Công hàm Phạm Văn Đồng tiếp tục là vết thương rỉ máu của Việt Nam
Giống như bao nhiêu lần trước, cứ mỗi khi Hà Nội có đủ bạo dạn để phản đối mạnh bước chân xâm lấn của Trung Quốc thì Bắc Kinh lại lôi ra cái túi gấm cố hữu.
Vào ngày 20/5/2014, để đáp lại các phản đối ồ ạt quanh việc Trung Cộng kéo giàn khoan 981 vào thềm lục địa Việt Nam, ông Lưu Hồng Dương, đại sứ Trung Quốc ở Indonesia đã tuyên bố trên báo Indonesia Jakarta Post rằng:
“Vị trí của các đảo đã được cộng đồng quốc tế, kể cả Việt Nam, công khai thừa nhận trong nhiều thập niên từ Thế chiến Hai. Trong tuyên bố ngày 14/9/1958 thay mặt chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Việt Nam khi đó, Phạm Văn Đồng, công khai thừa nhận quần đảo Tây Sa và các đảo khác ở Nam Hải là lãnh thổ Trung Quốc.”
Thật vậy, trong hiện tình Biển Đông và trong suốt bao năm qua, công hàm Phạm Văn Đồng tiếp tục là nền tảng pháp lý cơ bản để Trung Cộng khẳng định cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi” của họ tại Biển Đông. Công hàm này còn làm khựng lại các ý định trong vùng Đông Nam Á muốn hợp tác với Việt Nam đem Trung Cộng ra tòa án quốc tế. Vì ngày nào chính nước chủ nhà còn thừa nhận Biển Đông thuộc Trung Cộng, thì việc kéo Việt Nam nhập bọn chỉ làm cho các lý cớ kiện tụng của họ yếu đi mà thôi.
Bắc Kinh biết rõ công hàm Phạm Văn Đồng là khúc xương khó nuốt của Hà Nội. Và càng nhìn Hà Nội loay hoay tránh né khúc xương đó, Bắc Kinh càng khai dụng để lấn tới. Cho đến nay, giới lãnh đạo đảng CSVN vẫn loay hoay tránh né bằng 2 cách rất vô ích sau đây:
Cách thứ nhất là cãi chày cãi cối qua miệng các quan chức như cựu trưởng ban biên giới Lê Công Phụng, cựu trưởng ban biên giới Trần Công Trục, và gần đây nhất là Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Trần Duy Hải, vào ngày 23/5/2014. Lập luận của Ban Tuyên Giáo Trung Ương là: vì các chữ Hoàng Sa, Trường Sa không được nhắc tới trong bức công hàm nên không hề có chuyện thừa nhận 2 quần đảo đó là của Tàu. Hoặc bức công hàm chỉ thừa nhận hải phận 12 hải lý của Trung Quốc tính từ bờ thôi chứ không nói tính từ bờ nào.
Đây là kiểu lý luận coi tất cả dân Việt Nam là người mù chữ. Nếu lý luận này đem ra trước quốc tế thì lại càng là trò diễu dở và làm lùn thêm mức uy tín vốn đã thấp của Hà Nội. Vì công hàm Phạm Văn Đồng ngày 14/9/1958 tệ hơn thế nhiều. Nó thừa nhận nguyên cả vùng biển mà Trung Cộng tuyên bố chỉ 10 ngày trước là hải phận Tàu và còn ghi rõ Việt Nam "ghi nhận", "tán thành", và hứa sẽ "tôn trọng". Đó chính là đường lưỡi bò 9 vạch. Vùng biển này không chỉ bao trọn 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà còn bao luôn từ 70% đến 90% toàn vùng Biển Đông, tùy theo cách tính. Nguyên văn cốt lõi của bức công hàm Phạm Văn Đồng là:
"Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.
Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa trên mặt biển."
Công luận quốc tế biết đọc và đã đọc trọn vẹn cả tuyên bố ngày 4/9/1958 của Bắc Kinh và công hàm ngày 14/9/1958 của Hà Nội. Vì vậy, đã đến lúc nhà cầm quyền CSVN phải bỏ hẳn những cố gắng vặn vẹo ý nghĩa văn bản này một cách vô ích. Chỉ có con đường duy nhất là phủ nhận giá trị của toàn bộ bản công hàm Phạm Văn Đồng.
Tuyên bố của Chu Ân Lai ngày 4/9/1958
(1958年9月4日全国人民代表大会常务委员会第100次会议通过 )
一九五八年九月四日全国人民代表大会常务委员会第一00次会议决定批准中华人民共和国政府关于领海的声明。
附:中华人民共和国政府关于领海的声明中华人民共和国政府宣布:
(一)中华人民共和国的领海宽度为十二海里(▲)。这项规定适用于中华人民共和国的一切领土,包括中国大陆及其沿海岛屿,和同大陆及其沿海岛屿隔有 公海的台湾及其周围各岛、澎湖列岛、东沙群岛、西沙群岛、中沙群岛、南沙群岛以及其他属于中国的岛屿。(二)中国大陆及其沿海岛屿的领海以连接大陆岸上和 沿海岸外缘岛屿上各基点之间的各直线为基线,从基线向外延伸十二海里(▲)的水域是中国的领海。在基线以内的水域,包括渤海湾、琼州海峡在内,都是中国的 内海。在基线以内的岛屿,包括东引岛、高登岛、马祖列岛、白犬列岛、鸟丘岛、大小金门岛、大担岛、二担岛、东▲岛在内,都是中国的内海岛屿。
(三)一切外国飞机和军用船舶,未经中华人民共和国政府的许可,不得进入中国的领海和领海上空。任何外国船舶在中国领海航行,必须遵守中华人民共和国政府的有关法令。
(四)以上(二)(三)两项规定的原则同样适用于台湾及其周围各岛、澎湖列岛、东沙群岛、西沙群岛、中沙群岛、南沙群岛以及其他属于中国的岛屿。台 湾和澎湖地区现在仍然被美国武力侵占,这是侵犯中华人民共和国领土完整和主权的非法行为。台湾和澎湖等地尚待收复,中华人民共和国政府有权采取一切适当的 方法,在适当的时候,收复这些地区,这是中国的内政,不容外国干涉。一九五八年九月四日于北京全国人民代表大会常务委员会
Google translate:
Cách thứ nhì là chỉ nói riêng với người Việt Nam. Nhà cầm quyền nay đã đưa ra đủ loại biện minh, như lý do gởi bản công hàm là vì thời điểm đó "có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc”; như bản công hàm đó "đơn giản chỉ là một cử chỉ ngoại giao"; như bản công hàm đó không có giá trị pháp lý vì 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lúc đó thuộc chính thể Việt Nam Cộng Hòa; như công hàm đó không có giá trị vì "chưa được Quốc hội thông qua" cũng như “Quốc hội Việt Nam cũng chưa từng bao giờ ra nghị quyết phủ nhận chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”; v.v....(Uỷ ban thường vụ Quốc hội nhân dân toàn quốc ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Hội nghị lần thứ 100)
Tháng 4 , cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 1958 Nhân dân quyết định phê duyệt 00 báo cáo đầu tiên về lãnh hải của nước Cộng hòa nhân dân của chính phủ Trung Quốc .
Phụ lục: Tuyên bố về Cộng hòa Nhân dân Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc của Trung Quốc công bố lãnh hải của chính phủ :
(A) Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc là chiều rộng của lãnh hải của mười hai hải lý (▲). Yêu cầu này áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục và hải đảo và đất liền và các hải đảo trên vùng biển của Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Hoàng Sa trong cát, quần đảo Nam Sa và các đảo khác thuộc Trung Quốc. (B) vào đất liền và ngoài khơi hòn đảo của Trung Quốc kết nối với các vùng lãnh hải đất liền ra bờ biển và dọc theo mỗi thẳng điểm cơ bản dòng mỗi trên bờ biển bên ngoài của hòn đảo giữa đường cơ sở, mở rộng ra bên ngoài từ đường cơ sở mười hai dặm biển (▲) vùng biển là vùng lãnh hải của Trung Quốc. Trong vùng nước trong đường cơ sở, bao gồm vịnh Bột Hải, eo biển Qiongzhou, là biển nội địa của Trung Quốc. Ở các đảo trong đường cơ sở, kể cả đảo Dongyin, hạ cánh cao, quần đảo Mã Tổ, quần đảo chó trắng, chim Okajima, kích thước Jinmen Đảo, Tam Đảo, đảo Erdan, Đông ▲ Island, là đảo thuộc nội hải của Trung Quốc .
(C) tất cả các tàu và máy bay quân sự nước ngoài, mà không có sự cho phép của chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sẽ có vùng lãnh hải của Trung Quốc và trên biển lãnh thổ. Bất cứ tàu bè nước ngoài trong vùng lãnh hải của Trung Quốc phải tuân thủ các luật và quy định có liên quan của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc.
(D) ở trên (b) (c) của hai quy định của cùng một nguyên tắc áp dụng cho Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Nam Sa và các đảo khác thuộc Trung Quốc. Đài Loan và Penghu hiện còn đang bận rộn với quân đội Hoa Kỳ, đó là vi phạm bất hợp pháp của toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đài Loan và Penghu đang chờ hồi phục, Cộng hòa Nhân dân Chính phủ Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích hợp, khi thích hợp, để phục hồi các khu vực này, đó là công việc nội bộ của Trung Quốc, không can thiệp nước ngoài. 04 Tháng Chín 1958 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhân dân toàn quốc của Hội nghị Bắc Kinh.
Tất cả các luận điểm đó là một bước tiến dài nếu nhìn lại các tuyên bố của thời trước và ngay sau 1975 của các lãnh đạo cao nhất đảng CSVN, như "Trung Quốc chỉ giữ các đảo giùm ta", hoặc "chẳng thà để Trung Quốc giữ còn hơn để các đảo nằm trong tay chính quyền ngụy",.... Nhưng các bước tiến đó vẫn hoàn toàn vô ích đối với chủ quyền đất nước ngày nào mà nhà cầm quyền Việt Nam chưa dám nói công khai những luận điểm đó trước thế giới.
Nói cách khác, đã đến lúc giới lãnh đạo CSVN đừng làm việc vừa thừa thãi vừa kỳ cục là cứ cố gắng thuyết phục người Việt Nam rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam trên mọi bình diện lịch sử, pháp lý, v.v... Tại sao cứ đòi tranh luận và thuyết phục những người ĐÃ đồng ý rồi. Có người Việt Nam nào còn ngờ vực điều đó đâu! Trong khi khối người cần nghe những điều đó một cách chính thức từ miệng nhà nước Việt Nam là thế giới bên ngoài, đặc biệt là các đầu lãnh tại Bắc Kinh, chứ không phải người Việt Nam!
Hiển nhiên ai cũng biết Hà Nội tránh né là vì đang lo sợ phản ứng của Bắc kinh một khi họ công khai phủ nhận công hàm Phạm Văn Đồng. Nhưng ngược lại, việc phủ nhận đó sẽ mở rộng con đường đưa Bắc kinh ra trước các tòa án quốc tế; mở rộng cửa cho các chính sách khác của Việt Nam để đối phó với đại họa Bắc Thuộc; chấm dứt cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược ngay trong nội bộ giới lãnh đạo đảng CSVN; và đặc biệt là ngưng vĩnh viễn cảnh trói tay các chiến sĩ Việt Nam làm bia bắn cho hải quân Tàu như thời Trường Sa 1988.
Không ai có thể làm công việc phủ nhận công hàm Phạm Văn Đồng thay cho các lãnh tụ đảng và nhà nước CSVN được, vì họ thừa nhận là chủ thể tiếp nối chính phủ VNDCCH từ thời ông Phạm Văn Đồng và cũng tự nhận là lực lượng lãnh đạo duy nhất tại Việt Nam hiện nay.
Cửa sổ cơ hội cho lãnh đạo đảng CSVN chuyển hướng cũng không còn nhiều. Với vận tốc xâm lấn từ ngoài khơi đến sâu trong đất liền và tràn lan trên cả nước hiện nay, lằn mức "không cưỡng bánh xe xâm lược được nữa" đang đến rất gần.
Vấn đề còn lại là lãnh đạo đảng CSVN đã đủ can đảm để loại bỏ những kẻ thề thốt "không ăn ở hai lòng với Trung Quốc" ra khỏi hàng ngũ chưa? Đã nhận ra sự dại dột và từ giã chính sách "thà mất nước chứ không mất đảng" chưa? Vì một khi nước vừa mất thì kẻ mà Bắc Kinh truy diệt đầu tiên chắc chắn là đảng.
source: net
No comments:
Post a Comment