Tuesday, May 13, 2008

Đại Lễ Phật Đản Của GHVNTN Tại California

Đại lễ Phật Đản của GHPGVNTN tổ chức tại chùa Diệu Pháp ở miền Nam California
200 Chư Tăng Ni và 5000 Phật Tử Tham Dự


Sáng ngày 11.5, Văn phòng II Viện Hoá Đạo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ tổ chức Đại lễ Phật Đản tại chùa Diệu Pháp, là trụ sở của Giáo hộị Hai trăm chư Tăng Ni Việt Nam và các nước Cam Bốt, Hoa Kỳ, Miến Điện, Tây Tạng, Tích Lan, Thái Lan, Trung hoa quan lâm lễ đài và gần năm nghìn Phật tử tham dự. Hội trường chật kín, đồng bào phải đứng tràn ra đường phố, ngồi chật trong Chánh điện, trong nhà trù và trong sân chùa cạnh hội trường. Một không khí hân hoan, tưng bừng dưới vòm hội trường che bằng những cuộn vải màu ngũ sắc thành lá đại kỳ Phật giáo lừng lửng trên trời xanh.

Khai mạc vào lúc 10giờ 30 sáng bằng cuộc thuyết pháp của Pháp sư Thích Giác Đức, Tổng uỷ viên Nghiên cứu Kế hoạch Văn phòng II Viện Hoá Đạo, nói về ý nghĩa Ngày Phật Đản. Sau đó ông Võ Văn Ái, Phát ngôn nhân Viện Hoá Đạo kiêm Tổng uỷ viên Ngoại vụ Văn phòng II Viện Hoá Đạo, Giám đốc Phòng Thông tin Phật giáo quốc tế đến từ Paris, nói về tình trạng nhà cầm quyền Cộng sản đàn áp GHPGVNTN tại các tỉnh Lâm Đồng, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Ông Ái tố cáo Hà Nội lợi dụng ngày Đức Phật Đản sinh để tuyên truyền cho chế độ, trong khi vẫn gia tăng đàn áp GHPGVNTN.

Ông cho đồng bào Phật tử được biết thế giới đang quan tâm tới tự do tôn giáo tại Việt Nam và hậu thuẫn GHPGVNTN trong cuộc vận động phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý cho Giáo hộị Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế đã có thư và hồ sơ gửi đến số lớn các phái đoàn Phật giáo được mời về Hà Nội dự lễ Phật Đản, thông báo về hiện tình đàn áp GHPGVNTN. Một diễn giả quan trọng tại Đại lễ Phật Đản ở Hà Nội được nhà cầm quyền đề cao trên Trang Nhà Phật Đản là ông Amartya Sen, Giải Nobel Kinh tế và giáo sư tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ, đã từ chối không về Hà Nội.

Ông Ái công bố bức thư gửi Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng với chữ ký của 54 nhân vật quốc tế. Đặc biệt như Bà Maired Maguire, Giải Nobel Hoà bình, Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Frank Wolf (Đồng chủ tịch Uỷ ban Nhân quyền Hạ viện, tác giả Đạo luật Tự do Tôn giáo trên Thế giới được Quốc hội Hoa Kỳ thông quan năm 1998 mở đấu cho danh sách CPC), Đức Giám mục Vaclav Maly từ thủ đô Prague, Tiệp, Giáo sĩ Do Thái giáo Shmuel Herfeld, bà Nina Shea, Uỷ viên Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới, các Dân biểu nổi danh Quốc hội Châu Âu Graham Watson, Marco Pannella, Edwards McMillian-Scott (Phó chủ tịch Quốc hội Châu Âu), Luisa Morgantini (Đảng Cộng sản, Phó chủ tịch Quốc hội Châu Âu), Emma Bonino Phó chủ tịch Thượng viện Quốc hội Ý, Huân tước Avebury và Huân tước Alton, Thượng viện Quốc hội Anh, Liljedahl Lynngard, Chủ tịch Uỷ ban Giải Rafto, bà Jennifer Windsor, Giám đốc Điều hành Freedom House, Hoa Kỳ; Giáo hội Tăng già Tứ phương, Nhật Bản, và chư Tăng lãnh đạo GHPGVNTN Hải ngoại, v.v…

Nêu rõ xong hiện trạng đàn áp GHPGVNTN, bức thư kết luận: «Nhân dịp Đại lễ Phật Đản LHQ, chúng tôi kêu gọi quý ông hãy chấm dứt mọi đàn áp đối với GHPGVNTN, trả tự do cho Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ và phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN. Bằng động thái đó, quý ông sẽ tái lập ý nghĩa đích thực cho Ngày Đại lễ Phật Đản LHQ, và tôn vinh 2000 năm truyền đăng nền Phật giáo Việt Nam».

Sau phần thuyết pháp và thuyết trình, là phần tuyên đọc Đạo từ, Thông điệp, Thông bạch Phật Đản cùng các quan khách phát biểu.

Khởi đầu, Thượng toạ Thích Viên Lý, Viện chủ chùa Diệu Pháp, Tổng thư ký Văn phòng II Viện Hoá Đạo, GHPGVNTN, đồng thời là Trưởng ban Tổ chức Đại lễ Phật Đản, đọc Diễn văn khai mạc. Thượng toạ ngỏ lời chân thành tri ân chư Tôn đức Giáo phẩm đã quang lâm chứng minh, và thành tâm cảm tạ quý quan khách, rồi đề cao nếp sống của hàng lãnh đạo giáo hội nơi quê nhà : «Nhân mùa đản sanh của đức Phật, chúng con xin hướng vọng về quê nhà, đê đầu đảnh lễ thâm tạ Đức đệ tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hoá Đạo đã sống đúng và sống như chánh pháp, đã lãnh đạo Giáo Hội một cách từ bi nhưng vô cùng sáng suốt giữa một bối cảnh lịch sử cực kỳ khó khăn để Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vẫn mãi là ngọn hải đăng giữa đêm dài lịch sử». Thượng toạ cũng xác nhận lập trường của người Phật tử Việt Nam:

«Là người Phật tử chân chính, chúng ta không bao giờ chạy theo hay tìm cách nương tựa vào những thế lực bên ngoài nhất là những thế lực vô minh manh động, vì sức mạnh nội tại đích thực của đạo Phật là chính là từ bi và trí tuệ chứ không phải bất cứ thế lực ngoại tại nàọ Chúng ta không thể đứng và bước vững trên đôi chân của kẻ khác, chúng ta cũng không thể sống bằng cách thở nhờ lỗ mũi của người khác. Người Phật tử chân chính không bao giờ có ý định lợi dụng bất cứ ai, nhất là lợi dụng quyền lực của nhà nước CS để làm Phật sự. Chỉ móng khởi cái tâm ý lợi dụng người khác, chính ý tưởng ấy là ý tưởng bất chính. Vì thế, việc lợi dụng CSVN để làm cho Phật Giáo phát triển điều đó chẳng khác nào lợi dụng một tổ chức chuyên giết người cướp của để làm giàu cho bản thân mình».

Tiếp đến, Đại lão Hoà thượng Thích Hộ Giác, nhân danh Phó Viện trưởng Viện Hoá Đạo, Chủ tịch Văn phòng II Viện Hoá Đạo kiêm Chủ tịch Hội đồng Điều hành GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ, ban Đạo từ Phật Đản. Hoà thượng nhắc nhở rằng:

«Đất nước Việt Nam là quê hương mang nhiều đau khổ. Đã hơn một thế kỷ rồi dân tộc Việt Nam vẫn phải trăn trở với bao ách nước tai trờị Đạo pháp cũng đồng thân phận với dân tộc. Người Phật tử Việt có hai sứ mệnh quan trọng phải làm. Một là vận dụng một cách sáng suốt nguồn trí tuệ của Đạo Phật để xây dựng nước nhà. Thứ hai là thể hiện tinh hoa của Chánh pháp giữa muôn trùng ma chướng. Sự hưng thịnh của Phật pháp không phải nằm ở con số đông người đi chùa mà chính là ở những con người thật sự tin, hiểu và thể hiện lời Phật dạy». Dù sự đau thương tràn ngập trên quê hương Việt, nhưng Hoà thượng không quên nhắc nhở đến sự đau thương của các nước láng giềng:

«Những đau thương mà chúng ta được biết qua những tin tức về Tây Tạng, Miến Điện nhắc nhở nhiều hơn về nỗi khổ đau do vô minh, tham vọng của những thế lực bạo quyền độc tài đảng trị. Chúng ta cũng nhân mùa Khánh Đản hãy cầu nguyện cho những nạn nhân thiên tai ở Miến Điện đang sống trong cảnh màn trời chiếu đất sau cơn bão Nagris».

Bức Thông điệp Phật Đản của Đức Tăng thống Thích Huyền Quang được Hoà thượng Thích Chánh Lạc tuyên đọc. Hoà thượng là Phó Viện trưởng Viện Hoá Đạo kiêm Tổng uỷ viên Nội vụ và Hoàng pháp Văn phòng II Viện Hoá Đạọ Đức Tăng thống nhận xét tình hình Việt Nam như sau:

“Nhìn lại khối người 85 triệu mà chư Tôn đức Tăng Ni đang hoằng pháp lợi sinh, thì thấy kinh tế Việt Nam có chiều phát triển. Nhưng chênh lệch giàu nghèo ngày càng đào sâu thăm thẳm. Không chênh lệch giữa quốc dân, mà chênh lệch giữa giới quan lại và quần chúng, gây ra cảnh “nước giàu dân nghèo” mâu thuẫn với các khẩu hiệu Nhà nước đề cao”.

Mặt khác, “Về đường tinh thần, mọi tự do cơ bản bị chà đạp, nên tôn giáo không phát triển, tệ nạn xã hội hoành hành và gia tăng. Việc giải thoát giác ngộ không thể xây dựng trên sự nghèo đói và thiếu tự dọ Nay lại thêm chuyện lãnh thổ bị xâm lấn khiến lòng người ưu tư khắc khoảị Hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa đang trong cơn hấp hối, mà các nhà lãnh đạo đất nước làm ngơ. Không như thưở trước, dưới các triều Đinh, Lê, rồi Lý, Trần, Lê, từ vua quan, bậc Cao tăng và Phật tử cho đến toàn dân đều một lòng giữ nước. Vì giữ nước mới có đất nuôi dân. Vì giữ dân nên thăng hoa tinh thần và đạo lý làm nên văn hiến nước nhà”.

Đức Tăng thống Thích Huyền Quang kêu gọi: “Người Phật tử bồi đắp tâm linh bao nhiêu cho tiến trình giải thoát giác ngộ, thì càng bảo vệ lãnh thổ bấy nhiêu cho chủ quyền của nòi giống tự do thoát ly nô lệ”. Vì “Chánh pháp không thể nở hoa nơi giang sơn nô lệ, chúng sinh không thể an lạc nơi áp bức, đói nghèọ Bản hoài xuất thế của chư Phật là xuất hiện nơi trần thế để cứu độ muôn loài”.

Cho nên “Đồng bào Phật tử trên khắp năm châu càng rạng rỡ bao nhiêu thì càng chiếu rọi trở về nơi quê hương cho nước Việt sớm huy hoàng. (...) Xin chư liệt vị hãy hóa thân vào nền văn minh của trí tuệ Bát Nhã, làm bản tâm cho bậc nhân đức cứu nguy đất nước và loài người”.

Hoà thượng Thích Thiện Tâm, Tổng uỷ viên Đặc trách liên lạc Canada, tuyên đọc Thông bạch Phật đản của Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hoá Đạo, GHPGVNTN. Qua Thông bạch Hoà thượng khẳng định Giáo hội “không tham dự, cũng không cử đại biểu tham dự” Vì Đại lễ Phật Đản do nhà cầm quyền Cộng sản tổ chức «xuấ́t phát từ động cơ chính trị, lợi dụng Phâ,t đản để̉ sơn phết bộ mặtyếu kém về tự do dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo của Cộng sản Việt Nam trước đông đảo quan khách quốc tế đến tham dự Phật đản Vesak 2008 tatại Hà Nội”.

Hoà thượng căn dặn Giáo hội các cấp: «Tham gia các buổi lễ cầu nguyện cho GHPGVNTN sớm được phục hoạt; các lãnh đạo tối cao của Gíao hội, chư tôn Hoà thượng, Thượng toạ trong Hội Đồng Lưỡng Viện, các Tăng sĩ, cư sĩ Phật tử đang bị nhà nước quản chế hoặc bức hại sớm được trả lại quyền tự do đi lại và quyền tự do hành Đạọ Tổ chức thăm viếng chư Tôn đức Tăng ni và các Cư sĩ... vì tham gia sinh hoạt với GHPGVNTN mà gặp phải hoạn nạn, hoặc đang lâm bệnh. Tổng Vụ Từ Thiện Xã hội tổ̉ chức các cuộc thăm hỏi và tặng quà Phật đản tại các cơ sở từ thiện xã hội trong thành phố tuỳ theo khả năng”.

Sau các văn kiện Phật giáo, Hoà thượng Thích Chơn Trí, Tổng ủy viên Giáo dục Văn phòng II Viện Hoá Đạo, đọc bức Thông điệp của Tổng thống Georges W. Bush:

TOÀ BẠCH ỐC - HOA THỊNH ĐỐN

Ngày 8 tháng 5 năm 2008

«Tôi xin gửi lời chào mừng đến chư vị tham gia Đại lễ Phật Đản PL. 2552.

«Trong ngày đặc biệt hôm nay, có biết bao người tôn vinh đời sống Đức Phật, mà di sản truyền thừa gây ảnh hưởng cho hàng triệu con người trên trái đất. Bằng sự lan truyền thông điệp của niềm hy vọng và thân ái, sự dũng mãnh và đại lực của Đức Phật đã gây cảm hứng cho nhân quần. Đại lễ hôm nay là cơ hội cho chúng ta phản ảnh nền minh triết của tình thương, tính bao dung và lòng từ bi để nguyện cầu cho nền hoà bình mà chúng ta tìm kiếm.

«Tôi tán thán chư vị cử hành lễ tôn vinh Đức Thế Tôn. Nỗ lực tôn vinh của quý vị làm sáng lên một hình ảnh lịch sử vĩ đại.

«Laura và tôi xin gửi đến quý liệt vị lời chào nồng nhiệt».

Thượng toạ Thích Phước Nhơn, Tổng ủy viên Tài chánh Văn phòng II Viện Hoá Đạo, đến từ Úc Đại Lợi, thay mặt Giáo hội và Ban Tổ chức tiếp nhận ba tấm bằng Vinh danh GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ của ông Antonio R. Villaraigosa, Thị trưởng thành phố Los Angeles, Thượng nghị sĩ Jack Scott, Thượng viện tiểu bang California, và của Tiến sĩ Judy Chu, Chủ tịch Cục Bình quân, tiểu bang California.

Các quan khách lên lễ đài phát biểu có hai vị rất đặc biệt. Thứ nhất là ông John Trần, Thị trưởng thành phố Rosemead. Ông là thị trưởng gốc Việt Nam đầu tiên của Hoa Kỳ. Chào mừng Đức Phật Dản sinh, ông cho biết rằng ngày cha mẹ ông vượt biển đến Hoa Kỳ ông mới có 3 tuổi mà thôị Vị khách đặc biệt khác là Giáo sư Ananda W.P. Guruge, Phó chủ tịch Liên hữu Phật giáo Thế giới, cựu Đại sứ Tích Lan tại Hoa Kỳ. Ông tuyên bố trước sự vỗ tay nồng nhiệt của đồng bào tham dự:

«Hôm nay tôi đã chọn lựạ Thay vì về Hà Nội tham dự Đại lễ Phật Đản Tam hợp LHQ 2008 theo lời mời, tôi chọn đến đây tham dự Đại lễ Phật đản do GHPGVNTN tổ chức. Tôi muốn đứng bên cạnh Phật giáo đồ Việt Nam trong cuộc đấu tranh cho tự dọ Tôi đến đây để hậu thuẫn cuộc đấu tranh của các bạn, không riêng cho tự do tôn giáo mà cho nhân quyền của mọi người».

Sau phần tôn vinh Đức Phật và cuộc đấu tranh của Phật giáo đồ Việt Nam mà ông nghe qua Thông điệp Phật Đản của Đức Tăng thống và Thông bạch Phật Đản của Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, Giáo sư Ananda W.P. Guruge kết luận:

«Năm 2011 tới đây, thế giới sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 2600 năm Ngày Đức Thế tôn khánh đản. Tôi tin rằng ngày đó các chế độ độc tài toàn trị hay quân phiệt tại Á châu sẽ sụp đổ, Việt Nam và Miến Điện sẽ tìm thấy tự do, dân chủ».

Phần phát biểu chấm dứt, nghi lễ Khánh đản bắt đầu theo hai truyền thống Nam tông và Bắc tông. Tiếng kinh trầm hùng của 200 chư Tăng Ni đại diện 8 quốc gia Á châu và Hoa Kỳ cùng với 5000 Phật tử là lượn hải triều hùng vĩ dâng cao thanh âm chúc tụng ngày trần gian chào đón Đức Phật Từ Tôn Thích Ca Mâu Ni ra đời cứu khổ.

Nghi thức vừa chấm dứt, thì từ lễ đài 10 Lời Cầu nguyện của Phật tử Việt Nam cúng dường Phật Đản 2552 cất lên trầm hùng bi thiết:

MƯỜI LỜI CẦU NGUYỆN CÚNG DƯỜNG PHẬT ĐẢN PL. 2552

Toàn thể chúng con cúi đầu đảnh lễ Đức Phật từ bi vô lượng

(Đại chúng đồng thanh đáp): Chúng con cùng đảnh lễ !

Toàn thể chúng con cúi đầu đảnh lễ Pháp trí tuệ vô song

(Đại chúng đồng thanh đáp): Chúng con cùng đảnh lễ !

Toàn thể chúng con cúi đầu đảnh lễ Tăng già truyền đăng nẻo đạo

(Đại chúng đồng thanh đáp): Chúng con cùng đảnh lễ !

1. Chúng con đồng thanh nguyện cầu cho nhân loại thọ trì nghiêm giới không sát sanh, và quyết tâm chận đứng sự sát sanh của kẻ khác;

2. Chúng con đồng thanh nguyện cầu cho nhân loại thọ trì nghiêm giới không trộm cắp, và quyết tâm chận đứng sự trộm cắp ngày đêm của kẻ khác;

3. Chúng con đồng thanh nguyện cầu cho nhân loại thọ trì nghiêm giới không tà hạnh, và quyết tâm chận đứng sự tà hạnh của kẻ khác để tái tạo thuần phong mỹ tục trong đời sống;

4. Chúng con đồng thanh nguyện cầu cho nhân loại thọ trì nghiêm giới không vọng ngữ, và quyết tâm chận đứng sự vọng ngữ, dối gạt của kẻ khác;

5. Chúng con đồng thanh nguyện cầu cho nhân loại thọ trì nghiêm giới không rượu chè, ma tuý, và quyết tâm chận đứng sự rượu chè, ma tuý của kẻ khác để tiết độ cuộc sống an lành, thanh tịnh;

6. Chúng con đồng thanh phát nguyện nghiêm trì tịnh giới, đem năng lượng từ bi, trí tuệ kết đoàn để bảo vệ chư Tăng và nhân dân Miến Điện sớm thoát ách quân phiệt khủng bố;

7. Chúng con đồng thanh phát nguyện nghiêm trì tịnh giới, đem năng lượng từ bi, trí tuệ kết đoàn để bảo vệ chư Tăng và nhân dân Tây Tạng sớm giành lại chủ quyền và thoát ách diệt chủng;

8. Chúng con đồng thanh phát nguyện nghiêm trì tịnh giới, đem năng lượng từ bi, trí tuệ kết đoàn bảo vệ chư Tăng, Ni, Phật tử và nhân dân Việt Nam sớm thoát ách khủng bố, độc tài toàn trị, công an trị để toàn dân bước lên đường dân chủ, tự do, huynh đệ;

9. Chúng con đồng thanh phát nguyện nghiêm trì tịnh giới, đem năng lượng từ bi, trí tuệ bảo vệ đất nước, đồng bào và toàn vẹn lãnh thổ trước các nạn ngoại xâm và nội xâm;

10. Chúng con đồng thanh phát nguyện nghiêm trì tịnh giới, đem năng lượng từ bi, trí tuệ cầu an cho Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ cùng chư tôn giáo phẩm Hội đồng Lưỡng Viện, các Ban Đại diện, đồng bào Phật tử và đồng bào các giới trong và ngoài nước.

(Đại chúng đồng thanh đáp) : Chúng con cùng cầu nguyện !

Đại lễ được kết thúc với lễ Mộc dục và phóng sinh chim, cùng lời phát biểu cảm tạ của Thượng toạ Thích Viên Huy, Phó trưởng ban Tổ chức Đại lễ Phật Đản.

Phần thứ hai của Đại lễ Phật Đản là chương trình văn nghệ Phật Đản. Đặc biệt là lễ phát phần thưởng cho các em học sinh, sinh viên ưu tú. Ưu tú theo thứ vị xuất sắc tại học đường Hoa Kỳ kết hợp với kỳ thi Phật Pháp tại chùa Diệu Pháp.

No comments:

Post a Comment