CSVN từ chối nhưng không có quyền phủ quyết và xóa bỏ 46 Khuyến Nghị do 18 nước đưa ra tại cuộc Khảo Sát Nhân Quyền ngày 8 tháng 5 năm 2009
Bạn đọc đã tiếp nhận Bản Tin "Văn Bút Quốc Tế đã đóng góp gì cho cuộc Khảo Sát Nhân Quyền Việt Nam ?" và Bản Tin "Phúc Trình của Văn Bút Quốc Tế trong hồ sơ Khảo Sát Nhân Quyền Việt Nam" phổ biến trong hai ngày 18 và 22 tháng 5 năm 2009. Hôm nay, Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam gởi đến quý bạn bản dịch tiếng Việt trích Phần Kết Luận của bản Dự thảo Phúc Trình về tình trạng Nhân Quyền dưới chế độ CHXHCNVN của Nhóm Công Tác Khảo Sát Định Kỳ Toàn Cầu được thông qua trong phiên họp ngày 12 tháng 5 năm 2009.
Nhắc lại và tóm tắt, chính phủ CSVN đã chấp nhận 93 Khuyến Nghị của các nước sau đây:
1. Algérie 2. Nam Phi, Azerbaijan và Nigeria 3. Úc, Thụy Điển, Nigeria , Algérie và Chí Lợi 4. Mã Lai Á, Á Căn Đình và Thổ Nhĩ Kỳ 5. Á Căn Đình 6. Azerbaijan 7. Biélorussie 8. Nam Dương 9. Nhựt 10. Mã Lai Á 11. Liên Hiệp Vương Quốc Anh và Úc 12. Burkina Faso 13. Benin và Ba Tư 14. Ai Cập 15. Hàn Cộng và Liên Quốc Nga 16. Algérie 17. Thái Lan và Liên Hiệp Vương Quốc Anh 18. Maroc 19. Ý 20. Ba Tây 21. Palestine 22. Đức và Mễ Tây Cơ 23. Liên Hiệp Vương Quốc Anh 24. Algérie 25. Ai Cập 26. Maroc 27. Liên Hiệp Nga và Thụy Điển 28. Bangladesh 29. Hàn Cộng 30. Cuba 31. Libye 32. Thụy Sĩ 33. Na Uy và Đức 34. Ba Tư 35. Áo 36. Ba Tư 37. Maroc 38. Nam Dương và Ba Tư 39. Côte d’Ivoire , Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan 40. Bangladesh 41. Thổ Nhĩ Kỳ 42. Á Căn 43. Áo 44. Á Căn Đình 45. Ý 46. Gia Nã Đại 47. Thụy Điển 48. Úc và Thụy Sĩ 49. Na Uy 50. Liban 51. Lào Cộng 52. Nam Hàn 53. Cao Miên 54. Ấn Độ 55. Algérie 56. Thổ Nhĩ Kỳ 57. Phi Luật Tân 58. Ba Tây 59. Benin 60. Ai Cập 61. Algérie 62. Thái Lan 63. Zimbabwe 64. Liên Hiệp Nga 65. Liên Hiệp Nga 66. Lào Cộng 67. Trung Cộng 68. Cuba 69. Liban 70. Côte d’Ivoire 71. Cao Miên 72. Thụy Sĩ 73. Tân Gia Ba 74. Azerbaijan 75. Trung Cộng 76. Népal và Ấn Độ 77. Pakistan 78. Phi Luật Tân 79. Maroc 80. Phi Luật Tân 81. Yemen 82. Tunisie 83. Syrie 84. Algérie 85. Cao Miên 86. Miến Điện 87. Hàn Cộng, Népal và Bangladesh 88. Zimbabwe 89. Nepal 90. Lào Cộng 91. Sri Lanka 92. Venezuela và 93. Pakistan.
Đồng thời, CHXHCNVN hứa sẽ xem xét một số Khuyến Nghị của Mã Lai Á, Biélorussie và Mễ Tây Cơ và kịp thời phản hồi để được ghi thêm vào bản Phúc Trình Kết Quả (cuộc Khảo Sát Nhân Quyền) mà Hội Đồng Nhân Quyền sẽ thông qua trong Khóa họp thứ 12 vào tháng 9 năm nay. CHXHCNVN cũng ghi nhận một số Khuyến Nghị của Gia Nã Đại, Ý, Ba Lan và Thụy Điển nhưng báo ngay rằng các Khuyến Nghị đó đang nằm trong các biện pháp đã hoặc đang được thực thi.
Sau cùng, nhà cầm quyền CSVN từ chối chấp nhận 46 Khuyến Nghị của 18 nước như trình bày trong Phần Kết Luận của bản Dự thảo Phúc Trình. Đó là những Khuyến Nghị liên quan đến những vấn đề có nội dung ‘’cốt tủy’’ đối với một Nhà nước Pháp trị Dân chủ chính danh (khác hơn “Nhà nước Pháp quyền XHCNVN’’). Kể cả nhiều đề nghị áp dụng những biện pháp thiết yếu và cụ thể để bảo đảm sự tôn trọng và bảo vệ Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền phù hợp với các Công Ước Quốc Tế mà CHXHCNVN đã ký kết nhưng chưa tuân thủ, hoặc chưa chịu phê chuẩn. Những vấn đề đó có tính cách ‘’siêu nhạy cảm’’ hoặc có liên hệ đến những điều mà CHXHCNVN luôn luôn muốn xếp vào loại ‘’quốc cấm’’, thuộc lãnh vực “an ninh nhà nước’’. CSVN từ chối nhưng không có quyền phủ quyết và xóa bỏ 46 Khuyến Nghị mà họ không bao giờ thích nghe nói đến và cũng rất lo sợ nếu phải đem ra thực thi. Điều quan trọng cần và đáng lưu ý hơn nữa: Tất cả những Khuyến Nghị được chấp thuận hay bị từ chối đều đã được ghi chép thành văn bản chính thức của Liên Hiệp Quốc. Đồng bào trong nước từ nay và mãi mãi vẫn có thể vào Trang Thông Tin điện tử của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc đặc trách Nhân Quyền:
http://lib.ohchr.org/HRBodies/UPR/Documents/Session5VNA_HRC_WG6_5_L10_VNM_E.pdf
để tham khảo bản Phúc Trình về Nhân Quyền Việt Nam cùng tất cả các tài liệu liên hệ đến cuộc Khảo Sát Định Kỳ Toàn Cầu mà CHXHCNVN vừa trải qua.
Hơn 150 Khuyến Nghị chỉ riêng cho một nước đối tượng của cuộc Khảo Sát Định Kỳ Toàn Cầu về Nhân Quyền ! Đếm từng con số và đọc từng Khuyến Nghị cho đến chấm hết cũng đủ chóng mặt. Chúng tôi sẽ trở lại với 93 Khuyến Nghị được CHXHCNVN chấp thuận trong một Bản Tin kỳ tới. Tuy nhiên, xin đơn cử vài Khuyến Nghị để làm thí dụ mở đầu:
- Hãy có những biện pháp tích cực để lấp cái hố (bất công xã hội) giữa giàu và nghèo ... (Libaodong/Trung Cộng);
- Hãy cải cách tư pháp để tiến đến một hệ thống tư pháp lành mạnh, dân chủ và hữu hiệu. Hãy hợp tác với cộng đồng quốc tế và các nước láng diềng nhứt là trong cuộc chiến chống các tội phạm có tổ chức xuyên biên giới, chống sự buôn bán phụ nữ và trẻ con. Hãy tăng cường các nổ lực chống nạn tham nhũng có tác dụng tệ hại đối với nhân quyền mà mọi người được hưởng (Asadollah Eshragh Jahromi/Ba Tư);
- Hãy tăng tốc những cải cách về luật lệ và chương trình quản trị công cộng để đào sâu và mở rộng các quy phạm, nguyên tắc và tiêu chuẩn dân chủ. Hãy xem xét việc tiếp cận Công Ước Liên Hiệp Quốc chống Tội phạm có Tổ chức Xuyên Biên giới và Nghị định thư nhằm ngăn ngừa, cấm chỉ và trừng phạt nạn buôn bán người, nhứt là phụ nữ và trẻ con. Hãy xem xét việc tiếp cận Công Ứơc Lao Động chống Cưỡng bức Lao công (Othman Hashim/Mã Lai Á);
- Hãy thông qua những biện pháp để ngăn ngừa và sớm chẩn đoán những bệnh truyền nhiễm và những dịch truyền nhiễm toàn xứ, nhứt là bệnh HIV/AIDS/SIDA dành ưu tiên cho những từng lớp dân chúng dễ bị tổn thương, đặc biệt là các dân tộc thiểu số, giai cấp bần hàn và những người hành nghề mãi dâm. Hãy tiếp tục cố gắng hơn nữa để phát huy và bảo vệ Nhân Quyền tại Việt Nam (Yao Amoussou/Bénin);
- Hãy ban hành thêm những biện pháp yểm trợ trẻ em các dân tộc thiểu số được tiếp cận nền giáo dục bằng cách giúp đỡ để duy trì và phát triễn những truyền thống văn hóa và ngôn ngử của các dân tộc đó. Hãy tiếp tục nổ lực quốc gia chống lại nạn lao công cưỡng bức và nạn buôn bán người. Hãy ban hành những biện pháp cấn thiết để ngăn ngừa, cấm chỉ và trừng phạt nạn buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ con (Mohamed Achgalou/Maroc).
- Ghi nhận Ủy Ban về Quyền Trẻ con CRC hoan nghênh các kế hoạch hành động quốc gia về Trẻ con và nạn buôn bán phụ nữ và trẻ con. Hãy cố gắng hơn nữa để bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa của các dân tộc thiểu số (Gopinathan Achamkulangare/Ấn Độ). (Còn tiếp).
Những người Việt Nam yêu đất nước thương đồng bào, đang tranh đấu cho Chính Nghĩa Dân Tộc - Dân Quyền - Dân Sinh, ngay chính trên quê hương mình đang sống như thể bị "lưu đày", sẽ phải còn chịu đựng nhiều sự trấn áp nghiệt ngã. Bởi vì nhà cầm quyền hiện hữu đã có thể lạnh lùng từ chối tiếp nhận 46 Khuyến Nghị xây dựng trên những cơ sở vững chắc với thiện ý trong sáng của 18 nước có chính thể khác nhau và không có thái độ gì gọi là "thù nghịch" với nhân dân Việt Nam.
Nhưng những chiến sĩ hiếu hòa nhưng quyết tâm hành động để phục hồi và bảo vệ Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền Việt Nam sẽ không bao giờ cô độc. Chắc chắn tình trạng vi phạm Nhân Quyền Việt Nam tiếp tục là một mối quan tâm của nhiều nước dân chủ, hội viên Liên Hiệp Quốc và thành viên Hội Đồng Nhân Quyền hoặc quan sát viên tại tổ chức này. Chia xẻ mối quan tâm chung đó còn có các tổ chức Phi Chính phủ bênh vực Nhân Quyền cũng như nhiều tổ chức quốc tế và các Quốc hội dân chủ trên thế giới. Tất cả những người bạn tốt của dân tộc Việt Nam sẽ xem xét CHXHCNVN có thực thi hay không và nếu có, thì thực thi đến đâu, gần một trăm Khuyến Nghị mà họ đã chấp thuận trên Văn kiện chính thức trước Hội Đồng Nhân Quyền. Tất cả sẽ tiếp tục đề cập, truy hỏi, chất vấn nhà cầm quyền CSVN và đại diện của họ về những vấn đề nêu ra trong 46 Khuyến Nghị bị họ ngoan cố từ chối trước sự chứng giám của công luận quốc tế.
Genève ngày 28 tháng 5 năm 2009
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Việtnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Viet namese Ligue for Human Rights in Switzerland
---------------------------------------
DỰ THẢO PHÚC TRÌNH CỦA NHÓM CÔNG TÁC VỀ KHẢO SÁT ĐỊNH KỲ TOÀN CẦU (UPR) CỦA VIỆT NAM
A. HRC/WG.6/5/L.10 (Hội Đồng Nhân Quyền/Nhóm Công tác 6/5/L.10)
Ngày 12 tháng 05 năm 2009
II. KẾT LUẬN và/hoặc KHUYẾN NGHỊ
99. Các Khuyến nghị được đưa ra trong cuộc đối thoại đa phương (phiên họp ngày 8 tháng 5 năm 2009) đã được Việt Nam nghiên cứu và các Khuyến nghị đánh số dưới đây nhận được sự ủng hộ của Việt Nam : tất cả Khuyến nghị bao gồm từ 1. đến 93. (từ trang 19 đến 27 của bản Phúc trình). *
100. Các khuyến nghị sau đây sẽ được Việt Nam nghiên cứu và phản hồi theo thời hạn. Các phản hồi của Việt Nam đối với các Khuyến nghị này sẽ được đưa vào báo cáo kết quả sẽ được Hội đồng Nhân quyền thông qua vào phiên họp thứ 12 :
1. Xem xét việc gia nhập Công ước chống Lao động Cưỡng bức của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (Mã Lai Á); tiếp tục qui trình gia nhập các Công ước thích hợp của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (Biélorussie); xem xét để phê chuẩn Công ước số 169 của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế liên quan đến Dân chúng Bản xứ và Bộ lạc tại các Quốc gia Độc lập (Mễ Tây Cơ).
2. Xem xét nghiêm chỉnh để đưa ra lời mời Nhóm Công tác về Giam cầm Độc đoán tới thị sát Việt Nam (Mễ Tây Cơ).
101. Việt Nam đã ghi nhận các Khuyến nghị sau đây và đã bày tỏ các Khuyến nghị đó đang nằm trong các biện pháp đã hoặc đang được thực hiện :
1. Đảm bảo cho những người bị giam giữ vì các luật liên quan đến an ninh hoặc tuyên truyền được sự bảo vệ cơ bản của luật pháp, bao gồm cả quyền được đại diện bởi luật sư theo yêu cầu của họ trong suốt quá trình tố tụng và xét xử (Gia Nã Đại).
2. Giảm thời hạn tù cho các tội danh phi bạo lực (Gia Nã Đại).
3. Thông qua luật cho người tố cáo để bảo vệ người tố giác tham nhũng tránh bị kết tội hoặc sách nhiễu (Gia Nã Đại).
4. Thúc đẩy nỗ lực để đảm bảo việc tôn trọng đầy đủ quyền tự do tôn giáo, thờ phụng, kể cả việc sửa đổi các luật và qui định ở mọi cấp độ liên quan đến tự do tôn giáo nhằm làm cho luật pháp, qui định phù hợp với Điều 18 của ICCPR (Ý, Ba Lan).
5. Áp dụng nhiều biện pháp hơn để ngăn ngừa bạo hành và phân biệt đối xử với các nhóm dân tộc thiểu số (Thụy Điển).
102. Các Khuyến nghị trong bản Phúc trình tại các phần :
35 Gia Nã Đại (a, b, e, g, i); 41 Na Uy (b, d, e), 44 Ba Tây (a, b); 47 Hòa Lan (a, b, c, d); 51 Liên Hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan (a, b); 55 Mễ Tây Cơ (a); 56 Azerbaijan (c); 59 Tân Tây Lan (a, b, c, d); 60 Áo (b), 61 Thụy Sĩ (d); 63 Phần Lan (a, b, c, d); 64 Đức (b, c, d, e); 66 Hoa Kỳ (a, b, c, d); 83 Á Căn Đình (b, c); 85 Pháp (a, b, c); 87 Ý (b); 89 Chí Lợi (b); 90 Ba Lan (a, c) đã không được Việt Nam ủng hộ (liệt kê với chi tiết dưới đây).
.......................................................................
Gia Nã Đại (trang 9)
35. Gia Nã Đại đã khuyến nghị Việt Nam nên:
a. Tăng cường tính độc lập của truyền thông nhà nước, kể cả việc cho phát triển truyền thông tư nhân;
b. Sửa lại luật báo chí phù hợp với Điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR).
c. Thông qua luật cho người tố cáo để bảo vệ người tố giác tham nhũng tránh bị kết tội, sách nhiễu, và
d. Thông qua luật tiếp cận thông tin.
Gia Nã Đại đã ghi nhận luật pháp tại Việt Nam đôi khi đã bị dùng để hạn chế quyền tự do lập hội. Canada khuyến nghị Việt Nam nên:
e. Giảm việc sử dụng luật an ninh để hạn chế các tranh luận xã hội về dân chủ đa đảng hoặc chỉ trích chính quyền, kể cả việc cải cách các luật an ninh và tuyên truyền cho phù hợp với ICCPR;
f. Giảm thời hạn tù cho các tội danh phi bạo lực;
g. Lập danh sách các tù nhân bị kết tội theo các điều luật về an ninh và công khai các thông tin đó; và
h. Đảm bảo cho những người bị bắt liên quan tới các điều luật về an ninh hay tuyên truyền có sự bảo vệ cơ bản về luật pháp, kể cả việc được đại diện bởi luật sư theo lựa chọn của họ trong suốt quá trình tố tụng và xét xử.
Gia Nã Đại khuyến nghị Việt Nam nên:
i. Đưa ra lời mời thường trực tới tất cả các Báo Cáo viên Đặc nhiệm của Hội đồng Nhân quyền.
Na Uy (trang 9, 10)
41. Na Uy ghi nhận Việt Nam đang có mục tiêu hạn chế các án tử hình và khuyến nghị Việt Nam nên:
a. Thực hiện đầy đủ ngay việc đó bằng việc giảm phạm vi các tội danh có án tử hình.
Na Uy khuyến nghị Việt Nam nên:
b. Cho phép các cá nhân, nhóm và các tổ chức của xã hội có quyền chính đáng và được thừa nhận có quyền cổ vũ, khuếch trương nhân quyền, cũng như thể hiện quan điểm hay các bất đồng một cách công khai, và
c. Xây dựng các biện pháp thích hợp để truyền bá rộng rãi và bảo đảm sự quan sát đầy đủ Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc về Người Bảo Vệ Nhân Quyền.
Na Uy khuyến nghị Việt Nam nên:
d. Đảm bảo cho truyền thông có thể hoạt động tự do và độc lập, và
e. Đảm bảo Luật Báo chí, khi sửa đổi, phù hợp với ICCPR và có một khung pháp luật cho phép sự tồn tại của báo chí tư nhân.
Ba Tây (trang 10)
44. Ba Tây khen ngợi Chính phủ (CHXHCNVN) đang hoàn thiện xã hội dân sự và khuyến nghị Chính phủ nên:
a. Xây dựng một cơ quan giám sát độc lập và thường trực về nhân quyền;
b. Xem lại danh mục tội danh có án tử hình, với quan điểm tiến tới bãi bỏ hình phạt tử hình;
c. Tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ đối với các dịch vụ y tế, đặc biệt là các dịch vụ về giới tính và sinh sản; và
d. Thực hiện tăng dần từng bước các mục tiêu về nhân quyền đã ghi rõ trong nghị quyết 9/12.
Hòa-Lan (trang 10)
47. Hòa-Lan khuyến nghị Chính phủ nên:
a. Đảm bảo Luật Báo chí phù hợp với điều 19 ICCPR,
b. Cho phép các báo, tạp chí độc lập và do tư nhân điều hành hoạt động; và
c. Bãi bỏ các hạn chế về Internet như sàng lọc và theo dõi. Hòa Lan hoan nghênh các bước tiến đến việc phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tham nhũng.
Hòa-Lan ghi nhận đã có một số lời mời rộng lượng và khuyến nghị Việt Nam nên
d. Xem xét việc công bố lời mời thường trực đến tất cả các Báo Cáo viên Đặc nhiệm của Liên Hiệp Quốc.
Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan (trang 10, 11)
51. Trong khi khen ngợi Việt Nam cho những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực tự do tôn giáo, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan vẫn tỏ sự quan ngại về sự thực hiện luật pháp kiểu chắp vá, nhất là ở cấp tỉnh. Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan khuyến nghị Việt Nam nên:
a. Hợp tác thực sự với các chuyên gia quốc tế về phát triển luật truyền thông và các công việc làm tăng tính độc lập cho các cơ quan truyền thông của Việt Nam ;
b. Tiếp tục xây dựng đối thoại về chính sách giữa chính quyền và các tổ chức dân sự độc lập;
c. Tham dự đối thoại với các chuyên gia quốc tế về phát triển luật pháp, kể cả việc xem xét lại Luật Hình sự để hạn chế sự diễn giải tùy ý của các thẩm phán và tòa án;
d. Tiếp tục thực hiện các chương trình đào tạo toàn diện cho các quan chức địa phương, kiểm soát tiến trình thực thi luật pháp và
e. Tham dự trở lại với Báo Cáo viên Đặc nhiệm của Liên Hiệp Quốc về tôn giáo.
Mễ Tây Cơ (trang 12)
55. Nhấn mạnh các kết quả xuất sắc của Việt Nam về giảm nghèo, Mễ Tây Cơ khuyến nghị Việt Nam nên:
a. Thực hiện các biện pháp cần thiết để thiết lập một cơ quan nhân quyền quốc gia phù hợp với các Nguyên tắc Paris ;
b. Tăng cường hợp tác với các Báo Cáo viên Đặc nhiệm của Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là việc chuyển lời mời thị sát quốc gia tới Nhóm Công tác về Giam Cầm Độc Đoán và với quan điểm hoàn thiện các sáng kiến của chính phủ liên quan đến các nhóm dân tộc thiểu số;
c. Xem xét để phê chuẩn Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mục 169 liên quan tới các Dân tộc Bản xứ và Bộ lạc ở các Quốc gia Độc lập.
Azerbaijan (trang 12)
56. Azerbaijan ghi nhận luật pháp cơ bản ở Việt Nam bảo vệ và cổ vũ các quyền trẻ em. Azerbaijan khuyến nghị Chính phủ nên:
a. Tiếp tục các cố gắng trong việc lập hồ sơ chú ý đặc biệt, bên cạnh nhiều vấn đề khác, tới các nhóm dễ tổn thương như trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và các nhóm dân tộc thiểu số. Azerbaijan đã hỏi Việt Nam về ý định thúc đẩy việc lập một hệ thống quốc gia để tiếp nhận, kiểm soát, và điều tra các tố cáo về xâm hại trẻ em. Azerbaijan ghi nhận rằng ứng xử kiểu gia trưởng và bạo hành gia đình vẫn là thách thức tại Việt Nam . Azerbaijan nêu ra việc nhiều báo cáo của Việt Nam cho các cơ quan kết ước đã bị quá hạn và hỏi về các lý do lỡ hạn đó. Azerbaijan khuyến nghị Việt Nam nên:
b. Xem xét việc phê chuẩn Công ước Quốc tế về Bảo vệ các Quyền của tất cả các Lao động Di trú và Thành viên gia đình của họ và Công ước về các Quyền của Người khuyết tật; và
c. Thiết lập một cơ quan quốc gia nhân quyền phù hợp với các Nguyên tắc Paris .
Tân Tây Lan (trang 13)
59. Tân Tây Lan hoan nghênh cam kết của Việt Nam tăng cường hợp tác và khuyến nghị Việt Nam nên:
a. Đưa ra lời mời thường trực đối với tất cả các Báo Cáo viên Đặc nhiệm và, đặc biệt, mời Báo Cáo viên Đặc nhiệm về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, tự do phát biểu quan điểm, tình trạng tra tấn và bạo hành phụ nữ.
Tân Tây Lan khuyến nghị Việt Nam nên:
b. Cho phép sự độc lập của truyền thông, cải thiện việc thực hiện Điều 19 của ICCPR, và cho phép tiến hành các hoạt động truyền thông tư nhân.
Tân Tây Lan quan tâm tới các biện pháp của Việt Nam đang thực hiện để chống nạn phân biệt phụ nữ.
Tân Tây Lan khuyến nghị Việt Nam nên:
c. Thực hiện các bước đi để xóa bỏ án tử hình và tăng cường sự minh bạch trong việc sử dụng án tử hình; và
d. Thiết lập một cơ quan quốc gia nhân quyền phù hợp với các nguyên tắc Paris .
Áo (trang 13)
60. Áo viện dẫn Điều 120 của Luật Tố tụng Hình sự của Việt Nam và hỏi liệu chính phủ có xem xét việc thay đổi. Áo khuyến nghị Chính phủ nên:
a. Thực hiện các bước đi cụ thể để đảm bảo hiệu quả cho tất cả những người bị tước đoạt tự do được đưa ra tòa xét xử không chậm trễ.
Đối với những quan ngại về Nghị định số 89/198, Áo khuyến nghị Chính phủ nên:
b. Cung cấp cho công chúng biết thông tin về số các trại giam giữ của công an và quân đội và số người đang bị giam giữ trong đó, và
c. Đảm bảo cho những người bị giam giữ được tiếp cận không bị gây khó dễ với luật sư.
Áo khuyến nghị không chỉ nên:
d. Tăng cường nỗ lực trong việc chống mãi dâm trẻ em mà còn phải cung cấp các trợ giúp hiệu quả cho các trẻ em bị xâm hại và tăng cường sự hiểu biết nhạy cảm cho lực lượng công an về vấn đề này qua các hoạt động đào tạo thích hợp.
Thụy Sĩ (trang 13)
61. Thụy Sĩ đã theo dõi kỹ lưỡng các biện pháp xử lý tham nhũng ở Việt Nam . Thụy Sĩ ghi nhận rằng truyền thông đại chúng đóng vai trò cốt yếu trong sự chống tham nhũng và khuyến nghị rằng Việt Nam nên :
a. Đảm bảo việc sửa đổi luật báo chí phải hướng theo các tiêu chuẩn quốc tế về vấn đề này, đặc biệt là tôn trọng việc bảo vệ các nhà báo.
Thụy Sĩ khuyến nghị Việt Nam nên
b. Sửa đổi luật về án tử hình cho phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành của quốc tế, đặc biệt liên quan tới tính minh bạch.
Thụy Sĩ hy vọng rằng :
c. Luật đất đai đã được thông qua của Việt Nam sẽ được thực hiện đầy đủ và Thụy Sĩ thúc giục Việt Nam :
d. Công bố lời mời thường trực tới các tất cả các Báo Cáo viên Đặc nhiệm của Liên Hiệp Quốc.
Phần Lan (trang 13)
63. Hỏi Việt Nam liệu có chấp nhận thị sát của Báo Cáo viên Đặc nhiệm của Liên Hiệp Quốc về quyền tự do ngôn luận và phát biểu quan điểm không, Phần Lan khuyến nghị:
a. Cho phép truyền thông thực hiện vai trò giám sát trong xã hội, và
b) Sửa Luật Báo chí cho phù hợp với các qui định của ICCPR.
Phần Lan khuyến nghị:
c. Bải bỏ hoặc sửa Luật Hình sự để đảm bảo không có sự tùy tiện trong việc ngăn cản quyền tự do thể hiện.
Phần Lan hỏi liệu Việt Nam có chấp nhận thị sát của Báo Cáo viên Đặc nhiệm của Liên Hiệp Quốc về việc thực thi các án tử hình có tính phi pháp, chiếu lệ hay tùy tiện không, Phần Lan khuyến nghị:
d. Quyết định tạm dừng việc thi hành án tử hình ngay lập tức để tiến tới mục tiêu bãi bỏ hoàn toàn án tử hình.
Đức (trang 13, 14)
64. Đức ghi nhận các quan ngại của CRC về mức độ gia tăng mại dâm trẻ em và du lịch tình dục và hỏi Việt Nam về các biện pháp đối phó. Đức khuyến nghị:
a. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ chế hoạt động về quyền con người của Liên Hiệp Quốc và
b. Mời và tạo điều kiện cho các chuyến thị sát của Báo Cáo viên Đặc nhiệm của Liên Hiệp Quốc về quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng;
c. Thiết lập một cơ quan quốc gia quyền con người phù hợp với các Nguyên tắc Paris .
d. Thực hiện các biện pháp cần thiết để chấm dứt các hạn chế về quyền được tự do phát biểu quan điểm và hội họp ôn hòa
Đức khuyến nghị Việt Nam nên:
e. Xuất bản mọi thông tin về các án tử hình đã thực hiện, và
f) Giảm số các tội danh phải chịu án tử hình.
Hoa Kỳ (Hợp Chủng Quốc Mỹ Châu) (trang 14)
66. Hoa Kỳ khuyến nghị Việt Nam nên:
a. Chứng tỏ các cam kết của Việt Nam đối với Điều 68 của Hiến pháp Việt Nam, Điều 19 của ICCPR và Điều 19 của Tuyên ngôn Nhân quyền toàn Thế giới (UDHR) bằng việc đảm bảo quyền tự do thể hiện cho các cơ quan báo chí, phóng viên không phải sợ hãi bị bắt hay bị buộc tội một cách tùy tiện và bảo đảm thông tin được tự do lưu thông trên internet và bãi bỏ các qui định hạn chế đối với nhựt ký điện tử (blog) và truyền thông.
Hoa Kỳ khuyến nghị Việt Nam nên:
b. Chứng tỏ các cam kết của Việt Nam đối với Điều 50 và 69 trong Hiến pháp Việt Nam, Điều 19, 21 và 22 của ICCPR và Điều 20 của UDHR bằng việc cho phép các cá nhân được phát biểu về hệ thống chính trị và thả tất cả các tù nhân lương tâm như Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn Văn Đài và luật sư Lê Thị Công Nhân và xóa bỏ các điều luật mơ hồ về “an ninh quốc gia” như Điều 84, 88 và 258 đã được dùng để kết tội những người có tiếng nói bất đồng với chính quyền và các chính sách của chính quyền.
Hoa Kỳ khuyến nghị Việt Nam nên:
c. Theo điều 70 trong Hiến pháp Việt Nam, Chính phủ tăng tốc việc đăng ký tại địa phương cho các nhà thờ, các tổ chức tôn giáo như đã được ghi rõ trong các khung luật về tôn giáo và tạo điều kiện cho cách giải quyết công bằng về các tranh cãi về tài sản như qui định trong Hiến pháp và Chỉ thị của Thủ tướng về tài sản của tôn giáo và
d. Thừa nhận sự hợp pháp của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và cho phép Giáo Hội này được hoạt động độc lập đối Giáo Hội Phật giáo Việt Nam và cho phép các giáo phái khác nhau của Hòa Hảo và Cao Đài được hoạt động.
Á Căn Đình (trang 17)
83. Á Căn Đình khuyến nghị Việt Nam nên:
a. Thực hiện các bước đi cần thiết để phù hợp với ICCPR, đặc biệt trong việc giảm các trường hợp giam giữ tùy tiện và đảm bảo chắc chắn quyền được xét xử công bằng theo luật pháp được thực hiện; và
b. Thực hiện các bước đi cần thiết để đảm bảo các công dân có thể tận hưởng đầy đủ các quyền của họ, kể cả việc mời các Báo Cáo viên Đặc nhiệm của Liên Hiệp Quốc về quyền tự do phát biểu quan điểm và tự do tôn giáo tới thị sát quốc gia.
Á Căn Đình khuyến nghị rằng Việt Nam nên:
c. Phê chuẩn Nghị định thư tự nguyện thứ hai đối với ICCPR để xóa bỏ án tử hình. Trong khi tiến đến mục tiêu này, Á Căn Đình cũng khen ngợi Việt Nam đã giảm số các tội danh có án tử hình và hy vọng rằng án tử hình sẽ được thực thi phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và được hoàn toàn minh bạch.
Á Căn Đình khuyến nghị Việt Nam nên:
d. Phê chuẩn Công ước Quốc tế để Bảo vệ tất cả mọi người trước các âm mưu Thủ tiêu, Luật Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế, Nghị định thư Palerma và Công ước về người tỵ nạn và người mất nước.
Á Can Đình đã hỏi Việt Nam về các kinh nghiệm cải cách tư pháp, tái xây dựng các định chế trong thời kỳ hậu xung đột và các biện pháp giảm đói và đáp ứng các nhu cầu của các nhóm dễ bị tổn thương.
Pháp (trang 17)
85. Pháp nhắc đến dự thảo sửa đổi luật hình sự năm 2008 đã giảm số tội danh có hình phạt tử hình và hỏi khi nào dự thảo đó được thông qua. Pháp cũng hỏi Việt Nam liệu có ý muốn đón tiếp các chuyến thị sát của tất cả các Báo Cáo viên Đặc nhiệm của Liên Hiệp Quốc và không chỉ về các vấn đề kinh tế, xã hội và văn hóa không? Pháp cũng hỏi về các biện pháp ngăn ngừa, chống và loại trừ sự phân biệt và bạo hành đối với những người thuộc các nhóm dân tộc thiểu số.
Pháp khuyến nghị chính phủ nên:
a. Áp dụng các biện pháp được Ủy ban Nhân quyền ủng hộ để chấm dứt sự hạn chế đối với các quyền tự do phát biểu quan điểm và quan niệm, và đặc biệt, các hạn chế cho việc hình thành các cơ quan truyền thông tư nhân cùng một lúc.
b. Xây dựng một cơ quan quốc gia về nhân quyền phù hợp với các Nguyên tắc Paris , và
c. Ký và phê chuẩn Luật Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế.
Ý (trang 18)
87. Ý khuyến nghị Việt Nam nên:
a. Đẩy nhanh các nỗ lực để đảm bảo tôn trọng đầy đủ quyền tự do tôn giáo và thờ phụng, kể cả sửa lại các luật và qui định ở mọi cấp độ, liên quan đến quyền tự do tôn giáo, cho phù hợp với Điều 18 của ICCPR;
b. Phản hồi tích cực đối với đề nghị thị sát quốc gia của Báo Cáo viên Đặc nhiệm của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng đã gửi trong năm 2008.
Ý khuyến nghị Việt Nam nên:
c. Đảm bảo đầy đủ quyền nhận, tìm kiếm và chia sẻ thông tin và ý tưởng, phù hợp với Điều 19 của ICCPR; và
d. Triển khai chiến lược quốc gia trong hệ thống trường học ở mọi cấp độ với các biện pháp thích hợp nhằm giáo dục về nhân quyền phù hợp với Kế hoạch Hành động 2005-2009 của Chương trình Thế giới về giáo dục nhân quyền.
Chí-Lợi (trang 18)
89. Chi-Lợi hoan nghênh các nỗ lực của Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống cực đói nghèo. Chí-Lợi khuyến nghị Việt Nam nên xem xét:
a. Phê chuẩn Công ước chống Tra tấn (CAT) và
b. Nghị định thư Tự nguyện ngay khi có thể.
Chí-Lợi cũng ghi nhận ý định của Việt Nam đã thể hiện trong việc giảm phạm vi áp dụng hình phạt (tử hình). Chí Lợi đề nghị cho biết các thông tin về các hành động có mục đích nhằm lập lại, trong nhiều việc khác, nhu cầu duy trì ổn định xã hội và chính trị để phát triển, đề nghị Việt Nam nói rõ về quan điểm này và làm cách nào để Việt Nam vẫn đảm bảo ổn định nhưng không áp đặt một mô hình duy nhất đối với xã hội.
Ba Lan (trang 18)
90. Ba Lan khuyến nghị Việt Nam nên:
a. Thiết lập một cơ quan giám sát độc lập và thường trực về nhân quyền, kể cả cơ quan giám sát các quyền
trẻ em.
Ba Lan ghi nhận có nhiều báo cáo cho biết các thành viên của các nhóm tôn giáo đặc biệt đang bị hạn chế nặng nề về quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, Ba Lan khuyến nghị Việt Nam nên:
Đảm bảo luật pháp và việc thực thi của Nhà nước phải phù hợp hoàn toàn với yêu cầu của Điều 18 trong ICCR.
Ba Lan cũng khuyến nghị Việt Nam nên:
c. Bãi bỏ Chỉ thị số 44 về vi phạm hành chính, cho phép giam giữ hành chính, quản thúc tại gia hoặc giam giữ tại các trung tâm đặc biệt, bệnh viện tâm thần trong thời gian 2 năm và có thể tái hồi không cần xét xử.
------------------ Dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ: Hà Tản Viên - D.Y. ------------------
* Vì nguyên văn tiếng Anh của 93 Khuyến Nghị được ghi chép trên hơn 8 trang giấy A 4, chúng tôi rất tiếc không thể phổ biến tất cả trong Bản Tin kỳ này, kể cả bản dịch tiếng Việt chưa hoàn tất.
DRAFT REPORT OF THE WORKING GROUP ON THE UPR VIET NAM
A) HRC/WG.6/5/L.10
12 May 2009 Original: English only
II. CONCLUSIONS AND/OR RECOMMENDATIONS
99. The recommendations formulated during the interactive dialogue have been examined by Viet Nam and the recommendations listed below enjoy the support of Viet Nam .
1) to 93) incluses. (from page 19 to page 27) *
100. The following recommendations will be examined by Viet Nam which will provide responses in due time. The responses of Viet Nam to these recommendations will be included in the outcome report adopted by the Human Rights Council at its twelfth session.
1. Consider accession to the ILO Forced Labour Convention (Malaysia); continue the process of acceding to the appropriate ILO conventions (Belarus); favourably consider the ratification of ILO Convention No. 169 concerning Indigenous and Tribal Peoples in Independent Countries. (Mexico)
2. Consider positively extending an invitation to visit the country to the Working Group on Arbitrary Detention (Mexico).
101. Viet Nam noted the following recommendations and indicated that they pertain to measures which have been implemented or are currently being implemented.
Provide people detained under security or propaganda laws with fundamental legal safeguards, including representation by legal counsel of their choice throughout the proceedings and a public trial (Canada)
Reduce the length of prison sentences for non-violent crimes (Canada)
Adopt a whistleblower law so that those who identify corruption are protected from prosecution or harassment (Canada)
Step up efforts to ensure the full respect of freedom of religion and worship, including by reviewing laws and provisions at all levels related to the freedom of religion, in order to align them with Article 18 of the ICCPR ( Italy ) ( Poland )
Take further measures to prevent violence and discrimination against ethic minorities (Sweden).
102. The recommendations noted in the report in paragraphs 35 (a, b, e, g, i); 41 (b, d, e), 44 (a, b); 47 (a, b, c, d); 51 (a, b); 55 (a); 56 (c); 59 (a, b, c, d); 60 (b), 61 (d); 63 (a, b, c, d); 64 (b, c, d, e); 66 (a, b, c, d); 83 (b, c); 85 (a, b, c); 87 (b); 89 (b); 90 (a, c) above did not enjoy the support of Viet Nam (below)
Canada (page 9)
35. Canada recommended that Viet Nam
a) increase the independence of media from the State, including by allowing privately-run media;
b) bring its press laws into compliance with article 19 of the ICCPR;
c) adopt a whistleblower law so that those who identify corruption are protected from prosecution or harassment; and
d) adopt access-to-information legislation.
Canada noted that laws are sometimes applied to restrict the freedom of association. It recommended that Viet Nam
e) reduce the use of security laws that limit public discussion about multi-party democracy or criticism of the government, including by bringing security and propaganda laws into compliance with the ICCPR;
f) reduce the length of prison sentences for non-violent crimes;
g) register all individuals detained under security laws, and make this information publicly available; and
h) provide people detained under security or propaganda laws with fundamental legal safeguards, including representation by legal counsel of their choice throughout the proceedings and a public trial.
Canada recommended that Viet Nam
i) issue a standing invitation to all special procedures of the Human Rights Council.
Norway (pages 9, 10)
41. Norway noted aims to limit the use of capital punishment and recommended that Viet Nam
a) complete it promptly by reducing the scope of crimes subject to the death penalty.
Norway recommended that Viet Nam
b) give individuals, groups and organs of society the legitimacy and recognition to promote human rights as well as to express their opinions or dissent publicly, and
c) adopt appropriate measures to disseminate widely and ensure full observation of the United Nations Declaration on Human Rights Defenders.
Norway recommended that Viet Nam
d) ensures that the media can operate freely and independently, and
e) ensures that the Press Law, in amending it, complies with the ICCPR and that the legal framework allows the existence of privately owned media.
Brazil (page 10)
44. Brazil commended the Government for encompassing civil society in efforts and recommended that the Government
a) establish a permanent independent human rights monitoring body;
b) review the list the list of crimes for which death penalty is imposed, with a view to abolishing capital punishing;
c) enhance women’s access to health care, in particular to sexual and reproductive health services; and
d) accomplish progressively human rights goals as set up in resolution 9/12.
Netherlands (page 10)
47. Netherlands recommended that the Government
a) ensures that press laws are in compliance with article 19 of the ICCPR,
b) authorise independent and privately-run newspapers and magazines; and
c) lift restrictions on internet usage such as filtering and surveillance. It welcomed steps towards the ratification of the United Nations Convention against Corruption.
The Netherlands noted the generous number of invitations, and recommended that Viet Nam
d) considers issuing a standing invitation to all United Nations special procedures.
The United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland (pages 10, 11)
51. Whilst commending Viet Nam for its recent progress in the area of freedom of religion, the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland remained concerned that implementation of legislation remains patchy, particularly at the provincial level. It recommended Viet Nam
a) to engage substantively with international experts on the development of its media law, and works to increase the independence of Vietnamese media institutions;
b) to continue to built policy dialogue between government and independent civil society organisations;
c) to engage in dialogue with international experts on legal developments, including on the review of its Penal Code to allow less scope for open interpretation of these provisions by judges and courts; and
d) to continue to undertake comprehensive training programmes for local officials, monitor progress on implementation of legislation and
e) re-engage with the UN Special Rapporteur on religion.
Mexico (page 12)
56. Highlighting Viet Nam ’s excellent results in, inter alia, poverty reduction, Mexico recommended
a) taking necessary measures to establish a national human rights institution in accordance with the Paris Principles;
b) enhancing its cooperation with the United Nations Special Procedures, particularly extending an invitation to visit the country for the Working Group on Arbitrary Detention, and with a view to complementing the initiatives taken by the Government concerning ethnic minorities;
c) favourably considering the ratification of the ILO Convention No. 169 concerning Indigenous and Tribal Peoples in Independent Countries.
Azerbaijan (page 12)
56. Azerbaijan noted the legal basis existing in Viet Nam to protect and promote children rights. It recommended that the Government
a) continue its efforts in the files paying inter alia particular attention to the vulnerable groups such as children, women, persons with disabilities and ethnic minorities. It asked whether Vietnam envisaged establishing a national system to receive, monitor and investigate complaints on child abuse. It noted that patriarchal attitudes and domestic violence still remains a challenge. It referred to that a number of reports of Viet Nam to the treaty bodies are overdue, and asked about the reasons. Azerbaijan recommended that Viet Nam
b) consider ratifying the International Convention on the Protection of the Rights of All Migrants Workers and Members of Their Families and Convention on the Rights of Persons with Disabilities; and
c) establish a national human rights institution in compliance with the Paris Principles.
New Zealand (page 13)
59. New Zealand welcomed the commitment to strengthen cooperation and recommended that Viet Nam
a) issue a standing invitation to all Special Procedures and, in particular, that it seeks visits by the Special Rapporteurs on freedom of religion or belief, freedom of expression, torture and violence against women.
It recommended that Viet Nam
b) permits independence of the media, improves its implementation Article 19 of ICCPR, and allows the establishment of privately-run media organisations.
New Zealand was interested to hear what steps Viet Nam is undertaking to combat discrimination against women.
It recommended that Viet Nam
c) take steps to abolish the death penalty and increase transparency around its use; and
d) establish a national human rights institution, in accordance with the Paris principles.
Austria (page 13)
60. Austria referred to Article 120 of the Criminal Procedure code and asked if the Government is considering any changes. Austria recommended that the Government
a) take concrete steps to effectively ensure that all persons deprived of their liberty are brought before a judge without delay.
Referring to concerns about Decree No. 89/198, it recommended that the Government
b) provide public information on how many detention camps by the police and military have in fact been set up and how many persons are detained therein, and
c) ensure unhindered access to legal representation by persons detained in such facilities.
Austria recommended to not only
d) intensify its efforts in combating child prostitution, and also provide effective support to the children affected and sensitive its police forces to this problem in particular through adequate training courses.
Switzerland (page 13)
61. Switzerland was carefully monitoring measures to deal with corruption. It noted that mass media play a crucial role and recommended that Viet Nam
a) ensure that the review of the press law follows the international standards on this subject, particularly with respect of the protection of journalists.
It recommended that Viet Nam
b) revises its legislation on the death penalty to bring it into line with existing international standards on the subject, especially concerning transparency.
Switzerland hoped that
c) the land law passed by Viet Nam will be fully implemented, and urged Viet Nam
d) to issue a standing invitation to all Special Procedures.
Finland (page 13)
63. Asking whether Viet Nam would accept a visit by the Special Rapporteur on the right to freedom of opinion and expression, Finland recommended
a) allowing media to take its watchdog role in society and
b) amending its Press Law to comply with the ICCPR provisions.
Finland recommended
c) repealing or amending its Penal Code to ensure that it cannot be applied in an arbitrary manner to prevent the freedom of expression.
Asking whether Viet Nam would accept a visit by the Special Rapporteur on extrajudicial, summary or arbitrary executions, Finland recommended
d) imposing a moratorium on execution immediately with the ultimate foal of abolishing the death penalty altogether.
Germany (page 13 and 14)
64. Germany noted the concerns of the CRC about the increasing level of child prostitution and sex tourism and asked about measures. Germany recommended
a) strengthening cooperation with UN human rights mechanisms and
b) inviting and facilitating the visit of the SR on freedom of religion and belief;
c) establishing a national human rights institution in accordance with the Paris Principles
d) taking all necessary measure to end restrictions on the rights to freedom of expression and peaceful assembly.
It also recommended
e) publishing all information on executions carried out and
f) reducing the number of offences liable for the death penalty.
United States of America (page 14)
66. United States of America recommended that Viet Nam
a) demonstrate its commitment to Article 68 of the Vietnamese Constitution, Article 19 of the ICCPR and Article 19 of UDHR by ensuring freedom of expression for members of the press without fear of arbitrary arrest or prosecution, and provide for the free flow of information on the internet and abolish restrictive regulations on blogging and the media.
It recommended Viet Nam
b) demonstrate its commitment to Article 50 and 69 of the Vietnamese Constitution, Articles 19, 21 and 22 of the ICCPR, and Article 20 of the UDHR by allowing individuals to speak out on the political system and by releasing all prisoners of conscience, such as Father Nguyen Van Ly, Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan, and abolish vague ‘’national security’’ provisions such as Articles 84, 84 and 258 used to convict those who voice dissent against the governement or its policies.
It recommended that
c) in accordance with Article 70 of the Vietnamese Constitution, the Government speed the process for the local registration of churches and religious organisations as mandated under the framework on religion and allow for an equitable resolution of property disputes as required under the Constitution and the Prime Minister’s decree on religious property and
d) recognize the UBCV and allow it to function independently of the Vietnamese Buddhist Sangha as well as allow multiple branches of the Hoa Hao and Cao Dai faiths.
Argentina (page 17)
83. Argentina recommended that Viet Nam
a) take the necessary steps to comply with ICCPR, Particularly to reduce the cases of arbitrary detention and to make sure the right to a fair trial based in law is guaranteed; and
b) take the necessary steps to ensure that citizens can fully enjoy these rights including the possibility of inviting the Special Rapporteurs on freedom of expression and freedom of religion to visit the country.
Argentina recommended the
c) ratification of the second Optional Protocol to ICCPR to abolish the death penalty, until this happens it also commend the reduction of the number of crimes to which this penalty is applicable and hoped that this will be done in accordance with international standards and in full transparency.
Argentina recommended that Viet Nam
d) ratify the International Convention fro the Protection of All Persons from Enforced Disappearance, the Rome Statute on the International Criminal Court, the Palerma Protocol and the Convention on refugees and stateless persons.
It asked about experiences on reforming the judicial system, rebuilding institutions in a post conflict situation, and on measures to reduce hunger and meet the needs of vulnerable groups.
France (page 17)
85. France referred to a draft bill in 2008 to revise the criminal code to reduce the number of crimes to which the capital punishment is applicable, and asked when this is likely approved. It asked if Viet Nam would be willing to host visits by all requesting special rapporteurs and not only those working on economic, social and cultural rights. It asked about measures to prevent, combat and eradicate discrimination and violence against persons belonging to ethnic minorities.
France recommended that the Government
a) take measures advocated by the Human Rights Committee to bring to an end restrictions to freedom of expression and opinion, and to end, notably, restrictions on the creation of private media at the same time;
b) set up a national human rights institution in accordance with the Paris Principles, and
c) sign and ratify the Rome Statute on the International Criminal Court.
Italy (page 18)
87. Italy recommended
a) stepping up efforts to ensure the full respect of freedom of religion and worship, including by reviewing laws and provisions at all levels, related to the freedom of religion, in order to align them with Article 18 of the ICCPR;
b) giving a positive reply to the request to visit the country made by the UN Special Rapporteur on freedom of religion or belief in 2008.
Italy recommended
c) fully guaranteeing the right to receive, seek and impart information and ideas in compliance with Article 19 of the ICCPR; and
d) developing a national strategy to include in the school system at all levels appropriate measures in the field of human rights education in accordance with the Plan of Action 2005-2009 of the World Programme for human rights education.
Chile (page 18)
89. Chile appreciated the efforts to fight extreme poverty. Chile recommended to Viet Nam that it considers
a) ratifying the CAT and
b) the Optional Protocol thereto as soon as possible.
Chile also noted the intention expressed to reduce the scope of the application of this punishment. Chile asked for more information about actions intended to redress, inter alia, the need to maintain social and political stability in order to achieve development, what Viet Nam understands by this concept, and how Viet Nam is going to ensure stability without imposing a single model to the society.
Poland (page 18)
90. Poland recommended
a) establishing a permanent independent human rights monitoring body, including child rights monitoring body.
Noting reports that members of particular religious groups are facing serious limitation in the exercise of their right to freedom of religion and belief, Poland recommended
b) ensuring its legislation and practice of the State is full compliance with the requirement of Article 18 of the ICCPR.
It recommended
c) repealing Ordinance 44 on regulating administrative justice, which authorizes administrative detention, house arrest, or detention in special protection centre and psychiatric facilities for two year renewable period without trial.
..........................................................................
* Vì nguyên văn tiếng Anh của 93 Khuyến Nghị được ghi chép trên hơn 8 trang giấy A 4, chúng tôi rất tiếc không thể phổ biến tất cả trong Bản Tin kỳ này, kể cả bản dịch tiếng Việt chưa hoàn tất.
LHNQVN-TS
No comments:
Post a Comment