Saturday, May 30, 2009

Cộng Sản Sợ Gì? - Người Dân Việt Sợ Gì? - Các Tôn Giáo Ở Việt Nam Sợ Gì? - Vietcatholic

Phóng viên Vietcatholic

Đọc bài của ký Roger Cohen, nhà bình luận toàn cầu globalist của tờ New York Times hôm 25/05/09 trên BBC: (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/05/090527_peaceful_evolution.shtml)

Thật ngạc nhiên với hiểu biết của một ký giả có “tầm cỡ thế giới” về hiện tình chính trị trong hai quốc gia cộng sản còn sót lại trong thế giới văn minh ngày nay: Trung Cộng và Việt Cộng.

Có vẻ như ký giả này lặp lại những gì mà nhiều người đã nói, đã viết, đã nghe nhiều lần và từ lâu rồi … Lại những câu từ với mô típ rất cũ:

Trích nguyên văn: Thời kỳ "bóng đêm của chủ nghĩa Stalin và Mao chế ngự tâm hồn đã vào quá khứ" (Hết trích).

Sau vài dòng phân tích sơ sài, câu từ nhạt nhẽo … Ký giả Roger Cohen kết luận: Việt Nam và Trung Quốc chừng một phần tư thế kỷ nữa sẽ có nhiều dân chủ tự do hơn - Và Roger Cohen khuyên nước Mỹ hãy kiên nhẫn … (?)

Về nguyên nhân làm Việt Nam, Trung Quốc còn thiếu dân chủ, ông ta cho rằng: Vì Bộ Chính trị vẫn mất ngủ với "diễn biến hòa bình". Đi quá đà, ông ta hồn nhiên kết luận: Thanh niên các nước này, chuyển từ xe máy lên xe hơi riêng là mối lo thường trực hơn băn khoan về dân chủ đa đảng. – Xem ra câu kết luận này của Roger Cohen xúc phạm đến dân tộc Việt, nó hao hao giống với câu mà Nguyễn Viết Thịnh, đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội, nói công khai trước quốc hội Âu Châu vào ngày 18/12/2008 rằng: "Đối với dân chúng nghèo họ không quan tâm đến tự do ngôn luận mà quan tâm về ăn uống, đói no." – Nhưng có lẽ ký giả này không có chủ ý, mà chỉ là thiếu hiểu biết và dùng văn từ chưa chuẩn mà thôi.

1. CSVN có sợ “diễn biến hoà bình” không ?

Trước tiên phải nói cho anh ký giả Roger Cohen biết rằng, csvn không sợ cái gọi là diễn biến hoà bình chung chung. Và nếu anh căn cứ vào mấy cái văn kiện của đảng csvn phát ra để kết luận như thế thì rất là thiếu hiểu biết về cộng sản nói chung, và cộng sản việt nam nói riêng. Có nhiều điều trong văn kiện đảng của cộng sản phát hành công khai chỉ mang tính lừa bịp, hoặc có thể lý giải nhiều cách. Cộng sản vẫn dùng nó để lèo lá biện minh cho đủ thứ hành vi của nó. Đó không phải là sự thật, thậm chí cũng không phải là nguyên tắc hành động của cộng sản đâu.

Cộng sản nói chung, và csvn nói riêng, là những kẻ lưu manh, chúng nhận thức cũng rất nhanh, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến sinh mạng của chúng. Khi nói đến diễn biến hoà bình là nói đế một hiện trạng xã hội. Mà hiện trạng thì phải có một nguyên nhân, một động lực nào đó thúc đẩy xã hội đến hiện trạng đó. Hiện trạng diễn biến hoà bình có nguyên nhân trực tiếp, có động lực sâu sa là nhận thức của người dân về nhà nước và con người đảng viên cộng sản. Chính từ nhận thức này mà người dân không chấp nhận nhà nước cộng sản và diễn biến hoà bình sảy ra. Nếu nhận thức người dân mà còn mơ hồ hay sai lạc. Dù cho thời gian cả ngàn năm, chứ không phải chỉ ¼ thế kỷ, dù cho nước Mỹ hay thế lực nào đó thúc đẩy. Cũng không bao giờ có diễn biến hoà bình ở Việt Nam. Thế nên csvn không sợ cái gọi là diễn biến hoà bình chung chung như Roger Cohen viết đâu.

Vậy csvn sợ cái cụ thể gì??? Trong thế giới văn minh ngày nay, nhận thức của mọi lớp người trong xã hội Việt Nam đang ngày càng tiệm cận đến sự thực và chân lý. Cái giúp họ tiệm cận đến chân lý chính là hệ thống truyền tin hiện đại không cho phép csvn có thể kiểm soát được hết. Người dân ngày càng có thêm phương tiện để kiểm chứng tin tức do cộng sản bày đặt, họ dễ dàng tiếp cận các nguồn tin độc lập. Cho nên cái việt gian cộng sản hôm nay sợ nhất là không kiểm soát, không bưng bít được tin tức sự thật. Cộng sản sống được là nhờ đủ thứ giả dối – Sự thực mà sáng tỏ nó sẽ kết liễu cộng sản, chẳng ai phải cầm súng bắn nó cả. Bộ máy tuyên truyền lừa bịp của nó ngày càng khó làm giả tin, khó cắt xén xuyên tạc tin. Nó đang dần dần bị vô hiệu. Từ thực tế này, từ nhận thức này mà csvn nhất quyết không cho tự do ngôn luận, không cho tự do báo chí.

Csvn chẳng những không sợ “diễn biến hoà bình” mà nó còn lợi dụng cái danh “diễn biến hoà bình” để “chụp mũ” rồi tấn công mọi thành phần dân chúng mà nó nghi ngờ chống đối, đặc biệt là giáo dân, tu sĩ các tôn giáo. Không biết diễn biến hoà bình ở Việt Nam có giống như ở Đông Âu hay không, nhưng csvn luôn nghi ngờ và đổ mọi tội lỗi này lên đầu các tôn giáo, đặc biệt là Công Giáo. Cao điểm của việc chụp mũ “diễn biến hoà bình” này là csvn cho ra đời cái nghị định cho phép tổng cục 2 ám sát những ai (kể cả quan chức cao cấp cộng sản) nếu có biểu hiện “diễn biến hoà bình” gây nguy hiểm cho chế độ. Chính nhờ phần không nhỏ vào cái nghị định bất hợp pháp này mà csvn có vẻ vẫn sống khoẻ (?). Quan chức cs phản tỉnh rất sợ - Dân lành lại càng kinh hãi khi thi thoảng lại thấy mất tích một người, hay đột tử tại cơ quan, chết tại nhà vì “dùng ma tuý qua liều” của một cán bộ nhà nước. Trong khi những người này chưa hề có tiền sử hít ma tuý chứ nói gì đến trích ma tuý. Đương nhiên người dân phải tìm cách tự vệ, chứ không thể dùng chiến thuật biển người thí mạng như trong chiến tranh của cộng sản được.

2. Người dân Việt có sợ hãi khuất phục cộng sản không ?

Một trong những phương cách người dân phòng vệ là khi chó quá hung hăng, thì tạm lui bước để bảo toàn tính mạng. Và chuyển sang lo toan các vấn đề về kinh tế như chính quyền cộng sản mong muốn. Nó vừa mang tính tự phát vừa là tình thế. Hình như người Nhật sau khi đầu hàng vô điều kiện hồi thế chiến thứ hai, cũng phải chọn phát triển kinh tế. Chứ họ không thể khăng khăng đòi độc lập, đòi phục quốc trước gọng kìm của Mỹ. Một quốc gia, một công ty, một tổ chức, một gia đình, một cá nhân mà có tiềm lực về kinh tế rồi chống lại bất công cũng đều tốt hơn là ngược lại.

Thế còn “cuộc cách mạng long trời lở đất” tại sao không nổ ra ??? Sao người dân lại không làm một cuộc “Cách mạng long trời lở đất” mà lại chọn diễn biến hoà bình ??? Sống trong xã hội cộng sản, người dân biết được rằng nhà nước cộng sản là một cỗ máy chiến tranh. Nó tồn tại được là nhờ có chiến tranh. Bởi chỉ có chiến tranh mới duy trì được độc tài dễ dàng nhất. Chỉ nhân danh tình trạng chiến tranh nó mới dễ dàng hạn chế, xâm phạm nhân quyền của người dân, bưng bít thông tin loè bịp chân lý đổi trắng thay đen. Chính một đại tá bồi bút cộng sản trước khi chết cũng đã viết những dòng thú nhận về việc nhà nước cộng sản luôn ngụy tạo rằng:

“Lúc nào cũng có kẻ thù rình rập đâu đó để tìm cớ lật đổ chế dộ bằng vũ trang, hay bằng diễn biến hoà bình. Lúc nào cũng được đồng chí trong chi bộ, bàn bè cơ quan giám sát mọi tư tưởng và hành vi để ngăn chặn mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân của mỗi thành viên. Lúc nào cũng phải đề phòng, phải đề cao cảnh giác cách mạng, không tin cậy bất cứ ai, kể cả bạn bè.” – Đi tìm cái tôi đã mất của Nguyễn Khải.

Thực chất csvn cố tình tạo ra những tình huống này để tiện việc đóng cửa quốc gia, đàn áp giết chóc dân lành lên tiếng cho công lý. Người dân cũng thừa biết, nên họ chẳng dại gì mà cho đám việt gian có cái cớ giết chóc họ dễ dàng. Không có chiến tranh, cũng chẳng có kẻ thù nào đứng đằng sau cả. Chỉ là vấn đề công lý, lẽ phải nội bộ người Việt trong nước Việt mà thôi. Như thế những tên cộng sản hung hăng, cũng có thể bị những kẻ cộng sản phản tỉnh nhưng chưa công khai và đang cầm quyền hãm bớt lại. Người dân Việt khôn ngoan lựa chọn cách tranh đấu với cộng sản như thế. Cộng sản chẳng có tí chính đáng nào để tấn công đàn áp họ cả.

Những biểu hiện ra bên ngoài của người dân Việt trong chế độ cộng sản, như phát ngôn những câu theo mô thức cộng sản một cách ngô nghê và có vẻ cuồng tín cộng sản. Đây là một thực trạng, thực trạng này đến hôm nay cũng không đáng lo ngại lắm. Vì nó hoàn toàn vô thức, người dân nói thế, nhưng không phải bây giờ csvn kêu gọi họ chết thay như hồi chiến tranh họ sẽ nghe đâu. Nó thuần tuý là vô thức, chứ không phải là có ý thức hay từ trong tiềm thức đi ra.

Về sự thờ ơ trước các vấn đề chính trị của bộ phận không nhỏ người trong xã hội cộng sản. Đây là vấn đề làm nhiều người có tâm huyết với quốc gia dân tộc lo ngại. Đúng là đáng lo ngại thật. Nhưng nó cũng không hẳn trầm trọng như những gì người ngoài lo ngại. Xã hội cộng sản là xã hội có rất nhiều cạm bẫy, đặc biệt là cạm bẫy giành cho những người có tư tưởng chống cộng. Cho nên như một phản xạ, người ta không bao giờ để lộ ra quan điểm, ý định chống lại bất công xã hội cộng sản.

Không hiểu Roger Cohen nghĩ gì, lấy tư cách gì mà khuyên nước Mỹ hãy kiên nhẫn khi tự do dân chủ ở Việt Nam chưa tiến triển ??? Nước Mỹ không thừa hơi bỏ tiền bạc công sức đi lo hộ tự do dân chủ cho nước khác. Còn nếu vì quyền lợi nước Mỹ thì vấn đề dù ở đâu, Mỹ cũng chẳng xá, chẳng ngồi nhìn đâu. Hãy xem lại hai cuộc chiến ở Áp-ga-nít-tan và I-rắc mà Mỹ phát động. Mặt khác người dân Việt cũng không có ý định nhờ người Mỹ làm cái “tự do dân chủ” thay cho dân tộc Việt. Người Mỹ, dù có lên tiếng cho tự do dân chủ ở đâu, thì trước tiên cũng vì lợi ích nước Mỹ đã. Muốn nắm bắt cái đà tự do dân chủ của thế giới để giải thoát cho mình, người dân trong nước Việt phải chủ động. Ở trong nước ai cũng nghĩ vậy.

Như thế, “Thanh niên các nước này, chuyển từ xe máy lên xe hơi riêng là mối lo thường trực hơn băn khoan về dân chủ đa đảng.” - Là hiện tượng chứ không phải là bản chất dân tộc Việt. Dẫu sao nó cũng là hiện tượng không nên có, nhất là đối với một dân tộc bất khuất, khí khái như dân tộc Việt.

3. Các tôn giáo ở Việt Nam sợ gì ?

Bản chất của các tôn giáo là không dựa vào bất cứ thế lực vật chất nào để tồn tại. Vật chất đối với họ chỉ thuần tuý là phương tiện nhất thời. Có đến đâu họ dùng đến đấy. Tuy nhiên tôn giáo nào cũng mong muốn có thêm phương tiện để quảng bá tính chất nhân văn nhân bản của tôn giáo mình.

Vậy thì các tôn giáo ở Việt Nam sợ cái gì??? Cái mà các tôn giáo lo lắng luôn được cá thể hoá đến từng con người tín hữu, tu sĩ cụ thể. Nó chính là tâm hồn chai đá, rời bỏ lương tâm tôn giáo chính thống thay bằng thứ “lương tâm nhái” nào đó cho “thuận tiện và dễ sống trong xã hội cộng sản”. Hoặc là trạng thái “vô vi” không hành động, không làm bất cứ việc gì để tránh va chạm. Các tôn giáo gọi tu sĩ, tín đồ đó có đức tin chết, làm gương mù gương xấu. Họ chống lại tình trạng này bằng sự giáo dục lương tâm cho con người.

Giáo dục và giáo dục lương tâm con người là những việc làm thường ngày, không mệt mỏi của các tôn giáo. Dựa vào thế lực siêu nhiên để đối chọi với thế tục là căn bản của mọi tôn giáo. Cho nên các tôn giáo sau khi dùng hết phương tiện vật chất mà họ có, thì họ viện đến Thần Thánh. Như thế thì họ sợ cái gì mà cộng sản lăm le đe doạ ??? Các tu sĩ và giáo dân không sợ đi tù, càng không sợ chết cho tín điều của họ. Còn bị cưỡng đoạt đất đai nhà cửa, bị xã hội đen tấn công đe doạ, bị công an triệu tập sách nhiễu chỉ là những trò “trẻ con” đối với họ mà thôi.

Mặc dù csvn cũng biết được rằng suy thoái lương tâm sẽ làm cho con người dần xa tôn giáo của họ, nên nó tìm mọi thủ đoạn đê hèn để “quốc doanh” hoá tu sĩ, để “thương mại hoá” giáo dân. Nhưng có vẻ như cuộc chiến với các tôn giáo của cộng sản việt nam không cân sức, và kết cục không như chúng mong muốn. Bởi chính học thuyết cộng sản đã cảnh báo về kết cục của cuộc chiến này, nhưng việt gian cộng sản không nghe. Tấn công tuyên chiến với tôn giáo là biểu hiện cơn bối rối vì cùng đường của csvn.

LỜI KẾT:

Đọc bài của ký giả Roger Cohen, mà thấy buồn! Buồn vì có người ngoài cuộc dốt nát về tình hình chính trị của quốc gia mình mà họ lại lên mặt dạy mình. Buồn vì người Việt mình để người ngoài lo lắng cho hiện trạng chính trị của quốc gia mình. Thế mới biết Mỹ - EU - Các quốc gia văn minh luôn khẳng định không ủng hộ sự thay đổi áp đặt từ bên ngoài - Chỉ chấp nhận và ủng hộ sự thay đổi từ bên trong của người dân Việt mà thôi - Là lịch sự văn minh và có chứng lý.

Phóng viên Vietcatholic
30.05.2009

*
* *
    "Diễn biến hòa bình"
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/05/090527_peaceful_evolution.shtml
Nhà bình luận Roger Cohen
vừa đến thăm Việt Nam


Ký giả Roger Cohen vừa có bài gửi đi từ thành phố Hồ Chí Minh về "Nỗi bức bối diễn biến hòa bình" ở Việt Nam và cả Trung Quốc với niềm tin rằng chừng một phần tư thế kỷ nữa hai nước sẽ có nhiều dân chủ tự do hơn.

Nhà bình luận toàn cầu (globalist) của tờ New York Times hỏi vì sao sau 20 năm sự kiện Thiên An Môn và bức tường Berlin sụp đổ vì sao cả Việt Nam và Trung Quốc không chuyển ngay sang mô hình dân chủ như Đông Âu.

Đó là vì, theo ông, một thế hệ lớn lên ở Việt Nam, và cả Trung Quốc được vẫy gọi bởi ham muốn phát triển chứ chưa phải là dân chủ.

Thanh niên các nước này có thể muốn tự do hơn nữa nhưng chưa tới mức họ sẵn sàng đối mặt với hệ thống chính trị̣.

Với họ̣, chuyển từ xe máy lên xe hơi riêng là mối lo thường trực hơn băn khoan về dân chủ đa đảng.

Còn về phía nhà nước, bài viết "Peaceful evolution angst" cho rằng đảng cộng sản Việt Nam đã xác định kẻ thù số một là "diễn biến hòa bình".

Họ không sợ một cuộc cách mạng long trời lở đất mà sợ sự̣ xâm nhập, mưa lâu thấm đất (drip) của nền dân chủ tự do.

Ổn định được coi là giá trị trên hết nhưng các nhân vật trong Bộ Chính trị vẫn mất ngủ vì "diễn biến hòa bình".

Tranh tối tranh sáng

Sau thờ kỳ "bóng đêm của chủ nghĩa Stalin và Mao chế ngự tâm hồn đã vào quá khứ", cả Việt Nam và Trung Quốc vẫn không phải là các xã hội tự do.

Nhưng Roger Cohen, trong bài đăng báo hôm 25/05/09 vừa qua, viết rằng cả hai nước cũng không hẳn là phi tự do (un-free) tới mức công dân của họ phải "ngứa ngáy tìm tự do".

Trích lời một nhà nghiên cứu tại Trung Quốc, bài báo nói không gian mà thanh thiếu niên tìm chỗ giải tỏa không phải các cuộc biểu tình ngồi và là blog và Twitter.

So hai nước tác giả nhận định ở Việt Nam tình hình đỡ căng thẳng hơn và Việt Nam luôn cạnh tranh với Trung Quốc dưới vẻ bề ngoài là tình anh em.

Roger Cohen đồng ý rằng với mạng Google chiếm lĩnh không gian ảo, cách mạng kiểu cũ nay không còn chỗ.

Nhưng công nghệ cũng đã tước đi tính toàn trị của bộ máy.

Kinh tế thị trường và chủ nghĩa dân tộc
đã lấn chỗ của đòi hỏi dân chủ.

Điều chính quyền làm là lập ra các lằn ranh đỏ để kiểm soát tự do, chứ không dùng các trại lao cải như thời xưa ở Liên Xô.

Họ cũng lo sợ các tổ chức phi chính phủ NGO và những người Phương Tây có lý tưởng muốn thúc đẩy nhân quyền và nhà nước pháp quyền.

Chính những hoạt động này có nguy cơ phá hàng rào đỏ của đảng và thậm chí ăn vào các tế bào của hàng ngũ cán bộ.

Nhìn rộng ra bên ngoài châu Á, tác giả cho rằng Moscow, Bắc Kinh và Hà Nội đã tạo ra một phản ứng trước tinh thần cao thượng nhạt dần của Thiên An Môn và bức tường Berlin.

Sự kết hợp thị trường với chủ nghĩa dân tộc đanh thắng thế trước tự do và lá phiếu.

Nhưng đó là trước mắt.

Và Roger Cohen khuyên nước Mỹ hãy kiên nhẫn.

Vì về lâu dài, tầng lớp trung lưu vươn lên ở Việt Nam sẽ đòi hỏi nhiều hơn sự minh bạch, đòi hỏi luật lệ phải nhất quán, dịch vụ y tế phải tốt hơn, chế độ b*'t tham nhũng hơn.

Họ cần tự do ngôn luận nhiều hơn và ít các hàng rào, vạch cấm hơn.

Hệ thống độc đảng sẽ bị sức ép mạnh để đáp ứng cá đòi hỏi đó, và theo tiên đoán của tác giả, chính nhờ có nhiều "diễn biến hòa bình" mà dân chủ và tự do sẽ ngày càng tăng ở cả Bắc Kinh và Hà Nội một phần tư thế kỷ nữa.

Roger Cohen là một cây bút nổi tiếng thế giới, thường viết các bình luận quốc tế cho báo New York Times.



No comments:

Post a Comment