Wednesday, May 27, 2009

BỆNH VÔ TÌNH và ÔNG TRỜI CÓ MẮT - Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất


Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Buổi đại nhạc hội ngoài trời “Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH kỳ III” tổ chức tại San Jose tuần vừa qua, theo tin báo chí, đã rất thành công về mặt tài chánh. Nghe đâu Ban Tổ Chúc (BTC) đã thâu được trên nửa triệu dollars. Kết quả đó là điều rất đáng khen xét về mặt tổ chức. Trong khi báo chí và mọi người xem ra đều thỏa mãn với BTC thì có một tiếng nói nổi lên phê phán. Tiếng nói đó là của anh Nam Nhân qua bài viết “Ai vẽ thương binh VNCH đạp lên Quốc Kỳ VNCH”. Trong bài viết của anh, Nam Nhân không phê phán BTC về bất cứ khía cạnh nào khác ngoài vấn đề cái hình vẽ trên tấm panneau của đại nhạc hội (xin xem hình dưới dạng một con tem bưu chính bên cạnh).

Theo Nam Nhân, một người thương binh VNCH bước trên lá cờ vàng 3 sọc đỏ mà đi là chuyện không thể chấp nhận được, và anh kết luận: những kẻ cố tình bắt người thương binh VNCH dầy đạp trên lá cờ thân yêu của mình là những kẻ phản bội, kẻ lợi dụng, và là những con buôn chính trị.

Buổi chiều vào khoảng gần cuối tôi có ghé tính xem nhạc hội. Đến nơi, nhìn lên sân khấu thấy tấm fond người thương binh bước trên lá cờ, tôi bất giác cám thấy một cái gì nao nao khó chịu bèn bỏ ra về trong bụng thầm nghĩ “không khéo rồi lại có chuyện nữa đây”. Mà quả đã có chuyện thật.

Khỏi cần phải nói thì ai cũng thấy, trong cái xã hội tỵ nạn hỗn mang này, kẻ phản bội thật không thiếu, kẻ lợi dụng càng không phải ít, và con buôn chính trị thì nhiều còn hơn muỗi Năm Căn. Nam Nhân phê phán tấm panneau bằng những lời lẽ “phê phán” thì lại bị ông Lý Công Đạo phê phán lại bằng những lời lẽ nặng phần thóa mạ. Đúng là kẻ tám lạng, người “già” nửa cân.

Theo nhận xét thô thiển của kẻ hèn này thì hai người nhận xét và đánh giá bức fond bằng 2 giác quan khác nhau, và người nào cũng có cái lý của mình cả. Nói thế có thể cho là ba phải. Không, nó là thế này: Nam Nhân nhìn và đánh giá sự việc bằng cái đầu, trong khi ông Lý Công Đạo đi tìm chính mình (Công Đạo) bằng con mắt. Tiêu chuẩn của luận lý để tìm đến sự thật của hai giác quan đó không phải là cùng đồng nhất với nhau trong mọi trường hợp. Kết quả đánh giá có thể khác nhau rất xa tùy theo hoàn cảnh, thời gian, và không gian. Sự thật ở hai bên rạng núi Pyrénées cũng còn khác nhau nữa là. Đúng như ông Lý Công Đạo nói, tấm panneau là hình ảnh vẽ sao lại từ một con tem bưu chính của chính quyền Đệ II VNCH xưa kia. Chúng ta xưa từng là công dân của chế độ này. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Vậy thì cái logic đương nhiên phải là, nếu bây giờ chúng ta lấy và sử dụng lại một sản phẩm nào đó do chính thể VNCH chính thức để lại thì là đúng và hợp lý chứ tại sao lại chống? Tại sao lại phê phán này nọ? Nếu có ai phê phán thì người đó phải là CS chứ làm sao người tỵ nạn lại làm như thế được? Lý luận đó là logic của con mắt.

Nhưng logic của cái đầu thì lại khác. Thử hỏi có phải hễ thấy sản phẩm nào của VNCH để lại là người tỵ nạn chúng ta cứ việc yên tâm nhắm mắt xài và có quyền tin tưởng rằng việc đó là luôn luôn đúng và chính đáng không? Người viết xin cảnh giác ngay rằng chớ thấy đỏ mà tưởng là chín. Có rất nhiều cái là sản phẩm của VNCH nhưng thực tế lại do VGCS làm ra dưới nhãn hiệu “made in VNCH”. Thứ đồ giả này hiện nay đang tràn ngập thị trường. Chỉ riêng trong lãnh vực văn hóa thôi, người viết xin đưa ra một số ấn loát phẩm ngày xưa làm thí dụ:

- Tác phẩm Cho Cây Rừng Còn Xanh Lá của ông cựu linh mục Nguyễn ngọc Lan,

- Tác phẩm 20 Năm Xây Dựng Chủ Cộng Sản Trên Đất Bắc của ông linh mục Trương bá Cần,

- Nhiều bài hát của tên nhạc sĩ Trịnh công Sơn như: Đại Bác Ru Đêm, Hát Trên Đỉnh Xác Người, Đàn Bò Vào Thành Phố v.v.,

- Các tờ báo Tin Sáng, Đại Dân Tộc của một số các ông bà dân biểu, nghị sĩ,

- Tờ Sống Đạo của nhóm Thanh Sinh Công,

- Tờ Đối Diện của nhóm sinh viên câu lạc bộ Phục Hưng.

Và còn rất nhiều nữa kể ra thì dài dòng. Phần lớn các văn hóa phẩm nói trên đều không nhiều thì ít, không gần thì xa, không trực tiếp thì gián tiếp công kích chính nghĩa tự vệ của quân dân VNCH. Và ngược lại, ca tụng VGCS miền Bắc và cuộc xăm lăng vào miền Nam của chúng. Điều cần lưu ý là tất cả các ấn phẩm trên đều đã được bộ Thông Tin VNCH kiểm duyệt và cho phép ấn hành, được bầy bán công khai trong các tiệm sách để cho mọi người có thể đọc hoặc hát trên các đài, các sân khấu. Như thế rõ ràng chúng đều là văn hóa phẩm của VNCH cả đấy. Nhưng người tỵ nạn chúng ta sẽ cho là CS hoặc tay sai CS nếu bây giờ có người nào đó đem các sản phẩm văn hóa nói trên ra làm kinh tài để giúp cho thương phế binh của chúng ta còn kẹt lại trong nước. Cho dù gười đó có biện minh rằng đó là của chế độ VNCH để lại chúng ta cũng sẽ chẳng nghe.

Vấn đề ở đây là tìm hiểu xem con tem người thương binh chống nạng bước đi trên lá Quốc Kỳ đóng nhãn hiệu nào, nhãn made in Saigon thực sự hay đồ giả đóng nhãn made in VNCH nhưng được sản xuất ở Hànội. Cần phải lý giải thế nào cho công bằng và hợp lý, vì nó công khai là một sản phẩm văn hóa của VNCH để lại.

Trước hết và trên hết nên biết rằng người lính đem tính mạng của mình ra để bảo vệ lá cờ là một lý tưởng và là bổn phận. Anh tôn quý lá cờ còn hơn sinh mạng của chính mình. Như vậy đối với người thương binh, lá cờ phải có một vị trí xứng đáng của nó chứ không thể đem nó trải trên lối đi cho bất cứ ai, kể cả anh, cũng có thể bước qua, dù là để đi tìm tương lai cho cuộc đời còn lại sau khi người đó đã làm tròn bổn phận đối với đất nước. Như vậy thì làm sao anh thương binh có thể nhẫn tâm bước trên lá cờ mà đi. Có ai tìm ra được ý nghĩa chính đáng đủ sức thuyết phục của việc một người thương binh bước trên lá cờ mà đi tôi xin rút lại bài viết này và xin lỗi độc giả vì sự ngu dốt của mình. Đối với tôi, lý tưởng phục vụ của người thương binh và việc anh bước đi trên lá cờ mà anh từng phục vụ trái nghịch nhau, hoàn toàn không thể đồng nhất với nhau được. Nói cách khác, hành vi đạp chân trên lá cờ và ý nghĩa đích thực của con tem (cho dù người ta có gán cho nó một ý nghĩa tốt đẹp nào đó) không thế nào phù hợp với nhau được, vì việc đạp chân trên lá cờ tự thân nó đã là một hành vi phản bội rồi. Từ đó có thể hiểu được rằng nếu thời VNCH đã có những văn hóa phẩm phản chiến như đã nói trên kia thì việc xuất hiện và lưu hành một con tem mang mầu sắc phản động (chống lại Quốc Kỳ) không có gì là ngạc nhiên cả. Bộ thông tin còn cho phép ấn hành các tác phẩm phản chiến đâm sau lưng chiến sĩ, thì tổng nha Bưu Điện cho ra loại tem người thương binh bước trên lá cờ là chuyện chẳng có gì lạ. Sự thể có thể giải thích là hoặc do có VGCS trà trộn vào để phá hoại, hoặc là vì những người lãnh đạo các cơ quan liên hệ quá ngu dốt về chính trị, cứ thấy đẹp mắt là tốt rồi, bất kể đến ý nghĩa của công việc. Guồng máy cai trị bị CS lũng đoạn hay đất nước được lãnh đạo như thế từ trên xuống dưới, kết quả ra sao chúng ta đều đã thấy. Như vậy, dùng cái đầu mà nhìn và đánh giá tấm panneau của nhạc hôi như Nam Nhân thì mới thấy cái logic mà ông Lý Công Đạo nêu lên (vẽ lại từ con tem của VNCH nên chính đáng và có quyền dùng) để biện minh việc làm của BTC nhạc hội chẳng logical tí nào cả.

Mặt khác, theo kinh nghiệm và như người ta thường nói “thời nào kỷ cương nấy”, mỗi thời ý thức chính trị của người VN mỗi phát triển tới một mức độ cao hơn. Hai sự việc giống nhau, nếu một xẩy ra ngày chúng ta chưa mất nước, và một xẩy ra trong tình trạng tỵ nạn của chúng ta hiện nay thì mỗi việc sẽ được nhìn và đánh giá theo mỗi cách, chắc chắn không thể như nhau được. Ngày trước nếu có ai đó phản đối chính quyền bằng cách dầy đạp lá cờ thì phần đông chúng ta bất quá cũng chỉ kết tội là một hành động quá đáng. Chính mắt kẻ hèn này nhìn thấy những sinh viên đi biểu tình chống chính quyền liệng những lá Cờ Vàng xuống cống rãnh hoặc xuống đường rồi thản nhiên bước qua mà nào có ai phản đối gì đâu. Thời Đệ II Cộng Hòa, bọn phản chiến Mỹ sang Saigon nhập bọn với lũ thanh niên sinh viên phản chiến Việt Nam. Chúng nghênh ngang trên đường Tự Do vừa đi vừa gào thét “Not War, Peace Now”, rồi chúng đốt cờ Mỹ, xé cờ Việt, thế mà người dân VN vẫn không lên tiếng. Thế nhưng ngày nay tại hải ngoại, nếu có kẻ nào dám đốt hay xé lá Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ giữa cộng đồng tỵ nạn, tôi dám bảo đảm người đó sẽ không còn cơ hội nhìn ánh sáng mặt trời nữa. Rõ ràng là qua những kinh nghiệm đau thương, người tỵ nạn đã nhận ra rằng lá cờ là tiêu biểu cho đất nước, cần phải biết trân quý nó. Nước đã mất, chỉ còn lại có lá cờ tượng tưng, làm sao để mất nó luôn được. Nếu không biết trân quí chút quê hương còn lại đó thì sẽ mất sạch. Người tỵ nạn trân quý và bảo vệ lá Cờ Vàng là vì vậy. Trương hình ảnh người thương binh buớc đi trên lá cờ là một việc làm hoặc là vì ngu dốt, hoặc là có một ẩn ý đen tối nào đó.

Và cuối cùng, giải thích theo cảm tính thông thường cũng vẫn đưa đến kết luận tương tự. Ngày trước tổng nha Bưu Điện vẽ người thương binh bước trên lá cờ đi về hướng mặt trời mọc cứ cho là mang một ý nghĩa tích cực đi. Nhưng nay việc trình bầy lại cái hình ảnh người thương binh bước trên lá cờ gây cho người xem cái cảm giác khác rồi. Đó là một biểu thị sự nhục mạ lá cờ. Nếu không có con tem cũ làm chứng thì người họa sĩ và BTC đại nhạc hội chẳng còn cách nào để biện minh. Sử dụng lại một tấm ảnh cũ như thế dễ dàng đưa đến nghi kỵ dù là để cổ võ cho một việc làm chính đáng vẫn là một quyết định thiếu thận trọng và thiển cận. Rõ ràng cũng vẫn là một con tem ngày xưa không ai quan tâm ý nghĩa của nó, nhưng bây giờ thực tế là làm mất lòng người và gây nghi kỵ. Chỉ một tấm hình thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên CS Bẩy Bốp đã làm sôi sục nước Mỹ và dư luận Mỹ trở thành phản chiến. Ngày nay nếu bọn phản chiến có dựng lên khắp nước Mỹ hàng trăm hàng ngàn tấm billboard tướng Loan bắn Bẩy Bốp chắc chắn dư luận Mỹ cũng sẽ cho là trò stupid thôi. Rõ ràng sự cảm xúc của con người đã thay đổi tùy theo hoàn cảnh và thời gian. Cho nên Nam Nhân hay bất cứ một ai lên tiếng phê phán BTC đại nhạc hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH kỳ III là chuyện dễ hiểu. Lúc nào rồi mà các ông tướng, ông tá còn đem cái hình dễ gây dị nghị kia ra mà cỏ võ cho một công việc dù là chính đáng. Các ông bị phê bình thì cũng chẳng có gì là oan ức. Có phải các ông vì muốn kiếm một chút hư danh cuối đời, hay vì quá hời hợt hoặc vô tư mà tự động đưa đầu vào một âm mưu thầm kín nào đó. Các ông và BTC đáng phê phán ở chỗ thiếu hẳn tính bén nhậy trong việc nắm bắt tâm lý và nguyện vọng của quần chúng.

Lại nữa, chúng ta cũng nên lấy những cái thông thường làm căn cứ mà đánh giá một sự việc. Trong bất cứ tập thể nào, nhỏ bé như một đoàn hướng đạo, lớn hơn thì như một đạo quân chẳng hạn, và lớn hơn nữa là toàn thể công dân của một quốc gia, các đoàn viên trong các tập thể đó xưa nay và luôn luôn như thế, chỉ có bước theo cờ mà tiến tới, chứ chẳng bao giờ bước trên cờ” mà đi bao giờ cả. Ngày còn nhỏ, đoàn hướng đạo của tôi thường hát “nêu cao lá cờ hướng đạo đạo nhuộm oai hùng, sáng ngời, ta cùng đi, cùng xây đời mới ….”. Khi vô nhà binh cũng vậy, đơn vị bao giờ cũng là lá cờ đi đầu rồi cả đoàn quân mới theo cờ mà đếm bước. Người ta chỉ thấy một tập thể phất cờ để cổ võ và thúc đẩy đoàn viên chứ có tổ chức nào trải cờ để khích lệ tinh thần đoàn viên cả. Tôi cho là một chuyện quá sức quái đản nhà họa sĩ nào đó lại có cái sáng kiến vẽ con tem hình một người thương binh chống nạng bước đi trên lá cờ để tìm đến chân trời tươi sáng trước mặt. Nó trái với lý lẽ thông thường và tất yếu là “bước đi theo cờ” như vừa trình bầy. Và tôi cũng không thể hiểu được tại sao nhà chức trách liên hệ thời Cộng Hòa lại cho phổ biến một con tem phản thường tình như thế. Chế độ có những người lãnh đạo thiển cận như vậy thì mất nước là chuyện đương nhiên thôi. Người ta càng không hiểu tại sao ngày nay những ông tướng, ông tá, những người đã dầy dạn kinh nghiệm về CS, những nhà hoạt động cộng đồng lại cũng vẫn nhắm mắt bổn cũ soạn lại một hình ảnh đã lỗi thời và mang tính phản động như thế.

Đại nhạc hội năm nay lại cũng như thường lệ, “vô tình” rơi vào đúng dịp mừng sinh nhật của “thằng bác chó đẻ”. Xưa nay đã có rất nhiều chuyện vô tình “dễ thương” như thế xẩy ra. Lại cũng vẫn là những con người đó, họ mắc phải chứng “bệnh vô tình” này đã quá nặng, cứ phải đi phải lại hoài mà không thuốc thang nào chữa hết. Rất tiếc ngành y khoa thượng đẳng của nước Mỹ cũng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của chứng bệnh nan y này. Tuy nhiên qua luật bù trừ, Tạo Hóa đã cho những người mắc chứng bệnh này một trí năng khác để đền bù, tức là biết lấy cái cố ý mà khắc chế cái vô tình. Đại khái cũng như trong võ thật, người ta sáng chế ra cách đánh lấy vô chiêu để thắng hữu chiêu vậy. Người viết không biết loại trí năng này gọi là gì và phải diễn tả thế nào cho đúng, nhưng cứ để ý mà xem, vô tình mừng sinh nhật “thằng bác chó đẻ” nhưng lại cố ý quyên tiền cho thương binh VNCH. Thật hết xẩy. Bố thằng tỵ nạn nào dám léng phéng vào đây mà kiếm chuyện được. Chịu thua. Đúng là ông Trời có mắt.


Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất


No comments:

Post a Comment