Tháng 5 vùi đầu trong mùa thi
khi ve kêu phượng nở.
Tháng 5 nhớ thương Sài Gòn
với bàng hoàng-trăn trở
Tháng 5 mùa hoa sen nở . Hoa vô ưu về.
Tháng 5 này đáng ghi cần nhớ.
khi ve kêu phượng nở.
Tháng 5 nhớ thương Sài Gòn
với bàng hoàng-trăn trở
Tháng 5 mùa hoa sen nở . Hoa vô ưu về.
Tháng 5 này đáng ghi cần nhớ.
Nguyễn Duy Thành
Vâng ! đúng vậy. Khác với mọi năm. Tháng 5 của năm này. Giòng lịch sử của Việt Tộc ghi nhận thêm một sự kiện đấu tranh đòi công lý, dưới hình thức khá mới mẽ được phát truyền đi từ một vị Cao Tăng ái quốc. Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ.
- Biểu Tình Tại Gia - Bất Tuân Dân Sự
Hình thức đấu tranh này. Đối với người Việt Nam nghe sao mà là lạ ... và cũng quen quen ! Vì cảm nhận bất đồng nhất, nên đã không nhận ra hết sự vi diệu của hình thức đấu tranh này. Do đó. Ngoài việc hàng trăm hội đoàn và cá nhân yêu nước đã lên tiếng hưởng ứng lời kêu gọi, thì cũng có một số cá nhân thông qua Báo chí – Truyền thông đã đặt câu hỏi là:
- Liệu hình thức đấu tranh này có khả thi không ?
Thật khó có một câu trả lời mang tính nhất quán cho câu hỏi nói trên.
Bởi lẽ ! Phán xét và thẩm định về một quan điểm chính trị hay một khuynh hướng đấu tranh của một cá nhân, một tổ chức, xa hơn là của một chế độ. Có khi phải dựa vào yếu tố khách quan và chủ quan của lịch sử – văn hóa và dân tộc. Nhưng để có câu trả lời về sự khả thi, thì xin nhìn lại chặng đường 34 năm tranh đấu đã qua. Tất cả đều đồng niệm với ước mơ là đấu tranh giải thể chế độ cộng sản đem lại tự do dân chủ cho quê hương. Ước mơ đó quá lớn lao, nhưng tỷ lệ đạt được khả thi trong tranh đấu thật quá khiêm nhường, thật quá bé nhỏ đối với cộng đồng Việt Nam tranh đấu tại hải ngoại cũng như hàng trăm cá nhân bất đồng chính kiến tại quốc nội. Từ đó. Trong công cuộc bảo vệ tổ quốc khỏi bị lâm nguy vào vòng Hán Hóa nói chung, hay lòng ái quốc của mỗi con dân nước Việt nói riêng. Xin chớ nên hạn hẹp hỏi rằng có khả thi hay kết quả không ! Nhất là đối với một vị chân tu không vướng bụi hồng trần, nhưng vẫn khí khái can đảm tỏ lòng ái quốc để cứu nước cứu dân. Đấu tranh chống ngoại xâm bảo tồn dân tộc. Công việc này lớn lao lắm, ý nghĩa thiêng liêng lắm, không dễ dàng có được như mấy lát Bánh Mì hôm trước thích ăn, thì sáng hôm sau thức dậy đã có trên bàn.
Rất có thể ! Đã có sự lạm bàn xuất phát từ một góc cạnh tiêu cực hay phiếm diện nào đó ! Nhưng để có một cái nhìn khách quan và công tâm thì việc phân tích về khuynh hướng đấu tranh do Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ đưa ra chẳng có gì là khó. Đôi khi sau sự phân tích, bình luận , người ta có thể tìm ra những giải pháp tốt hơn, thực tế hơn để phù hợp với tình hình chính trị hiện nay của Việt Nam. Tuy nhiên , có thể khẳng định rằng. Dưới chế độ an ninh hà khắc của Cộng Sản Việt Nam thì khuynh hướng đấu tranh của vị Cao Tăng này đưa ra vẫn là một Tiền đề cho các cuộc đấu tranh kế tiếp. Dù là những cuộc đấu tranh sau này được đặt dưới sự lãnh đạo của một Cá nhân – Tổ Chức - Đảng phái hay Tôn giáo nào ! Bởi phương cách đấu tranh vẫn không thoát ra ngoài khuynh hướng: Bất Bạo Động .
BIỂU TÌNH TẠI GIA
Mới nghe qua hình thức đấu tranh này không khỏi khiến người ta ngạc nhiên và tự hỏi: Đấu tranh sao dễ dàng thế này ? Nghĩa là ở nhà không đi đâu hết. Nếu không muốn nói là Bạn cứ ngồi chơi xơi nước trong nhà. Giả định. Khi bạn có lòng ái quốc chống ngoại xâm, chống sự sai trái vô trách nhiệm của người lãnh đạo quốc gia. Bạn giải thích và nhắc nhở thành viên trong gia đình nên tham gia đấu tranh. Từ gia đình tới Xóm-Làng- Xã Quận đến Tỉnh Thành. Ai ai cũng thực hiện như Bạn trong một Tuần. Thì bên ngoài Xã hội sẽ ra sao ? Nếu tình trạng này xảy ra trong một Tháng thì Chế độ sẽ thế nào ? Về đâu ?. Xin bạn hãy hình dung và đừng hỏi. Liệu tất cả mọi người đều chịu thực hiện như thế hay không ? Câu trả lời không của riêng ai. Vì Việt Nam không của riêng ai. Ngay cả lời kêu gọi đấu tranh nói trên cũng chỉ xuất phát từ một con dân nước Việt muốn bảo vệ quê hương, giống nòi. Đừng nên ngôn ngữ hóa hay nhãn quan hóa quá mức từ lòng nghi ngờ hay phán đoán lòng ái quốc của một người, mà hãy nhẹ nhàng tự bảo mình: - Ông Sư này yêu nước. Mình cũng nên yêu nước. Như vậy. Bạn đã dành được sự kính trọng rồi.
BẤT TUÂN DÂN SỰ
Biểu tình tại gia hiểu một cách ngắn gọn là. Chỉ ở nhà không ra ngoài, thì tự nó là bất tuân dân sự rồi. Tại Việt Nam. Xét theo tình hình biến động hiện nay qua các cuộc đình công ở Hà Nội- Sài Gòn-Đồng Nai của anh chị em công nhân nhằm chống lại sự bất công, việc tự động tổ chức nghỉ việc để đấu tranh thì cũng là Bất Tuân Dân Sự rồi. Hay xét theo lịch sử đấu tranh của một số quốc gia Châu Á như An Độ – Phi Luật Tân. Thì hình thức đấu tranh này cũng không gì mới mẽ. Nếu không muốn nói là vẫn nằm trong khuôn khổ mà Mohandas Karamchand Gandy của An Độ. Là Cha đẻ của kế hoạch Đấu Tranh Bất Bạo Động từng thực hiện và thành công ngay trên quê hương của ông. Do đó một trong các nguyên tắc của đấu tranh bất bạo động thì có hình thức Bất Tuân Dân Sự. Nghĩa là người tham gia đấu tranh có thể từ chối thực hiện những việc mà họ vẫn thường làm hoặc trông đợi sẽ làm, hoặc bắt buộc phải làm theo yêu cầu của pháp luật.
Vì vậy, cần phải công tâm và thấu hiểu hết ý nghĩa sâu xa khi nhận xét về lời kêu gọi đấu tranh của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Trong nhãn quan bình thường khi nhận xét về kế hoạch đấu tranh của Ngài đưa ra. Tất cả cho thấy tiến trình đấu tranh nằm dưới dạng của sự: TỊNH. Một sự Tịnh Tâm Tịnh Lòng của một vị Chân Tu. Nhưng không ! Nếu có sự đồng tâm đồng sức thì kết quả của sự TỊNH kia sẽ biến thành một sự: ĐỘNG. Một cơn chấn động có thể phá sập một Chế độ độc tài. Điều căn bản và cũng là một câu hỏi là: Người Việt Nam Có Chịu Yêu Nước Không. Hay Chấp Nhận Lệ Thuộc Phương Bắc Một Lần Nữa ?
Xét trên quan điểm chính trị và khuynh hướng đấu tranh trải dài trong 34 năm qua mà nhiều Cá nhân bất đồng chính kiến hay các tổ chức chống cộng đã cố gắng, nhằm đem lại tự do dân chủ và nhân quyền cho quê hương. Thì hình ảnh của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ đáng được tôn kính, đáng được ngợi ca. Vì Ngài đã bất chấp sự quản thúc nghiêm ngặt, để ra lời kêu gọi đấu tranh như một tuyên chiến với chính quyền cộng sản việt nam. Lòng quả cảm và ái quốc của Ngài sẽ là tấm gương sáng cho các nhà đấu tranh dân chủ và các vị lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo đáng noi theo. Để cùng nhau hiệp thông mở ra một con đường tươi sáng cho quê hương. Để cho quốc gia Việt Nam độc lập trường tồn trong tinh thần tự quyết của dân tộc.
Chắn chắn hoa tự do sẽ nở rộ trên con đường dân chủ Việt Nam. Nhân Mùa Phật Đản. Nhân tháng đấu tranh như lời kêu gọi. Xin trân trọng kính gởi cầu nguyện đến Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Kính chúc Ngài trường thọ và vững chí đấu tranh. Kính chúc GHPGVNTH. Quý Chư Tăng Phật Tử luôn an mạnh để hỗ trợ cùng Ngài trong công cuộc giải trừ Pháp nạn và Quốc nạn trên Quê hương.
Trân trọng Kính Chào liệt vị,
Nguyễn Duy Thành
- Biểu Tình Tại Gia - Bất Tuân Dân Sự
Hình thức đấu tranh này. Đối với người Việt Nam nghe sao mà là lạ ... và cũng quen quen ! Vì cảm nhận bất đồng nhất, nên đã không nhận ra hết sự vi diệu của hình thức đấu tranh này. Do đó. Ngoài việc hàng trăm hội đoàn và cá nhân yêu nước đã lên tiếng hưởng ứng lời kêu gọi, thì cũng có một số cá nhân thông qua Báo chí – Truyền thông đã đặt câu hỏi là:
- Liệu hình thức đấu tranh này có khả thi không ?
Thật khó có một câu trả lời mang tính nhất quán cho câu hỏi nói trên.
Bởi lẽ ! Phán xét và thẩm định về một quan điểm chính trị hay một khuynh hướng đấu tranh của một cá nhân, một tổ chức, xa hơn là của một chế độ. Có khi phải dựa vào yếu tố khách quan và chủ quan của lịch sử – văn hóa và dân tộc. Nhưng để có câu trả lời về sự khả thi, thì xin nhìn lại chặng đường 34 năm tranh đấu đã qua. Tất cả đều đồng niệm với ước mơ là đấu tranh giải thể chế độ cộng sản đem lại tự do dân chủ cho quê hương. Ước mơ đó quá lớn lao, nhưng tỷ lệ đạt được khả thi trong tranh đấu thật quá khiêm nhường, thật quá bé nhỏ đối với cộng đồng Việt Nam tranh đấu tại hải ngoại cũng như hàng trăm cá nhân bất đồng chính kiến tại quốc nội. Từ đó. Trong công cuộc bảo vệ tổ quốc khỏi bị lâm nguy vào vòng Hán Hóa nói chung, hay lòng ái quốc của mỗi con dân nước Việt nói riêng. Xin chớ nên hạn hẹp hỏi rằng có khả thi hay kết quả không ! Nhất là đối với một vị chân tu không vướng bụi hồng trần, nhưng vẫn khí khái can đảm tỏ lòng ái quốc để cứu nước cứu dân. Đấu tranh chống ngoại xâm bảo tồn dân tộc. Công việc này lớn lao lắm, ý nghĩa thiêng liêng lắm, không dễ dàng có được như mấy lát Bánh Mì hôm trước thích ăn, thì sáng hôm sau thức dậy đã có trên bàn.
Rất có thể ! Đã có sự lạm bàn xuất phát từ một góc cạnh tiêu cực hay phiếm diện nào đó ! Nhưng để có một cái nhìn khách quan và công tâm thì việc phân tích về khuynh hướng đấu tranh do Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ đưa ra chẳng có gì là khó. Đôi khi sau sự phân tích, bình luận , người ta có thể tìm ra những giải pháp tốt hơn, thực tế hơn để phù hợp với tình hình chính trị hiện nay của Việt Nam. Tuy nhiên , có thể khẳng định rằng. Dưới chế độ an ninh hà khắc của Cộng Sản Việt Nam thì khuynh hướng đấu tranh của vị Cao Tăng này đưa ra vẫn là một Tiền đề cho các cuộc đấu tranh kế tiếp. Dù là những cuộc đấu tranh sau này được đặt dưới sự lãnh đạo của một Cá nhân – Tổ Chức - Đảng phái hay Tôn giáo nào ! Bởi phương cách đấu tranh vẫn không thoát ra ngoài khuynh hướng: Bất Bạo Động .
BIỂU TÌNH TẠI GIA
Mới nghe qua hình thức đấu tranh này không khỏi khiến người ta ngạc nhiên và tự hỏi: Đấu tranh sao dễ dàng thế này ? Nghĩa là ở nhà không đi đâu hết. Nếu không muốn nói là Bạn cứ ngồi chơi xơi nước trong nhà. Giả định. Khi bạn có lòng ái quốc chống ngoại xâm, chống sự sai trái vô trách nhiệm của người lãnh đạo quốc gia. Bạn giải thích và nhắc nhở thành viên trong gia đình nên tham gia đấu tranh. Từ gia đình tới Xóm-Làng- Xã Quận đến Tỉnh Thành. Ai ai cũng thực hiện như Bạn trong một Tuần. Thì bên ngoài Xã hội sẽ ra sao ? Nếu tình trạng này xảy ra trong một Tháng thì Chế độ sẽ thế nào ? Về đâu ?. Xin bạn hãy hình dung và đừng hỏi. Liệu tất cả mọi người đều chịu thực hiện như thế hay không ? Câu trả lời không của riêng ai. Vì Việt Nam không của riêng ai. Ngay cả lời kêu gọi đấu tranh nói trên cũng chỉ xuất phát từ một con dân nước Việt muốn bảo vệ quê hương, giống nòi. Đừng nên ngôn ngữ hóa hay nhãn quan hóa quá mức từ lòng nghi ngờ hay phán đoán lòng ái quốc của một người, mà hãy nhẹ nhàng tự bảo mình: - Ông Sư này yêu nước. Mình cũng nên yêu nước. Như vậy. Bạn đã dành được sự kính trọng rồi.
BẤT TUÂN DÂN SỰ
Biểu tình tại gia hiểu một cách ngắn gọn là. Chỉ ở nhà không ra ngoài, thì tự nó là bất tuân dân sự rồi. Tại Việt Nam. Xét theo tình hình biến động hiện nay qua các cuộc đình công ở Hà Nội- Sài Gòn-Đồng Nai của anh chị em công nhân nhằm chống lại sự bất công, việc tự động tổ chức nghỉ việc để đấu tranh thì cũng là Bất Tuân Dân Sự rồi. Hay xét theo lịch sử đấu tranh của một số quốc gia Châu Á như An Độ – Phi Luật Tân. Thì hình thức đấu tranh này cũng không gì mới mẽ. Nếu không muốn nói là vẫn nằm trong khuôn khổ mà Mohandas Karamchand Gandy của An Độ. Là Cha đẻ của kế hoạch Đấu Tranh Bất Bạo Động từng thực hiện và thành công ngay trên quê hương của ông. Do đó một trong các nguyên tắc của đấu tranh bất bạo động thì có hình thức Bất Tuân Dân Sự. Nghĩa là người tham gia đấu tranh có thể từ chối thực hiện những việc mà họ vẫn thường làm hoặc trông đợi sẽ làm, hoặc bắt buộc phải làm theo yêu cầu của pháp luật.
Vì vậy, cần phải công tâm và thấu hiểu hết ý nghĩa sâu xa khi nhận xét về lời kêu gọi đấu tranh của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Trong nhãn quan bình thường khi nhận xét về kế hoạch đấu tranh của Ngài đưa ra. Tất cả cho thấy tiến trình đấu tranh nằm dưới dạng của sự: TỊNH. Một sự Tịnh Tâm Tịnh Lòng của một vị Chân Tu. Nhưng không ! Nếu có sự đồng tâm đồng sức thì kết quả của sự TỊNH kia sẽ biến thành một sự: ĐỘNG. Một cơn chấn động có thể phá sập một Chế độ độc tài. Điều căn bản và cũng là một câu hỏi là: Người Việt Nam Có Chịu Yêu Nước Không. Hay Chấp Nhận Lệ Thuộc Phương Bắc Một Lần Nữa ?
Xét trên quan điểm chính trị và khuynh hướng đấu tranh trải dài trong 34 năm qua mà nhiều Cá nhân bất đồng chính kiến hay các tổ chức chống cộng đã cố gắng, nhằm đem lại tự do dân chủ và nhân quyền cho quê hương. Thì hình ảnh của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ đáng được tôn kính, đáng được ngợi ca. Vì Ngài đã bất chấp sự quản thúc nghiêm ngặt, để ra lời kêu gọi đấu tranh như một tuyên chiến với chính quyền cộng sản việt nam. Lòng quả cảm và ái quốc của Ngài sẽ là tấm gương sáng cho các nhà đấu tranh dân chủ và các vị lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo đáng noi theo. Để cùng nhau hiệp thông mở ra một con đường tươi sáng cho quê hương. Để cho quốc gia Việt Nam độc lập trường tồn trong tinh thần tự quyết của dân tộc.
Chắn chắn hoa tự do sẽ nở rộ trên con đường dân chủ Việt Nam. Nhân Mùa Phật Đản. Nhân tháng đấu tranh như lời kêu gọi. Xin trân trọng kính gởi cầu nguyện đến Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Kính chúc Ngài trường thọ và vững chí đấu tranh. Kính chúc GHPGVNTH. Quý Chư Tăng Phật Tử luôn an mạnh để hỗ trợ cùng Ngài trong công cuộc giải trừ Pháp nạn và Quốc nạn trên Quê hương.
Trân trọng Kính Chào liệt vị,
Nguyễn Duy Thành
No comments:
Post a Comment