Sunday, May 17, 2009

Linh mục Nguyễn Văn Lý, một tội phạm hay một nhà đấu tranh?


(Nguồn yahoo mail)

Từ Tết Đinh Hợi cho tới nay, ngày nào tin tức về Lm. Nguyễn Văn Lý cũng trở thành một tin tức nóng bỏng của các cơ quan truyền thông. Lm. Nguyễn Văn Lý đang trở thành cái đinh của công luận. Lm. Lý là một tội phạm hay một nhà đấu tranh? Cuối tuần này có nhiều cuộc biểu tình hoặc cầu nguyện cho Lm. Lý và công cuộc đấu tranh cho Việt Nam tự do tại nhiều địa điểm trên thế giới.

Đại đa số người dân Việt Nam, không phân biệt tôn giáo, hoặc chính kiến đều nhìn nhận Lm. Lý là một nhà đấu tranh cho dân chủ, cho dân quyền, cho tự do ngôn luận và cho tự do tôn giáo. Đây là một linh mục Công giáo duy nhất vào tù ra khám nhiều nhất trong suốt thập niên qua. Đây là một linh mục Công giáo đối diện với cường quyền cộng sản kiên quyết nhất từ trước tới nay để tranh đấu cho chính nghĩa đạo giáo và dân tộc!

Bạo quyền cộng sản vẫn kết tội Lm. Lý là tội phạm khi ghép cho linh mục các tội danh như hô hào chống đối Nhà Nước, vận động thành lập đảng phái đối nghịch chính quyền... Điều khó khăn và nan giải nhất cho giáo quyền Công giáo là phải nhìn nhận Lm. Lý là một tội phạm hay là nhà đấu tranh cho dân chủ, cho nhân quyền, cho tự do ngôn luận và cho tự do tôn giáo? Đã từ lâu giáo quyền ở trong tư thế im lặng và mặc cho chính quyền cộng sản hành xử. Người ta đưa ra nhiều nguyên do biện minh cho thái độ làm ngơ này. Có thể vì Lm. Lý là một Lm. đã vi phạm luật độc thân linh mục mà công an đã nắm vững hồ sơ. Như vậy làm sao Giáo hội dám đứng ra bênh vực cho con người 'hư hỏng' này? Có thể Lm. Lý là một linh mục hám danh đứng ra tranh đấu để tạo tên tuổi cá nhân. Như vậy làm sao Giáo hội có thể hậu thuẫn cho một con người mưu cầu tư lợi như thế? Có thể Lm. Lý đã phạm phải sai lầm ngay từ đầu khi ra bản thông cáo số 2 đụng chạm đến lối hành xử của một số giới chức cao cấp trong Giáo hội đi ngược với đường lối của Chúa Giêsu trong Tin Mừng? Có thể Lm. Lý đã thiếu uyển chuyển và khôn khéo khi không đi lãnh tôn ý của một số giới chức cao cấp trong Giáo hội để rồi tự mình đứng ra tự biên tự diễn trong công cuộc đấu tranh? Có thể Lm. Lý cương quyết đi theo đường lối lãnh đạo Giáo hội của Cố TGM Nguyễn Kim Điền, đi ngược với đường lối cầu an và thỏa hiệp của một số giới chức trong Giáo Hội? Có thể Lm. Lý đang công khai hoạt động chính trị đảng phái chống lại quyền lực Cộng sản?...

Mỗi người đều có thể đưa ra những phỏng đoán khác nữa. Nhưng trong bản tin từ Huế gửi đi ngày 4-3-07, chính Lm. Lý đã nhìn nhận TGM Nguyễn Như Thể tại Huế đã "nhượng bộ và cộng tác với cộng sản!" Và trong bản tin ngày 6-3-07 được nhật báo Việt Báo đăng tải lại và truyền hình STBN loan đi, chúng tôi đọc được:

"Tuy nhiên, đồng lòng với linh mục Lê Đình Du (cha sở Bến Củi), linh mục Nguyễn Văn Lý luôn nói với công an: 'Các anh một là đem tôi trả về lại Nhà Chung, hai là đem tôi nhốt vào nhà tù. Các anh không được biến nhà xứ Bến Củi của Công giáo chúng tôi thành nhà tù của các anh!' (xin xem lại bản tin hôm qua 05-03-07). Nhưng lần nào cũng vậy, toán công an luôn trả lời: 'Chúng tôi đã thỏa thuận với Tổng giám mục. Tổng giám mục đã nhất trí với chúng tôi. Ông không thể ra khỏi đây được."

Nếu thực sự các bản tin vừa rồi là sự thực và chính xác, phải chăng Lm. Lý là một phạm nhân bị "quân dữ" dắt đi ra khỏi công đường như Chúa Giêsu khi xưa, sau khi Philatô rửa tay? Nhưng trớ trêu và độc địa là Nhà Chúa (nhà thờ Bến Củi) đang được người Cộng sản biến thành trại giam nhốt một linh mục đấu tranh chống cường quyền áp bức! Chắc chắn TGM Thể không dự đoán được diễn tiến lại xẩy ra oái oăm như thế! Và Lm. Lý cương quyết đòi hỏi một là được trở về Nhà Chung hai là vào ngồi tù của cường quyền, chứ không thể để người Cộng sản lợi dụng biến Nhà Chúa thành trại giam. TGM Thể lại ở trong trường hợp khó xử!

Dầu muốn hay không, người ta muốn tránh né đối diện với sự thật. Nhưng đến một lúc nào đó, người ta không thể né tránh được nữa. Khẩu hiệu "Vạch áo cho người xem lưng" đã trở thành một thứ khí giới chụp mũ, xuyên tạc, hoang đường, che đậy cho những tội lỗi bên trong của mình, dần dần đang rớt mặt nạ 'giả nhân giả nghĩa' xuống. Chính Thiên Chúa đã không chấp nhận lối hành xử trí trá, che đậy, giả hình của giới cầm quyền và dân chúng Do Thái vi phạm các luật lệ Ngài đã ban hành, và cuối cùng Ngài đã thẳng tay cho dân ngoại phá bình địa Đền Thánh Giêsrusalem. Nhìn gần kề với chúng ta hơn, Giáo hội Hoa Kỳ đã và đang còn điêu đứng trước tội lỗi ngút ngàn lạm dụng tình dục của một số linh mục và tội bao che của một số giới chức cao cấp.

Thiên Chúa không ngần ngại cho vạch mặt trước công luận thế giới những tội lỗi tầy đình này của giới giáo sĩ chà đạp luật lệ của Ngài. Rồi vừa qua, đến lượt Giáo hội Balan lãnh nhận trận búa rìu dư luận vì những giáo sĩ đã làm mật vụ cho Cộng sản trước đây.

Phải nhìn nhận Lm. Lý là một linh mục sòng phẳng. Nếu TGM Thể còn coi Lm. Lý trong hàng ngũ giáo sĩ của TGP Huế, TGM Thể phải yêu cầu bạo quyền trả Lm. Lý về Nhà Chung như cũ. Còn nếu TGM Thể coi Lm. Lý là một tội phạm chính trị và vuột khỏi vòng kiểm soát của mình, ngài cứ việc giao Lm. Lý cho công an xử lý. Tất cả gánh nặng đang đè nặng trên vai TGM Thể, vì hiện nay hầu như không có mấy giáo sĩ lên tiếng ủng hộ hoặc lên án Lm. Lý, trong khi đó dư luận bên ngoài càng ngày càng cười chê Giáo hội khiếp sợ, thụ động, thỏa hiệp.

Về phía giáo dân, từ trước tới nay, đa số mọi hoạt động đều phải lệ thuộc vào giáo sĩ, do đó ít ai dám đứng lên điều động một chuyện gì khi chưa "có phép", do đó cũng sống trong trạng thái thụ động, cầu an, chờ đợi. Nhưng may mắn hơn, mỗi ngày tầng lớp giáo dân trưởng thành hơn khi ý thức vai trò và nghĩa vụ của mình, do đó đã có một số tổ chức tự động đứng lên vận động chính trị. Điển hình tại Nam California, một số anh em giáo dân đã thành lập được một Uỷ Ban đứng ra hô hào và tổ chức các buổi họp báo và canh thức ủng hộ công việc đấu tranh của Lm. Lý và yêu cầu bạo quyền cộng sản phải thả trả tự do cho Lm. Lý.

Cay đắng hơn nữa là ngay việc Tượng Đức Mẹ bị cộng sản đập phá tại Phát Diệm, hầu như chúng tôi cũng thấy ít giáo sĩ đứng lên hô hào phản đối trước công luận hoặc tổ chức những buổi tụ tập lên án hoặc cầu nguyện. Hình như có những lấn cấn bên trong thật khó hiểu. Không phải người bên ngoài không hiểu được những khó khăn, những phức tạp, những tế nhị của các giới chức tại Việt Nam, nhưng ít ra các giới chức vẫn có thể hô hào mọi người cầu nguyện cho hiện trạng. Đâu ai có thể tù đầy một giám mục hay một linh mục kêu gọi mọi người cầu nguyện cho đất nước, cho Giáo hội và kể cả cầu nguyện cho Lm. Lý. Đối với tôn giáo, cầu nguyện là loại vũ khí thần hiệu nhất.

Phải chăng đây không là cơ hội chúng ta cần đọc lại Lời Thiên Chúa phán bảo vua Salômôn trong ngày nhà vua cung hiến Đền Thánh Giêrusalem, để cảnh giác chúng ta: "Nhưng nếu các ngươi tráo trở, bỏ các chỉ thị và mệnh lệnh Ta đã ban bố cho các ngươi, mà đi làm tôi các thần khác và thờ lạy chúng, thì Ta sẽ tiêu diệt các ngươi khỏi phần đất Ta đã ban cho các ngươi. Còn Đền Thờ Ta đã thánh hoá để kính Danh Ta, Ta sẽ loại khỏi Nhan Ta, và sẽ biến thành bia miệng cho mọi dân tộc đàm tiếu. Đền Thờ này, dù cao trọng đến đâu, cũng sẽ thành đống hoang tàn, khiến mọi kẻ qua lại phải sững sờ mà nói; "Tại sao ĐỨC CHÚA đã xử với xứ sở này, với Đền Thờ này như thế?"

Và người ta sẽ trả lời: "Tại chúng đã bỏ ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của chúng, Đấng đã đưa tổ tiên chúng ra khỏi đất Ai-cập; chúng đã gắn bó với các thần ngoại, sụp lạy và làm tôi các thần ấy, nên ĐỨC CHÚA đã giáng xuống đầu chúng tất cả những tai hoạ này". (2Sb 7:19-22)

* Trái tim không ngủ yên

Vừa rồi là tựa đề bài chia sẻ Tin Mừng của Lm. Đỗ Lực được đăng trên Tiengnoigiaodan. net. Đây là một linh mục chia sẻ Tin Mừng đi sát với cuộc sống và thẳng thắn như ông Nathanaen được Chúa Giêsu khen trong Tin Mừng. Bài chia sẻ khá dài và sâu sắc. Ở đây tôi chỉ xin mạn phép được trích dẫn một số đoạn. Đây, chúng ta hãy đọc lại những cảm nhận của một linh mục về công việc lãnh đạo hiện nay trong Giáo hội một cách ngay thẳng:

"Giáo Hội Việt nam cũng đang thiếu những con người như thế ("những con người tự trọng, mẫn cảm và có ý thức" của người Singapore)! Mặc dù có nhiều chủng viện và học viện, GHVN vẫn thiếu một cách trầm trọng những người lãnh đạo thực sự. GHVN không thiếu nhân tài, nhưng thiếu tầm nhìn và kiến thức quản trị. Thiếu những nhà lãnh đạo biết đón nhận, lắng nghe những tiếng nói khác với mình. Nếu loại trừ hay không tạo điều kiện cho những tiếng nói khác góp phần vào xây dựng công cuộc chung, e rằng giới lãnh đạo cách nào đó không tin Giáo hội là thân thể Đức Kitô với nhiều bộ phận và chức năng khác nhau do Thiên Chúa an bài trong Thần Khí" (x. 1 Cr 12:12-30).

Tôi thật đau lòng khi được nghe một số bạn bè đi về thăm Việt Nam đều tỏ ra ngao ngán trước thực trạng Giáo hội VN như đang bị bỏ ngỏ lãnh đạo, đúng như nhận xét vừa rồi của Lm. Đỗ Lực. Người lãnh đạo TGP Saigon thực sự là Hồng y Phạm Minh Mẫn hay Lm. Huỳnh Công Minh? Tôi vẫn thích khẩu hiệu của Lm. Lý: một là chết hai là tự do tôn giáo. GHVN thiếu lãnh đạo khi "thiếu tầm nhìn, thiếu kiến thức quản trị, thiếu biết đón nhận và lắng nghe những tiếng nói khác với mình." Tệ hơn nữa, lại "hay loại trừ hoặc không tạo điều kiện cho những tiếng nói khác góp phần vào xây dựng công cuộc chung..." Điều sâu sắc ở đây của Lm. Lực chính là nhận ra giới lãnh đạo "cách nào đó không tin Giáo hội là thân thể Đức Kitô." Phải chăng như vậy, nhiều giới chức lãnh đạo suy nghĩ và hành xử như một ông quan, một viên chức theo kiểu thế tục, khác hẳn với lối lãnh đạo đặt niềm tin nơi Thiên Chúa an bài trong Thần Khí: "Nhưng Thiên Chúa đã khéo xếp đặt các bộ phận trong thân thể, để bộ phận nào kém thì được tôn trọng nhiều hơn. Như thế, không có chia rẽ trong thân thể, trái lại các bộ phận đều lo lắng cho nhau. Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung." (1Cr 12:24-26).

Càng đọc bài chia sẻ, tôi càng thấm thía cái nhìn sắc bén của vị Lm. này. Tôi được hân hạnh gặp vị Lm. này khi tôi mới ra khỏi trại tù cải tạo. Vị linh mục này cũng đã ngồi chung chia sẻ với một số anh em giáo dân hoạt động trong các đoàn thể Công Giáo Tiến Hành sau 1975. Tâm hồn mục tử đó vẫn được ôm ấp và ngày hôm nay khi cầm bút loan truyền Lời Chúa, ngài vẫn thể hiện niềm tin thâm sâu của mình. Trong lúc nhiều mục tử đi tìm nếp sống thảnh thơi, theo thời, và né tránh, thì ngài mạnh dạn gióng lên tiếng nói ngôn sứ:

"Một cuộc cải tổ sâu rộng nền giáo dục chủng viện vô cùng khẩn thiết ở Việt nam. Qua bao đời, nền giáo dục đó hầu như chỉ chú trọng cung cấp kiến thức thần học hay triết học cho người thụ huấn. Khi còn ngồi trong chủng viện, con người chỉ lo phát triển tài năng và tập những nhân đức cá nhân để vinh thăng trên đường “hoạn lộ,” (“quan triều”!) chứ ít khi chú ý tới tinh thần trách nhiệm, hợp tác, cộng đồng. Kết quả khi ra đời, họ không có khả năng làm việc tập thể và sống cộng đoàn. Nhiều người chỉ tìm danh vọng cá nhân hay quyền lợi phe nhóm. Tham quyền cố vị tới chết cũng chưa chịu về hưu hay đổi xứ! Cá nhân to hơn Nước Chúa. Làm sao kiếm được tinh thần từ bỏ và khiêm tốn nơi những con người như thế?"

Quả thật, theo người bạn kể lại, nếu chúng ta về Việt Nam và đi rảo qua một vòng các giáo xứ trong TGP Saigon, chúng ta sẽ chứng kiến được một số "quan Triều" chạy theo nếp sống thế tục, hành xử theo lối quan quyền thế tục. Đi tìm danh lợi, tiền bạc, hưởng thụ hơn là thi hành nhiệm vụ của một mục tử. Khi đức tin đã chết trong tâm hồn rồi, người linh mục sẽ trở thành một loại "hoạn quan!" Thật đau xót cùng với Lm. Lực:

"Thế mới hay GHVN thiếu những thợ gặt lành nghề. Vẫn không đủ những người có khả năng rao giảng Tin Mừng cho người nghèo hèn và bị áp bức. Thời nào cũng thế, GHVN đầy dẫy những con người đồng lõa với bọn giàu sang và thế lực trong các cơ chế đàn áp. Những người bị áp bức hầu như nằm ngoài sự quan tâm của Giáo hội."

Cả một Giáo hội bề ngoài xem ra có vẻ đang hồi sinh, đang phát đạt, nhất là tại các thành thị, nhưng bên trong xem ra đầy rẫy các bất ổn. Đời sống tâm linh của hàng giáo phẩm thế nào? Kiến thức thần học, tu đức, Kinh Thánh và mục vụ ra sao? Trong lúc có những linh mục xả thân, khiêm tốn, cần cù, nghèo khó tin vào Tin Mừng, thì lại không thiếu các linh mục đua nhau chạy theo nếp sống hưởng thụ, cầu vinh và an thân. Lối sống Tin Mừng và lãnh đạo theo gương Chúa Giêsu lập lòe trong đêm tối của dân tộc. Hầu như rất ít giáo sĩ trở thành các ngôn sứ đích thực của Chúa Kitô. Tin Mừng được rao giảng trong thánh đường như một nghĩa vụ, nhưng loan báo, làm chứng tá và sống Tin Mừng giữa lòng dân tộc trở thành họa hiếm. Đây chúng ta hãy đọc tiếp những nhận định của Lm.Lực:

"Dù có cả bề dầy lịch sử gần 500 năm, GHVN vẫn thiếu những ngôn sứ quả cảm như Đức Giêsu. Có một lỗ trống khổng lồ trong đức tin của GHVN hôm nay. Chưa ai có thể lấp nổi! Mặc dù có khối lượng nhân sự khổng lồ, GHVN có lẽ còn thiếu xác tín vào sức mạnh Tin Mừng. Có lẽ đức tin chúng ta chưa bằng hạt cải, nên chưa thể bứng cây đa cổ thụ hay trái núi bất công ra khỏi lòng dân tộc. Trái núi càng cao càng cản bước tiến Tin Mừng."

Giáo hội Việt Nam ngày nay hình như đang sống khác với Giáo hội Việt Nam thời tổ tiên chúng ta là các Thánh Tử Đạo. Máu Tử Đạo mới phát sinh các tân tín hữu của Chúa Giêsu. Nhìn vào thực trạng hiện nay của Giáo hội Việt Nam tại quốc nội hay quốc ngoại, hàng năm Giáo hội đưa được bao người tuyên tín vào Chúa Giêsu và đánh mất đi bao nhiêu niềm tin của những người đã lãnh nhận Phép Rửa? Và Lm. Lực khuyến khích chúng ta hãy sống noi gương Giáo hội Nam Hàn:

"Nếu có đức tin bằng hạt cải, GHVN đã dũng cảm như anh em Công Giáo Nam Hàn. Trước cảnh đàn áp bất công ngoài xã hội, Giáo hội Nam Hàn đã tranh đấu đòi quyền lợi cho công nhân. Nhờ đó, Tin Mừng đã tìm được con đường đi đến với dân tộc. Các giám mục và linh mục đã không ngồi yên hay thỏa mãn với những công trình xây nhà thờ, phòng phát thuốc, hay công việc mục vụ trong khuôn viên nhà thờ và giáo xứ. Cùng giáo dân, họ đã xắn tay áo xuống đường tranh đấu và vô tù vì tương lai xã hội và Giáo hội. Đó là con đường Thần Khí dẫn Giáo hội Nam Hàn theo Đức Kitô."

Phải nhìn nhận Lm. Lực chia sẻ bài Tin Mừng của Thánh Luca đề cập về việc Chúa Giêsu trở về Nagiarét loan báo Tin Mừng tại Hội đường (xem Lc 14) thật phong phú và sâu sắc. Tôi không thể lặp lại tất cả những gì Lm. Lực đã chia sẻ. Rất mong độc giả có dịp đọc lại bài chia sẻ thấm thía này. Ở đây tôi xin nhấn mạnh đến điểm then chốt của bài chia sẻ, đó là mỗi tín hữu của Chúa Kitô cần phải có đức tin bằng hạt cải. Chỉ có đức tin mới giải quyết được các nan đề của Giáo hội và đất nước. Có đức tin mạnh mẽ vào Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài, người tín hữu mới nhận được Thần Khí Tác Sinh. Có nhận được Thần Khí Tác Sinh chúng ta mới đi theo con đường của Chúa Kitô được. Không có Thần Khí Tác Sinh, người chủ chiên chỉ là hạng người chăn chiên mướn. Không có Thần Khí Tác Sinh, người tín hữu chỉ là những con chiên lạc lõng giữa dòng đời. Không có Thần Khí Tác Sinh, Giáo hội chỉ còn là một cơ cấu kiểu thế tục, một bà mẹ cằn cỗi trở về già. Và ngược lại, nếu có Thần Khí Tác Sinh, Giáo hội mới có thể thi hành được sứ mệnh của Chúa Kitô đến giải phóng và đem ơn cứu độ đến cho con người được:

"Nếu có đức tin bằng hạt cải, chúng ta sẽ can đảm lãnh nhận sứ mệnh giải thoát như Đức Kitô. Sứ mệnh đó quyết định tương lai toàn thể Giáo hội. Trước khi bước vào cuộc đời công khai, Đức Kitô đã được “quyền năng Thần Khí thúc đẩy.” (Lc 4:14) Còn chúng ta đang được Thần Khí nào hướng dẫn? Nếu được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, chắc chắn chúng ta đã biết quên mình thực sự để dấn thân hoàn toàn cho sứ mệnh “trả lại tự do cho người bị áp bức” (Lc 4:18) như Đức Kitô. “Trả lại tự do” là sứ mệnh “thâu tóm rõ nhất sự nghiệp của Chúa Giêsu."

Trái tim ngủ yên thế nào được khi những trăn trở về Giáo hội vẫn còn đó. Trái tim ngủ yên thế nào được khi đất nước vẫn còn đầy dẫy những bất công, những đàn áp, những bóc lột, những nghèo đói, những băng hoại, những tha hóa. Trái tim ngủ yên thế nào được khi nhìn thấy Tin Mừng của Chúa Kitô chỉ được rao giảng bằng ngôn từ, chứ không phải bằng thân đạo (đem thân mình ra sống và làm chứng tá cho Tin Mừng). Trái tim ngủ yên thế nào được khi mỗi lần nhớ tới Chúa Giêsu là một lần lại nhìn thấy Ngài đang vác thập giá vào Giáo hội, vào quê hương thống khổ, trong lúc phần đông các tư tế và các tín hữu của Ngài làm ngơ như khách bàng quang như trong trường hợp tượng Đức Mẹ Sầu Bi bị cộng sản đập phá tại Phát Diệm và tệ hơn nữa, còn sống thỏa hiệp với trần gian và với bè lũ của Satan.

Chúng ta đang đứng trước những thách thức của thời cuộc. Tôi muốn dùng những lời kết của bài chia sẻ Tin Mừng của Lm. Lực để tạm kết thúc bài viết tản mạn về "Cứu Cha cứu Chúa cứu Giáo hội":

"Vậy làm cách nào để 'trả lại tự do' cho dân tộc? Dĩ nhiên, chính trị, kinh tế, quân sự không phải là phương tiện tranh đấu của Giáo hội. Phương tiện duy nhất của Giáo hội chính là Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Tin Mừng là “sự thật giải thoát” (Ga 8:32). Sự thật vẫn còn bị che dấu và bưng bít ở Việt nam. Đó là lý do tại sao dân tộc chưa có tự do. Làm sao người dân có thể làm người tự do khi nền “văn hóa nói dối” đang hoành hành từ Bắc chí Nam, từ trong đạo ra ngoài đời?

Noi gương Đức Kitô, giáo dân xứ Phường Tây, Huế hiện nay đang đứng lên tranh đấu đòi lại ngôi trường của giáo xứ. Đoàn kết với dân Chúa, ngày 9-1-2007 vừa qua, Đức TGM Têphanô Nguyễn Như Thể mạnh mẽ tuyên bố: "Toàn thể Giáo phận Huế sẽ đứng đàng sau linh mục quản xứ và giáo dân Phường Tây!"

... Tinh thần Nguyễn Kim Điền vẫn sống mạnh trong lòng giáo dân Huế! Rất may dân tộc Việt nam còn có những con người dũng cảm tranh đấu cho công lý như vậy! Nhìn từ Nam ra Bắc, có lẽ chúng ta phải khâm phục truyền thống kiên cường và anh hùng của Giáo Phận Huế!"

*
* *

“Không cần biết Cha Lý làm chi
Cũng chẳng cần nghe người nói gì
Nhưng thấy cảnh tay cùm miệng bịt
Tự trong ta lệ ứa hoen mi
Thương dân lành mất quyền dân chủ
Hận Cộng quyền khóa chặt tứ chi
Hãy đứng lên cùng nhau quyết chiến
Cứu quê nhà qua cảnh sầu bi"
(Trịnh Du, Houston một ngày năm 2007)

*
* *
(Xin Chúa cứu cha ra khỏi ách ngục tù)

Chợt một thoáng nhớ thương về Cha Lý.
Con làm thơ kính tặng gởi về cha
Trên quê hương cha sống kiếp không nhà
Nơi đất khách con ôm hồn tủi nhục

Ôi nơi ấy đầy chông gai tù ngục

Cha vào tù vì đòi hỏi tự do
Bên nơi này con được bát cơm no
Nên quên mất quê nhà cần hạnh phúc

Nơi quê mẹ giờ đây là địa ngục

Dân khổ đau mà chúng chẳng âu sầu
Ngày qua ngày đất nước chẳng về đâu
Bởi bọn quỷ gian manh và độc ác

Bao em bé sống cuộc đời đói khác

Bao thanh niên chẳng có một tương lai
Bao cụ già thoi thóp tiếng thở dài
Bao thiếu nữ bán trinh tìm lẽ sống

Ôi cuộc sống dưới bàn tay Việt Cộng

Xấu xa nào bì được hỡi thế gian
34 năm đất nước vẫn điêu tàn
Như thế đấy … làm sao mày che đậy?

Hãy đứng dậy, dân ta hãy đứng dậy!

Hãy cùng nhau giết hết bọn tay sai
Hãy đập tan chế độ thối nát này
Mang hạnh phúc về cho người dân Việt!

Hãy đứng dậy, dân ta cùng nhau diệt

Diệt quân thù để bảo vệ quê hương
Từ khắp nơi trên các nẻo con đường
Hãy quyết chiến dù xương rơi máu đổ

Hãy đứng dậy chiếm quê cha đất tổ

Hãy vùng lên lấy lại trọn non sông
Đảo gần xa, rừng núi và cánh đồng
Để tổ quốc vẫn còn là nước Việt

Hãy đứng dậy cùng nhau ra tay giết

Thù trả thù, ân oán ta tính sau
Bọn cộng kia, ta hãy chém rơi đầu
Để tổ quốc không còn loài ma quỷ!
(Houston một sáng tháng 5 năm 2009, Trịnh Du)


No comments:

Post a Comment