Trương Sỹ Lương
Từ cổ chí kim, trong những cuộc tranh giành quyền lực từ cấp làng xã đến quốc gia, hay rộng lớn hơn là thế giới - ngoài lãnh vực sử dụng quân sự để chiến thắng đối phương - thì mặt trận tuyên truyền và vận động nói tắt là tuyên vận, hay là chiến tranh chính trị, chiến tranh tâm lý vẫn là một thứ vũ khí trí vận vô cùng quan trọng, đóng góp lớn vào sự chiến thắng đối phương trên cả hai mặt chiến thuật và chiến lược.
Trong lịch sử cận đại, đối với thế giới cộng sản quốc tế, trận chiến tuyên vận luôn luôn được đặt lên hàng đầu, không kém lãnh vực tình báo chiến lược. Ngân sách quốc gia to lớn đã được đổ vào quỹ này để điều nghiên, huấn luyện cán bộ trung kiên, móc nối, mua chuộc đối phương (bằng mọi giá nếu cần phải mua) để giành lấy chiến thắng.
Kế sách tuyên vận được thi hành trên hai mặt nổi và chìm dưới nhiều dạng thức tuyên truyền khác nhau. Tùy theo địa bàn hoạt động, tâm lý quần chúng từng vùng để thi hành sách lược. Tuyên vận (nổi) trên lãnh vực văn hóa, gồm các bộ môn thông tin, báo chí, văn nghệ, nghệ thuật để ru ngủ đối phương. Nếu có cơ hội là tung đòn trực tiếp, hoặc móc nối với thành phần «đứng giữa» vì ham lợi vật chất hoặc có đầu óc lập dị, - ưa làm những chuyện trái người khác để thỏa mãn tự ái riêng tư - để rồi lọt vào guồng máy tuyên vận của địch. Tuyên vận (chìm) là những vận động trong bóng tối, đôi khi vô thưởng vô phạt, nhưng có mục tiêu nham hiểm, lén lút như rỉ tai, bịa đặt, bêu rếu cá nhân, hăm dọa tung lý lịch đánh phá tổ chức hay chính quyền làm cho những hoạt động chính danh bị trở ngại.
Đối với CSVN, lãnh vực tuyên vận vẫn là chiến dịch ưu tiên hàng đầu. Trong thời kỳ chiến tranh quốc-cộng, Cục Tuyên Vận CSVN đã tung ra các chiến dịch tuyên vận như chúng ta đã thấy.
Tại miền Nam Việt Nam trước đây thì họ tuyên truyền, bôi nhọ về mọi mặt để đánh phá chính phủ Việt Nam Cộng Hòa như «Tay sai Đế quốc», «Ngụy quyền, ngụy quân, lính đánh thuê». Về mặt du kích văn hóa, văn nghệ thì họ cấy ngay trong hàng ngũ chúng ta những tay bồi bút chuyên môn giựt dây, phá hoại; về văn nghệ, nghệ thuật sân khấu thì có Trịnh Công Sơn, Miên Đức Thắng, Kim Cương, Thanh Nga và hàng trăm cán bộ to nhỏ khác ... không thể kể hết lên đây. Đội ngũ du kích văn hóa, truyền thông chìm nổi này đã đâm sau lưng chiến sĩ QLVNCH nói riêng và chính quyền miền Nam Việt Nam nói chung một cách khoa học mà sau này ai cũng biết. Chính họ là thành phần đã góp công «to lớn» vào sự sụp đổ đau thương của chính thể Việt Nam Cộng Hòa.
Trên bình diện quốc tế thì họ tung những đòn tuyên truyền xuyên tạc, mua chuộc giới thanh niên thế giới thiên tả thời đó chống chiến tranh, làm lu mờ chính nghĩa chống cộng của quân dân miền Nam Việt Nam. Mua ngay cả những thành phần sinh viên du học, để họ quay lại chống cha anh đang ngày đêm chiến đấu mất còn với cộng sản xâm lăng.
Sau năm 1975, kể từ khi làn sóng người Việt tỵ nạn cộng sản ra đi trong đường tơ kẽ tóc để tìm tự do, tìm đất dung thân ... thì CSVN cũng tung chiến dịch tuyên vận, móc nối, cấy người bằng mọi cách để xé lẻ khối người Việt tỵ nạn, vốn đã quá khổ đau vì đại họa cộng sản.
Những năm đầu sau 1975, mạng lưới tuyên vận CSVN còn e dè, chỉ hoạt động chìm, lén lút có tính cách lẻ tẻ ở một vài lãnh vực hạn hẹp. Nhưng từ khi chế độ CSVN cởi trói vào năm 1987 thì mạng lưới tuyên vận «giao lưu văn hóa và văn nghệ», dụ người về thăm quê hương (để cứu sống chế độ qua đồng đô la), đồng thời tung ra hải ngoại các sản phẩm văn nghệ, văn hóa, xoáy vào đề tài thương nhớ quê hương để ru ngủ những người nhẹ dạ qua chiến dịch mang tên «hoa hồng xám».
Sau năm 1995 và cuối thập niên 90, lợi dụng dịp Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận và tái lập bang giao, CSVN hồ hởi ồ ạt tung ra hải ngoại chiến dịch tuyên truyền (nổi) bằng các phái đoàn thương mại, triển lãm tranh ảnh, văn hóa phẩm; đưa những đoàn văn công ra hải ngoại vừa kiếm lợi, vừa tuyên truyền xám mà những người không nắm vững âm mưu trong kế sách «thuốc độc bọc đường» rất dễ bị thu hút, vô tình tiếp tay cho mục tiêu tuyên vận của CSVN. Đồng thời trên mặt trận thông tin, báo chí, CSVN cũng đã hồ hởi tung ra hải ngoại những tờ báo mang nội dung vô thưởng vô phạt, bê nguyên nội dung những tờ báo đảng trong nước với mục tiêu xoáy vào giới trẻ - rất mù mờ về chính trị - để ru ngủ thanh niên theo mục tiêu trí vận của họ. Họ nằm yên ở đó để chờ thời cơ là ngồi dậy hoạt động ngay. Những trang báo vô thưởng vô phạt ấy sẽ biến thành những lưỡi lê đâm lút cán chúng ta một cách hữu hiệu.
Mặt khác, họ mua chuộc một số báo khác mà người chủ trương chỉ xoáy vào lãnh vực thương mại, nhưng thỉnh thoảng lại cho đăng tải những bài viết ca ngợi CSVN, hoặc giả vờ cho đi những bài viết chập chờn mang đầy tính chất chia rẽ, gây hoang mang, thọc bên này, đục bên kia để gây hiềm khích trong tập thể người Việt quốc gia.
Ở trong nước thì đảng chủ trương hủy diệt mầm chống đối bằng cách đầu độc thanh niên thiên về vật chất, chỉ biết ăn chơi, rượu chè, thụ hưởng, trụy lạc, sa đọa. Còn ở hải ngoại thì những cán bộ trẻ trá hình dụ dỗ giới trẻ chống đối, ghét chính trị, tạo mâu thuẫn giữa hai thế hệ già trẻ, làm hao mòn tiềm năng của thế hệ trẻ, đáng lẽ họ phải nối tiếp cha anh trên con đường đấu tranh giải thể chế độ CSVN.
Đã đến lúc những chiến sĩ quốc gia, những quân dân cán chính, một đời đấu tranh, hy sinh cho tự do dân chủ phải nhận chân, phân biệt rõ ràng ai bạn, ai thù, không vì cảm tính, thành kiến cá nhân để rồi chính chúng ta chống lại chúng ta, hoặc vô tình che chở cho kẻ thù vì thiếu nhận định sáng suốt và cuối cùng lọt vào bẫy sập của cục tuyên vận CSVN.
Đã đến lúc thế hệ đi trước phải chăn dắt con em trên lãnh vực tinh thần để vô hiệu hóa chiêu «vô thưởng vô phạt», nhưng có mục tiêu tuyên vận của CSVN. Chính chúng ta phải nhắc nhở, giải thích, phân tích rõ ràng trắng đen để cho giới trẻ ý thức vai trò đóng góp hữu hiệu vào đại cuộc giải thể chế độ cộng sản, xây dựng lại đất nước.
Đừng quên, ngày trước chính CSVN đã gọi chúng ta là «bọn phản động chạy theo đế quốc», nhưng ngày nay ở vào thế bí kinh tế, thế kẹt chính trị nên họ đã đổi thành cụm từ «khúc ruột ngàn dặm» để chiêu dụ chúng ta tiếp tục nuôi sống chế độ phi dân tộc.
Đứng trước giai đoạn đấu tranh khó khăn, trước chiến dịch tuyên vận trắng trợn của tập đoàn cộng sản, đã và đang chĩa mũi dùi vào tập thể người Việt tỵ nạn về nhiều mặt, chúng ta phải nghiên cứu đối sách thật kỹ lưỡng để vô hiệu hóa những mũi tấn công này.
Trương Sỹ Lương
Trong lịch sử cận đại, đối với thế giới cộng sản quốc tế, trận chiến tuyên vận luôn luôn được đặt lên hàng đầu, không kém lãnh vực tình báo chiến lược. Ngân sách quốc gia to lớn đã được đổ vào quỹ này để điều nghiên, huấn luyện cán bộ trung kiên, móc nối, mua chuộc đối phương (bằng mọi giá nếu cần phải mua) để giành lấy chiến thắng.
Kế sách tuyên vận được thi hành trên hai mặt nổi và chìm dưới nhiều dạng thức tuyên truyền khác nhau. Tùy theo địa bàn hoạt động, tâm lý quần chúng từng vùng để thi hành sách lược. Tuyên vận (nổi) trên lãnh vực văn hóa, gồm các bộ môn thông tin, báo chí, văn nghệ, nghệ thuật để ru ngủ đối phương. Nếu có cơ hội là tung đòn trực tiếp, hoặc móc nối với thành phần «đứng giữa» vì ham lợi vật chất hoặc có đầu óc lập dị, - ưa làm những chuyện trái người khác để thỏa mãn tự ái riêng tư - để rồi lọt vào guồng máy tuyên vận của địch. Tuyên vận (chìm) là những vận động trong bóng tối, đôi khi vô thưởng vô phạt, nhưng có mục tiêu nham hiểm, lén lút như rỉ tai, bịa đặt, bêu rếu cá nhân, hăm dọa tung lý lịch đánh phá tổ chức hay chính quyền làm cho những hoạt động chính danh bị trở ngại.
Đối với CSVN, lãnh vực tuyên vận vẫn là chiến dịch ưu tiên hàng đầu. Trong thời kỳ chiến tranh quốc-cộng, Cục Tuyên Vận CSVN đã tung ra các chiến dịch tuyên vận như chúng ta đã thấy.
Tại miền Nam Việt Nam trước đây thì họ tuyên truyền, bôi nhọ về mọi mặt để đánh phá chính phủ Việt Nam Cộng Hòa như «Tay sai Đế quốc», «Ngụy quyền, ngụy quân, lính đánh thuê». Về mặt du kích văn hóa, văn nghệ thì họ cấy ngay trong hàng ngũ chúng ta những tay bồi bút chuyên môn giựt dây, phá hoại; về văn nghệ, nghệ thuật sân khấu thì có Trịnh Công Sơn, Miên Đức Thắng, Kim Cương, Thanh Nga và hàng trăm cán bộ to nhỏ khác ... không thể kể hết lên đây. Đội ngũ du kích văn hóa, truyền thông chìm nổi này đã đâm sau lưng chiến sĩ QLVNCH nói riêng và chính quyền miền Nam Việt Nam nói chung một cách khoa học mà sau này ai cũng biết. Chính họ là thành phần đã góp công «to lớn» vào sự sụp đổ đau thương của chính thể Việt Nam Cộng Hòa.
Trên bình diện quốc tế thì họ tung những đòn tuyên truyền xuyên tạc, mua chuộc giới thanh niên thế giới thiên tả thời đó chống chiến tranh, làm lu mờ chính nghĩa chống cộng của quân dân miền Nam Việt Nam. Mua ngay cả những thành phần sinh viên du học, để họ quay lại chống cha anh đang ngày đêm chiến đấu mất còn với cộng sản xâm lăng.
Sau năm 1975, kể từ khi làn sóng người Việt tỵ nạn cộng sản ra đi trong đường tơ kẽ tóc để tìm tự do, tìm đất dung thân ... thì CSVN cũng tung chiến dịch tuyên vận, móc nối, cấy người bằng mọi cách để xé lẻ khối người Việt tỵ nạn, vốn đã quá khổ đau vì đại họa cộng sản.
Những năm đầu sau 1975, mạng lưới tuyên vận CSVN còn e dè, chỉ hoạt động chìm, lén lút có tính cách lẻ tẻ ở một vài lãnh vực hạn hẹp. Nhưng từ khi chế độ CSVN cởi trói vào năm 1987 thì mạng lưới tuyên vận «giao lưu văn hóa và văn nghệ», dụ người về thăm quê hương (để cứu sống chế độ qua đồng đô la), đồng thời tung ra hải ngoại các sản phẩm văn nghệ, văn hóa, xoáy vào đề tài thương nhớ quê hương để ru ngủ những người nhẹ dạ qua chiến dịch mang tên «hoa hồng xám».
Sau năm 1995 và cuối thập niên 90, lợi dụng dịp Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận và tái lập bang giao, CSVN hồ hởi ồ ạt tung ra hải ngoại chiến dịch tuyên truyền (nổi) bằng các phái đoàn thương mại, triển lãm tranh ảnh, văn hóa phẩm; đưa những đoàn văn công ra hải ngoại vừa kiếm lợi, vừa tuyên truyền xám mà những người không nắm vững âm mưu trong kế sách «thuốc độc bọc đường» rất dễ bị thu hút, vô tình tiếp tay cho mục tiêu tuyên vận của CSVN. Đồng thời trên mặt trận thông tin, báo chí, CSVN cũng đã hồ hởi tung ra hải ngoại những tờ báo mang nội dung vô thưởng vô phạt, bê nguyên nội dung những tờ báo đảng trong nước với mục tiêu xoáy vào giới trẻ - rất mù mờ về chính trị - để ru ngủ thanh niên theo mục tiêu trí vận của họ. Họ nằm yên ở đó để chờ thời cơ là ngồi dậy hoạt động ngay. Những trang báo vô thưởng vô phạt ấy sẽ biến thành những lưỡi lê đâm lút cán chúng ta một cách hữu hiệu.
Mặt khác, họ mua chuộc một số báo khác mà người chủ trương chỉ xoáy vào lãnh vực thương mại, nhưng thỉnh thoảng lại cho đăng tải những bài viết ca ngợi CSVN, hoặc giả vờ cho đi những bài viết chập chờn mang đầy tính chất chia rẽ, gây hoang mang, thọc bên này, đục bên kia để gây hiềm khích trong tập thể người Việt quốc gia.
Ở trong nước thì đảng chủ trương hủy diệt mầm chống đối bằng cách đầu độc thanh niên thiên về vật chất, chỉ biết ăn chơi, rượu chè, thụ hưởng, trụy lạc, sa đọa. Còn ở hải ngoại thì những cán bộ trẻ trá hình dụ dỗ giới trẻ chống đối, ghét chính trị, tạo mâu thuẫn giữa hai thế hệ già trẻ, làm hao mòn tiềm năng của thế hệ trẻ, đáng lẽ họ phải nối tiếp cha anh trên con đường đấu tranh giải thể chế độ CSVN.
Đã đến lúc những chiến sĩ quốc gia, những quân dân cán chính, một đời đấu tranh, hy sinh cho tự do dân chủ phải nhận chân, phân biệt rõ ràng ai bạn, ai thù, không vì cảm tính, thành kiến cá nhân để rồi chính chúng ta chống lại chúng ta, hoặc vô tình che chở cho kẻ thù vì thiếu nhận định sáng suốt và cuối cùng lọt vào bẫy sập của cục tuyên vận CSVN.
Đã đến lúc thế hệ đi trước phải chăn dắt con em trên lãnh vực tinh thần để vô hiệu hóa chiêu «vô thưởng vô phạt», nhưng có mục tiêu tuyên vận của CSVN. Chính chúng ta phải nhắc nhở, giải thích, phân tích rõ ràng trắng đen để cho giới trẻ ý thức vai trò đóng góp hữu hiệu vào đại cuộc giải thể chế độ cộng sản, xây dựng lại đất nước.
Đừng quên, ngày trước chính CSVN đã gọi chúng ta là «bọn phản động chạy theo đế quốc», nhưng ngày nay ở vào thế bí kinh tế, thế kẹt chính trị nên họ đã đổi thành cụm từ «khúc ruột ngàn dặm» để chiêu dụ chúng ta tiếp tục nuôi sống chế độ phi dân tộc.
Đứng trước giai đoạn đấu tranh khó khăn, trước chiến dịch tuyên vận trắng trợn của tập đoàn cộng sản, đã và đang chĩa mũi dùi vào tập thể người Việt tỵ nạn về nhiều mặt, chúng ta phải nghiên cứu đối sách thật kỹ lưỡng để vô hiệu hóa những mũi tấn công này.
Trương Sỹ Lương
No comments:
Post a Comment