Nguyễn Ðạt Thịnh
Chắc cũng có người thật tâm tin là Việt Cộng có một chính sách Biển Ðông để bảo vệ tài nguyên nhiên liệu chìm dưới đáy biển, bảo vệ hải sản tôm, cá trong lòng biển đã bao nhiêu ngàn năm nuôi sống người Việt Nam, và bảo vệ vài trăm ngàn ngư dân quanh năm đánh, bắt trên triền nước, ngọn sóng.
Thử tìm hiểu chính sách Biển Ðông của Việt Cộng là những gì?
Trước hết như mọi quốc gia ven biển khác, họ nộp lên tổ chức Liên Hiệp Quốc những bản đồ lãnh hải rộng 12 hải lý, bản đồ vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, và những vùng đặc quyền nới rộng.
Căn cứ trên bản đồ này Liên Hiệp Quốc ấn định lằn ranh lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế cho mọi quốc gia ven biển nếu những vùng này không có tranh chấp. Nếu có tranh chấp, những quốc gia liên hệ sẽ ngồi lại với nhau để thảo luận.
Quần đảo Trường Sa nằm trong vùng tranh chấp của 6 nước: Trung Cộng, Việt Cộng, Ðài Loan, Phi Luật Tân, Mã Lai, và Brunei; 4 nước sau cùng có lập trường giản dị là đệ nạp cho Liên Hiệp Quốc bản đồ lãnh hải của họ và chờ cuộc thương thuyết rất dài, rất gay go và phức tạp, để giải quyết quyền lợi của mỗi quốc gia trên tài nguyên nằm dưới Trường Sa.
Trung Cộng phản đối việc cả 4 nước này và Việt Nam đòi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, nhưng vẫn sẵn sàng thương thuyết với toàn bộ 5 quốc gia về quyền lợi trên hải đảo đó. Thương thuyết chưa diễn ra nhưng có thể hình dung như một cuộc chia phần, trong đó Trung Cộng lãnh phần của con sư tử.
Bốn nước nép mình theo luật quốc tế, trong lúc hai nước hành xử không giống những nước kia là Việt Cộng và Trung Cộng; Trung Cộng tham lam nhận tất cả những gì trên Biển Ðông là của chúng, Việt Cộng tuyên bố họ đang mua 6 chiếc tầu ngầm, và đệ nạp một bản đồ không chính xác, khi xác định vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình, đo từ “lằn ranh cơ sở 1982”.
Lằn ranh này không phù hợp với UNCLOS (United Nations Convention on the Law of the Sea – Qui ước quốc tế về luật trên biển cả) ở một số điều quan trọng và nằm xa bờ một cách đáng kể so với một đường cơ sở phù hợp với UNCLOS.
Trong vòng 2 năm từ khi Việt Nam công bố đường cơ sở 1982, Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Thái Lan phản đối đường cơ sở này.
Nhiều thức giả Việt Nam góp ý là nếu đo từ những hòn đảo của Việt Nam như các đảo Côn Sơn, Phú Quý thì vấn đề được đơn giản hoá và phù hợp với quy chế đường cơ sở thẳng bình thường của UNCLOS. Trung Cộng cũng đã làm như vậy –đo 200 hải lý từ mũi chót phía Nam của đảo Hải Nàm—đưa cái lưỡi bò xuống liếm Nam Hải vào miệng.
Một viên chức ngoại giao của Việt Nam đã hồi hưu, ông Dương Danh Dy nói, “bây giờ cũng không thể kết tội ai được bởi vì nó là chuyện lịch sử rồi. Chúng ta có một số điều hứa. Tôi biết rất rõ những điều hứa này của ta. Ta có những điều hứa trong vấn đề Biển Đông. Cái hứa của chúng ta lúc đó thì có những nguyên nhân là do chúng ta bênh Trung Quốc (khi chúng tấn công hải quân QLVNCH, có những nguyên nhân do chúng ta dốt, chúng ta không hiểu gì cả.
“Tôi từng đi điều tra biên giới trên bộ nhiều lần và tôi thấy có những cái đúng là sự ngây ngô khờ dại của chúng ta.”
Sự ngây ngô khờ dại còn đưa Việt Cộng đến việc làm một trang web chung với chính phủ Trung Cộng lấy tên là www.vietnamchina.gov.vn, khi người viết web là viên chức Việt Cộng, và đổi thành địa chỉ www.vietnamchina.gov.cn. khi người viết là Trung Cộng.
Trang www.vietnamchina. gov.vn chỉ có chính phủ Việt Cộng mới có quyền sử dụng đang phổ biến nhiều bài viết hoàn toàn theo quan điểm chính phủ Trung Cộng.
Phần tiếng Việt của trang này giới thiệu các tin tức về hoạt động của đảng, chính phủ và các lãnh đạo Trung Cộng với ngôn ngữ “hồ hởi” ca ngợi.
Ví dụ những tin hoàn toàn bằng tiếng Việt ca tụng công tác đối ngoại của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, các thành công về 'sở hữu trí tuệ', 'thành tựu hội chợ' v.v.
Đặc biệt, có bài đề cao chính sách ngoại giao 30 năm qua của Trung Quốc như một thành tựu to lớn.
Khẩu khí “tay sai” của trang web rõ rệt đến mức đài BBC cũng phải nhận xét “Một trang web cấp chính phủ của Việt Nam lại đóng vai trò phò tá, hổ trợ cho chính sách của Trung Cộng thì quả là chuyện lạ”.
Theo đài BBC khi tìm những chữ "Nam Sa", "Tây Sa" của trang web này, người đọc sẽ thấy lại một bài hôm 19/03/2009 mô tả chuyện Việt Nam 'theo dõi sát' vụ tàu Ngư Chính 311 của Trung Quốc đến gần Nam Sa.
Tầu Ngư Chính là một tầu chiến được ngụy trang thành tầu ngư nghiệp, vào Biển Ðông sau những đụng chạm giữa 5 ngư thuyền Trung Cộng với chiếc tầu dò mìn Impeccable của Mỹ.
Trang web của gov. vn chỉ đưa tin phát ngôn viên Lê Dũng nói Việt Nam "sẽ theo dõi sát" hoạt động của tàu nọ.
Trong lúc đó Việt Cộng loan tin họ đặt mua 6 tầu ngầm của Nga, điều này làm nhiều người Việt hải ngoại vui mừng coi đó như dấu hiệu chứng tỏ ý chí của Việt Cộng muốn bảo vệ lãnh hải, bảo vệ những tài nguyên nằm dưới đáy biển, và bảo vệ quyền hành nghề của ngư phủ Việt Nam.
Mừng đến nỗi có người nói, "Việt Cộng tệ đủ thứ, nhưng chót hết rồi chúng cũng vẫn là người Việt Nam, vẫn nghĩ đến việc bảo vệ lãnh hải".
Nhưng trên thực tế việc chúng đặt mua tầu ngầm không giúp ngư dân Việt Nam hành nghề trong vùng biển Việt Nam mà không bị những chiếc tầu “tuần tra” như tầu Ngư Chính 311 bắn giết hay bắt giữ, cũng không giúp viên chức Việt Nam mạnh miệng hơn trong những cuộc tranh cãi về chủ quyền trên Biển Ðông.
Bốn quốc gia đang cùng Việt Nam, là nạn nhân của chính sách lấn ép của Trung Cộng trên Biển Ðông không thấy có nhu cầu tầu ngầm; họ giản dị tin lời Đô Đốc Mỹ Robert Willard, Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương, khi ông dự hội nghị Biển Ðông với Trung Cộng và nói với chúng là hải lực Hoa Kỳ sẽ không đứng ngoài cuộc tranh hùng trên Biển Ðông.
Câu tuyên bố “không đứng ngoài” nghe đã tai, trong lúc, không tuyên bố nhưng 6 chiếc tầu ngầm của Việt Cộng sẽ đứng ngoài cuộc tranh hùng, nếu tranh hùng xẩy ra; điều này dó thể dự đoán được, vì trong giả thuyết hải chiến, những chiếc tầu ngầm này sẽ bị mắc cạn do việc 3 chú hề Mạnh, Triết, Dũng không bao giờ hội đủ can đảm để coỏng “nô” với thiên triều.
Nói theo ngôn ngữ Việt Cộng: Biển Ðông là vấn đề “nhậy cảm”, không nên đụng vào nếu không muốn bị cảm … cúm heo.
Nguyễn Ðạt Thịnh
Chắc cũng có người thật tâm tin là Việt Cộng có một chính sách Biển Ðông để bảo vệ tài nguyên nhiên liệu chìm dưới đáy biển, bảo vệ hải sản tôm, cá trong lòng biển đã bao nhiêu ngàn năm nuôi sống người Việt Nam, và bảo vệ vài trăm ngàn ngư dân quanh năm đánh, bắt trên triền nước, ngọn sóng.
Thử tìm hiểu chính sách Biển Ðông của Việt Cộng là những gì?
Trước hết như mọi quốc gia ven biển khác, họ nộp lên tổ chức Liên Hiệp Quốc những bản đồ lãnh hải rộng 12 hải lý, bản đồ vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, và những vùng đặc quyền nới rộng.
Căn cứ trên bản đồ này Liên Hiệp Quốc ấn định lằn ranh lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế cho mọi quốc gia ven biển nếu những vùng này không có tranh chấp. Nếu có tranh chấp, những quốc gia liên hệ sẽ ngồi lại với nhau để thảo luận.
Quần đảo Trường Sa nằm trong vùng tranh chấp của 6 nước: Trung Cộng, Việt Cộng, Ðài Loan, Phi Luật Tân, Mã Lai, và Brunei; 4 nước sau cùng có lập trường giản dị là đệ nạp cho Liên Hiệp Quốc bản đồ lãnh hải của họ và chờ cuộc thương thuyết rất dài, rất gay go và phức tạp, để giải quyết quyền lợi của mỗi quốc gia trên tài nguyên nằm dưới Trường Sa.
Trung Cộng phản đối việc cả 4 nước này và Việt Nam đòi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, nhưng vẫn sẵn sàng thương thuyết với toàn bộ 5 quốc gia về quyền lợi trên hải đảo đó. Thương thuyết chưa diễn ra nhưng có thể hình dung như một cuộc chia phần, trong đó Trung Cộng lãnh phần của con sư tử.
Bốn nước nép mình theo luật quốc tế, trong lúc hai nước hành xử không giống những nước kia là Việt Cộng và Trung Cộng; Trung Cộng tham lam nhận tất cả những gì trên Biển Ðông là của chúng, Việt Cộng tuyên bố họ đang mua 6 chiếc tầu ngầm, và đệ nạp một bản đồ không chính xác, khi xác định vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình, đo từ “lằn ranh cơ sở 1982”.
Lằn ranh này không phù hợp với UNCLOS (United Nations Convention on the Law of the Sea – Qui ước quốc tế về luật trên biển cả) ở một số điều quan trọng và nằm xa bờ một cách đáng kể so với một đường cơ sở phù hợp với UNCLOS.
Trong vòng 2 năm từ khi Việt Nam công bố đường cơ sở 1982, Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Thái Lan phản đối đường cơ sở này.
Nhiều thức giả Việt Nam góp ý là nếu đo từ những hòn đảo của Việt Nam như các đảo Côn Sơn, Phú Quý thì vấn đề được đơn giản hoá và phù hợp với quy chế đường cơ sở thẳng bình thường của UNCLOS. Trung Cộng cũng đã làm như vậy –đo 200 hải lý từ mũi chót phía Nam của đảo Hải Nàm—đưa cái lưỡi bò xuống liếm Nam Hải vào miệng.
Một viên chức ngoại giao của Việt Nam đã hồi hưu, ông Dương Danh Dy nói, “bây giờ cũng không thể kết tội ai được bởi vì nó là chuyện lịch sử rồi. Chúng ta có một số điều hứa. Tôi biết rất rõ những điều hứa này của ta. Ta có những điều hứa trong vấn đề Biển Đông. Cái hứa của chúng ta lúc đó thì có những nguyên nhân là do chúng ta bênh Trung Quốc (khi chúng tấn công hải quân QLVNCH, có những nguyên nhân do chúng ta dốt, chúng ta không hiểu gì cả.
“Tôi từng đi điều tra biên giới trên bộ nhiều lần và tôi thấy có những cái đúng là sự ngây ngô khờ dại của chúng ta.”
Sự ngây ngô khờ dại còn đưa Việt Cộng đến việc làm một trang web chung với chính phủ Trung Cộng lấy tên là www.vietnamchina.gov.vn
No comments:
Post a Comment