Ngô Nhân Dụng
Ngày còn nhỏ mỗi lần được thầy giáo trả bài luận văn, chúng ta thường nghe thầy dặn dò: Không được viết những câu đầy những chữ “rằng, thì, là, mà.” Câu văn trích dẫn trên tựa bài này thuộc loại văn thầy dậy nên tránh. Ðó là lối nói lòng thòng của các cụ già đời xưa quen dùng chữ Hán cổ khi nói năng, mở miệng ra là đầy những chữ “chi, hồ, giả, dã.”
Câu văn trên đây là văn của báo Sài Gòn Tiếp Thị. Nhưng nhà báo không tự viết mà đã dẫn nguyên văn lời nói của ông Nguyễn Thanh Hưng, cục trưởng một cái cục có tên khá dài cho thấy đây là một cục rất to, đó là "Cục Thương mại Ðiện tử và Công nghệ Thông tin", thuộc Bộ Công Thương. Ông Hưng nói rằng phần viết tiếng Việt trong trang “Website Hợp tác Kinh Tế Thương Mại Việt Nam và Trung Quốc” là do Trung Quốc “phụ trách”.
Sở dĩ phải có những lời giải thích “rằng, thì, là, mà.” trên đây vì phần tiếng Việt trong trang web này đã đăng những lời tuyên bố của quan chức nước láng giềng phía Bắc khẳng định rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của chính phủ Bắc Kinh và họ dùng tên mà họ quen gọi, Nam Sa và Tây Sa.
Một trang web viết bằng tiếng Việt Nam lại có đuôi với những chữ “...gov.vn” tức là do chính quyền Hà Nội nắm quyền kiểm soát trong tay, giống như một thứ “công báo” của nhà nước. Nếu trang web đó lại đăng những lời xác định hai quần đảo của nước ta là thuộc một nước khác, thì đây là một hiện tượng đáng ngạc nhiên. Ai cũng phải ngạc nhiên. Trừ ba trường hợp:
a. những người khiếm thị nặng (mù); b. những người không biết và không bao giờ đọc tiếng Việt; hoặc c. những người hoàn toàn đồng ý với quan điểm chính phủ nước ngoài; và d. những người bán nước.
Vậy cái chính phủ làm chủ trang web trên của các ông Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng thuộc loại nào? Cả nước Việt Nam phải hỏi nhau câu hỏi đó. Nhiều người hỏi quá, sau cùng ông nhà nước Cộng Sản phải giải thích: Rằng trong trang web đó phần tiếng Việt Nam “của mình nhưng mà là phía Trung Quốc phụ trách.”
Người dân Việt lại càng thắc mắc: Vậy thì trong trang web này người Việt Nam phụ trách phần nào? Phần tiếng Congo, tiếng Nepal, hay tiếng Tagalog?
Chắc phải chờ các quan chức trong chính phủ Việt Nam trả lời cho câu hỏi này. (Xin quý vị lưu ý, chữ “chính” trong từ “chính phủ” hoặc “chính quyền” chỉ có nghĩa là thuộc về việc hành chính hoặc về chính trị, không có nghĩa tốt như khi nói “chính đáng,” “chính thống,” hoặc “chân chính,” dùng một chữ chính khác).
Sau khi nghe ông chính phủ cho biết phần thông tin bằng tiếng Việt trong một thứ công báo của chính quyền Việt Nam lại do người Trung Quốc phụ trách thì người dân nước Việt lại càng thắc mắc hơn. Ðồng bào ta muốn kiến nghị với các ngài rằng: Ngoài phần tiếng Việt trong cái trang web này ra, có những cái gì khác mà quý ngài đang làm là “của mình” nhưng “mà là do người Trung Quốc phụ trách,” mà người dân Việt Nam vẫn chưa biết? Xin quý ông Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng làm ơn thông báo hết những thứ “do người ngoại quốc phụ trách” để cho nhân dân không bị “sốc” vì những “cú” ngạc nhiên chết người như vầy.
Một thí dụ, nhiều người Việt tự hỏi không biết những bản nhạc được trình diễn trên sân khấu ở nước ta là do người nước nào quyết định. Một nước kiểm duyệt cả những bài báo cho tới bài ca đã là một mối nhục, nếu việc kiểm duyệt lại do người nước khác phụ trách thì “ê” lắm! Nghe nói nhạc sĩ Phạm Duy đã vô cùng mừng rỡ, mừng rớt nước mắt, khi được nhà nước Cộng Sản cho phép các ca sĩ hát bài “Tôi yêu tiếng nước tôi” của ông trên sân khấu. Người Việt Nam sống trên đất Việt Nam, muốn nói “yêu nước” cũng phải chờ được “trên cho phép!” Cái danh sách những bản nhạc được trình diễn chắc cũng là “của mình.” Nhưng không biết do người nước nào phụ trách? Nhạc sĩ Tô Hải, người đã gọi Phạm Duy là “chuyên viên trở cờ” trong cuốn hồi ký mới xuất bản của ông, đã than phiền mãi là hiện giờ tai ông phải nghe nhiều bài ca bắt chước nhạc ngoại quốc “chói tai” chịu không nổi. Ông Tô Hải cứ than như thế mãi, biết đâu có ngày ông sẽ ngạc nhiên vì có vị quan chức văn hóa tư tưởng nào đó tiết lộ: Danh sách các bản nhạc được trình diễn là “của mình” nhưng lại do các cô con gái của ông bà Obama phụ trách!
Nhưng sai sót như thế nào? Ngày 15 Tháng Năm có tin ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng một cái cục còn to hơn vì cái tên dài hơn, là “Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử”, cho biết ông đã coi trang web www.vietnamchina.gov.vn, và thấy có “những thông tin 'không có lợi'.”
Không có lợi cho ai, không có lợi về cái gì? Một bản tin của nhà nước nói rõ hơn: “ ... nội dung không có lợi cho chính sách ngoại giao” của nhà nước cộng sản. Chỉ có thế thôi: Không có lợi.
Một chính quyền có danh dự thì sau khi thấy người nước khác dùng ngay một web site của nước mình viết những lời phủ nhận chủ quyền của nước mình trên đất đai của tổ tiên mình, thì tuyên bố suông cũng không đủ. Phải lập tức gửi công hàm ngoại giao phản đối, phản đối chính thức và làm ầm lên cho cả thế giới cùng nghe. Chứ không thể nào cứ đóng cửa im ỉm rồi quay ra nói nho nhỏ đủ trong nhà bố con nghe với nhau, rằng chúng nó làm như thế là “không có lợi.” Cái thằng ngoại quốc nó vào nhà mình viết bậy viết bạ ngay trên tường trong nhà mình, chửi cha mình lên, mà không dám mắng nó, chỉ khe khẽ bảo con cháu trong nhà rằng nó làm như vậy là “không có lợi!” Một chính quyền như vậy gọi là cái giống gì?
Hãy tạm trả lời câu hỏi cuối cùng này: Ðó là một chính quyền Cộng Sản! Nói như vậy tạm đủ.
Nhìn vào cách chính quyền Cộng Sản Việt Nam phản ứng lúng túng và hèn nhát trước cơn phẫn nộ của báo chí trong nước, chúng ta thấy những triệu chứng của một sự sụp đổ đang bắt đầu. Sự sụp đổ sẽ diễn ra khi nào chính các đảng viên Cộng Sản thấy rằng cái đảng đó cũng là “Của mình nhưng mà là phía Trung Quốc phụ trách!”
Ngô Nhân Dụng
Ngày còn nhỏ mỗi lần được thầy giáo trả bài luận văn, chúng ta thường nghe thầy dặn dò: Không được viết những câu đầy những chữ “rằng, thì, là, mà.” Câu văn trích dẫn trên tựa bài này thuộc loại văn thầy dậy nên tránh. Ðó là lối nói lòng thòng của các cụ già đời xưa quen dùng chữ Hán cổ khi nói năng, mở miệng ra là đầy những chữ “chi, hồ, giả, dã.”
Câu văn trên đây là văn của báo Sài Gòn Tiếp Thị. Nhưng nhà báo không tự viết mà đã dẫn nguyên văn lời nói của ông Nguyễn Thanh Hưng, cục trưởng một cái cục có tên khá dài cho thấy đây là một cục rất to, đó là "Cục Thương mại Ðiện tử và Công nghệ Thông tin", thuộc Bộ Công Thương. Ông Hưng nói rằng phần viết tiếng Việt trong trang “Website Hợp tác Kinh Tế Thương Mại Việt Nam và Trung Quốc” là do Trung Quốc “phụ trách”.
Sở dĩ phải có những lời giải thích “rằng, thì, là, mà.” trên đây vì phần tiếng Việt trong trang web này đã đăng những lời tuyên bố của quan chức nước láng giềng phía Bắc khẳng định rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của chính phủ Bắc Kinh và họ dùng tên mà họ quen gọi, Nam Sa và Tây Sa.
Một trang web viết bằng tiếng Việt Nam lại có đuôi với những chữ “...gov.vn” tức là do chính quyền Hà Nội nắm quyền kiểm soát trong tay, giống như một thứ “công báo” của nhà nước. Nếu trang web đó lại đăng những lời xác định hai quần đảo của nước ta là thuộc một nước khác, thì đây là một hiện tượng đáng ngạc nhiên. Ai cũng phải ngạc nhiên. Trừ ba trường hợp:
a. những người khiếm thị nặng (mù); b. những người không biết và không bao giờ đọc tiếng Việt; hoặc c. những người hoàn toàn đồng ý với quan điểm chính phủ nước ngoài; và d. những người bán nước.
Vậy cái chính phủ làm chủ trang web trên của các ông Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng thuộc loại nào? Cả nước Việt Nam phải hỏi nhau câu hỏi đó. Nhiều người hỏi quá, sau cùng ông nhà nước Cộng Sản phải giải thích: Rằng trong trang web đó phần tiếng Việt Nam “của mình nhưng mà là phía Trung Quốc phụ trách.”
Người dân Việt lại càng thắc mắc: Vậy thì trong trang web này người Việt Nam phụ trách phần nào? Phần tiếng Congo, tiếng Nepal, hay tiếng Tagalog?
Chắc phải chờ các quan chức trong chính phủ Việt Nam trả lời cho câu hỏi này. (Xin quý vị lưu ý, chữ “chính” trong từ “chính phủ” hoặc “chính quyền” chỉ có nghĩa là thuộc về việc hành chính hoặc về chính trị, không có nghĩa tốt như khi nói “chính đáng,” “chính thống,” hoặc “chân chính,” dùng một chữ chính khác).
Sau khi nghe ông chính phủ cho biết phần thông tin bằng tiếng Việt trong một thứ công báo của chính quyền Việt Nam lại do người Trung Quốc phụ trách thì người dân nước Việt lại càng thắc mắc hơn. Ðồng bào ta muốn kiến nghị với các ngài rằng: Ngoài phần tiếng Việt trong cái trang web này ra, có những cái gì khác mà quý ngài đang làm là “của mình” nhưng “mà là do người Trung Quốc phụ trách,” mà người dân Việt Nam vẫn chưa biết? Xin quý ông Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng làm ơn thông báo hết những thứ “do người ngoại quốc phụ trách” để cho nhân dân không bị “sốc” vì những “cú” ngạc nhiên chết người như vầy.
Một thí dụ, nhiều người Việt tự hỏi không biết những bản nhạc được trình diễn trên sân khấu ở nước ta là do người nước nào quyết định. Một nước kiểm duyệt cả những bài báo cho tới bài ca đã là một mối nhục, nếu việc kiểm duyệt lại do người nước khác phụ trách thì “ê” lắm! Nghe nói nhạc sĩ Phạm Duy đã vô cùng mừng rỡ, mừng rớt nước mắt, khi được nhà nước Cộng Sản cho phép các ca sĩ hát bài “Tôi yêu tiếng nước tôi” của ông trên sân khấu. Người Việt Nam sống trên đất Việt Nam, muốn nói “yêu nước” cũng phải chờ được “trên cho phép!” Cái danh sách những bản nhạc được trình diễn chắc cũng là “của mình.” Nhưng không biết do người nước nào phụ trách? Nhạc sĩ Tô Hải, người đã gọi Phạm Duy là “chuyên viên trở cờ” trong cuốn hồi ký mới xuất bản của ông, đã than phiền mãi là hiện giờ tai ông phải nghe nhiều bài ca bắt chước nhạc ngoại quốc “chói tai” chịu không nổi. Ông Tô Hải cứ than như thế mãi, biết đâu có ngày ông sẽ ngạc nhiên vì có vị quan chức văn hóa tư tưởng nào đó tiết lộ: Danh sách các bản nhạc được trình diễn là “của mình” nhưng lại do các cô con gái của ông bà Obama phụ trách!
Nguyễn Thanh Hưng
Những lời giải thích của ông Nguyễn Thanh Hưng, cục trưởng cái cục to tướng, được đưa ra sau khi các quan chức khác trong chính quyền Hà Nội đã công nhận rằng việc đăng những lời của quan chức Trung Quốc nói ngược hẳn với các tuyên bố của bộ Ngoại giao Việt Nam là một “sai sót.” Ðó là một lời hiếm hoi, vì thường thì chỉ sau khi giết hàng trăm ngàn người oan chết oan nhà nước Cộng Sản mới chịu công nhận là mình làm sai và xin được sửa sai.Nhưng sai sót như thế nào? Ngày 15 Tháng Năm có tin ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng một cái cục còn to hơn vì cái tên dài hơn, là “Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử”, cho biết ông đã coi trang web www.vietnamchina.gov.vn, và thấy có “những thông tin 'không có lợi'.”
Không có lợi cho ai, không có lợi về cái gì? Một bản tin của nhà nước nói rõ hơn: “ ... nội dung không có lợi cho chính sách ngoại giao” của nhà nước cộng sản. Chỉ có thế thôi: Không có lợi.
Lưu Vũ Hải
Nghe cũng giống như một ông bố nghe thằng con nó đi đâu về nhà, nó chỉ mặt bố “chửi cha” cả ông bà nội nó, mà ông bố chỉ khuyên con: Ngài nói thế không có lợi! Việc xác định chủ quyền của một nước khác trên phần đất của tổ tiên mình, lại viết trên trang báo của mình, thì lối chửi đó còn nặng hơn là chửi cha nữa. Trước hành động ngang ngược đó, một chính phủ biết bảo vệ quyền lợi quốc gia thì phải lập tức công khai lên án nghiêm khắc. Phải nói ba năm rõ mười rằng: “Nội dung bản thông tin đó sai, hoàn toàn sai.” Phải long trọng nói: “Chúng tôi cực lực cải chính và chính thức phản đối việc thông tin xuyên tạc sự thật này.” Có như vậy mới xác định được chủ quyền quốc gia và gỡ được danh dự quốc gia. Không thể chỉ nói suông: Không có lợi! Mà lại chỉ nói cho trong nước nghe với nhau thôi!Một chính quyền có danh dự thì sau khi thấy người nước khác dùng ngay một web site của nước mình viết những lời phủ nhận chủ quyền của nước mình trên đất đai của tổ tiên mình, thì tuyên bố suông cũng không đủ. Phải lập tức gửi công hàm ngoại giao phản đối, phản đối chính thức và làm ầm lên cho cả thế giới cùng nghe. Chứ không thể nào cứ đóng cửa im ỉm rồi quay ra nói nho nhỏ đủ trong nhà bố con nghe với nhau, rằng chúng nó làm như thế là “không có lợi.” Cái thằng ngoại quốc nó vào nhà mình viết bậy viết bạ ngay trên tường trong nhà mình, chửi cha mình lên, mà không dám mắng nó, chỉ khe khẽ bảo con cháu trong nhà rằng nó làm như vậy là “không có lợi!” Một chính quyền như vậy gọi là cái giống gì?
Hãy tạm trả lời câu hỏi cuối cùng này: Ðó là một chính quyền Cộng Sản! Nói như vậy tạm đủ.
Nhìn vào cách chính quyền Cộng Sản Việt Nam phản ứng lúng túng và hèn nhát trước cơn phẫn nộ của báo chí trong nước, chúng ta thấy những triệu chứng của một sự sụp đổ đang bắt đầu. Sự sụp đổ sẽ diễn ra khi nào chính các đảng viên Cộng Sản thấy rằng cái đảng đó cũng là “Của mình nhưng mà là phía Trung Quốc phụ trách!”
Ngô Nhân Dụng
No comments:
Post a Comment