc phiện, nhưng sau khi chiếm miền Nam, CSVN nhận thấy Phật Giáo đã có gốc rễ hàng ngàn năm, Phật Giáo miền Nam đã có tổ chức chặt che,õ không thể tiêu diệt trong một giai đoạn đoản kỳ nổi, nên muốn thống nhất Phật Giáo Nam – Bắc để biến Phật Giáo thành công cụ của đảng. Đại Hội đã được CS tổ chức từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 11 năm 1981, tại chùa Quán Sứ, Hà Nộị Sau khi thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN), CS thẳng tay đàn áp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN). Vào đầu năm 1983, CSVN tuyên bố giải tán GHPGVNTN. Tuy áp dụng rất nhiều biện pháp để bóp chết GHPGVNTN, nhưng ở hải ngoại chỉ có tiếng nói duy nhất của GHPGVNTN, các nước trên thế giới, dư luận quốc tế chỉ biết đến Hoà thượng Huyền Quang, Quảng Độ .. là những người lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam, không biết đến Pháp Chủ của GHPGVN là aị Ở trong nước, dù bị CSVN giải tán, Phật tử thuần thành vẫn hướng về các nhà lãnh đạo GHPGVNTN. Đây là một cái gai chưa thể nhổ được của Hà Nội, và Đại Lễ Vesak LHQ là một cơ hội mà CSVN đã nghĩ tớị Đây là dịp để CSVN có thể trình làng với thế giới thành phần lãnh đạo GHPGVN, tạo cơ hội để họ tiếp xúc, liên lạc với thành phần lãnh đạo Phật Giáo tại các nước trên thế giới, triệt tiêu ảnh hưởng của GHPGVNTN. Việc Nguyễn Thanh Sơn, chủ tịch Ủy Ban người Việt nước ngoài, một cơ quan có nhiệm vụ chia rẽ, phân hoá các đoàn thể quốc gia, triệt tiêu tinh thần tranh đấu của người Việt hải ngoại làm Phó Ban chỉ đạo quốc gia Đại lễ Vesak 2008, và là người đứng ra liên lạc, chiêu đãi các phái đoàn chư tăng ni các nước tới Việt Nam tham dự đại lễ Vesak có thể cho thấy rõ mưu toan này của CSVN.

Thứ ba, Cộng sản Việt Nam đang âm mưu tạo Hồ Chí Minh thành một vị Bồ Tát, gần đây CSVN xây một ngôi chùa lớn nhất Việt Nam ở Bình Dương lấy tên là Đại Nam Quốc Tự. Trong ngôi chùa này đã thờ tượng Hồ Chí Minh chung với chư Phật. Mưu toan biến Hồ Chí Minh thành Bồ Tát không thể công khai ra chỉ thị, hay cũng không thể công khai vận động, nên CSVN đã có chiến lược tiến hành lâu dàị CSVN xin tổ chức lễ Vesak 2008 rầm rộ vì thời gian này nằm gần với ngày sinh của Hồ Chí Minh (19/5). Hoà thượng Thích Trí Tịnh, chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã không cảm thấy “ngần ngại” chút nào khi đọc lên bài diễn văn nói rằng ngày Phật Đản năm nay quan trọng vì trùng ngày sinh của họ Hồ, nguyên văn: “ ngày Phật Đản năm nay trùng với ngày sinh của Hồ Chủ Tịch đã được cơ quan UNESSCO Liên hợp quốc công nhận là danh nhân thế giới, người đã giải thoát dân tộc Việt Nam khỏi ách xâm lược, ách thống trị của thực dân đế quốc, mang lại sự thống nhất đất nước, độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân; điều này vô cùng phù hợp với thông điệp Cứu khổ của Đức Phật”!

Chúng tôi nghĩ rằng đây là 3 mục đích chính mà CSVN rầm rộ tổ chức Đại lễ Visak trên toàn quốc. Phật giáo Việt Nam sẽ nhuộn đỏ như màu hoa sen đỏ trang trí khắp nơi hiện naỷ Phật Giáo VN sẽ bị CS lợi dụng làm công cụ cho chúng hay không đòi hỏi người Phật Tử Việt Nam phải có cái nhìn sáng suốt.

Trong năm 2005, 2006 CSVN cũng đã từng cho tổ chức Phật Đản rầm rộ để được Hoa Kỳ rút tên ra khỏi danh sách CPC, gia nhập WTO, nhưng sau đó đã đàn áp mạnh chư tăng và những nhà tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền trong nước. Có thể nói nếu nhìn qua tình trạng Chùa Chiền ở hải ngoại trong những năm gần đây cũng có những hiện tượng “Thầy Quốc Doanh“ ở hải ngoại cộng tác với Sư Quốc Doanh trong nước. Trong thời gian CSVN tổ chức Đại Lễ Vesak 2008 cũng có những bậc “cao tăng” ở hải ngoại vận động chư tăng ni, Phật tử hải ngoại về nước tham dự. Tiền bạc, và phù hoa có thể làm thay đổi lòng người dù đó là những người ăn chay, niệm Phật!

Chúng tôi nghĩ rằng, sau Đại Lễ Vesak 2008, giới lãnh đạo GHPGVN sẽ ồ ạt xuất dương liên lạc, tiếp xúc với các chùa chiền, tăng ni, Phật tử hải ngoạị CSVN cũng sẽ dùng tiền bạc để phát triển những ngôi chùa không chống đối “nhà nước” thành những ngôi chùa khang trang to lớn nhất để thu hút Phật tử, dần dần triệt tiêu ảnh hưởng của GHPGVNTN ở Hoa Kỳ và các nước. CSVN sẽ nâng đỡ, phát triển GHPGVN thành công cụ quần chúng lớn, lấy GHPGVN làm chiếc thuẫn chống đỡ mọi chỉ trích đàn áp tự do tôn giáo, và đàng sau chiếc thuẫn này sẽ là lưỡi mâu bén CSVN không chỉ dùng để trấn áp GHPGVNTN mà còn nhắm tới các tôn giáo khác.

Mong rằng người Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước nhìn rõ những âm mưu của CS. Nếu không, một ngày nào đó chuà chiền Việt Nam sẽ có tượng “Hồ Chí Minh Bồ Tát”! Phật Giáo VN sẽ bị ma vương CS nhuộm đỏ, như màu hoa sen đỏ đang treo, đang thả, trang trí tận mọi hang cùng ngõ hẽm Việt Nam.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Huệ Vũ

No comments:

Post a Comment