Sunday, May 17, 2009

TRẦN THANH TIẾN SỸ: CHÓ, NGU, THÚI” ! - Bảo Quốc Kiếm

TRẦN THANH TIẾN SỸ: CHÓ, NGU, THÚI” !

Bảo quốc Kiếm
(phiếm)

Kính thưa Tiến sỹ Trần Thanh,

Trước hết, tiểu điệt xin ngài đừng vì cái tiểu đề mà vội giận. Tiểu điệt sẽ hạ hồi phân giải với ngài, xin đừng chấp lũ lóc nhóc như bản nông dân này nhé. Như ngài biết, trên phương diện học thuật, ngài là bậc quá cao đối với tiểu điệt. Căn cứ vào khía cạnh này, lớp Năm phải gọi Tiến sỹ là Tứ đại Tổ sư; vì làm thầy nhau qua bậc thang: Tiểu học- Trung học ĐNC-Tú tài- Cử nhân-Tiến sỹ. Tuy vậy, lần này xin mạn phép thượng đại tôn nhân hầu chuyện một lần, và có lẽ hơi dài dòng mới nói hết được cái chỗ kính quý với Tứ đại Tổ sư.

Thưa ngài,

Vì không có thì giờ lên NET, nên bài của ngài đăng đã lâu mà tiểu điệt không biết. Hôm qua tình cờ, một vị nào đó đã nhắn sang bảo tiểu điệt vào trong TINPARIS.NET mà thưởng lãm danh tài vô thượng Trần Thanh. Mừng quýnh, tiểu điệt vội chui dzô Copy hai bài lưu làm “gia phả trần gian cho dòng họ Trần”. Một bài ngài nói về Hoà thượng Thích quảng Độ, một bài nói chuyện ông Nguyễn phúc Liên, Đỗ thái Nhiên. Tuyệt hảo.

Là nông dân, tiểu điệt dốt, lại ít đọc sách báo, mạng nhện, vì bận đi kiếm cơm, chứ đâu rảnh rỗi đi săn lùng trên NET. May nhờ ơn mưa móc, hôm qua tiểu điệt có một bữa thật ngon. Cười suốt cả đêm không ngủ được. Chỉ có gãi và gãi thôi. Cái sướng ở chỗ là đọc được cái văn phong Tiến sỹ”, điều chưa từng thấy bao giờ. XIN CÁM ƠN NGƯỜI.

Thưa ngài,

Dù nghèo, nhưng bẩm tính tiểu điệt vốn “chịu chơi”, nên không ích kỷ. Tiểu điệt mang cái này ra đọc cho mọi người nghe chung. Khổ một nỗi người chung quanh tiểu điệt chỉ là nhà quê cả. Sau khi nghe đi, nghe lại, một bà Cụ vội la lên, thì ra TRẦN THANH LÀ TIẾN SỸ CHÓ, NGU, THÚI đó à ? Nghe xúc phạm đến Tứ đại Tổ sư, tiểu điệt nổi khùng la bà Cụ mấy câu. Bà cũng giận lên và chửi đổng: Mẹ kiếp đọc mà không biết đếch chi cả. Có thứ Tiến sỹ gì viết lách mà dùng trong bài TÁM CHỮ CHÓ, SÁU CHỮ NGU, MẤY CHỮ THÚI VÀ…Thì ra bà Cụ cũng rành thiệt, tiểu điệt không hề để ý chuyện này. Vốn làm nghề Bán cá tại chợ Đông ba ở Huế, bà tức giận la lên rằng:’M Ẹ KIẾP THẰNG NÀY GẶP BÀ CHO CHO CÁI Đ…lên đầu. Tiểu điệt phải Stop bà lại đó Tứ đại Tổ sư à. Do chỗ ấy, mà tiểu điệt lấy làm cái đề cho “vui nhộn tuần hoàn khi nổi sóng” để thượng tấu tôn nhan Trần Thanh Tiến sỹ.

Hôm nay đi làm về, tiểu điệt mới “phạch” ra coi lại, thì ra, bà Cụ nói không sai chút nào. Tiểu điệt tiếc nuối vô cùng trời đất. Thì ra, Tiến sỹ Tứ đại Tổ sư đâu khác “con vện Vĩnh long” chút nào. Ngài cũng không bằng bà bán cá chợ Đông ba của tiểu điệt nữa. Răng rứa hè ? Nhưng dù sao, khi thưa thỉnh với ngài Tiến sỹ, tiểu điệt cũng rất cẩn trọng, nói rõ từng chút một để ngài thương tình xem xét sự khác biệt giữa “ngôn ngữ người và cầm thú”.

Thưa ngài Tiến sỹ,

Tiểu điệt không học hành mấy chữ, nhưng từ bé, mẹ tiểu điệt dạy như thế này: “Gặp ông gìa, bà lão phải thưa ông, thưa bà, thưa cụ. Gặp người ngang tuổi cha mẹ phải thưa bác, thưa chú, thưa cô, thưa dì. Gặp người lớn tuổi hơn phải thưa anh, thưa chị. Gặp bạn phải chào bằng bạn hoặc tên. Gặp em nhỏ phải chào bằng em….Còn thân thuộc thì tùy vào quan hệ…..”. Tiểu điệt “thi hành nghiêm chỉnh” những lời Mẹ dặn như thế. Một hôm, khi có người già đến nhà, tiểu điệt cúi đầu chào bác, thì con chó nó chỉ sủa và sủa mà thôi. Ngoài tiếng VÂU VÂU, nó không biết chào gì cả. Nổi nóng lên, tiểu điệt đè đầu nó xuống, đánh cho mấy cái, hỏi: Tại răng mi ngu rứa, không biết tôn trọng người lớn tuổi ? Bất ngờ, Mẹ từ đâu lại, kéo đầu dậy bảo tiểu điệt rằng: CON BẢO CHÓ NGU MÀ CON NGU HƠN CHÓ. Nó là chó, đâu phải là người mà biết lễ nghĩa hả con ? Hôm nay, cảm niệm này sở dĩ chạy về trong ký ức, vì tiểu điệt đọc mấy lời Tiến sỹ viết:

“- Yêu sách một: Rất ngu và rất thối !”
“- Yêu sách hai: cũng rất thối và rất ngu !”


Thì ra văn chương Tiến sỹ Trần Thanh chỉ có vậy. Chưa dám dâng lời phân tích, ở đây chỉ tạm nói chuyện tào lao chơi thôi. Tự nghĩ, không biết Trần Thanh có cha mẹ sinh ra như tiểu điệt không
, hay là từ cục đất sét sinh ra ? Giả như có cha sinh mẹ dưỡng, thì cha mẹ ngài có dạy như mẹ tiểu điệt hay không ? Hẳn là không. Bởi vì có dạy mà không làm thì là thứ mất dạy, chứ là gì, phải không chú bác bà con nội ngoại ? Người xưa dạy:

“Lời nói không mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Hay chứ Tiến sỹ ?

Nhưng, khi một kẻ chưa biết “lựa lời”, thì nó cũng chỉ như con chó chỉ biết VÂU VÂU NHƯ VỆN VĨNH LONG thôi. Lại nữa, một lời chưa nói được, nghĩa là chưa thành người, thì nói chuyện tranh đấu, chính trị, gia đình, quốc gia, xã hội… cái mẹ gì (chữ này của Trần Thanh). Có chăng những thứ ngôn ngữ ấy là trong giới “bàng sanh khổ thú” mà thôi ! Thậm nan ! Lẽ nào, Tiến sỹ cho rằng Mẹ tiểu điệt từng dạy ĐỪNG TRÁCH CHÓ, vì nó hkông phải là NGƯỜI, nên ngài bất chấp ?

Một cái vui khác là, khi tay tiên Tiến sỹ vẫy: “RẤT THÚI”, thì tự nhiên người ta hỏi: Sao con biết thúi”, thì Tiến sỹ trả lời sao cho đúng ? Bắt buộc tiến sỹ phải nói:”VÌ TUI NGỬI”. Người ta hỏi tiếp: Sao không ngửi mùi hoa mà ngửi phân để thúi cái mũi, thì Tiến sỹ trả lời sao ? Không lẽ nói :Trần Thanh thích phân ? Dzui nhỉ?

Đọc lại tiếp nghe tiến sỹ:

“Nó bay mùi Hoà hợp hoà giải … như tờ giấy chùi đít”.

Đến đây thì không ai lầm nữa chứ ? Bản năng tự nhiên của Tiến sỹ Trần Thanh đã ngang nhiên tự phát. Sự “mê mệt” với “tờ giấy chùi đít” minh thị đẳng cấp rồi đó, phải không ? Bây giờ, để mọi người có một nhận định đúng, xin phép trích lại những chữ CHÓ trong bài như sau:

    - Ngu xuẩn vì tình nguyện đi làm CHÓ săn
    - Bọn CHÓ săn
    - Việt tân CHÓ săn
    - Cam tâm đi làm CHÓ săn
    - Kháng chiến tại gia là cái CHÓ gì
    - Phường cẩu trệ (chó heo)
    - Là cái CHÓ gì
    - Những con CHÓ SĂN ở hải ngoại

Tạm trích ra chừng đó thôi để hiểu rõ sự liên hệ mật thiết nhất của Tiến sỹ Trần Thanh và đồng chủng: CHÓ của Tiến sỹ. Có quý vị nào có thể có cách giải thích khác đi để tách rời CẨU CHỦNG KHỎI TÂM HỒN CỦA TRẦN THANH được chăng ?

Thưa Tiến sỹ,

Có phải là vạn thú đều hành hoạt theo bản năng, nhưng con người có cao hơn một chút, đó là nhờ vào TÂM THỨC ? Trong dòng chảy của Tâm thức con người thì những quá khứ hiện tại và tương lai đều có mặt. Do vậy, quá khứ là kinh nghiệm, tương lai là dự phóng để tạo nên sự sống cho hiện tại, và tương lai. Trong quá khứ ấy tích tụ những sai đúng, thành bại, được mất, suy thịnh…làm căn bản cho những luận lý, suy tư, giải mã, định đoạt… trong hiện tại. Chính nhờ vậy mà con người thăng tiến, xã hội phồn vinh hơn các loài khác. Có những con người còn đi xa hơn thế để quyết định một tương lai hoàn hảo trong khi phải chấp nhận một thực tại khốn cùng. Nhưng viêc đó thuộc một tầng mức cao hơn, khó hơn, nên không cần nhắc tới.

Ngược lại, những động vật khác không có cái này, nên chúng không phân biệt được quá khứ, hiện tai và vị lai. Chúng phải chịu những bản năng tự nhiên thôi thúc, và cũng chính nhờ vậy, chúng ta nhận ra nó là “bàng sanh khổ thú”. Trường hợp nhỏ của một con người cũng thế. Khi nó không nhận ra ai là người già, ai trẻ, ai bằng ta, ai nhỏ hơn ta, ai là cha, ai là mẹ …. thì tự nhiên kẻ đó đã tự rơi vào thế giới “thuần thú” rồi. Phải vậy không ?

Chuyện thứ hai là chuyện bản năng. Khi nói đến bản năng, tiểu điệt không hiểu khoa học chứng nghiệm bằng cách nào, bởi vì nông dân không học, nên không biết. Nhưng theo sự quan trắc bản thân, tiểu điệt có thể nói đó là sự cấu tạo. Nhưng sự cấu tạo liên hệ đến quá khứ. Đó chính là nhân. Trong nhân lại chia ra hai thứ, đó là vật và thức. Do vì thức bị giảm, nên vật lấn át làm cho nó mờ mịt quá khứ đi. Chính vì vậy mà có “bàng sanh khổ thú”. Trong cái gọi là vật, nó di truyền và tồn đọng trong thực tế; vì vậy những cảm niệm thường mơ hồ liên kết với nhau.

Tạm nói bâng quơ như thế để đi đến một kết luận tạm thời là, nếu không có sự DI TRUYỀN của vật và thức, thì không có sự “thoát ra” hay “tỏ ra” bản năng của vạn thú. Vì vậy, khi một kẻ liên tu bất tận nhắc đến VÀNG CHẲNG HẠN, THÌ CHÚNG TA BIẾT NGAY NÓ ĐÃ TỪNG CÓ SỰ LIÊN HỆ NÀY TRONG QUÁ KHỨ. CŨNG THẾ, MỘT KẺ LUÔN NHẮC ĐẾN CHÓ, PHÂN… CHẲNG HẠN, THÌ NÓ CŨNG CÓ MỘT LIÊN HỆ TƯƠNG ĐƯƠNG. Phải vậy không Tiến sỹ ?

Tạm ngưng chuyện CHÓ ngang đó, bây giờ xin thượng tấu chuyện lai rai mà Tứ đại Tổ sư đã ra công tu luyện. Trong bài viết về ông Tiến sỹ Nguyễn phúc Liên, Đỗ thái Nhiên, tiểu điệt thấy ngài đã mang cả TAM TỨ ĐẠI TRẦN GIA BẢO của ngài ra xài hết cả. Siêu, siêu tuyệt !

Mời Tiến sỹ đọc lại câu này:

“Cam tâm đi đổ bô”.

Ở đây không hay chưa nói chuyện nghĩa lý, mà chỉ nó đến chuyện “liên loại ngữ ngôn”. Tiểu điệt cười như điên Tứ đại Tổ sư ơi. Chơ răng tự nguyện làm TÁM CHÓ, một tờ GIẤY CHÙI ĐÍT, nay lại “kết hợp” với BÔ một cách nhuần nhuyễn dzư rứa, nếu không phải là BẢN NĂNG CẨU LOẠI. Thế thì, từ LÀM TÁM CHÓ, từ NGỬI nên biết THÚI, đến LIẾM GIẤY CHÙI ĐÍT, nay hết chơn hết chọi lại LIẾM BÔ !!! Thế là không còn gì nữa mà trông đợi. Chỉ đợi ông chủ thọc tiết canh TIẾN THƯỢNG là xong.

Từ bản chất cầm thú này chạy theo bản chất cầm thú khác một cách thật liên lũy, đáng thương. Hãy đọc lại và suy gẫm thật nhiều, Tiến sỹ ha:

“Dám đứng tuột quần”

Đây là thứ ngôn ngữ gì nhỉ ? NGÔN NGỮ CẦM THÚ CỦA TRẦN THANH. Xin lỗi không thể để dành cho ai khác, vì đây là “công trình tim óc nhà họ Trần Thanh”, nên ngài phải được độc quyền sở hữu. Đó chính là “đường lối đấu tranh trâu chó”, chứ là gì khác ? Nhưng không tiện nói thêm để bài sau so sánh hẳn hay, Tiến sỹ nhé. Viết ngang đây, ông già ngồi bên cười lúc lắc nói:

LOẠI CHÓ NÀY KHÁ GHÊ, ĐÃ HẾT PHÂN, CHỈ CÒN CÁI BÔ ĐỂ LIẾM MÀ CÒN NGHĨ ĐẾN ĐUỢC CHUYỆN NÀY THÌ CÓ AI HƠN. Dzui nhỉ ?

Từ cảm niệm lâng lâng ấy, Tiến sỹ Trần Thanh chơi luôn:

“- Tự sướng ở trong quần”.

Thiệt hết chỗ chê tài cao Bắc đẩu của dòng họ ngài, Tiến sỹ nhỉ ? Không biết trong vạn loại còn có cái bằng gì có thể ban tặng được nữa. Hết !

Và cuối cùng, Tiến sỹ Trần Thanh ơi, trước khi chết, Tiến sỹ đã mãn nguyện:

“ĐỊT MẸ, bọn tớ ở nhà”.

Không biết các thượng đại tôn nhân học cao hiểu rộng biết nhiều, thì thấy làm sao. Còn bản nông dân cầm cày, cầm cuốc, nên chỉ nghe một chuyện về con ngựa mà thôi. Nghe đâu, người ta đã chứng nghiệm thật sự được rằng, LOÀI NGỰA KHÔNG LÀM TÌNH VỚI MẸ NÓ. Thế nhưng, ngày nay nghe một ông Tiến sỹ lại ĐỊT MẸ CHÍNH NÓ, thì nó đâu phải con NGỰA, huống chi con NGƯỜI !

Tóm lại, qua vài suy nghĩ của bần dân, Tiến sỹ Trần Thanh và Chủ Diễn đàn TINPARIS. NET chỉ đều giống cái tiêu đề không sai một ly. Thật là MỘT LŨ TRẦN TRUỒNG VÔ LIÊM SỈ (Chữ này trong Cựu ước (Naked and shameless)

Thưa Tiến sỹ và ông Chủ Diễn đàn TINPARIS.NET, do bản chất nông dân, “thấy sao nói vậy”. Tiểu điệt không hề thêm bớt chuyện chi. Tất cả còn đó mà. Ngày mai, ngày mốt, nếu được, tiểu điệt thử nói với người khác, (chứ không thể nói với Trần Thanh) chuyện “lý luận cù nhăng” xem sao. Nếu có điều chi “PHI THÚ LOẠI”, xin vui lòng cho.

Hẹn tái ngộ. Hì hì ….

Bảo Quốc Kiếm 14-5-09


No comments:

Post a Comment