Trần Quỳnh Lưu
Vừa mới đây tại Nam Cali có một nhóm người đứng ra tổ chức đêm “Nhớ về Trịnh Công Sơn”. Nhân ngày giỗ của anh tạ Thực ra, Trịnh Công Sơn đã nằm xuống, ít nhiều cũng nên dành cho anh ta sự bình an. Nói về một người đã chết là điều vô cùng tế nhị và khó khăn, mà người đã chết này gây biết bao tranh cãi và tốn biết bao giấy mực. Anh ta có xứng đáng để được nói nhiều đến như thế hay không? Và phải nói về anh ta như thế nào cho công bằng?.
Ít hay nhiều, TCS cũng đã đóng góp phần trí tuệ của mình làm lợi cho “những người anh em phía bên kia” nhuộm đỏ Miền Nam Việt Nam, đến chính nhà văn Cộng Sản Dương Thu Hương khi vào tiếp thu Sàigon cũng phải thốt lên “Chế độ CS Miền Bắc là một chế độ man rợ.” Vậy thì những nhạc phẩm của họ Trịnh và ngay cả những ca khúc của Phạm Duy (người quay lại tự chửi chính mình) có nên tiếp tục phổ biến trong Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn CS tại hải ngoại hay không? Nhất là đối với những ca sĩ Miền Nam một thời được bảo vệ bởi người lính QLVNCH. Ân oán cần phải được minh xử rõ ràng. Bởi vì những người dân Miền Nam rất dễ dàng tha thứ, nhưng cũng không thể dễ quên. Trần Quỳnh Lưu.
“CHIỀU ĐI TRÊN ĐỒI HOANG”
“Chiều đi trên đồi hoang, hát trên những xác người”. Trịnh Công Sơn đi trên những xác người miền Nam gục chết vội vã bên đường. Trên cánh đồng lúa xanh tươi tốt, trên đại lộ kinh hoàng đầy xác đồng bào từ những thù hận của “lũ giặc từ Miền Bắc.” Và rồi, những người làm văn nghệ hải ngoại vẫn cho hát những bài của anh ta như ru ngủ lòng ngươi VN lưu vong quên đi quá khứ.
Mặc nhiên, tôi đã thấy xác người vô tội gục chết từ mũi súng hờn căm của những con người mang tên “giải phóng”. Hôm nay lắm kẻ vẫn cứ tiếp tục xiểng dương và vẫn hát những ca khúc một thời chống chiến tranh và những ca khúc về xác những đồng bào, quân cán chính đã gục ngã khắp mọi nơi trên quê hương. Cảm hứng của Trịnh Công Sơn chắc hẳn chỉ có được và viết nên một bài hát “xác người” trong một chế độ tự do miền Nam mà thôi. Cho đến hôm nay sau 33 năm từ khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam, họ Trịnh vẫn không hề viết thêm được một ca khúc “xác người” nào khác, dù rằng rất nhiều đồng bào đã bỏ mình tại các khu kinh tế mới, trên biển đông hoặc trong rừng sâu biên giới khi tìm đường trốn thoát cái gọi là “Thiên Đường Cộng Sản.” Những người lính Miền Nam gục chết trong các trại tù và tuổi trẻ bị thiêu đốt bởi cuồng vọng tại chiến trường Cambốt và Trung Việt.
Trịnh Công Sơn không được công bằng, nếu thực sự anh ưu tư về vận nước nổi trôi. Không ai có quyền phủ cho anh ta một “chiếc nón” nếu thực sự anh ta mang tâm tình của một kẻ sĩ, không bao giờ biết run sợ trước bạo lực và rồi đứng trước mọi bất công TCS sẽ không bao giờ im tiếng như trước đây ngày còn chế độ Cộng Hòa, anh ta đã viết hàng loạt bài hát réo gọi hòa bình bằng mọi cách, 33 năm hòa bình theo kiểu Cộng Sản, họ Trịnh vẫn chững chạc, yên lành sống trong thế giới hòa bình theo kiểu Cộng Sản đó cho đến ngày anh ta đứt hơi, bởi vì nhiệm vụ anh ta đã hoàn tất rồi. Trịnh Công Sơn không còn lý do gì để viết thêm những bài hát phản kháng khác nữa. Một sự suy tôn và hát nhạc của anh ta là thiếu lương thiện và thiếu công bằng cho những người đã và đang nằm xuống bởi bàn tay khát máu của người anh em. Lắm kẻ làm văn học hải ngoại vẫn tiếp tục dùng ngòi bút để tô điểm cho một kẻ trong quá khứ dù ít hay nhiều giúp cho Bắc Bộ Phủ thôn tính Miền Nam.
“Hát trên những xác người,” tôi nghe như có đều gì bất ổn. Bởi vì tôi đã thấy tác giả “Em ra đi nơi này vẫn thế,” sống rất đàng hoàng không hề bị khủng bố gì cả. Một điều rất ngạc nhiên cho những người làm văn học hải ngoại tiếp tục tô điểm cho anh ta một “màu sắc dân tộc.” Mà dù thực sự bản chất anh ta như thế thì sự tô điểm đó cũng trở thành trơ trẽn, khó chịu cho người khác, nhất là những người lính đã bị Cộng Sản cầm tù quá lâu trong các trại được gọi là Cải Tạo.
Qua phong trào văn học phản kháng và phong trào tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền trong nước được phô trương qua các nhà văn Dương Thu Hương, Hoàng Minh Chính, Hà Sĩ Phu, LM Nguyễn Văn Lý, LS Nguyễn Văn Đài, LS Lê Thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thủy v.v.… thì Trịnh Công Sơn vẫn im lìm, an hưởng với những thành tích anh ta đã đạt được trước đây. Đảng đã cho anh ta một chỗ đứng hẳn hoi trong lòng “Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa”. Anh là người mang “bộ mặt dân tộc” sao anh không viết những bài hát yêu cầu đảng CS xóa bỏ hận thù, đừng giam cầm những người lính miền Nam trong các trại cải tạo vào những năm đầu 1975-1976 và cho đến sau này? Anh là người yêu nước sao anh không viết cho nửa triệu đồng bào chết tức tưởi trên biển đông? Cái nguyên nhân gây ra cho những thảm khốc, những cánh đồng đầy xác người, mà thủ phạm không phải chính quyền hay lính Miền Nam (lính Miền Nam đâu còn nữa, vì đã lũ lượt vào tù hết rồi). Sao anh không chịu rên rỉ van xin Hà Nội thôi đừng gây chiến nữa, như vậy đâu có những cánh đồng xác người để TCS cảm xúc viết thành những ca khúc nỉ non. Đến bây giờ lắm kẻ vẫn cứ muốn phô trương một mớ kinh điển về một con người được Hà Nội tô bóng để hoàn thành sự nghiệp giải phóng.
“ĐÊM NGHE TIẾNG THỞ DÀI”
“Đêm nghe tiếng thở dài,” rõ là tiếng thở dài khi gặp anh ta ngồi hát trong câu lạc bộ của Hội Trí Thức Yêu Nước thành Hồ tại đường Nguyễn Thông. Cũng chỉ là tiếng thở dài khi tôi và Huỳnh Hữu Trung lếch thếch vào Hội Trí Thức Yêu Nước xin đăng ký ở lại thành phố để khỏi đi kinh tế mới (ghi trong giấy ra trại) khi được thả sau 5 năm cầm tù trong các trại được gọi là “Cải Tạo”. Nghe êm tai lắm như lời hát được nghe từ miệng anh ta trong ngày đầu vào gặp Kỉnh, xin được ở lại Sài Gòn, dù rằng Kỉnh cũng như tôi và Trung, Kỉnh và TCS có lối làm việc thật đúng phong cách người làm cách mạng 30-4, “gặp thời thế ắt thời phải thế”. Có lẽ hắn và người viết ra bản nhạc “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” không thể biết hết được con đường chúng tôi đã đi, không phải chỉ là những năm tháng ngày còn chế độ miền Nam tự do mà cả sau ngày mất nước.
“Em ra đi nơi này vẫn thế.” Vẫn thế nào được nhỉ? Chỉ có Trịnh Công Sơn mới “vẫn thế,” còn chúng tôi chắc hẳn chẳng bao giờ giống anh ta cả. Ngày 30-4, sau khi buông súng đầu hàng theo lệnh của Dương Văn Minh. Tôi một mình rời đơn vị (Bộ Quốc Phòng, đường Gia Long) đi dọc theo Đại Lộ Thống Nhất, đứng sau nhà thờ Đức Bà chứng kiến 2 chiếc xe T54 húc vào cửa Dinh Độc Lập và cờ của MTGPMN được kéo lên, tôi cảm nghĩ ngay được rằng, từ nay Miền Nam không còn độc lập và tự do nữạ Từ Duy Tân quẹo ra Hai Bà Trưng-Phan Thanh Giản, tôi nhìn thấy những người lính Nhảy Dù ngồi khóc khi súng vẫn trên tay. Họ khóc không phải cho họ mà cho đất nước tôi. Họ và tôi là một, bị dồn nén qua những năm tháng chiến tranh, phải đối đầu với nhiều nghịch cảnh. Trước mặt là quân thù. Trên đầu là những vị lãnh đạo, các cấp chỉ huy quan quyền thối nát. Dưới chân họ là những đồng bào nghèo khổ, cơ cực đang chạy nạn chiến tranh và những em thơ không có mái trường. Sau lưng họ là một lũ phản bội và tôi đã nghe lời anh ta hát trên đài phát thanh Sài Gòn vào chiều 30-04-75 “nối vòng tay lớn.”
Như trước đây, tôi đã nhìn thấy xác các em thơ nằm la liệt trước sân trường tiểu học Cai Lậy, Định Tường. Tôi cũng đã nhìn thấy các lăng tẩm, chùa chiền, nhà thờ đều biến thành các pháo đài của bọn Cộng Sản chuồng tín. Dọc theo Đại Lộ Kinh Hoàng hàng ngàn đồng bào nằm chết vì đạn pháo của giặc Cộng, rồi HPN-Tường, một số sư sải, trí thức dẫn bộ đôi CS vào Huế sát hại đồng bào ruột thịt của mình trong Tết Mậu Thân. Tôi cũng đã nhìn thấy những nghịch cảnh oan nghiệt khi thằng anh là thượng tá Việt Cộng giải phóng em ruột của mình, một trung úy Quân Lực Cộng Hòa bằng mớ ruột lòi cả ra ngoài trộn lẫn với cỏ hôi trong trại cải tạo Kàtum, Tây Ninh. Tôi đã nhìn thấy tuổi trẻ miền Bắc bị xô đẩy vào chiến trường miền Nam khi tôi gặp tù binh 16 tuổi ngồi gục đầu với đôi mắt thất thần. “Em tên gì, ở đâủ” Cùng một quê hương với tôi, em vào đây qua ngã bạo lực, nếu không, gia đình em sẽ bị cúp lương thực. Anh em tôi đó, “Cùng một giòng máu Tiên Rồng” trực diện giết nhau vì mớ triết lý ngoại lai, vòng tay lớn được nối lại bằng những mộ khúc.
Miền Nam tôi đã trưởng thành và nhìn thấy một lũ phản bội, nhiều cấp chỉ huy đã tháo chạy, bỏ lại những người lính chiến đấu trong cô đơn, những đồng bào lãnh đạm, thờ ơ với những người lính. Tất cả tôi đã thấy (mạch có chứng), cớ sao anh ta cứ lãi nhải với mớ kinh điển “nối vòng tay lớn,” lớn đến nỗi sau đó cả trăm ngàn người miền Nam vào trại cải tạo, tuổi trẻ miền Nam bị đốt chay trong lực lượng Thanh Niên Xung Phong và tại chiến trường Cambốt. Có rất nhiều buổi chiều chúng tôi đã đi trên những nấm mồ của các em Thanh Niên Xung Phong bị chết trên đồi Đắc E, Bù Gia Mập. Mắt chúng tôi đã chứng kiến những đồng bào và những em bé phải ăn “lá khoai mì,” mặt bủng da chì đứng thờ ơ bên lề cuộc đời nhìn Cha Ông hoàn thành sự nghiệp vĩ đại “Trăm Năm Trồng Người”. Tôi, người lính Miền Nam chưa bao giờ mang ý nghĩ thù hận những người anh em Miền Bắc.
Một ngày nghe Trịnh Công Sơn hát bài “em ra đi nơi này vẫn thế” chắc hẳn không như anh ta nghĩ. Bởi vì, ngay phía ngoài trụ sở Hội Trí Thức Yêu Nước đã thấy nhan nhãn những người bị xua đuổi đi kinh tế mới, trốn trở về thành phố nằm la liệt bên các vệ đường, chẳng còn thấy các em thơ “khăn quàng đỏ quấn quanh cổ cò” đi lang thang ngoài đường nhặt giấy vụn “trong kế hoạch nhỏ” chào mừng “Con Tàu Thống Nhất” vào những năm đầu 75-76, mà chỉ thấy toàn một lũ con nít bao quanh những đống rác của thành phố để “bới lên những mạch sống” trong ngàỵ “Em ra đi nơi này vẫn thế!” “Vẫn cái thế chó nào được! Vừa phải thôi!” Trung lảm nhảm như thế và tôi vẫn nuốt không trôi chén chè đậu xanh do các anh chị “trí thức” chế độ cũ nấu bán trong Câu Lạc Bộ Hội Trí Thức Yêu Nước. Chén chè vẫn nằm ngang cổ họng khi nghe Kỉnh (Luật, không phải Đoàn Kỉnh của Khoa Học) thuyết giảng “Mô-ran” về thứ chủ nghĩa vô địch, cứ như ông cụ non rêu rao mớ giáo điều y hệt đảng viên chính hiệu đã được cầu chứng tại tòa về trình độ hiểu biết lý thuyết đảng. Thối không hửi được! Chẳng qua chỉ là một điệp khúc nhai lại như con “cắc kè bông” cứ mỗi buổi tối cất tiếng chép miệng thở dài trong trại tù Kàtum.
Trịnh Công Sơn hay Kỉnh cũng giống một “con sáo” được chủ tập cho “hót.” Và rồi “chất lý tưởng” nằm trong các nốt nhạc của anh ta đôi khi làm ta khó hiểụ Có những bản nhạc nghe phản chiến lạ lùng và rồi dân Miền Nam cũng quen đi như một sự đồng lõa tự nhiên với những bản nhạc phản chiên (có dáng dấp thiên tả) đó. Nếu tôi không được nghe anh ta hát “Nối vòng tay lớn” vào chiều 30-4-75 và 1980 lại nghe anh ta hát “Em ra đi nơi này vẫn thế” có lẽ tôi cũng sẽ đồng lõa với lối viết nhạc của anh (nói có sách, mách có chứng, vì mắt thấy, tai nghe). Không phải riêng tôi hay những người bạn của tôi mà còn rất nhiều người thích nhac tình ca của họ Trịnh vào những năm tháng nằm ở trại tỵ nạn, thường nghe bạn bè hát “Biển Nhớ” cũng nhức nhối lắm thay. Phạm Khắc Khiêm phê bình anh ta như một tên tử tội … đâm sau lưng chiến sĩ. “Có lẽ Sơn thân với HPNT nên bị Tường ảnh hưởng tả khuynh.” Điều đó không chắc lắm, có thể chỉ là một phản kháng tư tưởng về sự bất mãn chế độ Miền Nam. Trước năm 1975 tại Hội Quán Cây Tre (cạnh Sân Vận Động Hoa Lư, Đinh Tiên Hoàng), tôi có nghe TCS hát và một vài lần gặp gỡ, trước đây tôi vẫn nhìn anh ta với dáng dấp chất ngườị Nhưng năm 1980, nhìn lại khuôn mặt Sơn và Kỉnh trong cùng một lúc gặp gỡ tại Hội Trí Thức Yêu Nước, tôi có cảm giác cả hai đều cố gắng tạo cho mình khuôn mặt chuyên chính, dù có thể khác đi, không ai biết rõ bản chất chất của họ ngoại từ chính họ.
Giòng đời vẫn cứ trôi. Và rồi “Em ra đi nơi này vẫn không như thế nữa!” Mọi sự đã đổi thay không như Trịnh Công Sơn hay Kỉnh đã nghĩ! Chỉ có một điều “bác nằm trong lăng tẩm vẫn thế! Và đảng vẫn cứ chuyên chính, bo bo giữ lấy mớ giáo điều lỗi thời, phá sản.” Các em vẫn cứ hàng ngày lê thân trước cửa khách sạn, các tụ điểm, hay quán Karaoke ôm, bia ôm, cái gì cũng ôm, hay trước cửa khẩu “nhập cảng người Việt hải ngoại trở về du lịch”, mong kiếm ngày hai bữa trên các “Việt Kiều yêu nước” trở về trên các chuyến bay, dù phải bán rẻ thân xác “Em Việt Nam” thì các Việt Khiều trở về vẫn thơi thới hân hoan trên niềm đau và nỗi khổ của em, mong kiếm ngày hai bữa trong cái xã hội rách nát, nghèo đói, không còn một phương thức nào để có thể kiếm tiền nuôi thân, cũng như cứu vớt các em thơ thát khỏi cảnh “bu quanh những đống rác” hay đứng ngoài cửa quán ăn chờ những người khách ăn xong một tô phở nhào vào húp vội vã tí nước cặn còn lại cho đỡ đói lòng.
Bạc bẽo đến thế là cùng. Ở hải ngoại các báo chí Việt Ngữ ân cần săn tin, đăng tải về những mánh khoé của chững cô gái VN nghèo khổ. Khốn khổ cho em, những người đàn bà còn ở lại. Họ đang dẫm nát lên niềm đau của em mà không cần liêm sỉ, lương tâm cái quái gì cả! Miếng cơm, manh áo mà thôi phải không em? Có ai muốn làm những nghề bạc bẽo để cho khách thập phương chà đạp lên nỗi thống khổ trong một hoàn cảnh phải sống còn. Tại chế độ Cộng Sản hay tại lương tâm con người đui mù không thấy? Có lẽ tại cả hai nên em cơ khổ, đi bán thân cho mấy Việt Kiều về du lịch trong nỗi hân hoan trên cơ thể yếu đuối, có khi đêm về em khạc ra từng bụm máu. Cuống cổ em nổi màu gân xanh giống đồng đô-la Mỹ Quốc do họ mang về vung vãi trên giường, với chiếu cói rách tả tơi như thân em. Em có biết đâu bên này họ bòn mót từng đồng, mặc toàn quần áo Thrift Town, đêm về nằm “chổng queo gãi trong cô đơn”
Thực tế, chỉ có con cháu Bác vẫn thế, còn tất cả mọi người dân bất luận Bắc, Trung, Nam đều “đổi màu da” từ “hồng qua xám, từ xám qua đen.” Câu chuyện này thật “nhạt như nước ốc” nhưng ngứa tay nguệch ngoạc vài dòng cho đỡ buồn đời, và cho khỏi tức cái hòn d… khi nghe mấy nguồn tin có một nhóm người vẫn tiếp tục tô vẽ cho gã bồi bút âm nhạc một chiếc áo “nghệ sĩ trong lòng dân tộc” và nhóm người này vẫn còn mơ mộng về những ca khúc “hát trên những xác người” mà những ca khúc xác người được “nhai lại” do bọn lái buôn âm nhạc tô vẽ sẽ không bao giờ có tên những người lính Cộng Hòa đã chết cho Hoàng Sa năm 74 . Cũng chỉ là “chiều đi trên đồi hoang mà thôi!”
Dù họ cố gắng đến mấy để tô vẽ cho gã họ Trịnh một bộ mặt nhân bản trong từng ca khúc thì tự bản chất của anh ta cũng chỉ là “bồi bút cho một lũ phi nhân CS”
Đêm về “mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ” hay “ta đi từ ải Nam Quan,” chỉ còn tiếng thở dài.
Arlington 28-5-2008
Trần Quỳnh Lưu