TS Trần Mỹ Vân phát biểu tại ACRL
Sydney - Tiến sĩ Trần Mỹ Vân, giáo sư môn Á châu học tại Đại học South Australia, đã tạo sự chú ý lớn lao của một cử tọa gồm các giới lãnh đạo tôn giáo và chính trị Úc về tình trạng đàn áp Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất cùng Hòa thượng Thích Quảng Độ dưới bàn tay nhà cầm quyền CSVN.
Hôm thứ Năm 23/4/09, buổi lễ khai mạc Trung tâm Ambrose cho Tự do Tôn giáo (Ambrose Centre for Religious Liberty - ACRL) đã mời TS Trần Mỹ Vân lên phát biểu về tình hình Phật giáo tại Việt Nam. Được biết ACRL là một trung tâm nghiên cứu với mục đích bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng căn bản của con người. Buổi lễ khai mạc diễn ra tại Quốc hội tiểu bang New South Wales được chủ toạ bởi Cựu Phó thủ tướng Úc, ông John Anderson. Trong số khoảng 150 vị lãnh đạo tôn giáo và chính trị Úc, người ta cũng nhận thấy sự hiện diện của nhiều khuôn mặt tiếng tăm như đức Hồng y George Pell (Tổng giám mục Sydney của đạo Công giáo), Tiến sĩ Peter Jensen (Tổng giám mục Sydney của Anh giáo), đại diện của nhiều tôn giáo như Ấn giáo, Hồi giáo, Bahai, nhiều dân biểu Quốc hội tiểu bang lẫn liên bang, v.v...
Riêng về phía Phật giáo thì có sự hiện diện của Thượng tọa Thích Phước Nhơn vị đại diện của Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất tại Úc châu. Từ tiểu bang Nam Úc, người ta nhận thấy có Dân biểu Jack Snelling, chủ tịch Hạ viện Nam Úc và là một người luôn hỗ trợ các cuộc tranh đấu đòi tự do dân chủ của cộng đồng người Việt.
Trong một bài phát biểu gây xúc động mãnh liệt trong cử tọa, TS Mỹ Vân nói:
“Suy ngẫm về kinh nghiệm tâm linh bản thân, tôi thấy rõ quyền tự do tôn giáo là quan trọng. Nhưng buồn thay, không phải ai ai trên thế giới cũng được hưởng tự do đó. Tôi rất buồn phiền khi được biết rằng người dân Tây Tạng ngay trên đất nước của họ, không có quyền giữ hình của đức Đạt lai Lạt ma, vị lãnh đạo tâm linh của họ. Họ phải giấu hình ngài đi, hoặc phải tiêu huỷ, nếu không sẽ bị trừng phạt và tra tấn. Tôi thiển nghĩ đức Lạt ma có dạy điều gì chống lại nhân loại và hoà bình đâu. Ngược lại là đằng khác, ngài chỉ dạy tình thương, sự hiểu biết, lòng khoan dung và tha thứ... Tự do tôn giáo không phải là chuyện không có cũng chẳng sao, mà là một quyền con người căn bản mà không một nhà cầm quyền nào có thể tước đoạt.
“Khi nghĩ tới Việt Nam thì tôi lại càng buồn phiền hơn nữa. Việt Nam ngày nay bị cai trị bởi một chế độ độc tài cộng sản. Nhiều nhà sư, linh mục, nữ tu sĩ và tín đồ đã bị sách nhiễu, bỏ tù, giam lỏng tại gia chỉ vì họ giữ vững đức tin tâm linh của riêng họ, hoặc vì họ mong muốn chính quyền không can thiệp vào tôn giáo, vì họ đòi hỏi tự do tín ngưỡng và dân chủ cho Việt Nam. Giản dị là không ai có thể bắt họ cải đạo để trở thành người theo chủ nghĩa cộng sản...
“Tôi xin mượn cơ hội này để nêu lên trường hợp của Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất. Giáo hội đã bị cấm không được hoạt động, tài sản của Giáo hội bị tịch thu. Những vị lãnh đạo tối cao của Giáo hội đã từng bị bắt giam ròng rã nhiều năm, bị đi đày ngay trên xứ sở họ, và tiếp tục bị cầm tù, chỉ vì họ từ chối khuất phục chế độ cộng sản. Hoà thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo của giáo hội bị cấm đoán này, là một học giả xuất chúng, một vị chân tu và tác giả nhiều thơ văn. Ngài đã hiến trọn đời mình cho đạo Phật và cho lợi ích nhân loại. Vậy mà suốt 3 thập niên qua, ngài đã gặp đủ mọi khó khăn chẳng khác gì vị Tăng thống trước là Hoà thượng Thích Huyền Quang. HT Quảng Độ đã được trao tặng giải Thoroft Rafto, một giải thưởng lẫy lừng, và ngài cũng từng được đề cử 9 lần cho giải Nobel Hoà bình. Ngài đã trở thành biểu tượng của phong trào Phật giáo tranh đấu ôn hòa cho tự do tôn giáo và nhân quyền.”
Được biết khi nói đến đó, TS Trần Mỹ Vân đã giương lên cho cử toạ thấy những bức tem thư với hình HT Quảng Độ mà bà đã được phép cho in ấn đặc biệt. Những tấm tem HT Quảng Độ đã được cử toạ hoan nghênh nhiệt thành. Trong thời gian tới, Trung tâm ACRL dự định sẽ tổ chức nhiều buổi hội thảo tại các tiểu bang khác xứ Úc.
Bà Trần Mỹ Vân là giáo sư Phân khoa Quốc tế học, chuyên giảng dạy Á châu học tại Đại học South Australia. Trước kia bà du học Úc châu theo chương trình Colombo và góp phần thành lập Cộng đồng người Việt Tự do tại Úc trong những buổi đầu.
Hôm thứ Năm 23/4/09, buổi lễ khai mạc Trung tâm Ambrose cho Tự do Tôn giáo (Ambrose Centre for Religious Liberty - ACRL) đã mời TS Trần Mỹ Vân lên phát biểu về tình hình Phật giáo tại Việt Nam. Được biết ACRL là một trung tâm nghiên cứu với mục đích bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng căn bản của con người. Buổi lễ khai mạc diễn ra tại Quốc hội tiểu bang New South Wales được chủ toạ bởi Cựu Phó thủ tướng Úc, ông John Anderson. Trong số khoảng 150 vị lãnh đạo tôn giáo và chính trị Úc, người ta cũng nhận thấy sự hiện diện của nhiều khuôn mặt tiếng tăm như đức Hồng y George Pell (Tổng giám mục Sydney của đạo Công giáo), Tiến sĩ Peter Jensen (Tổng giám mục Sydney của Anh giáo), đại diện của nhiều tôn giáo như Ấn giáo, Hồi giáo, Bahai, nhiều dân biểu Quốc hội tiểu bang lẫn liên bang, v.v...
Riêng về phía Phật giáo thì có sự hiện diện của Thượng tọa Thích Phước Nhơn vị đại diện của Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất tại Úc châu. Từ tiểu bang Nam Úc, người ta nhận thấy có Dân biểu Jack Snelling, chủ tịch Hạ viện Nam Úc và là một người luôn hỗ trợ các cuộc tranh đấu đòi tự do dân chủ của cộng đồng người Việt.
Trong một bài phát biểu gây xúc động mãnh liệt trong cử tọa, TS Mỹ Vân nói:
“Suy ngẫm về kinh nghiệm tâm linh bản thân, tôi thấy rõ quyền tự do tôn giáo là quan trọng. Nhưng buồn thay, không phải ai ai trên thế giới cũng được hưởng tự do đó. Tôi rất buồn phiền khi được biết rằng người dân Tây Tạng ngay trên đất nước của họ, không có quyền giữ hình của đức Đạt lai Lạt ma, vị lãnh đạo tâm linh của họ. Họ phải giấu hình ngài đi, hoặc phải tiêu huỷ, nếu không sẽ bị trừng phạt và tra tấn. Tôi thiển nghĩ đức Lạt ma có dạy điều gì chống lại nhân loại và hoà bình đâu. Ngược lại là đằng khác, ngài chỉ dạy tình thương, sự hiểu biết, lòng khoan dung và tha thứ... Tự do tôn giáo không phải là chuyện không có cũng chẳng sao, mà là một quyền con người căn bản mà không một nhà cầm quyền nào có thể tước đoạt.
“Khi nghĩ tới Việt Nam thì tôi lại càng buồn phiền hơn nữa. Việt Nam ngày nay bị cai trị bởi một chế độ độc tài cộng sản. Nhiều nhà sư, linh mục, nữ tu sĩ và tín đồ đã bị sách nhiễu, bỏ tù, giam lỏng tại gia chỉ vì họ giữ vững đức tin tâm linh của riêng họ, hoặc vì họ mong muốn chính quyền không can thiệp vào tôn giáo, vì họ đòi hỏi tự do tín ngưỡng và dân chủ cho Việt Nam. Giản dị là không ai có thể bắt họ cải đạo để trở thành người theo chủ nghĩa cộng sản...
“Tôi xin mượn cơ hội này để nêu lên trường hợp của Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất. Giáo hội đã bị cấm không được hoạt động, tài sản của Giáo hội bị tịch thu. Những vị lãnh đạo tối cao của Giáo hội đã từng bị bắt giam ròng rã nhiều năm, bị đi đày ngay trên xứ sở họ, và tiếp tục bị cầm tù, chỉ vì họ từ chối khuất phục chế độ cộng sản. Hoà thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo của giáo hội bị cấm đoán này, là một học giả xuất chúng, một vị chân tu và tác giả nhiều thơ văn. Ngài đã hiến trọn đời mình cho đạo Phật và cho lợi ích nhân loại. Vậy mà suốt 3 thập niên qua, ngài đã gặp đủ mọi khó khăn chẳng khác gì vị Tăng thống trước là Hoà thượng Thích Huyền Quang. HT Quảng Độ đã được trao tặng giải Thoroft Rafto, một giải thưởng lẫy lừng, và ngài cũng từng được đề cử 9 lần cho giải Nobel Hoà bình. Ngài đã trở thành biểu tượng của phong trào Phật giáo tranh đấu ôn hòa cho tự do tôn giáo và nhân quyền.”
Được biết khi nói đến đó, TS Trần Mỹ Vân đã giương lên cho cử toạ thấy những bức tem thư với hình HT Quảng Độ mà bà đã được phép cho in ấn đặc biệt. Những tấm tem HT Quảng Độ đã được cử toạ hoan nghênh nhiệt thành. Trong thời gian tới, Trung tâm ACRL dự định sẽ tổ chức nhiều buổi hội thảo tại các tiểu bang khác xứ Úc.
Bà Trần Mỹ Vân là giáo sư Phân khoa Quốc tế học, chuyên giảng dạy Á châu học tại Đại học South Australia. Trước kia bà du học Úc châu theo chương trình Colombo và góp phần thành lập Cộng đồng người Việt Tự do tại Úc trong những buổi đầu.
No comments:
Post a Comment